Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 17


Tựu chung, sự vận động của dòng FDI vào Việt Nam chịu tác động của cả các yếu tố trong và ngoài nước. Xét từ các đặc trưng của toàn cầu hoá (như đã trình bày tại Chương I của Luận án), dòng FDI vào Việt Nam nằm trong xu hướng vận động chung của dòng FDI trên toàn cầu, đồng thời cũng mang đặc trưng riêng của Việt Nam - đó là: Dòng FDI chủ yếu đổ vào các khu vực tham dụng nguồn nhân lực có chi phí thấp và tham dụng tài nguyên thiên nhiên. Đây vừa là lợi thế, song xét về lâu dài, đây cũng là bất lợi lớn nhất trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI.

2.3. MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG VIỆC THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM

2.3.1. Một số bất cập

Dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế và môi trường đầu tư tương đối hấp dẫn như trên, trong khoảng gần 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong việc thu hút dòng vốn FDI. “Tính đến cuối tháng 10 năm 2006, cả nước có 6.761 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 57,3 tỷ USD, vốn thực hiện (của các dự án còn hoạt động) đạt trên 28,5 tỷ USD. (Nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực thì tổng vốn thực hiện đạt hơn 36 tỷ USD )” [4]. Riêng năm 2006, giá trị FDI thu hút được đạt trên 10 tỷ USD. Những con số trên phản ánh một tình hình tương đối lạc quan về năng lực thu hút FDI của Việt Nam. Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ hơn về thực trạng thu hút FDI cần nhiều thông tin hơn ngoài những con số về giá trị FDI thu hút được, giá trị FDI thực hiện và tỷ lệ đóng góp của FDI trong GDP và trong cán cân thương mại… Từ những phân tích về tác động của toàn cầu hóa đối với FDI, tác giả của luận án cho rằng việc thu hút FDI cần phải được đánh giá dựa trên một số tiêu chí sau: Thứ nhất, mức độ tối đa các yếu tố nguồn lực trong nước như vốn và tài nguyên được sử dụng trong tương quan với giá trị FDI thu hút được; nói cách khác, các yếu tố thu hút đầu tư có được sử dụng tối đa trong việc thu hút và sử dụng nguồn FDI không? Thứ hai, tỷ lệ các yếu


tố nguồn lực trong nước được sử dụng trong các dự án FDI trong ngành dịch vụ, tham dụng tri thức và công nghệ so với các yếu tố nguồn lực được sử dụng trong các ngành chế tác, chế biến, khai thác tài nguyên; Thứ ba, sự trưởng thành về lượng và chất của nguồn nhân lực thông qua các dự án có FDI; Thứ tư, tỷ lệ chi phí cho công tác xúc tiến đầu tư so với giá trị FDI thu hút được vàv.v... Như vậy, các yếu tố thị trường, môi trường và nguồn lực trong nước phải được kết hợp một cách hợp lí để tạo ra một giá trị FDI tối ưu. Nói cách khác, giá trị cũng như cơ cấu tối ưu của dòng FDI vào Việt Nam phải là sự kết hợp với những liều lượng hợp lí giữa các yếu tố trên.

Do chưa có đủ thông tin và cơ sở dữ liệu liên quan và điều kiện nghiên cứu sâu về các vấn đề trên, việc định lượng tỷ lệ các yếu tố trong kết hợp trên là chưa thể thực hiện trong khuôn khổ của luận án này. Tuy nhiên, sau đây tác giả cũng sẽ cố gắng trình bày một cách sơ bộ, mang tính định tính, về những vấn đề còn bất cập trong việc vận dụng các yếu tố trên trong thực tế thu hút FDI của Việt Nam.

Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn rất kém so với các quốc gia khác. Theo Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn kinh tế thế giới soạn thảo, năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2004 tụt xuống thứ hạng 88 so với hạng 77 năm 2003 và chỉ vươn lên được sáu bậc, đứng hạng thứ 82 trong tổng số 117 nước, năm 2005; và lại tiếp tục giảm 3 bậc trong năm 2006, đứng thứ 77 trong số 125 nước [117]. Điều này tác động tiêu cực tới sức hút đối với dòng FDI từ các TNC cũng như từ các nền kinh tế phát triển. Theo nghiên cứu của hãng A.T Kearny về sức hấp dẫn của một số quốc gia đối với các công ty đa quốc gia trong quyết định tìm nguồn ở bên ngoài, xét theo tiêu chí môi trường kinh doanh, Việt Nam đứng thứ 24 trong số 25 nước được khảo sát, trong đó đứng đầu là Singapore [54]. Năng lực hạn chế của nền kinh tế cũng được phản ánh qua chỉ số ICOR, theo đó chỉ số này đã


tăng từ mức 2.6% năm 2003 lên 5% năm 2004 và gần 6% năm 2005 và vẫn nằm trong xu hướng tăng lên (Hình 2.4). Điều này có nghĩa là mặc dù số vốn thu hút được tăng lên, song lợi nhuận mang lại được từ số vốn gia tăng này là không tương xứng. Trên thực tế, tỷ lệ gia tăng đầu tư đạt 38% song GDP của Việt Nam chỉ đạt mức 7,5% trong giai đoạn 2001-2005.

Nguồn Tổng cục Thống kê Hình 2 4 Tăng trưởng GDP chỉ số ICOR Thứ hai 1

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 2.4. Tăng trưởng GDP - chỉ số ICOR


Thứ hai, việc các địa phương cạnh tranh nhau để thu hút đầu tư dẫn đến tình trạng chi phí cho thu hút đầu tư quá cao và tự đánh mất đi lợi thế của mình. Chẳng hạn, chi phí cho thuê đất trong khu một số khu công nghiệp đã giảm tới mức “trung bình chỉ khoảng 0,6 đến 1,8/USD/m2/năm, trong khi chi phí hạ tầng ban đầu lên tới 14 USD/năm” [47]. Ngoài ra, các ưu đãi về thuế, tín dụng… cũng làm giảm hiệu quả các dự án đầu tư, đồng thời ảnh hưởng chung đến thu nhập của nhà nước từ khu vực FDI.

Thứ ba, sự tham gia của phía Việt Nam vào hầu hết các dự án đầu tư chỉ là đóng góp về đất đai và nguồn nhân lực, do vậy ngoài việc hầu như không có quyền quản lý hoạt động của đồng vốn, phần lợi nhuận được hưởng cũng rất hạn chế. Chưa kể đến thực tế là ngay ở các dự án trong lĩnh vực được coi là thành công như dệt may, da giày… hàm lượng nội địa của Việt Nam trong các sản phẩm là rất thấp do hầu hết các nguyên liệu đầu vào là nhập khẩu. Chẳng hạn, trong khi giá trị xuất khẩu của ngành dệt may (kể cả các


doanh nghiệp có vốn FDI và không có vốn FDI) năm 2003 là 3686,8 triệu USD, thì giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành này đã lên tới mức 2033,6 triệu USD [50], chưa kể giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị và các chi phí khác liên quan.

Thứ tư, về địa bàn đầu tư, hầu hết các tỉnh, thành đều có dự án đầu tư nước ngoài, với các loại hình và lĩnh vực đầu tư khác nhau tuỳ thuộc vào lợi thế so sánh của địa phương đó. Tuy nhiên, một số trung tâm kinh tế chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ như Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tầu và thành phố Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 60% số dự án có giấy phép và 53% vốn đăng kí; và ở phía Bắc như Hải phòng, Hải Dương và Hà Nội (19,4% số dự án có giấy phép và 26,4% vốn đăng kí) là những nơi thu hút được nhiều vốn FDI nhất, trong khi đó, nhiều địa phương khác lại rất khó khăn trong việc thu hút FDI (Bảng 2.12).

Bảng 2.12. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 1988 - 2003 theo địa phương

Giá trị

Địa phương


Số dự án

Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la

Mỹ)

Trong đó: Vốn pháp định (Triệu đô la Mỹ)

TỔNG SỐ

5394

42954.9

19990.2

Đồng bằng sông Hồng

1100

11673.4

5595.8

Đông Bắc

236

1411.4

641.1

Tây Bắc

20

75.5

28.9

Bắc Trung Bộ

79

953.4

419.3

Duyên hải Nam Trung Bộ

261

3139.7

1661.1

Tây Nguyên

85

945.0

168.8

Đông Nam Bộ

3371

23522.4

10851.1

Đồng bằng sông Cửu Long

242

1234.1

624.1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư


Tình trạng phân bổ FDI mất cân dối như trên tiếp tục kéo dài cho tới thời diểm cuối năm 2006. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính tới hết tháng 10 năm 2006, (1) TP. Hồ Chí Minh chiếm 30,57% về số dự án và 23,97% tổng vốn đăng ký và 22,9% tổng vốn thực hiện; (2) Hà Nội chiếm 11,09% về số dự án; 17,33 tổng vốn đăng ký và 12,2% tổng vốn thực hiện; (3) Đồng Nai chiếm 11,54% về số dự án; 15,81% tổng vốn đăng ký và 14,2% tổng vốn thực hiện;

(4) Bình Dương chiếm 18,56% về số dự án; 10,65% tổng vốn đăng ký và 6,8% tổng vốn thực hiện; (5) Bà Rỵa -Vũng Tàu chiếm 18,04% về số dự án; 10,65% tổng vốn đăng ký và 4,4% tổng vốn thực hiện. Một phần lớn giá trị và các dự án này tập trung vào các khu công nghiệp hoặc khu chế xuất và vào các lĩnh vực kinh tế có sử dụng nhiều lao động giản đơn như các ngành dệt may, da giày, chế tạo… Điều này càng chứng tỏ xu hướng của các nhà đầu tư nước ngoài là vẫn đầu tư dựa vào các yếu tố truyền thống như chi phí lao động thấp, sức mua cao và thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy sự mất cân đối trong phân bổ nguồn FDI ở Việt Nam. Ở những địa phương vùng sâu, vùng xa có hạ tầng yếu kém, khả năng thu hút đầu tư rất hạn chế, mặc dù có lợi thế về lao động hoặc tài nguyên, chưa kể đến hàng loạt những hình thức ưu đãi mà nhà nước hoặc địa phương đưa ra đối với các nhà đầu tư. Như vậy, việc sử dụng lợi thế so sánh của các yếu tố thu hút đầu tư trong từng địa phương là chưa hiệu quả.

Đáng lưu ý, mặc dù là hai địa phương dẫn đầu trong việc thu hút FDI, theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lại có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) thấp hơn nhiều so với một số địa phương khác [43]. Cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều đứng cuối bảng về chỉ số chi phí không chính thức. Ngoài ra, trong hai năm liên tiếp, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp của cả nước. Trong 5 tháng đầu năm 2005, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh là 12,5% so với 15,4% của cả nước; Hà Nội đạt 18,7% so với 34,8% của Bình Dương [47]. Các con số trên cho thấy hiệu quả đầu tư vào hai thành phố lớn vốn được coi là thành công trong việc thu hút FDI chưa hẳn đã là hiệu quả.


Thứ năm, hiệu quả đầu tư hạn chế còn do cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Như trên đã trình bày, giá trị FDI vào khu vực tham dụng lao động và tài nguyên thiên nhiên vẫn còn quá cao so với giá trị FDI vào khu vực dịch vụ, đặc biệt là vào ngành công nghệ thông tin và liên quan. Tác động tích cực và trước mắt của cơ cấu đầu tư này là Việt Nam có thể tận dụng được hai yếu tố đầu vào có lợi thế so sánh tương đối là chi phí lao động thấp và sự sẵn có của tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, xét về hiệu quả lâu dài, đồng vốn đầu tư vào lĩnh vực này không thể hiệu quả bằng đồng vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ và công nghệ cao. Chưa kể tới việc xu hướng FDI của thế giới vào khu vực dịch vụ và các ngành tham dụng vốn và tri thức sẽ dần làm mất đi lợi thế của Việt Nam. Nếu kéo dài hơn nữa tình trạng này, theo lý thuyết Vòng đời sản phẩm, Việt Nam sẽ chỉ là một nơi tiếp nhận những loại công nghệ đã bị lạc hậu và sẽ đơn thuần chỉ là một xưởng lắp ráp, chế biến của khu vực và thế giới.

Cuối cùng, việc thu hút FDI chưa bổ trợ một cách hữu hiệu cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Trên thực tế, mặc dù mức tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam đã đạt hơn 7%, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nhìn lại lịch sử phát triển của một số nền kinh tế trong khu vực, nếu tăng trưởng của các nền kinh tế công nghiệp mới ở châu Á như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Hồng Công đạt mức khoảng 10% trong 20 năm liền khi bắt đầu; Trung quốc đạt mức khoảng 11-12% kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa, thì nền kinh tế của Việt Nam mới chỉ đạt mức cao nhất là 9%, trong một số ít năm, và chỉ đạt mức trung bình là trên 7%. Mức phát triển trên cho thấy, Việt Nam phải nhanh chóng tăng mạnh hơn nữa tốc độ tăng trưởng của mình thì mới có thể rút ngắn khoảng cách trong phát triển so với các quốc gia khác trong khu vực. Để làm được điều này, việc nâng cao tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào GDP là một nhiệm vụ cấp bách. Trên thực tế, mặc dù giá trị của FDI trong cơ cấu đầu tư phát triển là khá cao, có lúc đạt tới mức trên 30% (1995) song giá trị đóng góp của khu vực có FDI và GDP lại chưa tương xứng, chỉ đạt 6,30% năm 1995 và trên 15% năm 2005 (Bảng 2.13

và 2.14).


Bảng 2.13. Đóng góp của FDI trong GDP (%)


Năm

1995

2001

2002

2003

2004

2005

Tổng số

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

Phân theo thành phần kinh tế







Kinh tế Nhà nước

40.18

38.40

38.38

39,08

39,10

38,42

Kinh tế tập thể

10.06

8.06

7.99

7,49

7,09

6,83

Kinh tế tư nhân

7.44

7.95

8.30

8,23

8,49

8,91

Kinh tế cá thể

36.02

31.84

31.57

30,73

30,19

29,95

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

6.30

13.75

13.76

14,47

15,13

15,89

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bảng 2.14. Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế

(Giá thực tế: Tỷ đồng)



Năm


Tổng số

Chia ra:

Khu vực kinh tế Nhà nước

Khu vực ngoài quốc doanh

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1995

72447.0

30447.0

20000.0

22000.0

2000

145333.0

83567.5

34593.7

27171.8

2001

163543.0

95020.0

38512.0

30011.0

2002

193098.5

106231.6

52111.8

34755.1

2003

219675.0

123000.0

58125.0

38550.0

2004

275000.0

147500.0

84900.0

42600.0

2005

335000.0

175000.0

107500.0

52500.0


Cơ cấu (%)

1995

100.00

42.0

27.6

30.4

2000

100.00

57.5

23.8

18.7

2001

100.00

58.1

23.5

18.4

2002

100.00

55.0

27.0

18.0

2003

100.00

54.0

29.7

16.3

2004

100.00

53.6

30.9

15.5

2005

100.00

52.2

32.1

15.7

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Trong quá trình tiếp tiếp cận thị trường vốn quốc tế, chắc chắn sức cạnh tranh của nền kinh tế sẽ bị thách thức nhiều hơn. Do vậy, để thu hút nguồn FDI hiệu quả hơn, nền kinh tế của Việt Nam phải vươn lên đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn hoạt động sản xuất và kinh doanh quốc tế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, mở rộng thị trường; đồng thời phải có biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong một số yếu tố thu hút đầu tư vốn có.

2.3.2. Một số nguyên nhân


Xuất phát từ cơ chế tác động của toàn cầu hóa đối với dòng FDI như đã phân tích tại Chương I của Luận án, có nhiều nguyên nhân dẫn tới những bất cập trên đây. Tuy nhiên, chủ yếu đó là những nguyên nhân liên quan tới các kênh tác động vào dòng FDI. Đó là môi trường đầu tư, thị trường và các yếu tố sản xuất.

Về môi trường đầu tư: (1) Hành lang pháp lí và công tác xúc tiến đầu tư của Việt Nam còn khá nhiều tồn tại, nhiều kẽ hở và chưa đồng bộ, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện và bổ sung. Chẳng hạn, việc chuyển đổi hoạt động công ty có vốn FDI sang hoạt động theo hình thức cổ phần, theo Nghị định 38/2003/NĐ-CP là một trong những chủ trương lớn nhằm huy động tối đa nguồn nội lực, song lại đang gặp khó khăn trong triển khai vì các văn bản liên quan tới vấn đề này lại có một số nội dung mâu thuẫn với nhau. Cụ thể là Nghị định này quy định giá trị cổ phần do cổ đông sáng lập nước ngoài nắm phải đảm bảo ít nhất bằng 30% vốn điều lệ trong suốt quá trình hoạt động của công ty; Trái lại, Nghị định 144/2003 NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán và Quyết định 146/2003QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào Thị trường Chứng khoán Việt Nam lại quy định tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài là tối đa 30% tổng số cổ phiếu của tổ chức niêm yết. Bởi những lý do như trên, mặc dù một số doanh nghiệp đã được chấp thuận chuyển sang hình thức công ty cổ phần, song việc triển khai còn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/01/2023