Sử dụng di sản Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông - 15


PHỤ LỤC 5

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM BÀI NỘI KHÓA TRÊN LỚP


BÀI 18. NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950) (Tiếp theo)


I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Nêu được những hành động xâm lược trắng trợn của TD Pháp buộc Đảng, chính phủ phát động "Toàn quốc kháng chiến"

- Nêu và phân tích đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cách sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

- Trình bày được hoàn cảnh và những diễn biến chính của các chiến dịch Việt Bắc, Biên Giới

- So sánh và phân tích được ý nghĩa thắng lợi của hai chiến dịch này.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá tình hình.

3. Thái độ:

- Thấy được bản chất, âm mưu và hành động của TD Pháp

- Học tập tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của nhân dân ta.

- Cũng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh.

4. Năng lực hướng tới:

- Năng lực tái hiện kiến thức lịch sử liên quan đến âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của TD Pháp

- So sánh, phân tích các sự kiện lịch sử: Chiến dịch Việt Bắc năm 1947, Chiến dịch Biên giới năm 1950

- Năng lực thực hành bộ môn: quan sát tranh ảnh, lược đồ.

- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.

- Năng lực báo cáo thuyết trình, phản biện, đánh giá sản phẩm.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Một số tư liệu: Tài liệu tranh ảnh, lược đồ, tài liệu di sản liên quan đến sự kiện chiến dịch Việt Bắc, Chiến dịch Biên giới 1950

2.Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn; tranh ảnh liên quan.

III. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm, sử dụng di sản trong dạy học.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động tạo tình huống:

a. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.

b. Phương Pháp: GV đặt ra tình huống, gợi ý dẫn dắt để HS phán đoán tình hình sau cuộc kháng chiến ở các đô thị. GV sử dụng lược đồ để phân tích tình thế lúc này của Pháp.

Sau 3 tháng tấn công, về cơ bản cuộc chiến đấu ở các đô thị của ta đã đạt mục tiêu cơ bản: kiềm chân địch tại các thành phố lớn, tạo thời gian chuẩn bị lâu dài cho Đảng và các cơ quan đầu não của ta về vùng an toàn. Vậy trong bối cảnh TD Pháp cơ bản chiếm được các thành phố lớn, kiểm soát các tuyến đường giao thông quan trọng, bước tiếp theo TD Pháp sẽ làm gì?

HS phán đoán GV sử dụng lược đồ phân tích và định hướng, dẫn dắt vào nội dung tiếp theo của bài.

c. Dự kiến sản phẩm:

HS nhận thức được bối cảnh cuối năm 1947, nhận rõ âm mưu và hành động của TD Pháp, thấy được âm mưu của Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc

2. Hình thành kiến thức:


Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Cá nhân


-GV:Âm mưu của Pháp khi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc?

- HS dựa vào SGK trả lời, các học sinh khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét, chốt ý.


-GV:Sử dụng lược đồ Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 để trình bày việc triển khai kế hoạch tiến công lên Việt Bắc của Pháp


-GV: HS trình bày diễn biến cơ bản của chiến dịch trên lược đồ


- PV: Cho biết kết quả và ý nghĩa của chiến dịch?

- HS trả lời, các học sinh khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét, chốt lại.

loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 tên, bắn rơi 16 áy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô...


2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

-GV:hướng dẫn HS đọc thêm: mục

III. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

1.Chiến dich Việt Bắc thu - đông 1947

a. Âm mưu của Pháp:

Tấn công lên Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh

- 7 - 10 - 1947 Pháp huy động 12.000 quân mở cuộc tiến công lên Việt Bắc

b. Chủ trương của ta và diễn biến chiến dịch:

* Chủ trương của ta: Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp

* Diễn biến:

- Ở Bắc Kạn, Chợ Mới, địch vừa nhảy dù đã bị ta tiêu diệt, 11/1947, địch rút ở Chợ Đồn, chợ mới.

- Trên mặt trận hướng Đông, ta phục kích tại đèo Bông Lau, tiêu diệt đoàn xe cơ giới của địch

- Trên mật trận hướng Tây: sông Hồng Lô, ta đánh địch tại Đoan Hùng, Khe Lau...

- 19/12/1947, Pháp rút khỏi Việt Bắc

c. Kết quả, ý nghĩa:

- Đập tan cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc... cơ quan đầu não KC an toàn, bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành.

- Đánh bại kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta

2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

(hướng dẫn HS đọc thêm)


Hoạt động 2: Hoạt động nhóm, kỹ thuật khăn trải bàn

GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 vấn đề trong thời gian 4 phút.

Vòng 1:

Nhóm 1 .Bước sang 1950 hoàn cảnh quốc tế có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạngViệt Nam?

Nhóm 2: Âm mưu của TD Pháp Nhóm 3: Chủ trương của ta

Nhóm 4: Diễn biến, Kết quả, ý nghĩa

*GV tổ chức nghiệm thu kết quả của từng

IV- Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch thu - đông 1950

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Sử dụng di sản Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông - 15

Nhóm 1: Hoàn cảnh trong và ngoài nước


Nhóm 2: Âm mưu của TD Pháp Nhóm 3: Chủ trương của ta


Nhóm 4: Diễn biến, Kết quả, ý nghĩa

GV sử dụng lược đồ chiến dịch Biên giới năm 1950 và tài liệu văn học, di sản địa điểm chiến thắng Biên giới năm 1950 để làm rõ diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch

+GV phân tích nghệ thuật quân sự của Đảng.

+ Kể chuyện một số tấm gương chiến đấu quên mình trên mặt trận biên giới: chị Rây Mông Điêng, Anh Hăng ri Mác Tanh; anh hùng La Văn Cầu


*Vòng 2: Các nhóm thay đổi thành viên trong nhóm, nhận nhiệm vụ mới

GV giao nhiệm vụ: Sử dụng tài liệu về di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm chiến thắng Biên giới năm 1950 để giới thiệu với bạn bè quốc tế về chiến thắng Biên giới và ý nghĩa của chiến thắng này.

Để thực hiện nhiệm vụ vòng 2, HS cần sử dụng kiến thức của vòng 1

1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến

- 1/10/1949 nước CHND Trung Hoa ra đời, tạo điều kiện cho CMVN liên lạc với LX - XHCN

- 1/1950 các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với ta

- Mỹ từng bước can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương

Được sự đồng ý của Mỹ, Pháp đề ra kế hoạch Rơve, chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần thứ hai để nhanh chóng kết thúc chiến tranh

2. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950

- 6/1950 Đảng, chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới

* Mục đích:

- Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông đường sang TQ và thế giới

- Mở rộng và củng cố căn cứ địa V.Bắc

* Diễn biến:

- 16/9/1950 ta đánh cụm cứ điểm Đông Khê

- 18/9/1950 ta tiêu diệt hoàn toàn. Kq Cao Bằng bị cô lập, Thất Khê bị uy hiếp, Pháp phải rút khỏi Cao Bằng

- Ta bố trí mai phục, chặn đánh địch trên đường 4, phá tan kế hoạch rút quân của chúng. Ngày 22/10/1950 đường 4 được giải phóng

- Kết hợp các chiến trường khác: Tây Bắc, Nam Bộ ,Khu 5, BTT ta đẩy mạnh hoạt động, kìm chế địch, không cho chúng tiếp viện cho Biên giới

* Kết quả, ý nghĩa:

- Giải phóng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân

- Chọc thủng hành lang Đông - Tây, phá thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với Việt Bắc, khai thông biên giới Việt - Trung

- Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

nhóm.

3. Hoạt động luyện tập

- So sánh hai chiến dịch Việt Bắc năm 1947 và Chiến dịch Biên giới năm 1950GV

- Tổ chức trò chơi đôi bạn cùng tiến, hỏi và trả lời theo cặp các câu hỏi nhanh

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

-Vì sao Đảng ta phát động KC toàn quốc chống thực dân Pháp?

- Phân tích, chứng minh đường lối KC của Đảng ta để thấy được tính: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

- Vì sao sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, thực dân Pháp chủ trưởng “đánh lâu dài” với ta?

- Vì sao năm 1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới?

- Chỉ ra nghệ thuật quân sự của hai chiến dịch trên.

- Nêu và kể về một số tấm gương anh hùng trong chiến dịch Biên giới.

- Tại sao ta khẳng định từ Việt Bắc thu - đông 1947 đến Biên giới thu - đông 1950 là một bước phát triển của cuộc kháng chiến?

5. Hướng dẫn tự học:

- Sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu, tấm gương tham gia chiến dịch ở địa phương em

- Nêu cảm nhận và suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm giữ gìn, tôn tạo di tích QGĐB Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950.

PHỤ LỤC 6

BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT SAU THỰC NGHIỆM TẠI DI TÍCH QGĐB PÁC BÓ - CAO BẰNG

CHỦ ĐỀ “BÁC HỒ VỚI CAO BẰNG”


I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

1. Ai là những đồng chí đầu tiên của Cao Bằng được kết nạp vào HVNCMTN?

a. Nông Văn Dền, Hoàng Đình Giong, Hoàng Nhu

b. Hoàng Đình Giong, Hoàng Nhu, La Văn Cầu

c. Hoàng Đình Giong, Lê Đoàn Chu, Hoàng Văn Nọn

2. Mặt trận Việt Minh được thí điểm ở những địa phương nào?

a. Châu Quảng Hòa, Hà Quảng, Nguyên Bình

b. Châu Hòa An, Hà Quảng, Nguyên Bình

c. Châu Bảo Lạc, Hà Quảng, Nguyên Bình

3. Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất được tổ chức vào

a. 5-1942

b. 7-1942

c. 4-1942 d.12-1941

4. Vì sao Bác Hồ chọn Cao Bằng là nơi để xây dựng thí điểm phong trào Mặt trận Việt Minh

a. Cao Bằng có phong trào tốt, cán bộ tốt

b. Cao Bằng gần biên giới

c. Cao Bằng là căn cứ địa cách mạng

d. Cao Bằng phong trào tốt từ trước, có cán bộ được đào tạo, nhân dân yêu nước, tin tưởng cách mạng.

5. Đâu là hình thức đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng được xây dựng trong thời gian ở Cao Bằng

a. đội tự vệ, cảnh vệ

b. cảnh vệ, Đội VNTT Giải phóng quân

c. tự vệ, công an

d. đội tự vệ, tự vệ chiến đấu

II. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1: Vì sao Bác lại chọn Pác Bó làm nơi ở và làm việc sau khi trở về nước năm 1941? Câu 2: Là một người con của mảnh đất Cao Bằng, em thấy mình có trách nhiệm như thế nào đối với khu di tích quốc gia đặc biệt - khu di tích Pác Bó?

PHỤ LỤC 7

BÀI KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM TRÊN LỚP


Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1950)

I. Phần trắc nghiệm (mỗi câu 0,5 điểm)

1. Hiệp định Việt - Pháp được kí kết vào ngày:

A. 16/3/1946.

B. 6/3/1945.

C. 6/3/1946.

D. 28/2/1946.

2. Việc kí kết Hiệp định sơ bộ tạm hoà với Pháp, chứng tỏ:

A. Sự suy yếu của lực lượng cách mạng.

B. Sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao.

C. Sự thoả hiệp của Đảng và chính phủ ta.

D. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và chính phủ.

3. Với thắng lợi của chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân dân ta đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ?

A. Chiến dịch Việt Bắc 1947.

B. Chiến dịch Biên Giới 1950.

C. Chiến dịch Quang Trung 1951.

D. Chiến dịch Hoà Bình 1952.

4. Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc là:

A. Quân ta khiêu khích Pháp.

B. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng.

C. Nhân dân tự phát nổi dậy đánh Pháp.

D. Hội nghị Fontainebleau thất bại.

5. Pháp mở cuộc tấn công Việt Bắc vào thu đông 1947vì:

A. Pháp chuyển từ chiến lược “tằm ăn dâu” sang chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”.

B. Pháp vừa nhận được viện binh.

C. Muốn tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

D. Muốn giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán quân.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 29/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí