Sức khỏe môi trường - Đại học Tây Đô - 14

4.3. Dân số và tài nguyên rừng

Dân số tăng dẫn đến thu hẹp diện tích rừng do khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy, mở đường giao thông, tàn phá hệ sinh thái,... Rừng nhiệt đới trên thế giới mỗi năm bị tàn phá 11 triệu ha và 10 triệu ha rừng khác. Tám mươi phần trăm diện tích rừng hiện nay bị tàn phá bắt nguồn từ việc gia tăng dân số. Hậu quả là 26 tỷ tấn đất bề mặt bị rửa bị trôi hàng năm, thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn. Ở Việt Nam, theo ước tính cứ tăng 1% dân số, thì co 2,5% rừng bị mất đi.

4.4. Dân số và tài nguyên nước

Tác động chính của việc gia tăng nhanh dân số đối với tài nguyên thiên nhiên

như sau:

- Làm giảm bề mặt ao, hồ và sông.

- Làm ô nhiễm các nguồn nước do chất thải, các loại thuốc trừ sâu và thuốc diệt

chuột, bọ.

- Làm thay đổi chế độ thuỷ văn dòng chảy sông, suối do đốt rừng, phá rừng, xây

dựng đập và công trình thuỷ lợi, rác thải, bồi lắng,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Chương trình nghiên cứu về nước của UNESCO chỉ rò năm 1985 các nguồn nước sạch trên đầu người còn dồi dào với trên 33.000 m3/người/năm, nhưng hiện nay đã giảm xuống chỉ còn 8.500 m3/người/năm.

4.5. Dân số và khí quyển, biến đổi khí hậu

Việc gia tăng dân số ở các nước phát triển và đang phát triển chịu trách nhiệm 2/3 lượng khí CO2 trên toàn cầu. Môi trường không khí tại các thành phố và các khu công nghiệp lớn ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do một lượng lớn các khí độc CO2, NOx, SOx thải vào khí quyển. Việc này đã làm cho khí hậu toàn cầu bị biến đổi theo hướng nóng dần lên, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường.

4.6. Dân số và các vùng cửa sông, ven biển

Vùng cửa sông và ven biển của Việt Nam chịu ảnh hưởng do các hoạt động tự nhiên của con người gây ra.

- Đánh bắt thuỷ sản bằng các phương pháp có tính huỷ diệt như dùng lưới mắt nhỏ hay bằng chất nổ đã làm suy giảm nguồn lợi thuỷ sản. Do dân số tăng cùng với việc khai thác tràn lan liên tục trong nhiều thập kỷ qua đã làm giảm bớt hoặc mất đi nhiều loại động vật biển có giá trị kinh tế cao.

- Diện tích rừng ngập mặn nơi vùng cửa sông (khoảng hơn 300.000 ha) hiện đã

bị thu hẹp đáng kể do việc khai thác chuyển đổi thành đầm nuôi tôm.

- Các rạng san hô bị tàn phá dùng làm vôi,…

- Nước vùng cửa sông, ven biển bị ô nhiễm do nước thải, rác thải sinh hoạt và công nghiệp, do khai thác dầu và khí đốt, do sự cố tràn dầu.

Như vậy, rò ràng rằng dân số tăng sẽ gây ra nhiều sức ép đối với các vấn đề tài nguyên và môi trường. Ngược lại, khi tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường suy thoái sẽ tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy, loài người chúng ta cần sớm nhận thức rò điều này để điều chỉnh sự gia tăng dân số, nhằm phát triển một xã hội bền vững.

V. NGUYÊN TẮC CỦA PTBV

Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) trong tác phẩm "Hãy cứu lấy Trái Đất - chiến lược cho một cuộc sống bền vững", 1991 đã nêu ra 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững. Tuy nhiên, các nguyên tắc này thực sự khó áp dụng trong thực tế của một thế giới đầy các biến động về chính trị, kinh tế, văn hoá. Thực tế đòi hỏi cần thiết lập một hệ thống nguyên tắc khác có tính khả thi và sát thực hơn. Luc Hens (1995) đã lựa chọn trong số các nguyên tắc của Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển để xây dựng một hệ thống 7 nguyên tắc mới của PTBV. Những nguyên tắc đó là:

5.1. Nguyên tắc về sự uỷ thác của nhân dân

Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn ngừa các thiệt hại môi trường xảy ra ở bất cứ đâu, bất kể đã có hoặc chưa có các điều luật quy định về cách ứng xử các thiệt hại đó. Nguyên tắc này cho rằng, công chúng có quyền đòi chính quyền với tư cách là tổ chức đại diện cho họ phải có hành động ứng xử kịp thời các sự cố môi trường.

5.2. Nguyên tắc phòng ngừa

Ở những nơi có thể xảy ra các sự cố môi trường nghiêm trọng và không đảo ngược được, thì không thể lấy lý do là chưa có những hiểu biết chắc chắn mà trì hoãn các biện pháp ngăn ngừa sự suy thoái môi trường. Về mặt chính trị, nguyên tắc này rất khó được áp dụng, và trên thực tế nhiều nước đã cố tình quên. Việc chọn lựa phương án phòng ngừa nhiều khi bị gán tội là chống lại các thành tựu phát triển kinh tế đã hiện hình trước mắt và luôn luôn được tụng xưng, ca ngợi theo cách hiểu của tăng trưởng kinh tế.

5.3. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ

Đây là nguyên tắc cốt lòi của phát triển bền vững, yêu cầu rò ràng ràng, việc thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện nay không được làm phương hại đến các thế hệ tương lai thoả mãn nhu cầu của họ. Nguyên tắc này phụ thuộc vào việc áp dụng tổng hợp và có hiệu quả các nguyên tắc khác của phát triển bền vững.

5.4. Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ

Con người trong cùng thế hệ hiện nay có quyền được hưởng lợi một cách bình đẳng trong khai thác các nguồn tài nguyên, bình đẳng chung hưởng một môi trường trong lành và sạch sẽ. Nguyên tắc này được áp dụng để xử lý mối quan hệ giữa các nhóm người trong cùng một quốc gia và giữa các quốc gia. Nguyên tắc này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong đối thoại quốc tế. Tuy nhiên, trong phạm vi một quốc gia, nó cực kỳ nhạy cảm đối với các nguồn lực kinh tế - xã hội và văn hoá.

5.5. Nguyên tắc phân quyền và uỷ quyền

Các quyết định cần phải được soạn thảo bởi chính các cộng đồng bị tác động hoặc bởi các tổ chức thay mặt họ và gần gũi nhất với họ. Các quyết định cần ở mức quốc gia hơn là mức quốc tế, mức địa phương hơn là mức quốc gia. Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm kiểm soát sự uỷ quyền của các hệ thống quy hoạch ở tầm quốc tế, nhằm cổ vũ quyền lợi của các địa phương về sở hữu tài nguyên, về nghĩa vụ đối với môi trường và về các giải pháp riêng của họ, áp lực ngày càng lớn đòi hỏi sự uỷ quyền ngày càng tăng. Tuy nhiên, cần phải hiểu cho đúng rằng địa phương chỉ là một bộ phận của các hệ thống rộng lớn hơn chứ không được thực thi chức năng một cách cô lập. Thường thì các vấn đề môi trường có thể phát sinh ngoài tầm kiểm soát địa phương, ví dụ như sự ô nhiễm “ngược dòng" của nước láng giềng hay cộng đồng lân cận. Trong trường hợp đó, nguyên tắc uỷ quyền cần được xếp xuống thấp hơn các nguyên tắc khác.

5.6. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

Người gây ô nhiễm phải chịu mọi chi phí ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, phải nội bộ hóa tất cả các chi phí môi trường nảy sinh từ các hoạt động của họ, sao cho các chi phí này được thể hiện đầy đủ trong giá cả của hàng hóa và dịch vụ mà họ cung ứng. Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi trường hợp là, nếu áp dụng nguyên tắc này quá nghiêm khắc thì sẽ có xí nghiệp công nghiệp bị đóng cửa. Cộng đồng có thể cân nhắc, vì trong nhiều trường hợp, các phúc lợi có được do có công ăn việc làm nhiều khi còn

lớn hơn các chi phí cho vấn đề sức khoẻ và môi trường bị ô nhiễm. Do đó, cơ chế áp dụng nguyên tắc này cũng cần linh hoạt và trong nhiều trường hợp phải tạo điều kiện về thời gian để các doanh nghiệp thích ứng dần dần với các tiêu chuẩn môi trường.

5.7. Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền

Khi sử dụng hàng hóa hay dịch vụ, người sử dụng phải trang trải đủ giá tài nguyên cũng như các chi phí môi trường liên quan tới việc chiết tách, chế biến và sử dụng tài nguyên.

TỰ LƯỢNG GIÁ:

Điền ngắn vào chỗ trống trong các câu sau:

1. Phát triển bền vững là sự phát triển ………………. với yêu cầu của thế hệ hôm nay mà không gây ra những khả năng nguy hại đến các thế hệ mai sau trong việc thỏa mãn …………….. và trong việc lựa chọn ………………….. của họ.

2. Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bản:

- ……………. bền vững

- ……………. bền vững

- ……………. bền vững

Chọn ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu:

3. Chỉ số phát triển của con người (HDI), NGOẠI TRỪ:

A. Sự trường thọ

B. Trí thức

C. Thu nhập bình quân theo đầu người

D. Sự giàu nghèo

4. Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) trong tác phẩm "Hãy cứu lấy Trái Đất - chiến lược cho một cuộc sống bền vững", 1991 đã nêu nguyên tắc của một xã hội bền vững gồm:

A. 7 nguyên tắc

B. 8 nguyên tắc

C. 9 nguyên tắc

D. 10 nguyên tắc

Trả lời câu hỏi:

5. Hãy trình bày những nguyên tắc phát triển bền vững của Luc Hens (1995).

6. Hãy nêu Công thức tính tác động của dân số lên môi trường.

7. Hãy trình bày 3 hệ thống chỉ số để xác định sự phát triển của con người hay chất lượng sống của con người.

8. Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ là gì?

9. Nêu nguyên tắc phân quyền và uỷ quyền.

10. Hãy nêu Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền. Nêu tác dụng cụ thể của nguyên tắc này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn,

Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải

công nghiệp đối với bụi vá các chất vô cơ, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải

công nghiệp đối với bụi vá các chất hữu cơ, Hà Nội.

4. Bộ Y Tế, 2009. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt ,

Hà Nội.

5. Bộ Y Tế, 2007. Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30 tháng 11 năm 2007

về ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế.

6. Chính phủ, 2015. NĐ-CP số: 19/2015. Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2015.

7. Nguyễn Đình Hòe, 2007. Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục.

8. Nguyễn Văn Mạn, 2006. Sức khỏe môi trường, Nhà Xuất Bản Y Học.

9. Phan Ngọc Khuê, 2012. Tài liệu Đào tạo Phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bộ

Y tế.

10. Quốc Hội, 2014. Luật số 55/2014/QH13 , Luật Bảo vệ Môi trường.


PHỤ LỤC

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT


Trường PHỤ LỤC QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT 1

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 19/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí