Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An - 2


Bảng 1.1: Những biểu hiện của một khoản nợ có vấn đề và một chính sách cho vay kém hiệu quả 23

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của BIDV Tràng An giai đoạn 2016 – 2020 45

Bảng 2.2: Cho vay t ại BIDV Tràng An giai đoạn 2016-2020 48

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh c ủa BIDV Tràng An từ 2016-2020 50

Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng theo thời gian tại BIDV Tràng An từ 2016-2020 55

Bảng 2.5: Bảng dư nợ theo ngành kinh tế từ 2016-2020 tại BIDV Tràng An 56

Bảng 2.6: Phân chia nợ theo nhóm từ năm 2016-2020 tại BIDV Tràng An 59

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn từ năm 2016-2020 tại BIDV Tràng An 60

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn của một số chi nhánh BIDV tại Hà Nội từ năm 2016-2020 61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Bảng 2.9: Nhóm nợ theo tuổi nợ 71

Bảng 2.10: Nhóm nợ theo tuổi nợ, cơ cấu nợ của khoản vay 71

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An - 2

Bảng 2.11: Bảng xếp hạng Khách hàng 72

Bảng 2.12: Bảng Chính sách tín dụng theo mức độ rủi ro Khách hàng 74


DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1.1 Mô hình thứ nhất về tổ chức quản trị rủi ro tín dụng 21

Hình 1.2 Mô hình thứ hai về tổ chức quản trị rủi ro tín dụng của NHTM 22

Hình 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Tràng An 43

Hình 2.2. Nguồn vốn huy động của BIDV Tràng An giai đoạn 2016 – 2020 44

Hình 2.3. Tình hình dư nợ của BIDV Tràng An giai đoạn 2016 – 2020 47

Hình 2.4. Quy trình ho ạt động tín dụng tại BIDV Tràng An 53

Hình 2.5: Dư nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV Tràng An từ 2016-2020 58

Hình 2.6: Quy trình phân loại nợ của BIDV Tràng An 72

Hình 2.7: Tỷ nợ dư nợ có tài sản bảo đ ảm từ 2016-2020 tại BIDV Tràng An 77


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh có vai trò quan trọng và mang lại nguồn thu nhập lớn cho NHTM. Trong các hoạt động tín dụng, cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, nó luôn gắn liền với rủi ro nên đòi hỏi công tác quản trị RRTD cần được chú trọng để kiểm soát tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước với các ngân hàng thương mại nước ngoài, mà cụ thể là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết.

Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An (BIDV Tràng An), ban lãnh đạo chi nhánh cũng đã quan tâm đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh đã thực hiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trước, trong và sau khi cho vay. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2019-2020, nợ quá hạn của Chi nhánh có xu hướng tăng cao qua các năm, và hiện tại đang ở mức báo động, tỷ lệ nợ quá hạn hiện tại trên 8%, trong tổng nợ quá hạn có đến 95% là nợ quá hạn của đối tượng khách hàng khách hàng. Từ những số liệu trên cho thấy, BIDV Tràng An hiện đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng. Chính vì vậy, một trong những vấn đề quan trọng tại BIDV Tràng An là tìm ra giải pháp để kiểm soát nợ xấu, nợ quá hạn.

Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết. Do vậy, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

– Chi nhánh Tràng An”.


2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài


Quản trị RRTD là một trong những vấn đề hết sức phức tạp nhưng rất cấp thiết đối với mọi ngân hàng và luôn được quan tâm đặc biệt. Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, cụ thể là một số công trình tiêu biểu sau đây:


Nguyễn Danh Lam (2019), QTRR tín dụng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng, Đại học Thương Mại. Trong nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về RRTD tại NHTM. Tác giả đã nêu được những khái niệm về RRTD, khái niệm về hạn chế RRTD; những chỉ tiêu đánh giá hạn chế RRTD của NHTM. Về các giải pháp thì ngoài các giải pháp cơ bản đã đề cập đến việc xây dựng và áp dụng các công cụ cảnh báo, đo lường RRTD theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, hạn chế của đề tài là tác giả đi sâu vào quy trình tín dụng và phân tích RRTD chủ yếu tại khâu khởi tạo hồ sơ, kiểm tra, đề xuất và xử lý nợ. Tác giả chưa đánh giá chi tiết các nguyên nhân khác tác động đến RRTD như: đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, chất lượng chuyên môn của cán bộ tín dụng, sự mất cân đối trong cung cấp thông tin của KH vay.

Nguyễn Thị Thu Hiền (2019), QTRR tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng, Đại học Thương mại. Tác giả đã tiếp cận vấn đề về nội dung qua 4 bước cụ thể của QTRRTD là nhận diện, đo lường, ứng phó và kiểm soát RRTD. Tác giả đã xây dựng được các tiêu chí khá rõ để đánh giá việc QTRRTD. Qua phân tích cho thấy QTRR trong tầm kiểm soát mang lại những lợi ích cho NH và đưa ra giải pháp đối phó phù hợp với rủi ro. Tác giả cũng đã chỉ ra những mặt hạn chế trong công tác QTRRTD và biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, các giải pháp mà tác giả đưa ra chưa đề cập đến việc hoàn thiện công tác đo lường RRTD theo hướng lượng hóa rủi ro một cách cụ thể và hoàn thiện việc theo dõi cơ cấu và chất lượng tổng thể danh mục đầu tư tín dụng.

Nguyễn Thị Mỹ Tâm (2015), QTRR tín dụng tại NHTMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế & QTKD – Đại học Thái Nguyên. Tác giả cho rằng quản lý danh mục tín dụng DN theo mức độ rủi ro KH là cách thức đảm bảo cho NH duy trì chất lượng hoạt động tín dụng. Để làm tốt công việc này, NH cần tập trung xây dựng hệ thống xếp hạng chấm điểm KH và ước tính tổn thất RRTD. Đồng thời, việc xây dựng danh mục theo kế hoạch cũng là phương thức giúp NH quản lý được danh mục tín dụng của mình. Đối với các NH mà đối tượng phục vụ chủ yếu là DN thì vấn


đề này càng trở nên cấp thiết bởi đặc trưng kinh doanh của đối tượng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cấp tín dụng của NH. Hạn chế của đề tài này là đề tài chưa tách tỷ trọng nợ xấu theo nhóm và ngành, qua đó cho thấy một số ngành thường xuyên có rủi ro đặc thù ngành để xây dựng giải pháp hạn chế rủi ro phù hợp.

Trần Đức Bình, (2015), Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Đông Hà Nội, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thương mại. Luận văn này dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và QTRR tín dụng, đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác QTRR tín dụng tại Agribank Đông Hà Nội, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng QTRR tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của Agribank Đông Hà Nội, tác giả đã đề xuất và kiến nghị Agribank, NHNN Việt Nam và Chính phủ để hỗ trợ cho sự tăng trưởng tín dụng bền vững.

Nguyễn Thị Thúy Ngân (2014), QTRR tín dụng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế & QTKD – Đại học Thái Nguyên. Qua việc phân tích thực trạng, tác giả đã phân tích khá chi tiết về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro và QTRR tại NHTM cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì. Qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường QTRRTD tại chi nhánh như tái cơ cấu bộ máy QTRRTD, xây dựng hệ thống kiểm soát các nguồn rủi ro phù hợp, giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi RRTD xảy ra... Điểm hạn chế của đề tài này là các chỉ tiêu phân tích chưa nêu rõ được yếu tố nào tác động đến RRTD và những kiến nghị với NHNN về cổ phần hóa NHTMCP Nhà nước không liên quan đến việc hạn chế RRTD tại NH mà tác giả nghiên cứu.

Qua quá trình đánh giá tổng quan các nghiên cứu và các tài liệu liên quan đến QTRR tín dụng của các NHTM, hệ thống các nghiên cứu đã góp phần hình thành một cơ sở lý thuyết khá đầy đủ và rõ ràng về khái niệm rủi ro tín dụng, QTRR tín dụng của các NHTM nhằm làm rõ bản chất, các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng và QTRR tín dụng; Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, QTRR tín dụng của mỗi ngân hàng, từ đó tổng quát, nhận dạng các loại rủi ro tín dụng ở


NHTM và đánh giá những hạn chế của công tác này trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường QTRR tín dụng tại mỗi ngân hàng.

Các công trình nghiên cứu trước đây đã tạo cơ sở lý luận cơ bản liên quan đến QTRR tín dụng như khái niệm, quy trình QTRR tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến QTRR tín dụng, … Tuy nhiên, mỗi công trình lại hướng đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau nên không thể áp dụng các giải pháp của những công trình nghiên cứu trước đây để hoàn thiện QTRR tín dụng tại BIDV Tràng An. Thêm vào đó, chưa có công trình nghiên cứu nào về QTRR tín dụng tại BIDV Tràng An trong giai đoạn 2019-2020 được công bố. Chính vì vậy, đề tài thể hiện tính mới và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


3.1. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện QTRR tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Để hoàn thành mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về QTRR tín dụng tại NHTM.

- Phân tích, đánh giá thực trạng QTRR tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QTRR tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hoạt động QTRR tín dụng tại NHTM.


4.2 Phạm vi nghiên cứu


+ Về nội dung nghiên cứu: Hoạt động QTRR tín dụng trong cho vay theo quy trình QTRR: nhận diện rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng.

+ Về không gian nghiên cứu: Hoạt động QTRR tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An.

+ Về thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.


5. Phương pháp nghiên cứu


5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu


Trong luận văn, các dữ liệu thứ cấp được sử dụng, thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Tràng An trong giai đoạn 2016-2020; Tài liệu báo cáo thường niên năm các năm từ 2016 đến năm 2020 và các văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống BIDV. Các tài liệu lý thuyết và thực tiễn từ các sách giáo trình, nghiên cứu tương tự về đề tài, các văn bản pháp lý, các bài báo đăng tải trên các trang web… cũng được sử dụng trong luận văn.

Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn chủ yếu thu thập bằng phương pháp đọc và tổng hợp tài liệu, nghiên cứu tại bàn.

5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu


Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin liên quan tới nội dung đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp thống kê tổng hợp: Được sử dụng để sắp xếp, tổng hợp dữ liệu sơ cấp thu thập được một cách khoa học nhất, phục vụ cho quá trình phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại BIDV Tràng An.

Phương pháp so sánh: Được sử dụng cho quá trình phân tích kết quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại BIDV Tràng An. Từ đó có thể đưa ra những đánh giá chính xác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại BIDV Tràng An giai đoạn 2016 đến 2020.

Phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích và đánh giá những thành công cũng như những tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại


BIDV Tràng An nhằm đề ra các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại BIDV Tràng An.

6. Kết cấu luận văn



mại

Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương


Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư

và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 21/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí