Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội (spi) của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam - 4


Phân tích mô hình tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững

Phân tích mô hình tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả xã hội

Vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ tiền gửi có tác động tích cực đến mức độ bền vững

Vốn chủ sở hữu và vốn huy động có tác động tích cực đến hiệu quả xã hội

Định hướng phát triển nguồn vốn

Khuyến nghị đối với tổ chức tài chính vi mô

Hình 4.1: Cơ sở đề xuất khuyến nghị


Phân tích thực trạng hoạt động tài chính vi mô

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 41 trang tài liệu này.

Kết quả phỏng vấn chuyên sâu

Nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng suy giảm.

Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội (spi) của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam - 4

Các tổ chức tài chính vi mô ngày càng khó tiếp cận với nguồn tiền tài trợ từ bên ngoài.

Hoạt động tài chính vi mô chưa được nhiều người biết tới khiến cho việc huy động tiền gửi từ dân cư của MFIs tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Khuyến nghị đối với các chủ thể khác


Nguồn: Tác giả đề xuất trên cơ sở kết quả nghiên cứu

4.2 Khuyến nghị đối với các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

Cơ sở đưa ra đề xuất:

Thứ nhất, Căn cứ thực trạng cấu trúc vốn của các tổ chức tài chính vi mô giai đoạn 2011 trở lại đây đã cho thấy vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ tiền gửi là hai nguồn vốn chiếm tỷ trọng chính, cũng như đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam.

Thứ hai, kết quả từ mô hình kinh tế lượng trong chương 3 cũng khẳng định vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ tiền gửi có những tác động tích cực đến cả mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của MFIs tại Việt Nam.

4.2.1 Khuyến nghị đối với các tổ chức tài chính vi mô được cấp phép

4.2.1.1 Nhóm khuyến nghị tăng cường quy mô vốn chủ sở hữu

Thứ nhất, xác định thế mạnh, điểm khác biệt của tổ chức để xây dựng kế hoạch phát triển và lựa chọn các nhà đầu tư phù hợp.


Thứ hai, có kế hoạch cụ thể về xây dựng, bồi dưỡng và phát triển nhân sự quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát.

Thứ ba, đảm bảo các dữ liệu tài chính và phi tài chính trong quá khứ phải rõ ràng, đầy đủ, minh bạch, đúng quy định.

4.2.1.2 Nhóm khuyến nghị tăng cường quy mô vốn huy động từ tiền gửi

Thứ nhất, xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu và định hướng sản phẩm cho từng nhóm khách hàng.

Thứ hai, tổ chức tài chính vi mô cần chú trọng đầu tư vào xây dựng và phát triển sản phẩm phù hợp.

Thứ ba, tăng cường truyền thông hình ảnh, hoạt động của tổ chức tài chính vi mô. Thứ tư, nâng cao năng lực quản trị.

4.2.2 Khuyến nghị đối với các tổ chức tài chính vi mô có đăng kí

4.2.2.1 Khuyến nghị đối với vốn chủ sở hữu

Việc gia tăng quy mô nguồn vốn từ vốn chủ sở hữu hay vốn của chương trình, dự án tài chính vi mô là tương đối khó khăn, và cần nhiều sự hỗ trợ từ các Bộ, ban ngành.

4.2.2.2 Nhóm khuyến nghị tăng cường quy mô vốn huy động từ tiền gửi

Thứ nhất, xác định cụ thể định hướng mục tiêu phát triển.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch, nâng cao năng lực chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô được cấp phép.

Thứ ba, xây dựng lộ trình cụ thể về việc giảm dần tiền gửi tiết kiệm tự nguyện.

4.2.3 Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

4.2.3.1 Khuyến nghị đối với Chính Phủ Cơ sở đưa khuyến nghị

Căn cứ vào dữ liệu về hoạt động của các tổ chức, chương quy trình, dự án tài chính vi mô, cũng như dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với chuyên gia trong lĩnh vực tài chính vi mô cũng cho thấy mặc dù về cơ bản quy định pháp lý đối với hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam đã khá hoàn thiện và cập nhật; tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn tồn tại một số vấn đề vướng mắc.

Chính vì vậy, tác giả đưa ra các kiến nghị sau đối với Chính Phủ:

Thứ nhất, tăng cường nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô.

Thứ hai, tăng cường công tác truyền thông về hoạt động của tài chính vi mô trong dân cư.


Thứ ba, ban hành cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tư nhân cũng như nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô tại Việt Nam.

Cuối cùng, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động thuận lợi.

4.2.3.2 Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Cơ sở đưa ra đề xuất

Dữ liệu từ quá trình phỏng vấn chuyên sâu đối với chuyên gia trong lĩnh vực tài chính vi mô cho thấy hiện nay vấn đề cấp bách các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô cần hỗ trợ từ phía Ngân hàng Nhà nước là quy định về cấp phép, quản lý hoạt động và vốn. Qua đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước như sau:

Thứ nhất, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động tài chính vi mô.

Thứ hai, tạo mạng lưới liên kết giữa các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô để hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Thứ ba, khuyến khích phát triển mô hình liên kết hoạt động giữa các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô.

4.2.3.3 Khuyến nghị đối với chính quyền địa phương Cơ sở đưa ra khuyến nghị

Theo chia sẻ của đại diện một số tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô thì hiện nay hiểu biết của cộng đồng về hoạt động tài chính vi mô còn khá khiêm tốn, trong khi sự hỗ trợ của Chính quyền địa phương trong công tác truyền thông về hoạt động này còn mờ nhạt khiến cho công tác triển khai các chương trình tài chính vi mô chưa thu hút được nhiều đối tượng tại địa phương tham gia. Bên cạnh đó, với điều kiện ngân sách hạn hẹp và đặc biệt chưa có cơ chế riêng cho đầu tư vào lĩnh vực tài chính vi mô nên sự hỗ trợ về vốn của địa phương đối với hoạt động tài chính vi mô trên địa bàn cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, tác giả thực hiện đưa ra một số khuyến nghị sau:

Thứ nhất, nâng cao hiểu biết của cán bộ địa phương và người dân về tầm quan trọng của hoạt động tài chính vi mô đối với phát triển kinh tế trên địa bàn.

Thứ hai, liên tục cập nhật tình hình hoạt động của tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn.


4.2.3.4 Khuyến nghị đối với Trung tâm Tư vấn Nguồn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa

Cơ sở đưa ra khuyến nghị

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy các thông tin về hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam nói chung, và thông tin của từng tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô vẫn còn chưa đầy đủ, toàn diện. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam như sau:

Thứ nhất, tăng cường truyền thông về hoạt động của Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam.

Thứ hai, chuẩn hóa hệ thống quản lý dữ liệu và liên tục cập nhật về hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô.


KẾT LUẬN

Đóng vai trò quan trọng trong phát triển tài chính toàn diện, tài chính vi mô nói chung và tài chính vi mô tại Việt Nam đã khẳng định khả năng cải thiện điều kiện kinh tế cho nhóm khách hàng yếu thế trong xã hội, giúp họ cải thiện cuộc sống, nâng cao vị thế trong xã hội thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo. Chính vì vậy, việc duy trì hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô trong dài hạn để có thể phục vụ nhiều hơn nữa khách hàng có thu nhập thấp trong tương lai là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, từ những năm 1990 khi mà các nhà tài trợ và Chính Phủ cho thấy không còn đủ nguồn đề tài trợ cho người nghèo thông qua hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô, thì cấu trúc vốn đã thực sự trở thành thách thức đối với các tổ chức tài chính vi mô trên con đường đạt được sự bền vững và đảm bảo hiệu quả xã hội. Chính vì vậy, mục tiêu đề ra của luận án là phân tích tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam nhằm đưa ra những khuyến nghị phù hợp giúp tổ chức tài chính vi mô phát triển trong bối cảnh nguồn vốn tài trợ đang dần trở nên khan hiếm.

Với mục tiêu đề ra, luận án đã:

- Hệ thống hóa các nghiên cứu trước đây về tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam; qua đó, đưa ra khoảng trống nghiên cứu và xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu cho luận án.

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động của tổ chức tài chính vi mô, cấu trúc vốn, mức độ bền vững, hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô; từ đó, đề xuất bộ tiêu chí đo lường mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam. Đặc biệt, lý thuyết tác động về cấu trúc vốn cũng được tác giả phân tích trên cả khía cạnh lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn để làm nền tảng cho việc xây dựng các mô hình tác động và phân tích kết quả nghiên cứu.

- Hệ thống hóa các mô hình phân tích tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô; qua đó, xây dựng khung phân tích, thiết kế mô hình nghiên cứu cũng như tiến hành lựa chọn dữ liệu nghiên cứu, biến nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phù hợp.

- Phân tích thực trạng hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam; trong đó làm rõ các đặc điểm về hoạt động nói chung và đặc điểm cấu trúc vốn, mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của hai nhóm tổ chức tài chính vi mô được cấp phép và chương trình, dự án tài chính vi mô nói riêng.

- Nghiên cứu mô hình tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam; trong đó, có thảo luận với kết quả của các


nghiên cứu trước đó và đưa ra lý giải nguyên nhân tác động dựa trên những đặc trưng hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam.

- Khái quát định hướng hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2030; từ đó đưa ra hai nhóm khuyến nghị cơ bản là nhóm khuyến nghị dành cho các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam và nhóm khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước. Cụ thể, đối với tổ chức tài chính vi mô, căn cứ vào những khác biệt trong quy định quản lý, tác giả đưa ra hai nhóm khuyến nghị riêng biệt đối với tổ chức tài chính vi mô được cấp phép và chương trình, dự án tài chính vi mô cho hai loại nguồn vốn là vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ tiết kiệm. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, tác giả đưa ra các khuyến nghị đối với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước, chính quyền địa phương và trung tâm Tư vấn Nguồn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (Nhóm công tác tài chính vi mô tại Việt Nam) với các khuyến nghị tập trung vào hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý, tạo điều kiện cấp phép đầu tư vào lĩnh vực tài chính vi mô cũng như tăng cường truyền thông về hoạt động tài chính vi mô trong cộng đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án còn một số tồn tại mà trong giới hạn nghiên cứu chưa được khắc phục: (i) Dữ liệu nghiên cứu chưa đảm bảo phản ánh được hoạt động của toàn bộ các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam. Dữ liệu của luận án hiện tại chủ yếu dựa trên các báo cáo của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam được công bố trong ấn phẩm danh bạ tài chính vi mô qua các năm với số lượng các ấn phẩm có phần hạn chế khi mới chỉ được phát hành từ năm 2012 đến năm 2018. Bên cạnh đó, sự đầy đủ và chất lượng của các báo cáo cũng phụ thuộc phần nhiều vào tính chủ động của các tổ chức; do đó, dữ liệu không đảm bảo được tính liên tục qua các năm. Chính vì vậy, tác giả đã khắc phục bằng cách phát triển dữ liệu thông qua khảo sát chuyên sâu với chuyên gia trong lĩnh vực tài chính vi mô cũng như lãnh đạo tại các tổ chức tài chính vi mô. Tuy nhiên, số lượng các lãnh đạo, chuyên gia được phỏng vấn chưa được nhiều nên chưa bao quát hết được thực trạng hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam nói chung. (ii) nghiên cứu mới chủ yếu tập trung đánh giá mức độ bền vững và hiệu quả xã hội từ phía cung mà chưa có cơ hội phân tích từ phía cầu. Dữ liệu phân tích trong nghiên cứu chủ yếu là dữ liệu thứ cấp, cũng như ý kiến từ phía cung ứng dịch vụ tài chính vi mô mà chưa mở rộng ra được nhận định từ phía cầu – những người trực tiếp được thụ hưởng giá trị bền vững và hiệu quả xã hội. Chính vì vậy, việc phát triển tiếp các nghiên cứu tiếp theo là rất cần thiết để khắc phục những hạn chế trên của nghiên cứu.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Bich, N. N. (2016). The effect of capital structure and legal status on financial sustainability of MFIs in developing countries. Review of Business and Economics Studies, (2).

2. Nguyễn Bích Ngọc (2016). Tổ chức tài chính vi mô được cấp phép hay phi được cấp phép - con đường nào nên đi để đạt được sự tự vững. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Vấn đề hội nhập ngành ngân hàng và ổn định tài chính tại Việt Nam. Số 4073- 2015/CXBIPH/03-291/LĐ, NXB Lao động, trang178 – 185.

3. Nguyen, N. (2018). The effect of corporate social responsibility disclosure on financial performance: Evidence from credit institutions in Vietnam. Asian Social Science 14(4), 109 – 122

4. Thành viên tham gia biên soạn sách chuyên khảo “Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm tài chính vi mô” nghiệm thu tháng 11/2017 theo quyết định số 569/QĐ- HVNH

5. Chủ nhiệm đề tài cấp Học viện “Sự tác động của cấu trúc vốn lên độ tự vững của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam”. Nghiệm thu tháng 12/2018, loại xuất sắc

6. Nguyễn Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Diệu Hương, Đặng Thu Thủy (2018) Cấu trúc vốn và độ tự vững của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển 258, 23- 35

7. Nguyễn Bích Ngọc (2021) Cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

– Thay đổi để phát triển. Tạp chí Ngân hàng số 1/2021.


8. Nguyễn Bích Ngọc (2021) Hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tiễn. Tạp chí Khoa học Thương mại (đã có kết quả phản biện đồng ý đăng, đang chờ biên tập)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2022