Triển Vọng Và Định Hướng Phát Triển Của Vietinbank – Chi Nhánh Vân Đồn Đến Năm 2025


nhánh lại giảm tỷ trọng dư nợ đối với đối tượng này, tỷ trọng còn 35%, cụ thể năm 2017 giảm: 23.997 tỷ đồng so với 2016 (giảm 12%).









Kết luận chương 2

Tóm lại, việc mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh, thu hồi nợ xử lý rủi ro, nợ xấu của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn hiện nay là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu. Để làm được điều này, Ngân hàng cần tìm hiểu những đặc thù của từng loại hình kinh doanh của khách hàng, những vấn đề tồn tại trong hoạt động cấp tín dụng và nguyên nhân của những tồn tại trên.:

Chương 2 đã tập chung vào đánh giá hoạt động chính của VietinBank Vân Đồn trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn của chi nhánh để có được cái nhìn tổng thể về hoạt động trong giai đoạn 2015­2017. Tập chung chủ yếu vào hoạt động quản trị rủi rotín dụng: Công tác tăng trưởng, chất lượng tín dụng và xử lý nợ quá hạn. Rủi ro tín dụng năm 2015­2017 đánh giá là cao thông qua các chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, công tác thu hồi nợ còn chậm, tiếp tục phát sinh nợ quá hạn.


Nguy cơ của rủi ro này là rất lớn, mà nguyên nhân chủ yếu là định

hướng đầu tư tín dụng không phù hợp trong giai đoạn, chất lượng thẩm định

thấp, định giá tài sản cao, đầu tư nhiều vào một lĩnh vực.


Rủi ro tín dụng ngân hàng, ngoài những nguyên nhân khách quan,

thì nguyên nhân chủ quan của ngân hàng đóng vai trò lớn trong việc phát sinh rủi ro, qua việc tìm ra nguyên nhân, nguy cơ từ đó có những biện pháp tích cực để phòng ngừa và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Chương 3 luận văn sẽ tập trung đề xuất các giải pháp để khắc phục các nguyên nhân gây ra rủi ro để đảm bảo hoạt động hiệu quả của ngân hàng.


CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾTĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH VÂN ĐỒN.

3.1 Triển vọng và định hướng phát triển của VietinBank – Chi nhánh Vân Đồn đến năm 2025

3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh đến năm 2025

VietinBank Vân Đồn là chi nhánh cấp I phụ thuộc NHCTVN, là đơn vị hạch toán độc lập, có đội ngũ lao động được trẻ hoá qua các năm với trình độ đại học hoặc thạc sỹ, được đào tạo bài bản, chính quy, năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết. Hiện nay tại chi nhánh cán bộ trong độ tuổi Đoàn thanh niên là: 45/ 70 cán bộ, chiếm 64% lao động tại chi nhánh. Các lao động này trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm nữa sẽ là những cán bộ cứng, có kinh nghiệm, am hiểu thị trường, am hiểu hoạt động ngân hàng, tạo nên cơ sở nền tảng vững chắc về vấn đề con người tại Chi nhánh.

Với sự lớn mạnh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam như hiện nay, sẽ có những hỗ trợ rất lớn từ trụ sở chính cho các chi nhánh về vấn đề đào tạo cán bộ, công nghệ tiên tiến, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường, cải tiến phát triển gia tăng nhiều sản phẩm dịch vụ, gia tăng nhiều tiện ích, lợi ích cho khách hàng.

Ngoài việc góp phần phát triển kinh tế tại địa phương, trong những năm qua chi nhánh còn tham gia vào nhiều vào các công tác an sinh xã hội, từ thiện đã được Đảng, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể, người dân trên địa bàn hết sức ủng hộ. Vì vậy trong thời gian tới hứa hẹn sẽ được rất nhiều sự ủng hộ của Chính quyền và người dân trên địa bàn.

Triển khai thành công và có hiệu quả cao với mô hình Khối khách hàng tại chi nhánh (bao gồm khối: Khách hàng doanh nghiệp và khối Khách hàng bán lẻ) mà NHCTVN đang triển khai giai đoạn đầu ở các chi nhánh tại địa bàn TP Hà


Nội và TP Hồ Chí Minh, với mô hình này ngoài việc chính là cho vay, ngân hàng còn mở rộng thêm các dịch vụ giá trị gia tăng như: Chăm sóc khách hàng, tư vấn tài chính, tư vấn giao dịch, cung cấp tới khách hàng nhiều sản phẩm với nhiều tiện ích,… đem lại hiệu quả cao, qua đó nhằm từng bước nâng cao đời sống cán bộ, người lao động.

Phấn đấu xây dựng VietinBank Vân Đồn trở thành ngân hàng hiện đại có

phong trào thi đua sôi nổi, có các tổ

chức Đảng, chính quyền, đoàn thể

quần

chúng vững mạnh, đoàn kết, có đội ngũ nhân viên thành thạo nghiệp vụ, văn minh trong giao tiếp, có các chuyên viên giỏi trên các lĩnh vực nghiệp vụ, biết sử dụng thành thạo các dịch vụ ngân hàng hiện đại, là một chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn có các dịch vụ hoàn hảo, tiện nghi, hiện đại, thời gian nhanh chóng thuận tiện, có độ tin cậy cao với tất cả các đối tượng khách hàng.

Định hướng: Trong những năm tới VietinBank Vân Đồn tiếp tục củng cố vững chắc thị phần của mình, đồng thời mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, phát triển gắn liền với kiểm soát rủi ro, nâng cao công tác quản trị điều hành, phấn đấu mỗi năm tỉ lệ tăng trưởng bình quân với định hướng phát triển như sau:

+ Nguồn vốn tăng tối thiểu: 20%

+ Dư nợ thông thường tăng tối thiểu: 20%

+ Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ: dưới 3%

+ Lợi nhuận tăng tối thiểu: 30 %

+ Doanh thu dịch vụ đạt tối thiểu: 15% tổng doanh thu.


3.1.2. Mục tiêu cụ thể hoạt động kinh doanh năm 2018

Trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung đã được xác định, các kế hoạch kinh doanh của từng bộ phận như kế hoạch tài chính, kế hoạch Marketing, kế hoạch nhân sự,… được xây dựng và triển khai thực hiện nhưng vẫn đảm bảo


tính thống nhất về mục tiêu chiến lược trở thành chi nhánh VietinBank Bán lẻ tốp đầu trong hệ thống VietinBank, hoạt động đa năng – đa lĩnh vực dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên thân thiện và tinh thần trách nhiệm cao.


Bảng 3.1 Mục tiêu năm 2018 của VietinBank ­ Chi nhánh Vân Đồn

Bảng 3.1 Mục tiêu năm 2018 của VietinBank ­ Chi nhánh Vân Đồn‌

Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2018

Lợi nhuận trước thuế

7.200

Dư nợ cho vay khách hàng

600.000

Huy động tiền gửi khách hàng

900.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Vân Đồn - 14

(Nguồn kế hoạch kinh doanh VietinBank Vân Đồn năm 2018)


3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng trong thời gian tới

Trong giai đoạn 2015 ­ 2017, tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn vẫn có sự tăng trưởng, mặc dù nền kinh tế năm qua không khả quan, có nhiều biến động không thể biết trước. Sang năm 2018, Ngân hàng TMCP Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn có chủ trương tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động tín dụng như sau:

­ Với mục tiêu là giảm rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất. Tăng trưởng tín dụng đối với mọi thành phần kinh tế an toàn, hiệu quả, cho vay phải thu hồi được cả vốn gốc và lãi; lành mạnh hoá dư nợ tín dụng; Phân tích và đánh giá toàn diện về khách hàng để có giải pháp tổng thể trong hoạt động đầu tư tín dụng.

­ Tập trung tăng trưởng quy mô hoạt động bằng cách giao kế hoạch kinh

doanh cụ thể cho từng chi nhánh, phòng giao dịch, trong đó, phòng giao dịch phải đạt mức quy mô hoạt động tối thiểu.

­ Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; thực hiện các biện pháp cứng rắn để đốc thúc thu hồi nợ kết hợp với việc xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu tồn đọng từ năm trước.

3.1.4 Giải pháp chung để thực hiện


Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, thực hiện nghiêm túc cơ chế tín dụng của NHCT, đặc biệt là chú trọng các khâu thủ tục hồ sơ, quy trình cấp tín dụng, quản lý tín dụng, kiểm tra, kiểm soát tiền vay. Rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng, tập trung vốn đầu tư cho các khách hàng có tiềm lực tài chính, kinh doanh có hiệu quả đồng thời cương quyết giảm dư nợ đối với khách hàng kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ.

Đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng: Tăng tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản (tài sản bảo đảm phải có tính thanh khoản cao). Đẩy mạnh cho vay bằng ngoại tệ nhằm khai thác tối đa nguồn vốn ngoại tệ tại chỗ. Mở rộng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Chú trọng đầu tư các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ. Mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế.

Xây dựng lực lượng khách hàng chiến lược, có chính sách, cơ chế thích hợp đối với khách hàng có năng lực tài chính tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tín nhiệm đối với ngân hàng. Đồng thời thực hiện cho vay theo nguyên tắc thị trường và thương mại, cho vay và đầu tư phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả, bền vững.

Thường xuyên tổ chức học tập nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng đối với quá trình đầu tư tín dụng.

Chi nhánh phải có những biện pháp để xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu để đảm bảo tính an toàn và sinh lời cho hoạt động của ngân hàng như: xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng...Tăng cường các biện pháp thu hồi nợ quá hạn, nợ gia hạn. Thực hiện ngay một số nội dung như:


Rà soát lại các khoản nợ quá hạn, đánh giá từng khoản nợ, trên cơ sở đó đề ra kế hoạch và biện pháp xử lý cụ thể, tập trung cán bộ thu nợ, không để tình trạng nợ nần kéo dài. Thực hện phân công từng đồng chí trong ban lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo thu hồi nợ quá hạn, nợ ngoại bảng đối với từng khách hàng cụ thể. Giao chỉ tiêu cụ thể thu hồi nợ xấu cho từng cán bộ và có kiểm điểm đánh giá hàng tháng, hàng quý.

3.2. Những giải pháp nhằm nâng caotăng cường công tác quản trị hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank – Chi nhánh Vân Đồn.

3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức phòng ban theo định hướng quản lý rủi ro tín dụngThc hin đúng quy trình tín dng

Thực hiện đúng quy trình tín dụng, đủ các bước trong quy trình trên cơ sở tuân thủ các quy tắc cho vay sẽ giúp ngân hàng giảm được rủi ro đạo đức, hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Các CBTD nếu thực hiện đúng quy trình cho vay thì có thể đánh giá được rủi ro của khách hàng và khoản vay đó, từ đó có biện pháp để lường trước khi rủi ro xảy ra.

Rút kinh nghiệm từ vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, NHCT nên thận trọng đối với loại hình cho vay có TSBĐ là tiền gửi tiết kiệm, khi duyệt cho vay phải xác thực số dư tiền gửi, có mặt của chủ thể vay vốn hoặc người bảo lãnh để tránh trường hợp cán bộ tín dụng giả mạo chữ ký khách hàng đem tiền gửi tiết kiệm của khách hàng làm tài sản bảo đảm vay vốn ngân hàng, khi khoản vay có vấn đề thì người chịu thiệt thòi lại chính là khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín của NHCT.

Chi nhánh cần phân định rõ chức năng nhiệm vụ từng phòng cũng như cơ chế phối hợp giữa các phòng , tách bạch chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. Các phòng ban phải có mối quan hệ mật thiết trong việc đảm bảo chất lượng của khoản tín dụng. Xây

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2023