Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lãi Suất Tín Dụng

Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào thời hạn loại tiền gửi. Sự biến động của lãi suất tiền gửi ảnh hưởng tới quy mô nguồn vốn ngân hàng và khối tiền. Từ đó ảnh hưởng tới lạm phát. Vì vậy, điều chỉnh lãi suất là công cụ hiệu quả để kiểm soát lạm phát.


­ Lãi suất cho vay: là lãi suất được áp dụng để tính lãi tiền vay mà người đi vay phải trả cho người cho vay [V26].

Về nguyên tắc mức lãi suất cho vay bình quân phải cao hơn mức lãi suất tiền gửi bình quân, và có sự phân biệt giữa các khoản vay với thời hạn vay và mức độ rủi ro. Sự thay đổi lãi suất cho vay có tác dụng đến quy mô và khả năng cung ứng tiền vào lưu thông.


­ Lãi suất chiết khấu: là lãi suất cho vay ngắn hạn của NHTM đối với

khách hàng dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh

toán. Nó được tính bằng phần trăm mệnh giá của giấy tờ có giá [V26].


­ Lãi suất thị trường liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất thị trường liên ngân hàng được ấn định hàng ngày vào mỗi buổi sáng. Nó được hình thành bởi quan hệ cung cầu vốn của các NHTM và tổ chức tín dụng khác và chịu sự chi phối bởi lãi suất tái chiết khấu. Mức độ chi phối phụ thuộc vào sự phát triển của nghiệp vụ thị trường mở và tỉ trọng sử dụng vốn vay NHTW của các ngân hàng trung gian [V26].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

(ii) Căn cứ vào tiêu thức biến động của giá trị tiền tệ:


Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - 5

Lãi suất tín dụng được chia thành các loại sau :


­ Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ hay là lãi suất chưa trừ đi tỷ lệ lạm phát.

25

­ Lãi suất thực: là lãi suất điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi của lạm phát hay đó là lãi suất sau khi đã trừ đi tỷ lệ lạm phát. Như vậy:


Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát [V27]


Vì được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát nên lãi suất thực phản ánh chính xác khoản thu nhập thực tế từ tiền lãi mà người cho vay nhận được hay chi phí thực của việc vay tiền. Sự phân biệt giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có một ý nghĩa quan trọng bởi lẽ chính lãi suất thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa ảnh hưởng đến đầu tư.


(iii) Căn cứ vào loại tiền cho vay:


Lãi suất được chia thành các loại sau [V27]:


­ Lãi suất nội tệ: là lãi suất cho vay và đi vay bằng đồng nội tệ


­ Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất cho vay và đi vay bằng đồng ngoại tệ Mối liên hệ giữa hai loại lãi suất này là:

iD = iF + ∆E


Trong đó iD là lãi suất nội tệ iF là lãi suất ngoại tệ

∆E là mức tăng tỉ giá dự tính của đồng ngoại tệ.


(iiii) Căn cứ vào sự dao động của lãi suất trong thời hạn vay:


­ Lãi suất cố định: Là lãi suất không thay đổi trong thời hạn vay


­ Lãi suất biến đổi (khả biến): là lãi suất được điều chỉnh trong thời hạn

vay.

1.1.5.3. Cấu trúc lãi suất tín dụng


(i) Cấu trúc rủi ro của lãi suất:


Cấu trúc rủi ro là những khoản cho vay có cùng kỳ hạn nhưng có mức lãi suất khác nhau. Các nhân tố xác định cấu trúc rủi ro:


­ Rủi ro vỡ nợ: là khả năng người đi vay không thể thanh toán được nợ gốc và tiền lãi khi đến hạn. Đối với khoản vay có rủi ro vỡ nợ cao thì có mức lãi suất cao và ngược lại. Mức chênh lệch lãi suất của hai khoản vay này là để bù đắp rủi ro. Có nghĩa là người cho vay nhận được khoản lãi phụ thêm để sẵn sàng cho vay có rủi ro [V18].

­ Tính lỏng của giấy nhận nợ: Là khả năng chuyển đổi ra tiền mặt hoặc các tài sản khác. Giấy nhận nợ có tính lỏng thấp thì lãi suất cao và ngược lại [V18].

­ Chính sách thuế thu nhập đối với người cho vay. Nếu tiền lãi của người cho vay được miễn thuế thu nhập thì khoản cho vay đó có lãi suất cao. Nếu tiền lãi phải đóng thuế thu nhập thì khoản cho vay có lãi suất thấp [V18]..

(ii) Cấu trúc kỳ hạn:


Kỳ hạn của khoản cho vay có tác động đến lãi suất của nó:


­ Đối với khoản cho vay có kỳ hạn ngắn thì có mức lãi suất thấp.


­ Đối với khoản cho vay có kỳ hạn dài thì có mức lãi suất cao


Hay nói cách khác: Kỳ hạn cho vay càng dài thì lãi suất cho vay sẽ càng cao. Mức chênh lệch lãi suất của hai khoản cho vay đó là để bù đắp rủi ro trong thời gian cho vay.

Lãi suất


Đường cong lãi suất


Thời gian đáo hạn


Đồ thị 1.1 Cấu trúc kì hạn của lãi suất


Nguồn: Tác giả mô phỏng theo [V18;V20;V23]


Đồ thị 1.1 ­ Các lý thuyết về cấu trúc kì hạn của lãi suất giải thích sự đa dạng của đường lãi suất như:

+ Lý thuyết môi trường ưu tiên và phí thanh khoản giải thích đường cong lãi suất thường có hình dạng dốc lên do các nhà đầu tư ưa thích trái phiếu ngắn hạn hơn trái phiếu dài hạn, nên sẵn sàng trả thêm khoản phí thời hạn K > 0. Vì vây, ngay cả khi lãi suất ngắn hạn dự tính, tính bình quân, không tăng thì lãi suất dài hạn vẫn cao hơn lãi suất ngắn hạn và làm cho đường cong lãi suất thường dốc lên.


+ Lý thuyết dự tính giải thích lãi suất khi lãi suất ngắn hạn thấp, đường lãi suất có hình dạng dốc lên trên. Khi lãi suất ngắn hạn cao, đường lãi suất có

hình dạng dốc xuống. Vì khi lãi suất ngắn hạn thấp, mọi người thường dự tính rằng lãi suất ngắn hạn sẽ tăng lên một mức tương đối hợp lý trong tương lai và trung bình các lãi suất ngắn hạn trong tương lai sẽ cao hơn lãi suất ngắn hạn hiện tại. Vì vậy, lãi suất dài hạn sẽ co hơn lãi suất ngắn hạn hiện tại và làm cho đường lãi suất dốc lên. Ngược lại, khi lãi suất ngắn hạn khá cao, mọi người thường dự báo là lãi suất này sẽ trở về một mức bình thường nào đó trong tương lai. Khi này lãi suất dài hạn sẽ thấp hơn lãi suất ngắn hạn hiện tại do lãi suất dài hạn là trung bình các lãi suất ngắn hạn.

1.1.5.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng


Theo nguyên tắc quản trị rủi ro lãi suất tín dụng thi lãi suất tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố [V18].

(i) Cung cầu tín dụng:


Cung tín dụng là lượng nguồn vốn được dùng để cho vay. Cung tín dụng chịu ảnh hưởng của các nhân tố:


Mức thu nhập: sự

gia tăng thu nhập trong nền kinh tế

sẽ làm tăng các

khoản tiền dư thừa ngoài chi tiêu dẫn đến sự tăng lên của cung tiền, vậy qua đó kéo lãi suất hạ xuống.


Mức lạm phát: sự gia tăng lạm phát làm cho giá trị thực tế của các khoản tiền giảm xuống làm cho giá trị các khoản tiền thu về khi cho vay giảm, cung tiền giảm, đáy lãi suất tăng lên.


Mức rủi ro của việc cho vay: khi mức rủi ro trong cho vay tăng lên, làm giảm bớt việc cho vay, cung về tiền vay giảm đẩy lãi suất lên cao.

Cầu tín dụng là lượng vốn mà nền kinh tế cần vay. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tín dụng:


Mức lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư. Khi mức lợi tức này tăng làm tăng nhu cầu về vốn đầu tư, cầu tiền vay tăng đẩy lãi suất lên cao.


Mức lạm phát: Sự gia tăng lạm phát làm giảm chi phí thực tế của việc sử dụng tiền vay, cầu về tiền vay tăng đẩy lãi suất lên cao.


Mức bội chi NSNN: NSNN bội chi làm tăng cầu tiền vay dẫn đến lãi suất

tăng.


Như vậy tương quan cung ­ cầu trong một thời kì nhất định là nhân tố quan trọng quyết định đến mức lãi suất. Nếu cung tín dụng lớn hơn cầu tín dụng thì mức lãi suất tín dụng sẽ hạ xuống, còn cung tín dụng nhỏ hơn cầu tín dụng thì mức lãi suất sẽ tăng lên.


(ii) Tỷ lệ lạm phát:


Khi lạm phát cao thì người cho vay sẽ không muốn cho vay, cung tiền vay giảm xuống trong khi cầu tiền vay tăng lên (do chi phí cho khoản vay giảm đi) đẩy lãi suất tăng cao.


Nếu tỉ lệ lạm phát tăng thì lãi suất tín dụng phải tăng theo. Lúc đó, các tổ chức tín dụng mới thu hút được nguồn vốn tiền gửi. Khi tỉ lệ lạm phát giảm, lãi suất tín dụng cũng giảm để đảm bảo hạch toán kinh doanh cho các tổ chức tín dụng. Ngược lại, Chính phủ có thể sử dụng lãi suất tín dụng làm công cụ kiềm chế lạm phát.


Lãi suất tín dụng chịu tác động của nhiều nhân tố nên để xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý, các cơ quan chức năng phải có một cách nhìn nhận

tổng hợp sát thực để có những quyết định đúng đắn đem lại lợi ích cho người đi vay cũng như đảm bảo quyền lợi của người cho vay, bảo đảm đồng vốn và đảm bảo cho các NHTM có lãi và cao hơn nữa là ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.


(iii) Tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế.


Hoạt động của các doanh nghiệp là nền tảng của hoạt động tín dụng. Do đó, tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế là cơ sở để xác định lãi suất tín dụng hợp lý. Mức lãi suất tín dụng phải nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế. Đó là hài hòa lợi ích của người cho vay và người đi vay.


Như vậy, mức lãi suất tín dụng được coi là “hợp lý” trong nền kinh tế thị trường phải đảm bảo:


Tỷ lệ lạm phát < Lãi suất tiền gửi < Lãi suất cho vay < Tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế

(iiii) Chính sách kinh tế của Nhà nước:


Bằng các chính sách kinh tế, Nhà nước điều chỉnh lãi suất tín dụng cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế ­ xã hội trong từng thời kỳ:


Trong điều kiện theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì mức lãi suất trong nền kinh tế sẽ giảm, kích thích đầu tư.


Trong điều kiện theo đuổi mục tiêu hạn chế lạm phát thì mức lãi suất sẽ cao nhằm giảm lượng tiền trong lưu thông.

1.1.5.5. Ý nghĩa lãi suất tín dụng


Lãi suất tín dụng là một trong những “đòn bẩy kinh tế” quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân nói chung. Tác dụng của lãi suất tín dụng được thể hiện trên các mặt sau [V20]:

(i) Xét trên tầm vĩ mô:


Lãi suất tín dụng là một công cụ của chính sách tiền tệ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ý nghĩa này thể hiện thông qua các mặt sau:


Thứ nhất, thông qua lãi suất tín dụng có thể thực hiện điều chỉnh lượng tiền cung ứng. Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, Nhà nước tăng lãi suất tiền gửi để rút bớt lượng tiền trong lưu thông, làm giảm tỷ lệ lạm phát, tạo điều kiện để sức mua đồng tiền ổn định, đảm bảo cho việc sản xuất lưu thông hàng hóa ổn định. Mặt khác, thay đổi lãi suất tín dụng đặc biệt là lãi suất cho vay sẽ làm thay đổi lượng vốn của doanh nghiệp. Từ đó ảnh hưởng đến quyết định mở

rộng hay thu hẹp sản xuất của doanh nghiệp. Tình trạng này sẽ làm thay đổi

lượng công ăn việc làm trong các doanh nghiệp và ảnh hưởng tới việc giải quyết vấn đề thất nghiệp trong xã hội. Như vậy lãi suất tín dụng tác động đến đầu tư, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế.


Thứ hai, lãi suất tín dụng tác động đến tiêu dùng, tiết kiệm của dân cư từ đó cũng ảnh hưởng đến tổng cung và tổng cầu của toàn xã hội.

Nếu lãi suất tín dụng tăng thì sẽ khuyến khích tiết kiệm và hạn chế tiêu dùng của dân cư. Từ đó làm giảm cầu đối hàng hoá dịch vụ. Đồng thời, khi lãi suất tín dụng tăng sẽ hạn chế đầu tư của doanh nghiệp và toàn xã hội. Từ đó làm giảm cung hàng hoá dịch vụ, và ngược lại.

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí