Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập - 1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA, MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ KINH DOANH 5

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA 5

1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA 5

1.1 THEO NGHĨA GỐC TỪ 6

1.2 THEO PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6

1.2.1 THEO PHẠM VI RỘNG 7

1.2.2 THEO NGHĨA THÔNG THƯỜNG 7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

1.2.3 THEO NGHĨA HẸP 8

2. ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA 8

Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập - 1

3. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HÓA 12

3.1 VĂN HÓA VẬT CHẤT 12

3.2 VĂN HÓA TINH THẦN 13

4. CÁC LỚP VĂN HÓA 16

4.1 VĂN HÓA BỀ NGOÀI - CẤU TRÚC HỮU HÌNH CỦA VĂN HÓA ...17 4.2 CÁC CHUẨN MỰC VÀ GIÁ TRỊ 17

4.3 CÁC GIẢ ĐỊNH VỀ SỰ TỒN TẠI 18

5. NỀN TẢNG CỦA SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA 19

II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ KINH DOANH 22

1. KHÁI NIỆM KINH DOANH 22

2. BẢN CHẤT CỦA KINH DOANH 23

3. ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH 25

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ KINH DOANH 27

1. QUAN HỆ TƯƠNG TÁC BỔ TRỢ CỦA VĂN HÓA VÀ KINH DOANH

............................................................................................................................28

2. MẶT KHÁC BIỆT CỦA VĂN HÓA VỚI KINH DOANH 31


3. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG KINH DOANH 33

IV. VĂN HÓA TRONG KINH DOANH - VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 36

1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 37

2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 37

2.1. NIỀM TIN, QUAN ĐIỂM, CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI 37

2.2. QUY TẮC, CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC, KINH DOANH 37

2.3 BIỂU TRƯNG VĂN HÓA 38

2.4. PHONG CÁCH LÀM VIỆC 38

3. TÍNH MẠNH YẾU CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 39

3.1.PHƯƠNG PHÁP XÁC MINH BIỂU TRƯNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (ARTEFACTUAL APPROACH) 39

3.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC MINH TÍNH ĐỒNG THUẬN/ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (CARSENSUS/ INTESITY APPROACH) 40

4. MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 41

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

............................................................................................................... 44

I. ĐÔI NÉT VỀ VĂN HÓA VÀ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM 44

1. ĐÔI NÉT VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM 44

2. ĐÔI NÉT VỀ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM 49

3. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ KINH DOANH Ở VIỆT NAM 52

3.1 HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH CÁC QUAN ĐIỂM KINH DOANH Ở VIỆT NAM 52

3.2 QUAN ĐIỂM KINH DOANH TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG 55

II. TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 58

1. TÁC ĐỘNG TỚI NHẬN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 58

2. TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀM PHÁN 59

3. TÁC ĐỘNG TỚI HỢP ĐỒNG 61


1


4. TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG MARKETING 63

5. TÁC ĐỘNG TỚI CÁCH THỨC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 71

CHƯƠNG III: HƯỚNG TIẾP THU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI KẾT HỢP VỚI KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 73

I. TÌM HIỂU VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 73

1. VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA NHẬT BẢN 73

1.1 NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA NHẬT BẢN 73

1.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHẬT BẢN 75

1.3 TIẾP THU GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHẬT VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 78

2. VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA HOA KỲ 78

2.1 NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA HOA KỲ 78

2.2 ĐẶC ĐIỂM TIÊU BIỂU CỦA VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HOA KỲ 79

2.3 TIẾP THU GIÁ TRỊ VĂN HÓA MỸ VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 81

3. VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA TRUNG QUỐC 81

3.1 NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC 81

3.2 ĐẶC ĐIỂM TIÊU BIỂU CỦA VĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG QUỐC 83

3.3 TIẾP THU GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUNG QUỐC VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 85


II. PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP THU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI KẾT HỢP VỚI KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 86

1. QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở VIỆT NAM 86

2. TIẾP THU TINH HOA VĂN HÓA NHÂN LOẠI 89

3. KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 90

III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 92

1. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 92

2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 94

3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ KHÁC 96

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99


LỜI MỞ ĐẦU

* Tính cấp thiết của đề tài: “Toàn cầu hóa 3.0 thực chất đang ở vào giai đoạn tăng tốc, nó làm cho thế giới chuyển từ cỡ nhỏ xuống cỡ siêu nhỏ và đồng thời san phẳng thế giới. Chũng ta đang sống trong một thế giới phẳng!” là một nhận định nổi tiếng của Thomas L. Friedman về những biến động của thế giới thế kỷ 21. Bắt nhịp với mạch vận động của tri thức thời đại mới, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định xu hướng toàn cầu hóa đang là đặc điểm chi phối thời đại (theo nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X). Sau năm 1986 với chính sách mở cửa nền kinh tế và quá trình chủ động hội nhập quốc tế, mà việc gia nhập WTO và chính thức trở thành thành viên thứ 150 là một minh chứng, đã mang lại cho đất nước Việt Nam sự phát triển đáng ghi nhận, trong đó có sự gia tăng đáng kể địa vị chính trị quốc gia trên trường quốc tế.

Tuy vậy, khi cửa ngõ vào một quốc gia được mở ra, thì tràn vào không chỉ là những dòng vốn, các cơ hội kinh doanh, cơ hội đầu tư, các mảng thị trường giàu tiềm năng,... mà còn là những dòng văn hóa, cũng đa dạng và có phần phức tạp hơn rất nhiều. Năm, mười năm trước, ở đâu đó trên khắp đất nước Việt Nam, những khẩu hiệu như “hòa nhập chứ không hòa tan”, “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để hội nhập quốc tế”,... đã được không chỉ những nhà bình luận kinh tế, các nhà hoạch định chính sách phát triển bàn luận, mà còn được rất nhiều người dân thuộc các tầng lớp, khu vực địa lý khác nhau quan tâm. Điều đó cho thấy vai trò của văn hóa trong quá trình hội nhập và tác động đến sự phát triển của quốc gia nói chung, của nền kinh tế nói riêng, hay của hoạt động kinh doanh dưới một góc độ vi mô, tại Việt Nam đã có được những nhận thức và sự quan tâm nhất định. Trong bối cảnh hiện nay, khi hội nhập quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng hơn, thì việc ý thức rõ vai trò và tác động của văn hóa càng phải được quan tâm nhiều hơn nữa, trở thành một yếu tố sống còn về lâu dài đối với yêu cầu về một quốc gia vững mạnh và trường tồn.

Tất cả những ai nghiên cứu hoặc có tìm hiểu đôi chút về văn hóa đều hiểu rằng văn hóa là một lĩnh vực hết sức đa dạng và phức tạp. Văn hóa ảnh hưởng tới mọi




khía cạnh của đời sống hàng ngày, trong từng hành động, cử chỉ,... Văn hóa không tác động một cách trực tiếp đến kết quả của những nỗ lực, nhưng bỏ qua văn hóa thì các nỗ lực có thể sẽ trở thành vô ích.

Hoạt động kinh doanh là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng của văn hóa rất sâu sắc. Nhà doanh nghiệp, không giống như các kỹ sư, kiến trúc sư, nhà khoa học, nơi mà nghề nghiệp của họ gắn với những thực tế khách quan, những công thức, những quy tắc bất di bất dịch của tự nhiên. Nhà doanh nghiệp là người phải xử lý hàng trăm mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh của mình, với hàng trăm, hàng nghìn chủ thể mà ngày nay, với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng, và các cơ hội kinh doanh rộng mở ở nước ngoài, có thể phần nhiều các chủ thể đó là những người đến từ nhiều khu vực địa lý, có nền văn hóa khác nhau với các cách nhìn nhận, xử lý vấn đề, tính cách và sở thích khác nhau rất nhiều. Không hiểu biết về văn hóa, không hiểu biết về những giá trị cốt lõi chung đã được đúc rút về đối tác của mình, nhà doanh nghiệp có thể thấy là đã gần như đối mặt với sự thất bại.

Quay trở lại tìm hiểu lịch sử Việt Nam với những chiến thắng oanh liệt và hào hùng chống lại quân xâm lược để dựng nước và giữ nước, các nhà quân sự Việt Nam đã tổng kết lại rằng thực chất các cuộc chiến tranh chống xâm lược của nước ta là các cuộc chiến tranh về mặt văn hóa. Cội nguồn sức mạnh chiến thắng của Việt Nam là do Việt Nam có một bề dày văn hóa hơn hẳn các quốc gia xâm lược và nghệ thuật quân sự Việt Nam đã biết cách vận dụng tối ưu và linh hoạt bề dày văn hóa đó vào các đường lối quân sự và thực tiễn chiến đấu. Fons Trompenaars và Charles Hampden-Turner, cũng như nhiều người khác cũng có nhận định, việc bành trướng sức mạnh kinh tế của các quốc gia hiện nay, cũng như việc tận dụng tối đa các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế tiềm ẩn đằng sau đó là một sự bành trướng và nỗ lực gây ảnh hưởng về mặt văn hóa, dần dần đồng hóa về văn hóa và trở thành một quốc gia phụ thuộc. Điều này trở thành một nguy cơ nghiêm trọng nếu một quốc gia hội nhập nhưng không ý thức sâu sắc về các giá trị văn hóa truyền thống của đất nước mình. Nhận thức đó trở thành động lực và cơ sở thực tiễn để em nghiên cứu về




vấn đề văn hóa, và quyết định chọn đề tài “Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

* Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của khóa luận là trên cơ sở phân tích vai trò của văn hóa trong kinh doanh cùng những tác động của văn hóa đến các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, dựa trên phân tích sự cần thiết chuyển tải các yếu tố văn hóa truyền thống cũng như các yếu tố văn hóa học hỏi được từ bên ngoài nhằm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, cũng như đánh giá sơ bộ thực trạng văn hóa kinh doanh Việt Nam trong thời gian qua, khóa luận đề xuất những phương hướng và giải pháp sử dụng yếu tố văn hóa trong kinh doanh để gia tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quan niệm, cách hiểu về văn hóa, về kinh doanh, về vai trò của văn hóa trong kinh doanh đặc biệt là về vấn đề văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.

* Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận giới hạn việc nghiên cứu ở phạm vi tìm hiểu và làm rõ một phần nhỏ nội dung của văn hóa, mối quan hệ, vai trò của văn hóa trong kinh doanh, tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời khóa luận muốn đề cập đến và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển tải yếu tố văn hóa vào kinh doanh, tạo dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam, làm thế nào để tiếp thu những giá trị văn hóa nước ngoài, kết hợp linh hoạt, khéo léo với những giá trị truyền thống dân tộc để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.

* Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận chủ yếu lấy cơ sở phương pháp luận nghiên cứu là phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí