Quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 7

số trường hợp CQĐT còn chưa đảm bảo thời hạn đăng ký bào chữa theo quy định của pháp luật. CQĐT còn gây khó khăn cho việc thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa và chưa đảm bảo đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. Mặc dù luật đã quy định rò các giấy tờ cần có để thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa nhưng trong một số trường hợp CQĐT còn yêu cầu người bào chữa phải nộp thêm một số giấy tờ, thủ tục khác như giấy đăng ký của tổ chức hành nghề, chứng chỉ hành nghề luật sư, hợp đồng dịch vụ pháp lý. Đây là tình trạng phổ biến đã xảy ra và được ghi nhận ở những địa phương khác trong cả nước.

Thực tiễn cho thấy người bị bắt, người bị tạm giữ không được đảm bảo quyền bào chữa nhanh chóng kịp thời đúng theo quy định của pháp luật. Qua khảo sát trên thực tế thời gian qua, tác giả nhận thấy hầu như ở các địa phương của tỉnh Bình Dương nói riêng và trên cả nước nói chung, người bào chữa thường gặp khó khăn, chưa có trường hợp nào được sắp xếp ổn thỏa. Thậm chí một số trường hợp ở tỉnh Bình Dương cơ quan có thẩm quyền chưa đảm bảo tốt quyền bào chữa cho người bị buộc tội như gây khó khăn cho người bào chữa tiếp xúc với người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, điển hình như trong vụ án sau:

Ngày 09/8/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Hồng Khanh (sinh năm 1967) về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Cùng ngày, Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Dương phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Hồng Khanh. Ông Nguyễn Hồng Khanh từng làm Trưởng phòng Tài chính UBND huyện Bến Cát (cũ), sau đó giữ chức Phó chủ tịch đến Chủ tịch UBND thị xã Bến Cát, Bí thư thị xã Bến Cát và sau đó được điều về Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Dương. Ngày 10/8/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương thi hành quyết định bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Hồng Khanh tại phường 3, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Khi bị khởi tố, bắt giam, ông Khanh là Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Dương. Hai ngày sau khi bị bắt,ông Khanh đã thông qua ĐTV nhắn tới gia đình mời luật sư bào chữa, và chỉ làm việc khi có luật sư bào chữa có mặt chứng kiến. Nhận được giấy yêu cầu luật sư bào chữa của vợ ông Nguyễn Hồng Khanh, Luật sư Nguyễn

Văn Q đã nộp đầy đủ hồ sơ về việc đăng ký người bào chữa ông Nguyễn Hồng Khanh theo luật định.

Ngày 15/8/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã có thông báo đăng ký người bào chữa cấp cho luật sư Nguyễn Văn Q. Ngày 16/8/2018, tại Trại giam Bến Lớn tỉnh Bình Dương, luật sư Q đăng ký gặp bị can Nguyễn Hồng Khanh. Sau khi làm thủ tục, cán bộ trại giam thông báo: “Điều tra viên không đồng ý cho luật sư tiếp xúc bị can Nguyễn Hồng Khanh, luật sư Q cần gặp lại Điều tra viên để liên hệ vì đối với trường hợp ông Khanh có văn bản không cho luật sư gặp bị can khi không có mặt Điều tra viên. Do đó, Ban giám thị Trại giam Bến Lớn không làm thủ tục cho phép gặp”. Tuy nhiên, lý do từ chối không có văn bản trả lời cho người bào chữa.

Luật sư Nguyễn Văn Q đã gửi nhiều khiếu nại, kiến nghị Thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương; Viện trưởng VKS nhân dân tỉnh Bình Dương; Ban giám thị Trại giam Bến Lớn phải trả lời rò lý do không cho luật sư thăm gặp, tiếp xúc với bị can Nguyễn Hồng Khanh trong quá trình điều tra vụ án. Đồng thời luật sư cũng kiến nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam bảo vệ quyền hành nghề của luật sư để có kiến nghị đến các cơ quan chức năng, yêu cầu Cơ quan tố tụng tỉnh Bình Dương cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật tố tụng và Luật Luật sư trong quá trình giải quyết vụ án này. Luật sư Q cho biết, đã 03 lần làm việc và đã khiếu nại CQĐT và Thủ trưởng cơ sở giam giữ nhưng chưa được trả lời.

- Ở một số địa phương trên địa bàn của tỉnh Bình Dương thời gian vừa qua vẫn còn tình trạng cơ quan có thẩm quyền chưa quan tâm, xem xét và giải quyết khi người bị buộc tội, người thân thích của họ thực hiện một số quyền trong giai đoạn khởi tố, điều tra dẫn đến phải kéo dài thời hạn giải quyết, thẩm chí vụ án bị Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Điển hình như các vụ án sau:

Vụ án 1:

Theo hồ sơ vụ án, vào khoảng 19 giờ ngày 12/11/2019, do có mâu thuẫn trước đó, Phạm Huy Hoàn gọi điện thoại cho Trần Thanh Tuấn đến một quán bia lạnh tại thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương để nói chuyện. Uất ức vì

Hoàn nhiều lần trực tiếp đe dọa giết vợ sắp cưới của mình (Vũ Thị Thùy Linh), nên Tuấn cầm theo con dao loại dùng để gọt trái cây, củ quả để sẵn phía ngoài rồi bước vào quán gặp Hoàn. Tuấn yêu cầu Hoàn ra ngoài nói chuyện nhưng Hoàn không đồng ý. Sau đó, Tuấn quay ngược ra ngoài rút dao để sẵn rồi chạy vào quán chém 1 nhát, Hoàn đưa tay phải lên đỡ thì bị trúng vào cánh tay, thấy Tuấn tiếp tục trở sóng dao chém tiếp nên Hoàn bỏ chạy. Cùng lúc đó, Nguyễn Tấn Thái, Huỳnh Mạnh Hùng thấy Hoàn bị đánh nên cầm ghế nhựa đuổi theo. Vì trước đó Hoàn đã nhiều lần có lời lẻ xem thường cả hai. Thái cầm ghế nhựa đánh 1 cái vào ngực Hoàn nhưng không gây thương tích. Hùng cầm ghế nhựa ném về phía Hoàn nhưng không trúng.Biết hành vi sai trái của mình, ngày hôm sau Tuấn đã chủ động gặp Hoàn để xin lỗi. Hoàn đồng ý tha lỗi cho Tuấn và từ chối nhận tiền thuốc thang. Đến ngày 15-11-2019, sau 3 ngày vụ hỗn chiến xảy ra, Công an Thị trấn Phước Vĩnh đã đưa Phạm Huy Hoàn đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương để điều trị vết thương. Bệnh viên Đa khoa tỉnh Bình Dương xác nhận bằng Giấy Chứng nhận thương tích số 2781/CN rằng Hoàn bị đứt cơ tam đầu cánh tay phải, gãy hở một mảnh xương đầu dưới xương cánh tay phải, chấn thương đầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Căn cứ Giấy chứng nhận thương tích và “đơn yêu cầu khởi tố hình sự của bị hại Phạm Huy Hoàn” Cơ quan Cảnh sát Điều tra- Công an huyện Phú Giáo đã ra quyết định Trưng cầu Giám định Pháp y tại Trung tâm Giám định Pháp y tỉnh Bình Dương. Kết quả giám định thương tích số 540/2019/GĐPY ngày 26/11/2019 Phạm Huy Hoàn bị tổn thương cơ thể 11%, vừa đủ ở mức tối thiểu để khởi tố hình sự tội Cố ý Gây thương tích!

Tuy nhiên, bị can và gia đình bị can Trần Thanh Tuấn cho rằng kết quả giám định pháp y với tỷ lệ thương tích 11% cơ thể là quá cao và không đúng với thực tế, vì toàn bộ diễn biến đã được camera tại quán ghi lại.Chính vì vậy, bị can và gia đình bị can đã làm đơn xin giám định lại, nhưng đề nghị của gia đình bị can đã không được đáp ứng.

Quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 7

Tại phiên tòa ngày 28/9/2020, đại diện VKSND huyện Phú Giáo đã đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Trong khi đó, luật sư bào chữa cho bị

can cũng yêu cầu Hội đồng xét xử trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì lời khai của bị cáo và người bị hại có nhiều mâu thuẩn nhưng chưa được đối chất.

Mặt khác, bị cáo có đơn yêu cầu giám định lại thương tích của người bị hại nhưng chưa được cơ quan tố tụng giải quyết. Đồng thời, làm rò vết thương trên đầu của bị hại có phải do bị cáo gây ra hay không; thực nghiệm điều tra để xác định sự thật khách quan, có đồng phạm trong vụ án hay không.

Từ những căn cứ trên, TAND huyện Phú Giáo đã ra quyết định trả hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm đối với bị cáo Trần Thanh Tuấn, bị truy tố về tội “cố ý gây thương tích” cho VKSND huyện Phú Giáo để điều tra bổ sung.

Trong vụ án này ở giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án người bị buộc tội và gia định người bị buộc tội đã yêu cầu CQĐT trưng cầu giám định lại nhưng đề nghị của họ không được chấp nhận. Nếu CQĐT có thẩm quyền xem xét và đảm bảo tốt quyền này của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự thì sẽ không dẫn đến việc Tòa án phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung để giám định lại tỷ lệ thương tật. Việc giải quyết vụ án kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.

Vụ án 2:

Theo hồ sơ, năm 2011, bà Nguyễn Thị Thủy (ngụ thị xã Tân Uyên, Bình Dương) cho ông Trần Minh (ngụ TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) vay 13,5 tỉ đồng, thời hạn vay là ba tháng. Đến hẹn, ông Minh không trả nên bà Thủy khởi kiện ra tòa để đòi tiền. Sau đó, TAND TP Thủ Dầu Một ban hành quyết định thỏa thuận giữa các đương sự có nội dung ông Minh có trách nhiệm hoàn trả cho bà Thủy 13,5 tỉ đồng và quyền yêu cầu cơ quan thi hành án (THA) thi hành quyết định. Bà Thủy làm giấy ủy quyền cho ông Nguyễn Hoàng Khanh thực hiện tất cả công việc THA. Sau đó, cơ quan THA cho rằng ông Minh không có tài sản để thi hành thỏa thuận trên.

Ông Khanh đã làm đơn tố cáo cho rằng ông D. (Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, em vợ ông Minh) đã can thiệp khiến cơ quan THA nể nang, không tích cực xác minh tài sản để tổ chức THA.

Ngày 12/1/2018, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Đến ngày 9/5/2018, VKSND tỉnh Bình Dương ra quyết định hủy quyết định khởi tố bị can của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương. Ông D. có đơn yêu cầu làm rò nội dung đơn tố cáo của ông Khanh. Vì vậy, cơ quan công an tiếp tục điều tra lại vụ án và ra kết luận điều tra bổ sung.

Tuy nhiên, kết luận điều tra lần này bị VKS trả lại để điều tra bổ sung. Hơn một năm sau, công an có kết luận bổ sung cho rằng ông Khanh lợi dụng sự ủy quyền của bà Thủy trong giải quyết vụ án đã soạn đơn và gửi nhiều nơi, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín của ông D. Hành vi của ông Khanh không gây thiệt hại về vật chất nhưng gây sự hiểu lầm, ảnh hưởng xấu đến danh dự của ông D. Hành vi trên của ông Khanh đủ dấu hiệu cấu thành tội vu khống.

Sau khi có kết luận, cơ quan CSĐT chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố. Tuy nhiên, VKSND tỉnh Bình Dương ra quyết định trả hồ sơ cho cơ quan CSĐT để điều tra bổ sung lần hai. Từ đó, vụ án đã bị “ngâm” hơn một năm nay.

Ông Khanh cho biết: “Đại diện VKS ghi nhận nội dung khiếu nại về vụ án kéo dài quá lâu đã vi phạm tố tụng và từ khi vụ án được khởi tố, tôi không hề nhận được các quyết định thông báo nào của cơ quan tố tụng. Sau buổi làm việc, đại diện VKS thông báo sẽ chuyển nội dung làm việc cho Công an tỉnh Bình Dương để giải quyết, trả lời”.

Trước đó, VKSND Tối cao, Thanh tra Bộ Công an có phiếu chuyển đơn yêu cầu VKSND tỉnh Bình Dương giải quyết rò nội dung khiếu nại của ông Khanh về việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can không khách quan, vi phạm tố tụng về thời gian điều tra kéo dài.

Ngày 29/9/2020, ông Nguyễn Hoàng Khanh (ngụ Bình Dương) cho biết vừa làm việc với VKSND tỉnh Bình Dương về việc ông bị khởi tố bị can gần ba năm nay nhưng vụ án vẫn chưa được giải quyết. Gần hai năm nay, ông cũng không hề nhận được thông báo của cơ quan công an.

- Hạn chế trong việc đảm bảo không bị bắt, tạm giam tùy tiện.Theo quy định của pháp luật hiện hành, không nhất thiết phải tạm giữ đối với mọi đối tượng như phạm tội quả tang, tự thú, đầu thú,bị bắt theo lệnh truy nã… tuy nhiên trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền vẫn lạm dụng việc tạm giữ nên tỷ lệ người bị buộc tội bị tạm giam chiếm tỷ lệ khá cao. Cụ thể đối với người phạm tội thực hiện tội phạm bị bắt khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang nhưng họ không có dấu hiện bỏ trốn, không có dấu hiệu cản trở hoạt động điều tra, có nơi cư trú rò ràng, tình tiết phạm tội đơn giản, hành vi phạm tội ít nghiêm trọng. Nhìn chung trong quá trình điều tra vụ án, khi đề nghị VKS phê chuẩn quyết định tạm giam, đa số các trường hợp trong công văn yêu cầu đều ghi căn cứ chung chung như “để đảm bảo cho công tác điều tra, xử lý”, “thấy rằng cần thiết phải tạm giam bị can, không để bị can trốn”, “không để bị can tiếp tục phạm tội”… mà ít đưa ra những căn cứ cụ thể, chính là sợ trách nhiệm khi bị can bỏ trốn.

Tình trạng tạm giam là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Tòa án ngại tuyên không có tội, mà thường trả hồ sơ để điều tra bổ sung để CQĐT hoặc VKS bằng cách này hay cách khác đình chỉ điều tra. Tạm giam nhiều cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ người bị kết án phạt tù giam trên địa bàn khá cao. Mặc dù có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự được hưởng án treo hoặc áp dụng các hình phạt khác như cải tạo không giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo…Trong những trường hợp này, theo hướng dẫn của TANDTC thì Tòa án xử phạt tù với thời hạn bằng thời hạn bị cáo đã bị tạm giam. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của người bị kết án, bởi vì hậu quả pháp lý của người bị phạt tù giam và phạt tù cho hưởng án treo là khác nhau.

- Hạn chế, bất cập trong việc đảm bảo một số quyền của người bị buộc tội dưới 18 tuổi trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Trong thời gian qua việc bảo đảm một số quyền đặc thù đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự trên địa bàn của tỉnh Bình Dương cũng còn tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định. Cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn của tỉnh Bình Dương chưa đảm bảo thực hiện tốt quyền giữ bí mật thông tin cá nhân của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi. Nhiều trường hợp những thông tin, hìnhảnh

cá nhân của người bị buộc tội trong gia đoạn khởi tố, điều tra được báo chí đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin, đại chúng. Ví dụ: Chiều 2/12 năm 2020 , Công an TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đang tạm giữ nhóm đối gồm Châu Phú Quý, Kiều Trần Trung Hiếu (quê Kiên Giang), Nguyễn Quốc An (quê Trà Vinh), Nguyễn Khánh Sơn và Mai Chí Dũng (quê An Giang) để điều tra hành vi “Giết người”. Các đói tượng này chỉ mới 15-18 tuổi nhưng thông tin, hình ảnh cá nhân được đăng tải công khai trên trang báo điện tử.Thời hạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Dương thời gian qua vẫn được tiến hành theo thủ tục tố tụng chung mà chưa được các cơ quan có thẩm quyền đẩy nhanh tiến độ giải quyết để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội dưới 18 tuổi. Đây cũng là tình trạng chung của các địa phương khác trong cả nước. Nguyên nhân là pháp luật chưa quy định riêng về thời hạn khởi tố, điều tra đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi, trong khi khối lượng và áp lực công việc của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ngày càng tăng.

2.1.3 Nguyên nhân

Những bất cập, hạn chế trong hoạt động thực tiễn đảm bảo quyền con người của người bị buộc tội tại tỉnh Bình Dương có nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau:

- Nguyên nhân từ những hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố và điều tra vụ án hình sự.

Một là, về quyền của người bị tạm giữ tại Điều 50 BLTTHS năm 2015 quy định người bị tạm giữ là một chủ thể có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhưng tại Điều 59 BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể về các quyền của người bị tạm giữ lại không quy định quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cho chủ thể này.

Hai là, về quyền bào chữa của người bị buộc tội tại Điều 58, 59, 60 quy định chưa hoàn thiện. Cụ thể, tại các Điều luật này quy định người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, người khác bào chữa cho mình. Tuy nhiên, bên cạnh quyền tự bào chữa, nhờ người khác bào chữa theo quy

định tại Điều 76 BLTTHS năm 2015 người bị buộc tội còn được quyền chỉ định người bào chữa. Do vậy, quy định về quyền bào chữa tại các Điều58, 59, 60 BLTTHS năm 2015 còn chưa đầy đủ.

Ba là, quyền được bồi thường thiệt hại trong hoạt động khởi tố, điều tra là quyền quan trọng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Quyền này được ghi nhận dưới dạng nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự tại Điều 31 BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên, trong các điều luật cụ thể quy định về quyền của người bị buộc tội lại chưa có quy định cụ thể về quyền này cho người bị bắt, tạm giữ, bị can. Việc không quy định quyền này trong các điều luật cụ thể sẽ dẫn đến người bị buộc tội không được cơ quan có thẩm quyền thông báo, giải thích về quyền này trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền này của người bị buộc tội.

Bốn là, quy định về quyền bào chữa của người bị buộc tội trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại 74 BLTTHS năm 2015“trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng VKS quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra”. Quy định này đã làm hạn chế sự tham gia của người bào chữa, không đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội, không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong việc đảm bảo quyền bào chữa cho người bị buộc tội.

Năm là,hạn chế trong quy định về thủ tục đăng ký bào chữa làm chậm trễ khả năng thực hiện quyền của người bị buộc tội. Người bào chữa sẽ không thể tham gia ngay từ đầu đối với hoạt động lấy lời khai, hỏi cung bị can. Chẳng hạn tại 114 và Điều 183 BLTTHS năm 2015 quy định ngay sau khi bắt người, khởi tố bị can CQĐT phải lấy lời khai, hỏi cung ngay. Trong khi người bào chữa tuy được luật quy định tham gia từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi khởi tố bị can nhưng muốn tham gia tố tụng người bào chữa phải thực hiện thủ tục đăng ký mà thời hạn đăng ký là trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo quy định. Như vậy sẽ dẫn đến trường hợp người bào chữa không thể tham gia một số lần lấy lời khai, hỏi cung bị can để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Việc quy định chưa hợp lý dẫn đến thủ tục đăng ký bào chữa gây

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022