Số Lượng Các Vụ Án Có Đồng Phạm

Năm


Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Bảng 3.2: Số lượng các vụ án có đồng phạm


STT

Nhóm tội phạm, loại tội phạm

Tỷ lệ % các vụ án có đồng phạm

1

Nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia

57 % (08/14 vụ)

2

Tội giết người (Điều 93)

44 % (11/25 vụ)

3

Tội cố ý gây thương tích (Điều 104)

33,3 % (06/18 vụ)

4

Tội hiếp dâm (Điều 111)

47,3 % (09/19 vụ)

5

Nhóm tội về tham nhũng

41,9 % (13/31 vụ)

6

Tội cướp tài sản (Điều 133)

38,9 % (07/18 vụ)

7

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139)

31, 3 % (05/16 vụ)

8

Nhóm tội về ma túy

52,8 % (28/53 vụ)

9

Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245)

61,3 % (08/13 vụ)

10

Tội trộm cắp tài sản (Điều 138)

37,5 %(12/32 vụ)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quyết định hình phạt trong đồng phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 - 11

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.


Như vậy, vụ án có đồng phạm chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số các vụ án. Sự tập trung sức lực, trí tuệ, sự phố hợp, tương trợ lẫn nhau giữa những kẻ phạm tội trong đồng phạm cho phép chúng không chỉ thực hiện tội phạm một cách thuận lợi mà trong nhiều trường hợp có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng hơn, dễ dàng che dấu vết của tội phạm để tránh khỏi sự điều tra, phá án của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trước tình hình này, tòa án các cấp đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh tiến độ xét xử các vụ

án hình sự, đặc biệt là các vụ án có đồng phạm, chất lượng xét xử được nâng cao, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế những sai sót. Các tòa án cấp sơ thẩm đã đưa hầu hết các vụ án ra xét xử đúng thời hạn luật định, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt, có lý do chính đáng. Nhiều tòa án đã tổ chức các phiên tòa xét xử tại nơi xảy ra tội phạm nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật; tổ chức xét xử các vụ án lớn, trọng điểm, đặc biệt nghiêm trọng, rất phức tạp, kéo dài nhiều ngày. Các tòa án đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 49 -NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; đảm bảo dân chủ đối với người tham gia tố tụng; việc ra bản án đã căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và có chất lượng tốt hơn; trách nhiệm của hội đồng xét xử và của thẩm phán chủ tọa phiên tòa được nêu cao hơn trước. Bên cạnh những ưu điểm mà tòa án các cấp đã đạt được vẫn còn thiếu sót khi quyết định hình phạt, nhiều sai lầm nghiêm trọng khi quyết định hình phạt dẫn tới các vụ án bị hủy để xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm theo đúng quy của pháp luật.

Theo bảng số liệu trên, đối với các tội có tính chất đặc biệt nghiêm trọng thì xu hướng có đồng phạm càng nhiều, thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội càng cao. Đòi hỏi việc cá thể hóa hình phạt và cá thể hóa tội phạm phải chính xác.

Quyết định hình phạt đúng không chỉ có tác dụng đối với người phạm tội mà còn thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời còn đề cao được tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung. Nhìn chung, khi quyết định hình phạt, đặc biệt là quyết định hình phạt trong đồng phạm các Hội đồng xét xử đã nâng cao tinh thần trách nhiệm khi cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, động cơ, mục đích, hoàn cảnh, điều kiện và nhân thân người phạm tội để quyết định hình phạt tương xứng. Chính vì vậy, các vụ án hình sự có kháng cáo, kháng nghị ngày càng có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp quyết định

hình phạt không đúng, trong đó đại đa số là quyết định hình phạt quá nhẹ và cho hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật, số vụ án quyết định hình phạt quá nặng không nhiều. Việc xét xử quá nhẹ, cho hưởng án treo không đúng pháp luật cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ các vụ án có kháng cáo giảm. Việc quyết định hình phạt không đúng có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là không thực hiện đúng các quy định của Bộ luật hình sự. Khi quyết định hình phạt, nhiều Tòa án đã không chú ý đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà chỉ chú ý đến các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng. Đáng lưu ý là việc áp dụng các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ cũng thiếu căn cứ, không chính xác, nhiều Tòa án đã xác định cả những tình tiết không phải là tình tiết giảm nhẹ và không được quy định trong điều luật cũng như các văn bản hướng dẫn.

Một trong những thiếu sót khi quyết định hình phạt là áp dụng hình phạt quá nặng. Áp dụng hình phạt quá nặng đối với người phạm tội nói chung không phổ biến bởi bản chất của pháp luật hình sự là nhân đạo, hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội không nhằm mục đích gây nên những đau đớn về thể xác và hạ thấp nhân phẩm của con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Tòa án đã đánh giá không đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án dẫn đến bỏ sót một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, không nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự nên Tòa án đã áp dụng hình phạt quá nghiêm khắc đối với người phạm tội.

Ví dụ 1:


Đinh Thị Hải Yến có quen biết với Phùng Thị Sến từ năm 2000, khoảng cuối tháng 02-2003, Phùng Thị Sến nhập cảnh vào Việt Nam có thuê Hoàng Tuấn Trường (làm nghề lái xe ôm) chở đến nhà Đinh Thị Hải Yến để nhờ Yến tìm người giúp việc tại quán cắt tóc của Sến ở cửa khẩu Thiên Bảo

và nếu khách có nhu cầu thì bán dâm. Yến nhận lời giúp. Khoảng ba ngày sau Yến rủ Hoàng Thị Hương sang làm nghề cắt tóc và bán dâm tại quán của Sến, Hương đồng ý. Sến, Yừn và Hương thỏa thuận nếu tìm được phụ nữ Việt Nam trẻ đẹp khoảng 16 đến 17 tuổi đưa đến nhà Sến sẽ trả 1.000.000 đồng một người, Hương thống nhất với Yến nếu tìm được sẽ chia cho Yến một nửa tiền.

Tối ngày 01-3-2003, Yến và Hương đã rủ cháu Phàn Thị Duyên và Phàn Thị Vân là hàng xóm của Hương nói là đi làm thuê ở thị xã Hà Giang, tiền công mỗi ngày được 15.000 đồng, nên Vân và Duyên đồng ý đi. Sến đã trả cho Yến 1.500.000 đồng và trả cho Hương 1.000.000 đồng. Sau đó, Sến đã tổ chức cho Duyên và Vân hành nghề mại dâm, còn Hương làm phục vụ tại nhà Sến tại Trung Quốc.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 105/HSST ngày 21-11-2003, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang áp dụng các điểm a và d khoản 2 Điều 119; các điểm đ và g khoản 2 Điều 120; điểm p khoản 1 Điều 46 đối với Đinh Thị Hải Yến và Hoàng Thị Hương và Điều 50 Bộ luật hình sự, xử phạt: Phùng Thị Sến 06 năm tù về tội mua bán phụ nữ, 12 năm tù về tội mua bán trẻ em, tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội là 18 năm tù; Đinh Thị Hải Yến 06 năm tù về tội mua bán phụ nữ, 11 năm tù về tội mua bán trẻ em, tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội là 17 năm tù; Hoàng Thị Hương 05 năm tù về tội mua bán phụ nữ, 10 năm tù về tội mua bán trẻ em, tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội là 15 năm tù.

Ngày 24-11-2003 Phùng Thị Sến kháng cáo kêu oan. Ngày 29-11-2003, Sến có đơn kháng cáo kêu oan về tội mua bán trẻ em và xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 419/HSPT ngày 23-3-2004, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội giữ nguyên các quyết định của bản án hình sự sơ thẩm đối với Phùng Thị Sến.

Trong vụ án này, khi xem xét mức độ, tính chất hành vi phạm tội và hậu quả thấy rằng bị cáo Phùng Thị Sến là người có quốc tịch Trung Quốc, ý thức của bị cáo là tìm phụ nữ Việt Nam sang giúp việc và làm nghề mại dâm ngay tại quán ở khu vực cửa khẩu. Sau một thời gian ngắn bị cáo cũng đã cho những người bị hại trở về Việt Nam nên hậu quả được hạn chế. Tuy nhiên, Tòa án các cấp đã không áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự đối với Sến là thiếu sót.

Đối với Đinh Thị Hải Yến và Hoàng Thị Hương, do bị Phùng Thị Sến lôi kéo, phạm tội do hám lợi, chưa có tiền án tiền sự. Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm các bị cáo đều khai báo thành khẩn. Ngoài việc được áp dụng điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự các bị cáo cũng được áp dụng điểm a khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự như đối với Phùng Thị Sến.

Do các bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xem xét cho các bị cáo và do đó hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xử phạt các bị cáo Phùng Thị Sến, Đinh Thị Hải Yến và Hoàng Thị Hương là quá nghiêm khắc. Thiếu sót trong việc cân nhắc và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo.

Ví dụ 2

Từ tháng 3-1996 đến tháng 4-1997, khi còn là Tổ trưởng tổ kế toán cũng như khi được bổ nhiệm làm Cửa hàng trưởng cửa hàng thương nghiệp huyện Hàm Yên trực thuộc Công ty dịch vụ Miền núi và Dân tộc - Sở thương mại tỉnh Tuyên Quang, Lê Thị Nguyệt đã chỉ đạo Đỗ Thị Hồng (là Thủ quỹ) lập hai quyển sổ theo dòi, một quyển sổ theo dòi đúng quy định của Nhà nước, còn một quyển sổ tay để theo dòi các khoản vay nợ cá nhân. Nguyệt nói với Hồng và Hoàng Thị Thái (là Kế toán) cho Nguyệt ứng tiền trong quỹ của Cửa hàng 17 lần với số tiền là 27.250.000 đồng để sử dụng, nhưng chỉ ký vào sổ tay của Hồng với tư cách cá nhân. Đầu tháng 4-1997 thấy số nợ quá cao

không có khả năng trả và bị Thái và Hồng đòi nhiều lần nên Nguyệt nói với Thái, Hồng và Trần Thị Xuân (là Thủ kho) khi nào bán được muối thì cho Nguyệt vay nộp vào quỹ để giảm số nợ của Nguyệt xuống, nhưng vẫn báo cáo muối còn tồn trong kho. Ngày 08-4-1997, Thái, Hồng và Xuân đã bán 20 tấn muối trong kho được 14.000.000 đồng và trừ vào tiền nợ của Nguyệt trên sổ tay của Hồng còn lại là 13.250.000 đồng, nhưng vẫn báo cáo với Công ty là muối còn tồn chưa bán được. Từ tháng 6-1997 đến ngày 27-4-1998, Nguyệt tiếp tục 7 lần lấy tiền trong quỹ với số tiền là 5.350.000 đồng cũng bằng hình thức ký vào sổ tay của Đỗ Thị Hồng. Mặc dù đã lấy số tiền trên chi tiêu cho cá nhân, nhưng từ tháng 12-1996 đến khi bị phát hiện (tháng 6-1998), Nguyệt cùng với Thái, Hồng vẫn lập báo cáo với Công ty là tiền vẫn còn đủ trong quỹ.

Sau khi bán 20 tấn muối Nguyệt, Thái, Hồng và Xuân vẫn báo cáo còn tồn khống từ tháng 4-1997 đến tháng 5-1998. Đến tháng 6-1998 khi biết Công ty chuẩn bị kiểm tra Nguyệt đã chỉ đạo Xuân lập hóa đơn bán 20 tấn muối và ghi nợ tiền bán muối cho Nguyệt. Như vậy, Lê Thị Nguyệt đã lấy tổng số tiền

32.600.000 đồng từ quỹ của cơ quan chi tiêu cho cá nhân với sự giúp sức của Thái, Hồng và Xuân.

Ngoài ra, do nợ nần nhiều và cần có tiền để đầu tư khai thác vàng nên dù không có chức năng đi thu nhưng Nguyệt vẫn đến các quầy bán lẻ để thu tiền bán hàng với tổng số tiền là 15.930.000 đồng mà không báo cho Kế toán và Thủ quỹ để lập phiếu thu và nộp vào quỹ. với tất cả các hành vi trên Nguyệt đã chiếm đoạt của Cửa hàng số tiền là 48.530.000 đồng. Từ ngày 24- 7-1998 đến ngày 27-6-2001, Nguyệt đã trả cho Công ty toàn bộ số tiền mà Nguyệt đã chiếm đoạt.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 67/STHS ngày 26-6-2002, Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự (1985), các điểm b và p khoản 1 Điều 46, Điều 47 Bộ luật hình sự (1999), xử

phạt Lê Thị Nguyệt 05 năm tù về tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; áp dụng khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự (1985), các điểm b và p khoản 1 Điều 46 và Điều 60 Bộ luật hình sự (1999), xử phạt: Hoàng Thị Thái và Đỗ Thị Hồng mỗi bị cáo 03 năm tù về tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 04 năm; Trần Thị Xuân 02 năm tù về tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 03 năm.

Ngày 27-6-2002 Lê Thị Nguyệt kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 885/HSPT ngày 25-6-2003, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội giảm hình phạt cho Lê Thị Nguyệt xuống còn 03 năm tù về tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa.

Trong vụ án này khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ chú ý xem xét kháng cáo của Lê Thị Nguyệt và giảm hình phạt cho Nguyệt mà không cân nhắc giảm hình phạt cho các bị cáo khác không kháng cáo là không công bằng. Trong vụ án này, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên để xét xử phúc thẩm lại theo hướng xem xét cho Lê Thị Nguyệt được hưởng án treo và giảm hình phạt cho Hoàng Thị Thái, Đỗ Thị Hồng và Trần Thị Xuân, với lý do Toà án cấp phúc thẩm không xem xét giảm hình phạt cho các bị cáo không kháng cáo là không công bằng.

Ngược lại với việc áp dụng hình phạt quá nặng là áp dụng hình phạt quá nhẹ đối với người phạm tội khá phổ biến nhưng chưa khắc phục được. Những thiếu sót trong việc áp dụng hình phạt quá nhẹ, nguyên nhân không phải do Bộ luật hình sự quy định không rò ràng hay chưa có hướng dẫn, mà chủ yếu Thẩm phán đánh giá không đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, không xác định đúng các tình tiết giảm nhẹ hoặc chỉ chú ý đến các tình tiết giảm nhẹ mà không chú ý đến các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, không đánh giá đúng nhân thân người phạm tội.

Ví dụ 1

Trong sinh hoạt hằng ngày tại khu trọ, Nguyễn Anh Tuấn có mâu thuẫn trong sinh hoạt với các anh làm nghề điện nước là Mai Văn Định (sinh năm 1980), Ngô Văn Thân (sinh năm 1980) và Ngô Văn Giỏi (sinh năm 1977) nên Nguyễn Anh Tuấn đã phải chuyển khỏi nhà trọ về ký túc xá. Khoảng 21 giờ ngày 29-12-2007, Tuấn gọi điện cho Bành Quốc Thủy nhờ rủ thêm một số người nữa đến nhà nhóm thợ điện nước để trả thù. Thủy nhận lời và rủ thêm Nguyễn Duy Nam, Hoàng Sỹ Trung, Vũ Ngọc Anh và Nguyễn Quang Thành để giải quyết mâu thuẫn giúp Tuấn. Khoảng 20 giờ cùng ngày, Tuấn, Thủy, Nam, Thành, Trung, Ngọc Anh và Thành đi trả thù. Thủy phân công Trung, Nam, Thành, Ngọc Anh vào phòng anh Thân và anh Định đang nằm còn Thủy ở phòng ngoài. Sau khi thống nhất cả bọn xong, Thủy xông vào đâm 3,4 nhát vào người anh Giỏi; Trung cầm dao (dài 19 cm, rộng 1,5 cm) vào trước nhảy lên giường đâm anh Thân một nhát vào ngực rồi quay sang đâm anh Định 2 đến 3 nhát; Nam cầm dao (dài 19,8 cm, rộng 2,65 cm) đâm anh Thân; Ngọc Anh và Thành cầm chai nước đập vào đầu anh Định và anh Thân. Do đâm mạnh nên dao của Nam bị gẫy cán và Nam vứt dao lại tại hiện trường còn dao của Trung bị cong; Trung tiếp tục cầm vỏ chai bia ở đầu giường đánh anh Định, Nam dùng tay, chân đánh anh Định và anh Thân. Khi Thủy hô "anh em chạy đi" thì tất cả bỏ chạy ra đường Trương Định và gọi taxi về nhà trọ. Sáng hôm sau Thủy, Trung, Nam và Ngọc Anh đi xe ô tô về Quảng Ninh.

Các anh Ngô Văn Thân, Mai Văn Định và Ngô Văn Giỏi được đưa đi cấp cứu nhưng anh Thân đã bị tử vong; anh Mai Văn Định và anh Ngô Văn Giỏi bị thương nhẹ và từ chối giám định tỷ lệ thương tật.

Trong vụ án này, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã xử phạt Hoàng Sỹ Trung tử hình, Bành Quốc Thủy bị xử phạt tù chung thân,

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí