Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG‌

Bảng 1.1. Kết quả khảo sát nhận thức của GV về sử dụng di tích LS-VH 41

Bảng 1.2. Kết quả khảo sát GV về thực tiễn sử dụng di tích LS-VH 42

Bảng 1.3. Kết quả hiểu biết và mức độ tiếp xúc với di tích LS-VH của HS 44

Bảng 1.4. Kết quả khảo sát về phương pháp học tập và thu hoạch của HS 45

Bảng 2.1. Di tích LS-VH có thể sử dụng trong DHLS Việt Nam ở lớp 10 51

Bảng 2.2. Di tích LS-VH có thể sử dụng trong DHLS Việt Nam ở lớp 11 53

Bảng 2.3. Di tích LS-VH có thể sử dụng trong DHLS Việt Nam ở lớp 12 56

Bảng 2.4. Thống kê chấm điểm bài kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng ... 83 Bảng 2.5. Độ chênh lệch điểm kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng 84

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

1. Biểu đồ

Biểu đồ 1.1. Mức độ cần thiết của việc sử dụng di tích LS-VH trong DHLS

Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên - 2

.......................................................................................................40

Biểu đồ 1.2. Mức độ yêu thích của HS khi tham quan, học tập với di tích

LS-VH ở Thái Nguyên 43

Biểu đồ 2.1. So sánh tỷ lệ loại điểm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 83


2. Hình

Hình 2.1. Tham quan di tích 3D 77

Hình 2.2. Di tích Lán Tỉn Keo 80

Hình 2.3. Bộ Chính trị họp tháng 12.1953 80

Hình 2.4. Di tích Lán Khuôn Tát 81

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng đã đưa nhân loại bước sang thời đại mới - thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bối cảnh đó tạo ra những thời cơ cũng như thách thức đối với mỗi quốc gia, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kinh tế tri thức. Giáo dục trở thành nhân tố then chốt quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia.

Trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng để phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Đặc biệt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết số 29-NQ/TW (2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ cốt lõi của việc đổi mới căn bản và toàn diện là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, nghĩa là từ việc quan tâm đến học sinh (HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HS làm được cái gì qua việc học. Mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 29 là: “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [39, tr. 264].

Môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông (THPT) là một trong những môn học cơ bản, có vai trò và chức năng quan trọng trong hệ thống chương trình

giáo dục phổ thông. Thực tiễn dạy học lịch sử (DHLS) hiện nay đã và đang có những chuyển biến tích cực nhất định, không ít giáo viên (GV) có tâm huyết, yêu nghề, tích cực đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả bài học, nhiều HS vẫn yêu thích bộ môn, tích cực học tập, tham gia các kỳ thi HS giỏi. Tuy nhiên, chất lượng bộ môn Lịch sử ở nhiều nơi vẫn còn thấp, tâm lí của HS nhìn chung là “chán” và “sợ” môn học. Tình hình này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là việc vận dụng phương pháp DHLS chưa hiệu quả. Tình trạng "thầy đọc trò chép" hay "dạy chay" vẫn diễn ra phổ biến, phương pháp dạy học hiện đại chưa được quan tâm vận dụng. Thực trạng trên không chỉ thu hút sự quan tâm của các chuyên gia nghiên cứu giáo dục mà còn cả xã hội, nhằm tìm ra giải pháp để “chấn hưng” việc dạy học môn Lịch sử.

Di tích lịch sử - văn hóa (LS-VH) ở địa phương là nguồn sử liệu đặc biệt trong dạy học bộ môn ở trường phổ thông, là bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của quá khứ. Các di tích LS-VH ở địa phương là một dạng di sản vật thể đặc biệt, hàm chứa nhiều giá trị khoa học, lịch sử, nghệ thuật, có ý nghĩa to lớn trong việc bồi dưỡng kiến thức, phát triển kĩ năng, khơi gợi tình yêu quê hương, đất nước, hình thành ý thức giữ gìn di tích, di sản.

Thái Nguyên là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa. Những di tích LS-VH ở địa phương có nhiều nội dung phù hợp với chương trình lịch sử Việt Nam nên việc khai thác, tổ chức dạy học bộ môn với di tích LS-VH là rất cần thiết. Nhưng nhìn chung, tại các trường THPT ở Thái Nguyên, việc tổ chức dạy học với di tích LS-VH ở địa phương chưa được quan tâm đúng mức hoặc được tổ chức mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả thực sự.

Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn vấn đề “Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài cho luận văn. Đề tài đi sâu tìm hiểu, khai thác các giá trị di tích LS-VH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó nâng cao nhận thức về giá trị của di tích trong DHLS, giáo dục ý thức tự hào về quê hương,

đồng thời phát triển năng lực cho HS, góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông hiện nay.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Di tích LS-VH là loại hình di sản có giá trị quan trọng đối với dạy học nói chung và DHLS nói riêng. Do đó, sử dụng di tích LS-VH là một vấn đề nghiên cứu nhận được sự quan tâm của nhiều nhà giáo dục, giáo dục lịch sử và đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu.

2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Tác giả A.A.Vagin trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” (Tài liệu dịch, Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội, 1972) nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương. Tác giả cho rằng, việc sử dụng đa dạng các nguồn tài liệu, nhất là tài liệu lịch sử địa phương tạo nên một tình trạng tâm lý đặc biệt, gọi là “cảm thấy có thật” quá khứ lịch sử.

Trong cuốn “Nguyên tắc trực quan trong dạy học lịch sử” (người dịch: Hoàng Trung, lưu trữ tại thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội, 1979), Đ.N.Nikiphôrốp đã chỉ rõ vai trò, ý nghĩa, các loại đồ dùng trực quan và phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong DHLS. Việc đảm bảo tính trực quan giúp HS hiểu sâu và chính xác các sự kiện lịch sử. Theo tác giả, di tích LS-VH cũng là một phương tiện trực quan quan trọng và những nội dung khai thác được từ các di tích chính là những đồ dùng trực quan quan trọng nhất vì đó là “nhân chứng trực tiếp” của các thời đại đã xa.

Nhìn nhận tài liệu trực quan như là một nguồn nhận thức, N.G.Đairi trong “Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào?” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1973), cho rằng: “Tính cụ thể và hình ảnh của sự kiện có một giá trị lớn lao, bởi vì chúng cho phép hình dung lại quá khứ” [22, tr. 25]. Mặc dù chưa đề cập trực tiếp đến việc sử dụng các di tích song tác giả chú ý đến tầm quan trọng của việc gắn dạy học bộ môn với “thực tế trực tiếp bao quanh học sinh”. Theo đó, việc nghiên cứu “thực tại”, gặp gỡ nhân chứng lịch sử sẽ dạy cho HS rất nhiều điều và có một

sức mạnh tác động mà không một phương tiện nào có thể thay thế được.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đồ dùng trực quan trong DHLS, tác giả I. Ia.Lecne trong cuốn “Phát triển tư duy của học sinh trong dạy học lịch sử”, (NXB Mátxcơva, 1982, tài liệu dịch lưu trữ tại Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội) đã khẳng định sự cần thiết phải sử dụng các loại đồ dùng trực quan như: hiện vật, tranh ảnh, tài liệu văn kiện hoặc di tích lịch sử...vào dạy học bộ môn Theo tác giả đó là cơ sở quan trọng giúp HS tái hiện chính xác lịch sử, nhận thức lịch sử một cách khách quan, tránh hiện đại hóa lịch sử và tạo cảm hứng đặc biệt cho HS.

Cuốn sách “Heritage in the classroom: A Practical Manual for Teachers” (Publisher Het Gemeenschapsonderwijs, 2005) (Di sản trong lớp học: Sách hướng dẫn thực hành cho GV - NXB Giáo dục Cộng đồng Flender, 2005) của nhóm tác giả Veerle De Troyer, Jens Vermeersch đã hướng dẫn cách tiếp cận di sản ở châu Âu và cách GV sử dụng di sản, trong đó có các di tích LS-VH vào các bài học ở trường phổ thông. Các tác giả đã giới thiệu các loại di sản có thể học tập (các dấu vết, các viện bảo tàng, các nghi thức và câu chuyện…), đề xuất một số biện pháp giáo dục di sản (cách lựa chọn di sản, tổ chức dạy học, gợi ý cách đặt câu hỏi, hướng dẫn cho HS tiếp cận di sản).

Tác giả Robert J.Marzano trong cuốn “Nghệ thuật và khoa học dạy học” (NXB Giáo dục Việt Nam, người dịch: Nguyễn Hữu Châu 2013), khẳng định khi thiết kế kiến thức trọng tâm của bài học, giáo viên có thể sử dụng các phương tiện để truyền đạt thông tin, gồm: “Bài giảng, tài liệu cho học sinh đọc, biểu diễn bằng vật thể, trình bày bằng Video hoặc DVD, các chuyến đi thực tế” [42, tr. 206].

Qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy các nhà giáo dục học đã chỉ ra vai trò quan trọng của các di tích LS-VH, đồng thời gợi mở một số cách thức sử dụng trong DHLS ở trường phổ thông. Được quan sát trực tiếp các di sản nói chung, di tích nói riêng cũng là một cách thiết thực của việc vận dụng nguyên

tắc trực quan trong dạy học.

2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Bài viết “Dạy và học một bài lịch sử tại thực địa”, “Biên soạn bài giảng lịch sử địa phương ở trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Cảnh Minh trong cuốn “Một số vấn đề về nội dung và phương pháp giảng dạy lịch sử Việt Nam lớp 12 cải cách giáo dục” (Sách bồi dưỡng GV THPT, 1992, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của các loại bài học trong dạy học bộ môn. Theo tác giả, giáo viên có thể bổ sung, cụ thể hóa, làm phong phú những sự kiện có tính chất toàn quốc xảy ra ở địa phương mình, tổ chức học sinh tham quan di tích lịch sử - cách mạng, bảo tàng, nhà truyền thống địa phương. Đó cũng là hoạt động giúp GV thâm nhập vào cuộc sống, kết nối quá khứ và hiện tại giúp bài giảng sinh động và tạo ra cảm xúc mạnh mẽ cho HS.

Các tác giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử’ cho rằng cần đưa tài liệu lịch sử địa phương, chất liệu cuộc sống hiện tại vào việc trình bày lịch sử quá khứ. Trong phần đầu của giáo trình, khi trình bày về hệ thống các phương pháp DHLS, các tác giả đều khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của đồ dùng trực quan - cầu nối giữa quá khứ và hiện tại trong DHLS. Các loại đồ dùng trực quan gồm: đồ dùng trực quan tạo hình và đồ dùng trực quan quy ước. Các di tích lịch sử là một dạng đồ dùng trực quan hiện vật rất có giá trị, cần được khai thác. Việc tiến hành bài học tại thực địa có ý nghĩa rất lớn đối với việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS. Hiệu quả của bài học tại thực địa phụ thuộc vào sự chuẩn bị của HS và GV, khai thác tốt mối liên hệ giữa di vật với việc tri giác của HS, phát huy khả năng quan sát, hoạt động tự học của HS. Hình thức tham quan học tập cũng được các tác giả chú trọng trong dạy học bộ môn. Đối với hoạt động ngoại khóa, các tác giả cũng nêu lên những hình thức và biện pháp sử dụng di tích lịch sử có tính khả thi và đạt hiệu quả cao như tham quan ngoại khóa, các công tác công ích xã hội tại di tích lịch sử.

Trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử”, (NXB

Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009), giáo sư Nguyễn Thị Côi nêu quan điểm: DHLS phải gắn bó, phục vụ trực tiếp cuộc sống, vì vậy cần tăng cường tổ chức tham quan di tích lịch sử. Tác giả đã đề xuất nhiều biện pháp rèn luyện các kĩ năng cho sinh viên sư phạm lịch sử, trong đó có việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, công tác công ích với di tích lịch sử ở địa phương, bởi vì: “Ở mỗi địa phương trên đất nước ta có rất nhiều di tích, con người, sự kiện liên quan tới cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc trong lịch sử mà chưa được sử sách nhắc tới, thậm chí chưa được nhân dân, người thân biết đến...”[18, tr. 208]. Đây là một gợi ý để GV và HS tiếp tục làm giàu kiến thức lịch sử với các di tích ngay địa phương mình.

Cuốn “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông” (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006) của tác giả Nguyễn Thị Côi đã đề cập đến các hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học, trong đó nhấn mạnh cần kết hợp giữa dạy học trên lớp với tự học ở nhà, hoạt động nhóm, toàn lớp, đặc biệt là tổ chức tham quan học tập ở các khu di tích lịch sử để tạo hứng thú học tập, phát huy khả năng tư duy, tăng cường tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp.

Trong cuốn “Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm”, (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996) có bài viết của tác giả Phan Thế Kim về việc hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS trong học tập lịch sử, trong đó có nhấn mạnh sự cần thiết của các hoạt động tham quan thực địa trong hoạt động học tập của HS; Tác giả Hoàng Thanh Hải với bài viết “Di tích lịch sử trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh” đã trình bày ý nghĩa và phương pháp sử dụng di tích lịch sử trong dạy học bộ môn. Theo tác giả, đối với hoạt động dạy học ở trên lớp, có thể sử dụng tranh, ảnh, băng hình, đồ phục chế các hiện vật tiêu biểu ở di tích hay có thể dạy một bài lịch sử dân tộc hoặc một bài lịch sử địa phương ngay tại thực địa, nơi xảy ra sự kiện. Từ việc chỉ rõ những khó khăn khi tổ chức bài học tại thực địa, tác giả khẳng định để bài học thực địa

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí