Một Số Đánh Giá Về Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Anz:

rủi ro trong tương lai, các phương án và khả năng khắc phục của doanh nghiệp…[12]

Ba là, giám sát khoản vay

Công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường, trên cơ sở thông tin thu thập được để đánh giá xếp loại khách hàng và có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Tại Trụ sở chính có 2 bộ phận: bộ phận tác nghiệp và bộ phận tái xét. Bộ phận tác nghiệp giám sát sự thay đổi những rủi ro của từng khoản vay và có hành động thích ứng kịp thời nhằm đảm bảo tất cả các điều khoản và điều kiện của khoản vay phải được tuân thủ. Bộ phận tái xét: quy định cụ thể phương pháp tái xét phải thực thi theo quy định của NHTW Thái Lan. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng quản lý danh mục tín dụng, thường xuyên cập nhật các báo cáo kinh doanh cho danh mục tín dụng, báo cáo xếp hạng tín dụng, các khoản vay có vấn đề và danh mục khoản vay cần giám sát, khoản nợ không hoạt động.

Bốn là, thực hiện nguyên tắc cho điểm khách hàng

Các Ngân hàng Thái Lan hiện đang áp dụng cho điểm khách hàng để quyết định cho vay đối với khách hàng.

Hạng tín dụng được xếp loại theo các hạng từ AAA (chất lượng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao nhất), AA, A,BBB,… đến D (nguy cơ vỡ nợ). Hiện nay, các ngân hàng Thái Lan đang áp dụng việc cho điểm khách hàng theo các mô hình điểm số Z và mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng.

Năm là, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng

Tuỳ theo mức vốn vay, thẩm quyền phán quyết tín dụng được phân cấp cho giám đốc chi nhánh, hoặc trình hội đồng tín dụng, hội đồng quản trị,…

Ngoài những vấn đề quan trọng nói trên, các ngân hàng Thái Lan đều rất coi trọng việc cập nhật hiểu biết nghề nghiệp cho nhân viên ngân hàng, liên tục đào tạo theo từng loại công việc, để nâng cao trình độ, kỹ năng, tạo

khả năng thực thi độc lập nhiệm vụ được phân công. Các ngân hàng đều áp dụng Sổ tay tín dụng cho các ngân hàng thương mại và có chính sách cho vay riêng đối với các lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản.

1.3.2. Kinh nghiệm của Tập đoàn Ngân hàng ANZ

1.3.2.1. Khung quản trị rủi ro tại ANZ [12]

Rủi ro tín dụng chiếm 43% tổng số rủi ro tại ANZ. Trong con mắt của các nhà quản lý ngân hàng, quản lý RRTD là yếu tố then chốt để đạt được các mục tiêu của hoạt động cho vay: Tăng trưởng tốt với mức lợi nhuận tương ứng. Vì vậy, ANZ có một khung quản lý rủi ro hợp lý với cách tiếp cận có cơ cấu và nguyên tắc để đạt được mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận này. Trong chính sách của ANZ, khung quản lý rủi ro được đặt lên hàng đầu và tập trung vào "chính sách, con người, kỹ năng, tầm nhìn, giá trị, tính tập trung và số dư danh mục tín dụng". Để đảm bảo quyết định tín dụng được chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản lý rủi ro ở ANZ chia làm 2 bộ phận: Bộ phận 1: Business Unit - Bộ phận kinh doanh và quan hệ khách hàng - làm nhiệm vụ quản lý quan hệ khách hàng và định giá đối với từng loại khách hàng, xem xét mức độ rủi ro, phân phối vốn và chi phí và Bộ phận 2: Relative Credit Group - là bộ phận quản lý rủi ro sẽ thẩm định các khoản vay như là: Phân tích tài chính, cho điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng, phân tích về khách hàng, cơ cấu và chứng khoán hoá khoản vay…[12]

1.3.2.2. Đo lường rủi ro ở ANZ

a. Phương pháp sử dụng hệ thống chuyên gia

Phương pháp sử dụng hệ thống chuyên gia là phương pháp đo lường rủi ro tín dụng truyền thống mà ANZ đã áp dụng phổ biến. Trong hệ thống này các cán bộ tín dụng có quyền tự đưa ra quyết định tín dụng đối với khách hàng dựa trên kinh nghiệm và các dữ liệu lịch sử về khách hàng. Trên thực tế, ANZ đặt ra một giới hạn tín dụng nghiêm ngặt đối với từng mức độ rủi ro khác nhau. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá ở đây là "năng lực tài

chính" để đảm bảo cho người vay có khả năng đáp ứng nghĩa vụ của hợp đồng, đặc biệt là khả năng hoàn trả vốn và lãi. "Tài sản thế chấp" là một tiêu chuẩn kế tiếp để ủng hộ cho quyết định cho vay.

b. Phương pháp tính mức bù rủi ro:

ANZ đòi hỏi mức bù rủi ro là tỉ lệ lợi tức bắt buộc thêm vào để bồi thường rủi ro cao mà ngân hàng phải chịu khi cho vay. Các khoản cho vay có mức rủi ro cao sẽ có lãi suất hơn để bồi thường mức rủi ro cao. Ví dụ ở ANZ, có một khoảng cách giữa mức lãi suất mà ANZ áp dụng cho tổ chức và các khoản vay trả góp so với lãi suất tín phiếu kho bạc và có 1 khoảng cách giữa cho vay trả góp hạng nhất hạng hai mà ANZ đưa ra. Ví dụ như lợi tức của trái phiếu Úc năm 2007 tăng từ 6,1% lên 6,5%, lãi suất trả góp tiêu chuẩn ANZ áp dụng là từ 6,5% đến 7,9%, ANZ áp dụng các khoản cho vay thứ cấp lãi suất cao hơn các khoản cho vay thông thường.

c. Phương pháp đo lường tín dụng nội bộ

ANZ áp dụng xác suất không trả được nợ như là một tiêu chí chủ chốt để đánh giá độ tin cậy của người vay. Tiêu chuẩn này được thực hiện bởi quá trình xếp hạng tín dụng của ANZ thể hiện qua hệ thống xếp hạng nội bộ đối với khách hàng. Cơ sở dữ liệu này được hình thành dựa trên các số liệu về số liệu trong quá khứ của khách hàng bao gồm: các khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng 1 năm của khách hàng, ngân hàng căn cứ vào số liệu dư nợ trong vòng 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân thành 3 nhóm sau:

- Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến hệ số tài chính của khách hàng cũng như đánh giá của các tổ chức xếp hạng.

- Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản trị, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành.

- Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng.

Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tính đến xác suất không trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình PROBIT, mô hình tuyến tính và thường được tổ chức bởi tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.

Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ được thiết kế tham khảo tổ chức đánh giá mức tín nhiệm Standard & Poor. Cuối cùng là, các công cụ đánh giá tín nhiệm sẽ phù hợp với Basel II và kèm theo là một chính sách quản lý tín dụng chặt chẽ và đã được ANZ thông qua từng thời kỳ.

d. Phương pháp RAROC

RAROC thực chất là một phương pháp định lượng, đo lường mức độ sinh lời có tính dẫn đến yếu tố rủi ro. RAROC không đồng nhất với quản trị rủi ro, thay vì thế RAROC là một phần, hay nói đúng hơn là một trong nhiều công cụ mà các ngân hàng hiện đại đang áp dụng trong quản trị rủi ro. Xuất phát từ thống kê xác xuất, nên quan niệm của RAROC về rủi ro khác với quan niệm thông thường. Chẳng hạn, theo quan niệm thông thường, rủi ro rín dụng là khả năng khách hàng không trả được nợ như cam kết; còn theo RAROC, rủi ro tín dụng là mức độ biến động của thu nhập ròng (lợi nhuận) gây ra bởi sự biến động về tổn thất trong tín dụng. Quan niệm trung tâm về rủi ro theo RAROC là mức độ tổn thất, bao gồm hai bộ phận là tổn thất kỳ vọng (EL) và tổn thất ngoài dự đoán (UL). Do EL đã được đưa vào khi xác định giá (lãi suất) nên thực chất, EL có thể không coi là rủi ro (vì đã dự đoán được). Còn UL mới thực chất là rủi ro và ngân hàng cần phải chuẩn bị vốn để bù đắp rủi ro này nếu xảy ra. Tổng lượng vốn để bù đắp cho EL và UL đó được gọi là Vốn kinh tế.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn là chỉ dựa vào yếu tố nợ quá hạn vì tỉ lệ nợ quá hạn phải so với thu nhập từng NHTM cụ thể mới có thể

biết là cao hay thấp. Thu nhập càng lớn thường đi đôi với rủi ro cao và ngược lại rủi ro thấp thì thu nhập thấp. Nếu mức độ rủi ro cao NHTM phải nâng cao chất lượng tín dụng.

Bảng số 1.4: Tỷ lệ ROE và RAROC đi với các khoản vay của ANZ



Year 2002

Year 2003

Year 2004

Year 2005

Year 2006

ROE

21.60%

20.60%

17.80%

15.50%

18.02%

RAROC

>21.60%

>20.60%

>17.80%

15.50%

>18.02%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 13

Nguồn : ANZ consolidated annual report 2002 – 2006 [12]

Ngân hàng ANZ áp dụng phương pháp Raroc và coi đây là phương pháp tính hiệu quả khoản vay. Theo ANZ, phương pháp Raroc đảm bảo rằng một khoản vay chỉ được thông qua khi khoản vay đem lại giá trị cho cổ đông. Nếu RAROC của khoản vay thấp hơn ROE thì khoản vay sẽ từ chối, tuy nhiên nếu hơn sẽ được thông qua(8). Dựa trên nguyên tắc này, tiêu chuẩn

RAROC cho các khoản vay được chấp nhận của ANZ trong suốt 5 năm được tính như sau:

đ. Phương pháp VAR:

Dựa vào thông tin của hệ thống đánh giá nội bộ của ANZ, dữ liệu lịch sử, lãi suất quá hạn của các khoản nợ không có khả năng thanh toán, cũng như là chênh lệch lợi nhuận, VAR của mỗi khoản vay đã được tính toán. Ví dụ như với độ tin cậy 97,5% đối với chênh lệch lãi suất các khoản tín dụng, VAR được tính là 0,8 triệu USD năm 2005 lên 1.1 triệu USD năm 2006. Tại độ tin cậy là 99%, con số tương ứng là 1,2 triệu USD lên 2,3 triệu USD năm 2006.

1.3.2.3. Chứng khoán hoá các khoản vay:

Hiểu được lợi ích của việc chứng khoán hoá khoản vay, từ năm 2002 - 2006, ANZ đã chứng khoán hoá một phần tỉ lệ các khoản vay thương mại và trả góp nhà ở. Những khoản vay này được lấy từ bảng cân đối tài sản của ANZ và chuyển đến tổ chức thứ 3 là SPV.

Bảng số 1.5: Số dư các khoản cho vay trả góp đã được chứng khoán hoá của ANZ

Đơn vị tính: Triệu USD


Chỉ tiêu

30.09.2006

30.09.2005

30.09.2004

30.09.2003

30.09.2002

Dư nợ đã được chứng

khoán hoá (Securitized mortgages outstanding)


NA


1.615.00


2.272.00


1.295.00

(*)

Tổng dư nợ cho vay

mua nhà ở tại Australia (Term loan housing)


NA


89.558.00


78.660.00


62.482.00


52.381.00

Nguồn : ANZ financial reports from 2002 to 2006 [12] (*): In this year, ANZ securitized 66$million commercial loan.

Một trong những hoạt động chứng khoán hoá khoản vay nổi bật là việc sử dụng các sản phẩm tín dụng phát sinh, đặc biệt là sản phẩm hoán đổi các khoản tín dụng phổ biến để quản lý rủi ro tín dụng ở ANZ. Mục đích chung nhất của hoạt động bảo hiểm rủi ro này là quản lý được giá trị thị trường của vốn và kiểm soát sự nhạy cảm của thu nhập ANZ trong khi đó vẫn duy trì mức rủi ro thanh khoản và lãi suất có thể chấp nhận được.

Việc giảm thiểu các hợp đồng hoán đổi ở ANZ từ 2002 - 2006 có thể được giải thích do chất lượng các khoản vay tại ANZ được cải thiện, đặc biệt là việc giảm các khoản nợ khó đòi và việc gia tăng các khoản nợ có thể thu hồi.

Bảng 1.6: Hoán đổi các khoản tín dụng tại ANZ

Đơn vị tính: Triệu USD


Chỉ tiêu

30.09.2006

30.09.2005

30.09.2004

30.09.2003

30.09.2002

Notional amout

NA

2.278.00

2.968.00

3.222.00

4.004.00

Credit equivalent

NA

1.775.00

2.636.00

2.409.00

3.008.00

Fair value

NA

3.00

36.00

74.00

(15.00)

Nguồn: ANZ financial reports from 2002 to 2006 [12]

1.3.2.4. Một số đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng ANZ:

a. Đã áp dụng thành công các mô hình quản trị rủi ro tín dụng một cách linh hoạt và phù hợp.

ANZ đã thực hiện một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng bao gồm các phương thức quản lý rủi ro hiện đại và truyền thống. Quá trình sử dụng phương pháp hệ thống các chuyên gia, phương pháp tính mức bù rủi ro, hệ thống xếp hạng nội bộ, phương pháp RAROC và VAR được thiết lập linh hoạt phù hợp.

Sự kết hợp này sẽ giúp cho ngân hàng xác định các mức rủi ro cho phép, cách đánh giá thận trọng đối với những khoản lỗ, tình trạng tài chính của danh mục tín dụng hiện tại, các khu vực thành phần kinh tế cần được cấp tín dụng và giới hạn tập trung các danh mục tín dụng mục tiêu. Việc kết hợp hài hoà của các phương pháp này còn tạo ra một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng có thể phân tích được bối cảnh của hoạt động cấp tín dụng, điều kiện tài chính của người vay, các yếu tố cơ bản khác liên quan đến khoản vay. Hơn thế nữa, thông qua các phương pháp này sẽ có một hệ thống báo cáo quản lý rủi ro chính xác thể hiện được rõ tình trạng rủi ro tín dụng như thế nào, đánh giá và kiểm soát được dư nợ tín dụng hiện hữu và tiềm năng. Thành công của hệ thống quản lý rủi ro là chính là việc nhìn thấy rõ chất lượng các khoản vay suốt trong thời gian cho vay, giảm thiểu được các khoản nợ khó đòi và tỉ lệ thu hồi nợ cao.

b. Áp dụng quản trị rủi ro tín dụng trên cả 2 khía cạnh rủi ro riêng biệt và rủi ro danh mục.

Thành công nổi bật của ANZ là việc quản trị cả rủi ro riêng biệt và rủi ro danh mục qua công cụ giới hạn tín dụng tập trung. Danh mục cho vay của ANZ được đa dạng hoá để giảm những rủi ro địa lý và rủi ro ngành cũng như

để tối đa hoá lợi nhuận thông qua việc đưa ra giới hạn tập trung đối với từng nhóm khách hàng một cách chính xác.

Nhờ vào hiệu quả tương quan của việc đa dạng hoá danh mục, phần lỗ rủi ro của cá nhân lớn theo từng vùng đơn lẻ, theo ngành, theo khách hàng được bù đắp bởi phần lời của các khoản vay khác. Vì vậy, tổng mức dư nợ, chịu rủi ro riêng lẻ của các khoản vay cá nhân. Nhờ vậy, mà chi phí vốn giảm dần, và nhiều giá trị tăng thêm dành cho cổ đông ANZ lại tăng lên.

1.3.3. Kinh nghiệm của một số ngân hàng khác trên thế giới: [12]

Rất nhiều NHTM trên thế giới đã áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro hoạt động ngay sau khi Basel II có hiệu lực. Nhiều NHTM ở Mỹ, Châu Âu, Nhật bản, Australia đã áp dụng cách tiếp cận đo lường hiện đại AMA (Advanced Measurement Approach). Kết quả nghiên cứu do ủy ban Basel thực hiện đối với 121 ngân hàng tại 17 quốc gia cho đến hết năm 2008 đã kết luận rằng vốn rủi ro hoạt động của các NHTM sử dụng AMA thấp hơn các NHTM không sử dụng AMA (10,8% so với 12-18%)vi.

Hơn 50% NHTM Tây Ban Nha đã thực hiện đổi mới hoạt động và tổ chức nhằm mục tiêu quản trị rủi ro hoạt động như: thành lập một bộ phận riêng biệt chuyên về rủi ro hoạt động, đổi mới hệ thống báo cáo và áp dụng công nghệ hiện đạivii.

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 08/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí