Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 31

Thực hiện mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành các vấn đề chính sau đây:

- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường, luận án đã làm rõ nội dung quản trị rủi ro tín dụng, các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.

- Đưa ra một số mô hình quản trị rủi ro tín dụng của Uỷ ban Basel, trực tiếp là Basel II, của một số ngân hàng tại Thailand, ANZ và một số mô hình khác có liên quan. Trên cơ sở đó Luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng đối với các NHTM Việt Nam.

- Nêu lên tổng quan hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng của NHNo&PTNT Việt Nam trong những năm gần đây, một NHTM có thị phần tín dụng lớn nhất, nhưng có tỷ lệ nợ xấu vào loại thấp trong hệ thống NHTM Việt Nam.

- Tập trung phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam trên các góc độ: mô hình quản lý tín dụng, các cơ chế chính sách quản lý tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, một số nội dung khác có liên quan.

- Đánh giá những ưu điểm, luận án cho rằng, quản trị rủi ro tín dụng đã làm cho nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam được kiểm soát chặt chẽ, góp phần làm cho lợi nhuận tăng bền vững, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam ổn định. Bên cạnh đó thì còn một loạt hạn chế, như mô hình chưa phù hợp, chất lượng cán bộ còn hạn chế, công nghệ ngân hàng áp dụng trong quản trị rủi ro tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu,… Tình trạng đó có nhiều nguyên nhân chủ quan từ chính NHNo&PTNT Việt Nam cùng các chi nhánh và các nguyên nhân khách quan từ môi trường của nền kinh tế cũng như các cơ quan quản lý, điều hành có liên quan.

- Sau khi nêu lên định hướng hoạt động kinh doanh và định hướng quản trị rủi ro tín dụng, các giải pháp được đề suất có tính logic, sát thực tiễn và có tính khả thi bởi vì nó xuất phát từ việc khắc phục những hạn chế, nguyên nhân chủ quan của NHNo&PTNT Việt Nam, trong đó tập trung vào quản trị điều hành, vào cán bộ, vào công nghệ, tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ,…

- Các kiến nghị được đề xuất chủ yếu dựa trên những nguyên nhân khách quan, tập trung vào hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay, điều hành chính sách tiền tệ, quản lý hoạt động ngân hàng, ….

Quản trị rủi ro tín dụng là một vấn đề rộng và phức tạp, đối với NHNo&PTNT Việt Nam thì càng phức tạp hơn. Trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu, luận án đã tham khảo nhiều đề tài và công trình nghiên cứu có liên quan, bám sát thực tiễn và phân tích thực tiễn trên nhiều góc cạnh khác nhau, với sự giúp đỡ của các Thầy hướng dẫn, các nhà khoa học. Tuy nhiên trong điều kiện có hạn không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Tác giả Luận án xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các nhà khoa học, của cơ sở đào tạo, của bạn bè, của cơ quan,…cũng như những ý kiến đóng góp chân thành.

Hy vọng rằng với việc ứng dụng một cách hiệu quả các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng nói trên sẽ giúp cho NHNo&PTNT Việt Nam phát triển vững mạnh hơn trên con đường hội nhập vào thị trường tài chính khu vực và thế giới .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 31


1. Nguyễn Tuấn Anh ( 2005), “ Phân biệt cho vay hộ gia đình và cá nhân xét trên khía cạnh pháp luật “, Tạp chí Khoa học Ngân hàng, Tháng 3/2005.

2. Nguyễn Tuấn Anh ( 2005), “Kinh nghiệm xử lý nợ thương mại nước ngoài của quốc gia bằng trái phiếu BRADY và vấn đề xử lý nợ xấu của các Ngân hàng Thương mại Việt nam”, Tạp chí Ngân hàng, Tháng 3/2005.

3. Nguyễn Tuấn Anh ( 2009), “Giảm thiểu rủi ro trong cho vay thông qua phát triển thị trường Bảo hiểm Nông nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Tháng 7/2009.

4. Nguyễn Tuấn Anh ( 2009), “Mối quan hệ giữa hoạt động của Ngân hàng Thươmg mại và tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Ngân hàng, Tháng 9/2009.

5. Nguyễn Tuấn Anh (2010), “ Huy động vốn của Ngân hàng Thương maị đang sôi động”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, Tháng 3/2010.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu Tiếng Việt

1. NHNN Việt Nam (các năm từ 2000 đến 2008), Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam, Hà Nội.

2. NHNN Việt Nam (các năm từ 2000 đến 2008), Báo cáo chuyên đề tín dụng, Báo cáo chuyên đề Thanh tra của NHNN Việt Nam, Hà Nội.

3. NHNN Việt Nam (2009), Báo cáo điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các năm 2000 – 2008 và 6 tháng đầu năm 2009; Hà Nội.

4. Bùi Thị Kim Ngân (2005), “Một số vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (số chuyên đề), Tr.29-33.

5. NHNN Việt Nam (các năm từ 2002 đến 2009), Hệ thống các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng, xuất bản hàng tháng, Hà Nội.

6. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Lê Văn Hùng (2007), “Rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng- nhìn từ góc độ đạo đức”, Tạp chí Ngân hàng, (16), Tr.33-35.

8. Quốc Hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1998), Luật NHNN Việt Nam và Luật các TCTD, NXB Pháp lý, Hà Nội.

9. Bộ Tài chính (2009), “Căn bệnh nợ xấu của NHTM”, Tạp chí Tài chính (5), Tr.20-22,28.

10. Quốc Hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật dân sự, NXB Pháp lý, Hà Nội.

11. Mishkin F.S. (1999), Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

12. NHNN Việt Nam (1996), Luật Ngân hàng Trung ương, Luật NHTM và TCTD một số nước trên thế giới”, Tài liệu tham khảo phục vụ cho xây dựng hai dự thảo Luật NHNN Việt Nam và Luật các TCTD, Hà nội.

13. NHNN Việt Nam (2007) “ Kỷ yếu hội thảo xử lý nợ xấu NHTM”, Hà Nội.

14. NHNo&PTNT Việt Nam (các năm từ 1994 đến 2010), Báo cáo thường niên, Hà Nội.

15. NHNo&PTNT Việt Nam (các năm từ 1994 đến 2010) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo hoạt động tín dụng, Hà Nội.

16. NHNo&PTNT Việt Nam (các năm từ 1994 đến 2010), Báo cáo công tác quản trị rủi ro tín dụng, Hà Nội.

17. NHNo&PTNT Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và Phòng ngừa trong rủi ro kinh doanh Ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội.

19. Tổng Cục Thống kê (các năm từ 2000 đến 2010), Niêm giám Thống kê, Hà Nội.

20. NHNN Việt Nam (từ 1998 đến 2010), Tạp chí Ngân hàng, Hà Nội.

21. Hiệp Hội Ngân hàng (từ 2000 đến 2010), Tạp chí Thị trường tài chính

Tiền tệ, Hà Nội.

22. Học Viện Ngân hàng (từ năm 2000 đến 2010), Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng, Hà Nội.

23. Trịnh Thanh Huyền (2007), “ Để Ngân hàng vươn ra biển lớn – Điều trị căn bệnh nợ xấu của NHTM”, Tạp chí Tài chính, (tháng 5) tr.20 – tr.28.

24. Rose P.S. (2004), Quản trị NHTM, NXB Tài chính, Hà Nội.

25. TS. Nguyễn Đức Thảo (2003), “Thực trạng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.

26. Trần Đình Định (2008), “Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam”, NXB Tư Pháp, Hà Nội.

27. Trần Đình Định (2008), “Những chuẩn mực, thông lệ quốc tế về và quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại”, NXB Tư Pháp, Hà Nội.

28. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống kê, Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh

29. Hempel G.H., Simonson D.G. (1999), “Bank Management Text and Cases”, Johnwiley & Son, Inc, Australia.

30. Thomas P.Fisch (2000) Dictionary of banking terms, Barron's Edutional, Inc, N.Y.

31. Timothy W. Koch (The Dryden Press, Hinsdale, Illinois, 1988 (first edition), 1992 (second edition), 1995, third edition and 2000, fourth edition), “Bank Management”,. University of South Carolina.

32. Anthony Saunders(1999), “Financial Institutions Management - A Modern Perspective”. The Mcgraw-Hill / Irwin Series in Finance, Insurance, and Real Estate, Hardcover.

Trang Web

33. www.sbv.gov.vn.

34. www.agribank.com.vn.

35. www.mof.gov.vn.

36. www.bot.gov.tl.

37. Một số trang WEB khác của các NHTM.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2022