Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Công Tác Kiểm Tra Kiểm Soát Rủi Ro Lãi Suất‌

hiện bởi Phòng kiểm toán nội bộ. Việc kiểm soát rủi ro bao gồm việc kiểm toán quá trình QTRRLS và việc kiểm soát các hạn mức rủi ro có được tuân thủ không. Các hạn mức với các tiêu chí lý thuyết đã được trình bày tại Chương 1, bao gồm hạn mức thu nhập chịu rủi ro, hạn mức vốn chủ sở hữu chịu rủi ro, hạn mức khe hở nhạy cảm cần được phân định rõ trong các qui trình QTRRLS.


Phương pháp triển khai giải pháp


Sau khi hoàn chỉnh các chính sách và quy trình với việc bổ sung các nội dung trên lãnh đạo ngân hàng cần thực hiện các bước tiếp theo:


(1) Bàn hành các chính sách và quy trình liên quan đến công tác quản trị rủi ro lãi suất.


(2) Tổ chức tập huấn cho các bộ phận liên quan để thực hiện. Các quy định này phải được quán triệt đầy đủ đến các bộ phận có liên quan.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

(3) Thường xuyên kiểm tra giám sát các bộ phận thực hiện.


Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - 26

(4) Có chế độ thưởng phạt cho việc thực hiện tốt hoặc không tốt các quy định đã ban hành.


Dkiến kết qumang li ca gii pháp: Các quy định này là hành lang pháp lý để triển khai hoạt động kinh doanh cho ngân hàng, đồng thời khi thực hiện tốt các quy định này sẽ giúp ngân hàng quản trị tốt rủi ro lãi suất, hạn chế tổn thất và tăng lợi nhuận.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác kiểm tra kiểm soát rủi ro lãi suất‌


Căn cứ đề xuất giải pháp

Theo kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến công tác quản trị rủi ro lãi suất thì yếu tố công tác kiểm tra giám sát là một yếu tố tác động tích cực đến hoạt động kiểm soát rủi ro lãi suất, cụ thể nếu công tác kiểm tra giám sát tốt thì sẽ làm tăng hiệu quả công tác quản trị rủi ro lên 0,247 lần.


Ngoài ra theo phân tích thực trạng cho thấy bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ chưa thực hiện tốt vai trò giám sát các mặt rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, chủ yếu kiểm tra tính tuân thủ lãi suất điều hành.


Nội dung giải pháp


Thứ nhất: Vietinbank cần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp

đối với quá trình QTRRLS. Hệ

thống kiểm toán nội bộ

nhìn chung bao gồm

những đánh giá độc lập thường xuyên và những đánh giá về tính hiệu quả của hệ thống qua việc thiết lập một môi trường kiểm soát lành mạnh, qui trình nhận định và đánh giá rủi ro phù hợp cũng như có hệ thống thông tin hợp lý.


Thứ hai: Xây dựng quy trình kiểm toán để công tác kiểm toán rủi ro thị trường, đặc biệt là RRLS được tốt hơn.


(i) Các thủ tục chung


Đầu tiên kiểm toán viên tập hợp hay kiểm tra thông tin xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng bao gồm trong các khoản cho vay, đầu tư, tiền gửi, và các sản phẩm ngoại bảng. Để tránh thủ tục kiểm tra chồng chéo lên nhau, người kiểm tra nên thảo luận và chia sẻ dữ liệu kiểm tra RRLS cũng như các rủi ro đúng chỗ bao gồm tín dụng, giá, thanh khoản và rủi ro chiến lược trước khi bắt đầu những bước tiếp theo.


(ii) Xác định phạm vi kiểm tra RRLS

Bước 1. Kiểm tra các tài liệu dưới đây để nhận biết các vấn đề có liên quan đến RRLS:


• Các phê bình báo cáo kiểm tra trước đây chỉ ra RRLS


• Hồ sơ đánh giá rủi ro gần nhất của ngân hàng


• Kiểm toán nội bộ/bên ngoài chỉ ra quá trình QTRRLS và biên bản làm việc nếu cần.


Bước 2. Tiếp cận và kiểm tra thông tin sau để thiết lập một khái niệm ban đầu về RRLS của ngân hàng và thấy được bất cứ thay đổi nào xảy ra trong cơ cấu bảng cân đối của ngân hàng hay bản chất của các giao dịch ngoại bảng sẽ có ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng khi lãi suất thay đổi :


• Lọc ra RRLS Quý gần nhất của ngân hàng


• Báo cáo thu nhập và bảng cân đối


• Bảng cân đối chi tiết đầu tư và danh sách các khoản mục ngoại bảng kể từ kỳ kiểm tra cuối cùng


• Báo cáo dự toán và sự khác biệt


• Các biên bản họp và chỉ đạo gần nhất của HĐQT.


• Biên bản họp của Ủy ban quản lý TSN ­ TSC kể từ kỳ kiểm tra gần nhất


Bước 3. Kiểm tra các báo cáo có thể vận dụng và phân tích xu hướng trong chênh lệch (margin) lãi suất ròng tính theo quý của ngân hàng kể từ lần kiểm tra cuối và chênh lệch lãi suất ròng hàng năm trong 2 năm trước. Đánh

giá những chênh lệch này trong ngữ cảnh môi trường lãi suất của các giai

đoạn thời gian tương ứng.

Phân tích xu hướng trong khối lượng, lãi suất và hỗn hợp các thay đổi để quyết định có những thay đổi đáng kể nào trong hổn hợp các danh mục đầu tư trong ngân hàng hay trong việc thực hiện các thu nhập của ngân hàng có thể cho thấy một sự thay đổi trong tình hình RRLS hiện tại hay tiềm năng của ngân hàng.


Đánh giá liệu ngân hàng có nền tảng thu nhập và vốn đủ để hỗ trợ mức độ RRLS ngắn hạn và dài hạn hay không và rủi ro đó có thể mang đến cho tình hình tài chính trong tương lai của ngân hàng không. Cán bộ kiểm tra nên xem xét những nhân tố sau đây:


­ Thế mạnh và sự bền vững của nguồn thu nhập nhân hàng, mức độ thu nhập ngân hàng cần huy động và duy trì các hoạt động kinh doanh bình thường. Theo một số mô phỏng về lãi suất hợp lý, mức độ rủi ro cao xảy ra khi sự thay đổi lãi suất sẽ gây nên tổn thất cho ngân hàng hay làm giảm lợi tức của cổ đông thường và hoạt động kinh doanh. Trong những trường hợp như vậy, BGĐ ngân hàng phải đảm bảo ngân hàng có đủ vốn và thanh khoản để chịu đựng các tác động ngược có thể xảy ra cho đến khi ngân hàng có thể thực thi hành động điều chỉnh như là giảm rủi ro hay tăng vốn.


­ Mức độ giảm giá hiện tại và tiềm năng đối với giá trị kinh tế cơ bản của ngân hàng do sự thay đổi lãi suất. Khi ngân hàng có tổn thất không thấy được đáng kể đối với tài sản của ngân hàng bởi vì sự thay đổi lãi suất (ví dụ sự giảm giá của danh mục đầu tư hay các khoản cho vay), cán bộ kiểm tra nên đánh giá tác động của sự giảm giá đối với mức độ và tỷ lệ vốn của ngân hàng, nếu nhận biết được. Trong khi quyết định, cán bộ kiểm tra nên xem xét đến mức độ mà nguồn vốn hay trạng thái ngoại bảng của ngân hàng có thể bù lại sự giảm giá của tài sản. Sự bù đắp đó có thể bao gồm tiền gửi không kỳ hạn mà ban lãnh đạo

ngân hàng có thể chứng minh như là một nguồn vốn ổn định với lãi suất không thay đổi. Hay là ngân hàng có th ể sử dụng nghiệp vụ Swap để ngân hàng có thể

trả

lãi suất cố

định và nhận lãi suất thả

nổi. Loại nghiệp vụ

Swap này cần

thiết để chuyển nguồn vốn có lãi suất thả nổi sang nguồn có lãi suất cố định.


­ Những rủi ro khác xảy ra cho ngân hàng có thể làm giảm vốn. Cán bộ kiểm tra nên xem xét đến toàn bộ tiểu sử rủi ro của ngân hàng có liên quan đến vốn.


Bước 4. Kiểm tra bất cứ

báo cáo nào mà ban lãnh đạo sử

dụng để

nhận biết, đo lường, theo dõi hay kiểm soát RRLS. Xem xét:


• Việc nhập liệu mô hình mô phỏng.


• Báo cáo Gap, báo cáo VaR (nếu có)


• Báo cáo xác nhận tính hợp lệ của mô hình


• Báo cáo kiểm tra khủng hoảng


Bước 5: Thảo luận với ban lãnh đạo:


• Phương pháp đo lường rủi ro mà ban lãnh đạo sử dụng để tính và theo dõi RRLS.

• Ban lãnh đạo có thực thi các thay đổi đáng kể trong chiến lược RRLS của ngân hàng hay không


• Nhân sự và tổ chức của Ủy ban quản lý TSN ­ TSC, phòng Kinh doanh tiền tệ, đầu tư và bộ phận điều chuyển vốn của ngân hàng


Bước 6. Dựa trên kết quả từ các bước đầu tiên và các cán bộ kiểm soát thích hợp, quyết định phạm vi của việc kiểm tra này.

Danh mục các khoản cho vay:


­ Nếu ngân hàng có khối lượng đáng kể các khoản cho vay với thời gian đáo hạn không xác định, như là nợ thẻ tín dụng, biết chắc chắn thời gian đáo hạn hay ngày định giá lại đối với các khoản cho vay đó và đánh giá rủi ro tiềm năng xảy ra cho ngân hàng


­ Nếu ngân hàng có khối lượng đáng kể các khoản cho vay với lãi suất cố định trung hay dài hạn, đánh giá sự tăng giá hay giảm giá của các khoản vay có thể ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu của ngân hàng như thế nào.


­ Nếu ngân hàng có khối lượng đáng kể các sản phẩm cho vay cầm cố với lãi suất có thể điều chỉnh và các khoản cho vay khác với trần lãi suất xác định, đánh giá các ảnh hưởng của trần lãi suất đó đến thu nhập trong t ương lai của ngân hàng và tại mức độ lãi suất nào thì các trần đó sẽ có ảnh hưởng.


­ Đánh giá sự gia tăng đáng kể của lãi suất sẽ có ảnh hưởng đến việc thực hiện tín dụng của các danh mục cho vay của ngân hàng như thế nào.


­ Nếu ngân hàng không kết hợp và áp dụng các hình thức phạt cho việc

thanh

toán trước nợ vay cho các khoản cho vay trung hay dài hạn, đánh giá ảnh hưởng của việc áp dụng các h ình thức phạt trong việc chọn lựa các khoản vay.


Danh mục đầu tư


­ Kiểm tra bảng cân đối tài khoản và danh sách đầu tư để xác định bản chất và kết cấu đáo hạn/định giá lại của danh mục ngân hàng đầu tư.


­ Nếu ngân hàng có khối lượng đáng kể các khoản đầu t ư trung ­ dài hạn với lãi suất cố định, xác định sự tăng hay giảm giá tiềm năng của các khoản

đầu tư này. Đánh giá việc tăng hay giảm giá này có thể ảnh hưởng đến vốn và thu nhập của ngân hàng như thế nào.


­ Nếu ngân hàng có khối lượng đáng kể các khoản đầu t ư với quyền chọn rõ ràng hay ẩn thì đánh giá tác động của những quyền chọn này đến thu nhập của ngân hàng trong tương lai và ở mức độ lãi suất nào những quyền chọn này có thể thực hiện.


Tài khoản tiền gửi


­ Đánh giá tiền gửi của ngân hàng có thể tác động trở lại trong các môi trường lãi suất khác nhau như thế nào. Xem xét các giả thuyết của BGĐ đối với các hạn mức sàn hay trần ẩn hay rõ ràng đối với lãi suất tiền gửi và sự nhạy cảm lãi suất của người gửi tiền và các sản phẩm tiền gửi


­ Xác định tính hợp lý của các giả

định ngân hàng về

đáo hạn có

ảnh

hưởng của các khoản tiền gửi và đánh giá ở mức độ tiền gửi n ào của ngân hàng có thể bù đắp được RRLS.


­ Phân tích xu hướng trong các tài khoản tiền gửi. Xem xét: tính ổn định của lãi suất công bố, số dư tăng hoặc giảm, sự tập trung khách hàng gửi tiền lớn, tính đa dạng và theo mùa của số dư tiền gửi


Các sản phẩm phái sinh ngoại bảng


­ Kết hợp các bước với cán bộ kiểm tra được phân công để kiểm tra các hoạt động ngoại bảng được áp dụng:


­ Xác định liệu ban điều hành sử dụng các hợp đồng lãi suất giao dịch phái sinh ngoại bảng để QTRRLS. Phân biệt giữa các hoạt động như sau:

_ Các hoạt động giảm rủi ro sử dụng các sản phẩm phái sinh để giảm biến động của thu nhập hay để ổn định giá trị kinh tế của TSC, TSN hay việc kinh doanh riêng biệt.


_ Các hoạt động có trạng thái sử dụng các sản phẩm phái sinh như

đầu tư thay thế hay đặc biệt thay đổi t ình trạng RRLS chung của tổ chức


­ Đánh giá tác động của các giao dịch phái sinh trên tình trạng RRLS ngân hàng để ban điều hành biết được mục đích của việc sử dụng chúng.


_ Các nguồn khác của RRLS


Nếu ngân hàng có các nguồn RRLS, như là dịch vụ cầm cố, thẻ tín dụng, hay các cho vay đảm bảo bằng tài sản khác, thì xác định tính nhạy cảm của các nguồn khác này đối với sự thay đổi lãi suất và tác động tiềm ẩn đối với thu nhập và vốn chủ sở hữu.


(iii) Đánh giá chất lượng của quá trình QTRRLS


_ Chính sách QTRRLS của ngân hàng


Xác định các chính sách của ngân hàng đối với việc kiểm soát bản chất và số lượng RRLS thì phù hợp hay không phù hợp với mục đích QTRRLS, xác định tính hợp lý của các chính sách liên quan đến RRLS. Các chính sách bao gồm:


­ Quy trình quản trị rủi ro để nhận dạng, đo lường, giám sát v à kiểm soát

rủi ro


­ Thiết lập khả năng chịu đựng rủi ro, hạn mức rủi ro và khả năng quản trị rủi ro có phù hợp với bản chất và sự phức tạp của RRLS ngân hàng không và có được đánh giá lại định kỳ khi có sự thay đổi điều kiện thị trường và các hoạt động của ngân hàng không.

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí