Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội (spi) của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam - 3


Các nguồn hình thành nên vốn của TCTCVM (vốn huy động từ tiền gửi, vốn đi vay, nợ khác và vốn chủ sở hữu) sẽ được sử dụng như biến đại diện cho cấu trúc vốn.

Bên cạnh nhóm biến cấu trúc vốn, nhóm biến về đặc điểm của các tổ chức tài chính vi mô cũng được sử dụng trong mô hình bao gồm quy mô; tỉ lệ khách hàng nữ; chi phí cho một người vay; tỉ lệ chi phí hoạt động; số khách hàng trên một cán bộ tín dụng; tỉ lệ dư nợ rủi ro trên 30 ngày; thời gian hoạt động, lợi tức trung bình trên tổng dư nợ, tình trạng pháp lý, phương thức cho vay).

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn, kết quả của các nghiên cứu trước đây, cũng như điều kiện hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, tác giả đưa ra giả thuyết tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc như sau:

Bảng 3.1. Giả thuyết tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc


STT

Biến tác động

Ký hiệu

Chiều tác động

dự kiến

1

Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

EA

+

2

Vốn huy động từ tiền gửi trên tổng tài sản

DP

+

3

Vốn vay trên tổng tài sản

BA

-

4

Nợ khác trên tổng tài sản

OA

-

5

Quy mô

Size

+

6

Tỉ lệ khách hàng nữ

FB

+

7

Chi phí trên một khách hàng vay

CPB

-

8

Tỉ lệ chi phí hoạt động

OER

-

9

Số khách hàng trên một cán bộ tín dụng

BPLO

+

10

Tỉ lệ nợ rủi ro trên 30 ngày

PAR 30

-

11

Thời gian hoạt động

AGE

+

12

Lợi tức trung bình trên tổng dư nợ

PS

+

13

Tình trạng pháp lý

RS

+

14

Phương thức cho vay

LM

+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 41 trang tài liệu này.

Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội (spi) của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam - 3

3.2.2.2 Các biến sử dụng trong mô hình đánh giá sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

a) Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam là biến SPI với các cấu phần để


tính toán nên giá trị SPI gồm 7 chỉ tiêu mức độ tiếp cận (A), tỉ lệ dư nợ bình quân trên thu nhập bình quân (B), chi phí trên một khách hàng vay (C), tỉ lệ khách hàng nữ (D), tỉ lệ tự vững hoạt động (F), tỉ lệ nợ rủi ro (G) và tỉ lệ xóa nợ (H).

b) Biến độc lập

Các nguồn hình thành nên vốn của TCTCVM (vốn huy động từ tiền gửi, vốn đi vay, nợ khác và vốn chủ sở hữu) sẽ được sử dụng như biến đại diện cho cấu trúc vốn.

Bên cạnh nhóm biến cấu trúc vốn, nhóm biến về đặc điểm của các tổ chức tài chính vi mô cũng được sử dụng trong mô hình bao gồm quy mô (size, số khách hàng trên một cán bộ tín dụng, thời gian hoạt động, lợi tức trung bình trên tổng dư nợ, tình trạng pháp lý, phương thức cho vay).

Căn cứ vào lý thuyết cấu trúc vốn và kết quả của các nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra giả thuyết tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc như sau:

Bảng 3.2. Giả thuyết tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc


STT

Biến tác động

Ký hiệu

Chiều tác động

dự kiến

1

Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

EA

+

2

Vốn huy động từ tiền gửi trên tổng tài sản

DP

+

3

Vốn vay trên tổng tài sản

BA

-

4

Nợ khác trên tổng tài sản

OA

-

5

Quy mô

SIZE

+

6

Số khách hàng trên một cán bộ tín dụng

BPLO

+

7

Lợi tức trung bình trên tổng dư nợ

PS

-

8

Tình trạng pháp lý

RS

-

9

Phương thức cho vay

LM

+

10

Thời gian hoạt động

AGE

-

11

Biến trễ lợi tức trung bình trên tổng dư nợ

LagPS

+

12

Biến trễ hiệu quả xã hội

LagSPI

+

3.3 Số liệu và kết quả nghiên cứu

3.3.1 Mô tả số liệu thống kê

3.3.2 Kết quả nghiên cứu mô hình đánh giá sự tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

3.3.2.1 Kết quả hồi quy


Bảng 3.5: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy theo REM


Variable

Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

C

472.1715***

110.7141

4.264781

0.0000

EA

1.126835***

0.244797

4.603134

0.0000

DP

1.127743***

0.409753

2.752251

0.0066

OA

0.513946

1.152903

0.445784

0.6564

LOG_SIZE

-7.324464

11.25622

-0.650704

0.5162

FB

-3.126682***

0.905044

-3.454729

0.0007

LOG_CPB

-27.11789

25.25183

-1.073898

0.2845

OER

-2.552263*

1.528775

-1.669483

0.0970

BPLO

-0.005756

0.025502

-0.225721

0.8217

PAR_30

-7.101701

5.166675

-1.374520

0.1713

AGE

0.013726

1.313880

0.010447

0.9917

PS

1.460687***

0.544646

2.681901

0.0081

RS

-32.59415

29.70525

-1.097252

0.2742

LM

-47.42429***

18.01713

-2.632177

0.0093

Ghi chú:***, **, * thể hiện các hệ số có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10% Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ dữ liệu thứ cấp

Bảng 3.6: Kết quả mô hình 1 rút gọn


Variable

Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

C

401.0163

79.47154

5.046036

0.0000

EA

1.207609***

0.225602

5.352828

0.0000

DP

1.054746***

0.304674

3.461884

0.0007

FB

-3.312479***

0.833216

-3.975535

0.0001

OER

-3.087107***

1.142183

-2.702811

0.0076

PS

1.181572**

0.460051

2.568351

0.0111

LM

-31.30115**

15.07611

-2.076208

0.0394

Ghi chú:***, **, * thể hiện các hệ số có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10% Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ dữ liệu thứ cấp

Kết quả mô hình hồi quy cho thấy các biến đều có tác động đáng kể đến mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam ở mức ý nghĩa 1% hoặc 5%. Ngoài ra, chiều tác động của các biến cũng khá tương đồng với giả thuyết nghiên cứu được đưa ra tại mục 3.2.1.


Bảng 3.7: So sánh giữa giả thuyết và kết quả nghiên cứu mô hình 1


Biến tác động

Giả thuyết

Kết quả

nghiên cứu

Kết luận

Vốn chủ sở hữu trên tổng tài

sản (EA)

+

+

Chấp nhận

Vốn huy động từ tiền gửi trên

tổng tài sản (DP)

+

+

Chấp nhận

Tỉ lệ khách hàng nữ (FB)

+

-

Bác bỏ

Tỉ lệ chi phí hoạt động (OER)

-

-

Chấp nhận

Lợi tức trung bình trên tổng

dư nợ (PS)

+

+

Chấp nhận

Phương thức cho vay (LM)

+

-

Bác bỏ

Cụ thể, các biến về cấu trúc vốn gồm vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và vốn huy động từ tiền gửi trên tổng tài sản đều có tác động thuận chiều đến mức độ bền vững, cũng như phù hợp với giả thuyết nghiên cứu đưa ra. Bên cạnh đó, biến đặc điểm của tổ chức như lợi tức trung bình trên tổng dư nợ cũng cho thấy tác động tích cực đến mức độ bền vững của MFIs tại Việt Nam. Trái lại, biến tỉ lệ khách hàng nữ và phương thức cho vay theo kết quả hồi quy lại mang dấu âm phản ánh mối quan hệ nghịch chiều với mức độ bền vững; đồng thời, cũng bác bỏ giả thuyết của nghiên cứu. Do đó, trong phần tiếp theo lý giải về chiều hướng tác động của các biến sẽ được làm rõ.

3.3.2.2 Thảo luận kết quả

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EA): Biến EA có quan hệ thuận chiều với OSS. Kết quả này là hoàn toàn đồng nhất với kết quả trong các nghiên cứu về mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô cả trong nước (Đào Lan Phương, 2019; Nguyễn Quỳnh Phương, 2017) và ngoài nước (Mwizarubi và cộng sự, 2015; Nyamsogoro, 2010). Cụ thể, theo tác giả do tại Việt Nam nguồn vốn chủ sở hữu của các tổ chức tài chính vi mô, đặc biệt là các tổ chức có đăng kí chủ yếu lấy từ các nguồn vốn góp, vốn nhận tài trợ với chi phí rất thấp; chính vì vậy, việc sử dụng nguồn vốn này hẳn nhiên sẽ giúp cho các tổ chức tài chính vi mô ổn định hoạt động cũng như tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện các nguồn vốn tài trợ dưới dạng góp vốn chủ sở hữu ngày càng trở nên suy giảm, đặc biệt kể từ khi Việt Nam bước vào hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình, thì việc duy trì những lợi thế từ việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu sẽ ít nhiều bị tác động trong tương lai.

Tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản (DP): Giá trị của hệ số hồi quy là 1.054 cho thấy vốn huy động có ý nghĩa quan trọng đối với mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô


tại Việt Nam, và đặc biệt kết quả này hoàn toàn tương đồng với kết luận từ nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính vi mô như Mwizarubi và cộng sự (2015); Iezza (2010); Muriu (2011) và Hossain và Asam (2016) khi đa phần các tác giả đều nhận định rằng so với các nguồn vốn khác, nguồn vốn huy động được đánh giá là có chi phí vốn tương đối thấp. Chính vì vậy, sự gia tăng tỉ lệ vốn huy động trong tổng nguồn vốn sẽ giúp cho các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam tiết kiệm được chi phí, từ đó gia tăng lợi nhuận và mức độ bền vững. Kinde (2012) ở một khía cạnh khác còn cho rằng việc sử dụng vốn huy động với chi phí vốn thấp còn gián tiếp giúp các tổ chức tài chính vi mô củng cố môi quan hệ bền chặt với khách hàng, và đạt được mức độ bền vững trong dài hạn, khi họ có thể thu hút và cấp tín dụng cho khách hàng vay với mức lãi suất ưu đãi và hấp dẫn hơn.

Tỷ lệ khách hàng nữ (FB): Biến FB có hệ số hồi quy là -3.31 phản ánh quan hệ ngược chiều với mức độ bền vững OSS. Kết quả này có phần khác biệt so với kết luận được đưa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu như Nyamsogoro (2010), Ali (2013) và Muriu (2011) khi các nhà nghiên cứu đều lập luận cho rằng khách hàng nữ là những khách hàng có cam kết hoàn trả rất cao, cũng như khá thận trọng trong quá trình sử dụng vốn; chính vì vậy, cho vay đối với khách hàng này sẽ làm giảm thiểu rủi ro, gia tăng lợi nhuận và mức độ bền vững. Tuy nhiên, quan hệ nghịch chiều giữa FB và OSS cũng đã từng được khẳng định trong nghiên cứu trước đó về mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô tại Bangladesh (Hossain và Asam, 2016). Ngoài ra, đặt trong bối cảnh Việt Nam, khách hàng nữ có thể là những người có cam kết hoàn trả cao; tuy nhiên, quyền lực của họ trong gia đình lại thấp, và đặc biệt khả năng kinh doanh còn hạn chế là những rào cản khiến cho khoản vay dành cho đối tượng khách hàng là nữ giới chưa phát huy được tác dụng. Cụ thể, Lê Thị Thu Hương (2016) trong nghiên cứu về khó khăn và thách thức của lao động nữ khu vực nông thôn đã chỉ ra bốn điểm cần lưu ý bao gồm: (i) khả năng tiếp cận đào tạo nghề hạn chế; (ii) mức di cư ngày càng tăng; (iii) hạn chế trong nâng cao hiểu biết xã hội và (iv) khó khăn trong hòa nhập với sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, khối lượng công việc gia đình của phụ nữ nông thôn cũng tương đối lớn khi đa phần họ phải đảm đương việc nội trợ gia đình, nuôi dạy con và chăm sóc người già; chính vì vậy hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

Tỷ lệ chi phí hoạt động (OER): Biến OER có hệ số hồi quy là -3,08 phản ánh quan hệ ngược chiều với mức độ bền vững OSS. Kết quả này hoàn toàn tương đồng với kết luận được đưa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu như Nyamsogoro (2010) Hossain và Asam (2016),


Tehulu (2013) và Iezza (2010). Cụ thể, các tác giả đều cho rằng sự gia tăng trong chi phí hoạt động sẽ làm giảm thiểu lợi nhuận và do đó tác động tiêu cực đến mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô. Bên cạnh đó, khi chi phí hoạt động gia tăng quá cao, một phần chi phí này sẽ truyền tải sang cho khách hàng vay; chính vì vậy cũng sẽ gián tiếp tạo áp lực lên khách hàng vay, và có thể ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng trong tương lai.

Lợi tức trung bình trên tổng dư nợ (PS): Biến PS có hệ số hồi quy là 1,18 cho biết quan hệ thuận chiều với mức độ bền vững OSS, đồng thời cũng phản ánh trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu OER tăng lên 1% thì OSS sẽ tăng lên tương ứng 19,1%. Kết quả này hoàn toàn tương đồng với kết luận được đưa ra bởi Iezza (2010), và cũng khá dễ hiểu khi lợi tức trên tổng dư nợ hay sự tăng lên của lãi và phí sẽ giúp các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam gia tăng mức độ bền vững.

Phương thức cho vay (LM): Biến LM có hệ số hồi quy là -31,3 phản ánh quan hệ nghịch chiều với mức độ bền vững OSS. Trong nghiên cứu này, biến giả được sử dụng để lượng hóa phương thức cho vay đang được áp dụng tại các tổ chức tài chính vi mô với giá trị 0 đại diện cho phương thức cho vay theo cá nhân, giá trị 1 đại diện cho phương thức cho vay theo tổ nhóm hoặc sự kết hợp sử dụng cả phương thức cho vay cá nhân và tổ nhóm. Qua đó, với tác động nghịch chiều có thể thấy việc sử dụng phương thức cho vay cá nhân sẽ giúp các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam đạt được mức độ bền vững cao hơn là sử dụng phương thức cho vay theo tổ, nhóm hoặc kết hợp đồng thời cả hai phương thức cho vay trên. Kết quả này theo tác giả là do những khác biệt trong đặc điểm của khách hàng khi sử dụng các phương thức cho vay khác nhau. Cụ thể, sự ra đời của phương thức cho vay theo tổ nhóm thường gắn liền với nhóm đối tượng khách hàng yếu thế trong xã hội – những người có thu nhập thấp, trình độ văn hóa tương đối hạn chế cũng như không có tài sản tích lũy. Do đó, cho vay theo tổ nhóm ra đời với mong muốn sử dụng những ràng buộc về xã hội, và sự tương trợ lẫn nhau giữa các khách hàng vay theo nhóm nhằm nâng cao khả năng hoàn trả của nhóm đối tượng khách hàng này. Trái lại, phương thức cho vay cá nhân thường được áp dụng cho những khách hàng có trình độ và thu nhập ở mức tương đối tốt hơn. Chính vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn của nhóm đối tượng khách hàng cá nhân tại Việt Nam có thể sẽ tốt hơn so với so với khách hàng vay theo tổ/nhóm, và kết quả là sẽ giúp cho MFIs đạt được lợi nhuận và mức độ bền vững cao hơn.

3.3.3 Kết quả nghiên cứu mô hình đánh giá sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả


xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam.

3.3.3.1 Kết quả hồi quy

Bảng 3.9: Kết quả mô hình hồi quy theo GMM


Variable

Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

C

21.99939

3.831784

5.741292

0.0000

EA

16.773*

9.823

1.71

0.088

DP

36.854***

7.014

5.25

0.000

OA

-47.761***

17.685

-2.7

0.007

Log SIZE

-7.060***

1.832

-3.85

0.000

BPLO

0.048***

0.010

4.79

0.000

PS

-.1881

0.091

-2.05

0.400

RS

2.474

12.087

0.20

0.838

LM

3.501

6.930

0.51

0.613

AGE

42.638

28.796

1.48

0.139

Lag SPI

0.008***

0.001

4.60

0.000

Lag PS

-0.508***

0.110

-4.59

0.000

Ghi chú:***, **, * thể hiện các hệ số có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10% Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ dữ liệu thứ cấp

Kết quả mô hình hồi quy cho thấy các biến đều có tác động đáng kể đến hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam. Ngoài ra, chiều tác động của các biến cũng khá tương đồng với giả thuyết nghiên cứu được đưa ra tại mục 3.2.1.

Bảng 3.11: So sánh giữa giả thuyết và kết quả nghiên cứu mô hình 2


Biến tác động

Giả thuyết

Kết quả

nghiên cứu

Kết luận

Vốn chủ sở hữu trên tổng tài

sản (EA)

+

+

Chấp nhận

Vốn huy động trên tổng tài sản

(DP)

+

+

Chấp nhận

Nợ khác trên tổng tài sản (OA)

-

-

Chấp nhận

Quy mô (Size)

+

-

Bác bỏ

Số khách hàng trên một cán bộ

+

+

Chấp nhận


Biến tác động

Giả thuyết

Kết quả

nghiên cứu

Kết luận

tín dụng (BPLO)




Biến trễ SPI

+

+

Chấp nhận

Biến trễ PS

+

-

Bác bỏ

Bên cạnh đó, so sánh giữa các giả thuyết được đưa ra trong luận án và thực tế kết quả mô hình, tác giả nhận thấy về cơ bản kết quả nghiên cứu là phù hợp với giả thuyết (trừ biến quy mô và biến trễ lợi tức trung bình trên tổng dư nợ). Cụ thể, sự tác động của từng biến độc lập sẽ được phân tích và thảo luận trong phần tiếp theo.

3.3.3.2 Thảo luận kết quả

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EA): Biến EA có hệ số hồi quy là dương phản ánh quan hệ thuận chiều với SPI, hay nói cách khác sự tăng lên của tỉ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản sẽ có tác động tích cực đến sự tăng lên của chỉ số phản ánh hiệu quả xã hội tại các tổ chức tài chính vi mô. Kết quả này có phần không đồng nhất với kết luận của Hartarska và Nadolnyak (2007) khi tác giả nhận định vốn chủ sở hữu có tác động nghịch chiều lên khả năng tiếp cận, phục vụ khách hàng của tổ chức tài chính vi mô, và do đó có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả xã hội của tổ chức. Trái lại, trong nghiên cứu của Hartarska và Nadolnyak (2007), vốn huy động được đánh giá sẽ có tác động tích cực lên hiệu quả xã hội khi Richardson (2003) chỉ ra rằng việc huy động vốn sẽ giúp cho các tổ chức tài chính vi mô thu hút được tiền tiết kiệm từ các khách hàng có thu nhập ở phân khúc cao hơn – những người sẽ hỗ trợ tổ chức rất nhiều trong việc bù đắp các chi phí cố định, và giúp cho tổ chức tài chính vi mô có nguồn vốn với chi phí hợp lý để phục vụ khách hàng nghèo. Chính vì vậy, vốn huy động có tác động thuận chiều lên hiệu quả xã hội của MFIs. Trong nghiên cứu này, tác động của vốn huy động lên hiệu quả xã hội cũng có tác động thuận chiều.

Bên cạnh đó, tác động của vốn chủ sở hữu đến hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô rất rõ nét và hoàn toàn tương đồng với kết quả trong nghiên cứu về hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện bởi Khachatryan và cộng sự (2017). Giải thích cho kết quả này, theo tác giả là do nguồn vốn chủ sở hữu của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, đặc biệt là các tổ chức có đăng kí chủ yếu lấy từ các nguồn vốn góp, vốn nhận tài trợ với chi phí rất thấp; tạo điều kiện cho tổ chức tài chính vi mô giảm thiểu chi phí vốn cho khách hàng. Qua đó, khách hàng hiện tại được hưởng nhiều lợi ích tài chính hơn, cũng như


giảm bớt rủi ro hoàn trả nợ vay, và kết quả là mối quan hệ giữa tổ chức và khách hàng ngày càng gắn kết, bền chặt. Thứ hai, chi phí vốn hấp dẫn còn giúp MFIs thu hút và tiếp cận thêm được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng ở các mức thu nhập khác nhau; do đó, mạng lưới khách hàng của MFIs cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Kết quả là hiệu quả xã hội của tổ chức cũng được cải thiện.

Nợ khác trên tổng tài sản (OA): Biến OA có hệ số hồi quy âm phản ánh quan hệ nghịch chiều với chỉ số phản ánh hiệu quả xã hội SPI, hay nói cách khác sự tăng lên của tổng các nghĩa vụ nợ khác trong tổng giá trị tài sản cùng với giá trị ròng các tài khoản như dự trữ cho vay và khấu hao lũy kế sẽ có tác động tiêu cực lên hiệu quả xã hội của tổ chức. Kết quả này hoàn toàn tương đồng với nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính vi mô. Cụ thể, theo nhà quản lý của một tổ chức tài chính vi mô quy mô lớn và uy tín trên thị trường, so với chi phí sử dụng vốn huy động thì chi phí sử dụng các nguồn nợ khác có phần cao hơn. Chính vì vậy, sự gia tăng của tỉ lệ nợ khác trên tổng tài sản sẽ kéo theo sự tăng lên của chi phí hoạt động tại MFIs; qua đó, gián tiếp tăng gánh nặng tài chính lên cho khách hàng, cũng như giảm thiểu khả năng tiếp cận và phục vụ khách hàng ở phân khúc thu nhập thấp của tổ chức tài chính vi mô nói riêng và hiệu quả xã hội của tổ chức nói chung.

Bên cạnh sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, các yếu tố thuộc về đặc điểm của tổ chức như quy mô (size), số lượng khách hàng trên một cán bộ tín dụng (BPLO), biến trễ SPI (Lag SPI) và biến trễ lợi tức trung bình trên tổng dư nợ (Lag PS) có tác động đến SPI với mức ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% hoặc 10%.

Quy mô (Log Size): Biến Log Size có hệ số hồi quy âm cho biết quan hệ nghịch chiều với chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội SPI của tổ chức tài chính vi mô. Kết quả này có phần trái ngược với kết quả được đưa ra bởi Awaworyi và Marr (2012), Bogan (2012); Hoque và Chisty (2011); Khachatryan và cộng sự (2017) và Hartarska và Nadolnyak (2007) khi các tác giả đều nhận định quy mô có tác động tích cực lên hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô. Cụ thể, theo như Khachatryan và cộng sự (2017), khi các tổ chức tài chính vi mô càng lớn thì càng tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Đặc biệt, quy mô lớn còn tạo lợi thế cho các tổ chức tài chính vi mô cơ hội tiếp cận được nhiều khách hàng vay vốn cũng như tiết kiệm hơn; do đó, hiệu quả xã hội của tổ chức cũng được cải thiện. Không hoàn toàn đồng nhất với quan điểm đưa ra bởi Khachatryan và cộng sự (2017), Bibivà cộng sự (2018) cho rằng các tổ chức tài chính vi mô có quy mô lớn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, nhưng không đồng nghĩa với việc các tổ chức tài chính quy mô lớn có thể phục vụ được nhiều khách hàng ở phân khúc thu nhập thấp hơn so với các tổ chức tài chính vi mô


có quy mô nhỏ hơn. Hay nói cách khác quy mô có thể tác động tích cực đến độ rộng tiếp cận, nhưng độ sâu tiếp cận thì không; chính vì vậy, tác động của quy mô lên hiệu quả xã hội chưa chắc đã là tích cực. Tại Việt Nam, kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng quy mô và hiệu quả xã hội của MFIs là nghịch chiều. Sự không đồng nhất trong kết quả của nghiên cứu này với các nghiên cứu trước đó, theo tác giả một phần do cách thức tiếp cận chỉ tiêu đo lường hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô là khác nhau. Cụ thể, các nghiên cứu trước đây đa phần chỉ sử dụng hai chỉ tiêu là độ rộng và độ sâu tiếp cận để phản ánh hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô; tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ số phản ánh hiệu quả xã hội là một chỉ tiêu tổng hợp gồm 7 yếu tố với việc đánh giá hiệu quả xã hội từ nhiều chiều hơn. Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam phần đa vẫn đang nhận được nguồn tài trợ từ bên ngoài với định hướng rõ nét tập trung vào mục tiêu xã hội; do đó, hiệu quả xã hội khi đánh giá có phần cao hơn so với các tổ chức có quy mô lớn – những tổ chức đang dần tự chủ về nguồn vốn và phải đảm bảo theo đuổi nhiều mục tiêu hơn. Ngoài ra, với quy mô ngày một lớn khả năng quản lý, quan tâm tới từng khách hàng của nhân viên trong tổ chức cũng sẽ bị hạn chế hơn so với quy mô nhỏ; chính vì vậy, hiệu quả xã hội của tổ chức cũng bị ảnh hưởng.

Số lượng khách hàng trên một cán bộ tín dụng (BPLO): Biến BPLO có hệ số hồi quy dương phản ánh quan hệ thuận chiều với chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội SPI của tổ chức tài chính vi mô. Kết quả này hoàn toàn đồng nhất với kết luận được đưa ra bởi Phạm Bích Liên (2016). Cụ thể, trong luận án nghiên cứu về phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, Phạm Bích Liên đã chỉ ra rằng năng suất của nhân viên hay số lượng khách hàng trên một cán bộ tín dụng có tác động thuận chiều tới độ sâu tiếp cận nói riêng và hiệu quả xã hội nói chung. Điều này xuất phát từ thực tế các khách hàng ở phân khúc thu nhập thấp với mức độ rủi ro cao thường được cấp tín dụng dưới hình thức cho vay theo tổ nhóm thay vì cho vay cá nhân; do đó số lượng khách hàng mỗi cán bộ tín dụng quản lý đối với phân khúc khách hàng này thường cao, và kết quả là độ sâu và độ rộng tiếp cận cũng được cải thiện, góp phần gia tăng chỉ số phản ánh hiệu quả xã hội của tổ chức tài chinh vi mô.

Biến trễ SPI (Lag SPI): Biến Lag SPI có hệ số hồi quy dương cho biết quan hệ thuận chiều với chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội SPI của tổ chức tài chính vi mô. Kết quả này hoàn toàn đồng nhất với kết quả phỏng vấn chuyên sâu cùng chuyên gia trong lĩnh vực tài chính vi mô. Cụ thể, theo các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính vi mô, MFIs thường có xu hướng duy trì và phát triển các giá trị xã hội mang lại cho cộng đồng dựa trên hoạt động của kì trước.

Biến trễ lợi tức trung bình trên tổng dư nợ (Lag PS): Biến Lag PS có hệ số hồi quy


âm cho biết quan hệ nghịch chiều với chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội SPI của tổ chức tài chính vi mô. Kết quả này có phần tương đồng với nhận định của Awaworyi và Marr (2012) trong nghiên cứu về hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Cụ thể, theo Awaworyi và Marr (2012), tại các quốc gia có thu nhập thấp, các tổ chức tài chính vi mô hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận thường được đánh giá có hiệu quả xã hội cao hơn là các tổ chức tài chính vi mô hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.

3.4 Kết luận

Căn cứ vào kết quả mô hình (1*) và (2*), những biến thuộc nhóm biến cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô có tác động rõ nét đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô được thống kê lại qua bảng sau:

Bảng 3.12: Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

Cấu trúc vốn

Mức độ bền vững

Hiệu quả xã hội

Vốn chủ sở hữu trên tổng tài

sản

Thuận chiều

Thuận chiều

Vốn huy động trên tổng tài

sản

Thuận chiều

Thuận chiều


Nợ khác trên tổng tài sản

Có mối quan hệ thuận chiều, nhưng không có ý nghĩa

thống kê.


Nghịch chiều

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả phân tích dữ liệu

Kết quả thống kê từ bảng 3.12 cho thấy trong nhóm biến cấu trúc vốn, có biến chủ sở hữu và vốn huy động là tác động thuận chiều lên cả mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô. Kết quả này xuất phát từ thực tế chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu đang tương đối thấp bởi các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, đặc biệt các tổ chức có đăng kí đang nhận được rất nhiều nguồn vốn ưu đãi, tài trợ dưới hình thức vốn chủ sở hữu. Chính vì vậy, các tổ chức tài chính vi mô có thể tận dụng được ưu điểm nổi bật của nguồn vốn này để đạt được mức độ bền vững và hiệu quả xã hội cao hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện các nguồn vốn tài trợ dưới dạng góp vốn chủ sở hữu ngày càng trở nên suy giảm, đặc biệt kể từ khi Việt Nam bước vào hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình, thì việc duy trì những lợi thế từ việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu này sẽ ít nhiều bị tác động. Do đó, việc tìm kiếm và phát triển một nguồn vốn thay thế để duy trì và phát triển hoạt động của MFIs trong dài hạn là điều cần thiết.


Cũng có mối quan hệ thuận chiều với cả mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô; vốn huy động là một trong những nguồn vốn chủ chốt được đánh giá cao. Điều này xuất phát từ thực tế số lượng các tổ chức tài chính vi mô được cấp phép trên thị trường hiện còn rất khiêm tốn; thêm vào đó, theo thông tư 37/2019/TT-BTC, tổng mức tiền gửi tiết kiệm tự nguyện của các chương trình, dự án tài chính vi mô lại bị giới hạn ở mức 30% tổng vốn được cấp của chương trình, dự án tài chính vi mô. Chính vì vậy, gia tăng lượng vốn huy động trong tổng nguồn vốn tại các tổ chức tài chính vi mô được cấp phép và có đăng kí là vấn đề hết sức cấp thiết và cần có chiến lược cụ thể trong dài hạn. Đặc biệt, đây cũng sẽ là định hướng trọng tâm trong giải pháp và khuyến nghị trong thời gian tới nhằm đạt được cả hai mục tiêu bền vững và hiệu quả xã hội.


CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ VỀ CẤU TRÚC VỐN NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

4.1 Định hướng hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2025

Thông qua các chương trình hành động thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia kèm theo Quyết định 149/QĐ-TTg, có thể thấy các nội dung hành động đa phần tập trung vào hai nhiệm vụ chính là phát triển nguồn vốn và phát triển sản phẩm. Cụ thể, đối với nhiệm vụ phát triển nguồn vốn, Chính Phủ tạo điều kiện hỗ trợ tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, và đặc biệt tăng cường huy động nguồn vốn trong xã hội để phục vụ cho sự phát triển của tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô.

Trên cơ sở định hướng về nguồn vốn của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và căn cứ vào sự tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam được nhận diện từ hai mô hình phân tích định lượng tại chương 3, tác giả đã tiến hành xây dựng cơ sở đề xuất một số khuyến nghị đối với các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam và các chủ thể có liên quan.

Xem tất cả 41 trang.

Ngày đăng: 22/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí