Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Giai Đoạn 2020 – 2025‌

vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế. Giữ gìn hòa bình, ổn định, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.


Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6% ­ 7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 3.500 ­ 4.000 USD. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 35 – 40%% GDP. Bội chi NSNN còn khoảng 4% GDP. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 ­ 35%. Năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm. Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 ­ 1,5%/năm. Tỉ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 40 ­ 45%.


Đến năm 2025, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội

khoảng 40%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 ­ 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Có 9 ­ 10 bác sĩ và trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân. Tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số. Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 ­ 1,5%/năm.

Đến năm 2025, 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 85% chất thải nguy hại, 95 ­ 100% chất thải y tế được xử lý. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 45%.

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025‌


Trong giai đoạn từ năm 2020 ­2025, Vietinbank đã xây dựng định hướng chung trong hoạt động tín dụng, cụ thể như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.


­ Tăng trưởng tín dụng trên nguyên tắc chọn lọc, an toàn, hiệu quả đảm bảo danh mục tín dụng hợp lý, phù hợp với định hướng chiến lược trong giai đoạn này. Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng, các Khối /chi nhánh tập trung ưu tiên nguồn lực xử lý và thu hồi nợ xấu.

Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - 23


­ Phát triển tín dụng gắn với chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng là trọng tâm ưu tiên. Một mặt tập trung công tác rà soát, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn lành mạnh danh mục tín dụng. Mặc khác, thực hiện trích lập đầy đủ dự phòng đảm bảo nguồn tài chính sẵn sàng bù đắp các rủi ro có khả năng phát sinh.


­ Tăng trưởng tín dụng đi đôi với công tác huy động vốn để đảm bảo việc phát triển kinh doanh bền vững, việc cấp tín dụng/giải ngân cho khách hàng bám sát chi tiêu huy đồng vốn.


­ Công tác phát triển tín dụng đảm bảo khai thác tối ưu các nhu cầu của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm trọn gói trên nền tảng phân phối đa kênh. Các quyết định cấp tín dụng được cân nhắc thận trọng trên phương tiện cân đối giữa tổng thu nhập và rủi ro.


Định hướng tăng trưởng tín dụng. Hàng năm Vietinbank đều đưa ra định hướng tăng trưởng tín dụng cho toàn ngân hàng theo từng khối khách hàng lớn (CLB), doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và khách hàng cá nhân (KHCN). Định

hướng tốc độ tăng trưởng tín dụng (Bao gồm cho vay, mua trái phiếu doanh

nghiệp, bảo lãnh, dư khẩu).

cam kết phát hành dưới hình thức chứng từ

­ LC nhập


Đến năm 2019, nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi rõ nét, tăng trưởng kinh tế đạt tốt, nền kinh tế đứng trước những cơ hội lớn với việc Việt Nam tham gia ký kết nhiều Hiệp định kinh tế song phương và đa phương như TPP: Việt Nam ­ EU, Việt Nam ­ Hàn Quốc… Tuy nhiên, sức khoẻ năng lực tài chính của các doanh nghiệp vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, năng lực canh tranh đối diện với nhiều thách thức khi nền kinh tế ngày càng mở cửa, hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh trực tiếp

các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nước ngoài vốn sở hữu những lợi thế về

năng lực quản trị và vốn. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tiếp tục gặp khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng, gia tăng tỷ lệ nợ xấu và chi phí dự phòng ngân hàng nếu công tác quản lý rủi ro tín dụng không được thường xuyên giám sát và quản lý chặt chẽ.


Các quy định của NHNN như Thông tư 36/2014/TT­NHNN quy định về

các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Quy định về việc phân loại nợ theo nhóm nợ cao nhất do CIC cung cấp có hiệu lực từ

ngày 1/1/2015 và việc cơ

cấu nợ

giữ

nguyên nhóm nợ

hết hiệu lực ngày

31/3/2015 (Thông tư 02, 09), một mặt yêu cầu các ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ hơn các yêu cầu về quản lý rủi ro, tuy nhiên cũng sẽ có những tác động nhất định đến kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng, ảnh hưởng đến hoạt động

điều hành cũng như

kết quả

kinh doanh chung của cả

Vietinbank nếu không

được nhận diện, đánh giá đầy đủ tác động và các có các biện pháp quản lý hiệu quả. Bên cạnh đó, với việc ban hành dự thảo áp dụng Basel III theo phương pháp tiêu chuẩn, dự kiến sẽ áp dụng cho các tổ chức tín dụng trong năm 2020 cũng đòi hỏi Vietinbank phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, chủ động để định hình Cơ cấu

danh mục tín dụng phù hợp với yêu cầu mới của NHNN, đảm bảo mục tiêu tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh, trên cơ sở sử dụng hiệu quả Vốn tự có, giảm thiểu chi phí vốn của Vietinbank.


Bên cạnh đó, kinh tế phục hồi dẫn đến nhu cầu vốn trung dài hạn gia tăng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng kinh doanh sản xuất, bất động sản gây gia tăng sức ép về vốn tín dụng trung dài hạn với các NHTM. Nhu cầu

tín dụng tăng cao, đòi hỏi Vietinbank phải làm tốt công tác quản trị rủi ro tín

dụng từ cấp độ tổng thể, định hướng cơ cấu danh mục tín dụng hợp lý đến việc thẩm định, lựa chọn sàng lọc khách hàng chặt chẽ để cấp tín dụng đảm bảo mục tiêu thúc đẩy hoạt động kinh doanh trên cơ sở kiểm soát được rủi ro.


Năm 2021­2025 thị

trường được dự

báo biến động phức tạp khi 2 nền

kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc sẽ có những thay đổi lớn. Đặc

biệt là sự phuTrong khi tại Mỹ, triển vọng kinh tế khá hơn cùng với lộ trình Fed tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh đồng USD, kéo theo đà tăng lãi suất Libor và xu hướng dòng vốn từ các nước đang phát triển sẽ bị rút về Mỹ. Bên cạnh đó, kinh tế Trung Quốc giảm tốc sau nhiều năm tăng trưởng nóng kéo theo dư thừa sản xuất và tỷ lệ nợ cao, đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá là một thách thức với tỷ giá VND khi Trung Quốc là quốc gia có mối quan hệ xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam.


Tín dụng tăng trưởng nhanh gây áp lực đến thanh khoản các ngân hàng do tốc độ tăng trưởng huy động thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng gặp khó khăn về nguồn USD do lãi suất huy động đã về mức 0%. Cuộc đua lãi suất huy động VND có khả năng diễn biến phức tạp khi ngay từ đầu năm, các ngân hàng đã có động thái đua tăng lãi suất các kì hạn dài, sau đó kéo theo cả các kỳ hạn ngắn tăng kịch trần. Lãi suất huy động tăng ảnh

hưởng đến tâm lý của các doanh nghiệp và người dân đang có nhu cầu tín dụng khi lãi suất cho vay có thể tăng.


Ngoài ra, dự thảo sửa đổi Thông tư 36 gây áp lực cho thanh khoản và tín dụng ngân hàng khi quy định theo hướng tăng hệ số rủi ro bất động sản và giảm tỷ lệ nguồn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.


Ngành tài chính ngân hàng với mạng lưới hoạt động rộng khắp và khối lượng giao dịch lớn, sản phẩm đa dạng dẫn đến sức ép về yêu cầu tính chính xác, trung thực và an toàn trong hoạt động. Nhận thức được điều này, Vietinbank tiếp tục nâng cấp cả về quy định, quy trình và hạ tầng công nghệ thông tin để giúp Vietinbank giảm thiểu tổn thất tài chính, danh tiếng, rủi ro pháp lý liên quan đến hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố, cấm vận… Đặc biệt, Vietinbank chú trọng đến các chương trình nhằm giảm thiểu rủi ro đạo đức như: Chính sách luân chuyển, phân cấp ủy quyền, cài đặt chốt kiểm soát của Trụ sở chính tại các chi nhánh, đường dây nóng Ethic hotline… cùng các chế tài phù hợp.

3.1.3. Định hướng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.‌


Cùng với những định hướng về phát triển hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng thì trong giai đoạn từ năm 2020 ­ 2025, Vietinbank xây dựng định hướng trong QTRRLS, cụ thể như sau:


­ Quản trị rủi ro, QTRRLS là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển chung của ngân hàng.


­ Các chính sách, cơ chế trong hoạt động tín dụng quản trị rủi ro nói chung và QTRRLS nói riêng đảm bảo luôn duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và dự nợ cho vay, tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng nhưng duy trì an toàn trong hoạt

động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 0,75%.


­ Thấm nhuần văn hóa quản trị

rủi ro, nghiêm túc tuân thủ

các quy

định/chính sách/điều kiện phê duyệt của Vietinbank, đặc biệt coi trọng tuân thủ giám sát sau giải ngân. Tăng cường công tác giám sát chất lượng tín dụng từ xa, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, đưa ra các cảnh báo kịp thời, hiệu quả.

­ Kiểm tra tình hình thực tế để nắm vững thực trạng tài chính, năng lực kinh doanh, tài sản đảm bảo và những khó khăn thực sự của khách hàng. Xây dựng và triển khai các giải pháp phù hợp với từng khách hàng, hạn chế thấp nhất phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, đồng hành hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khủng hoảng.


­ Triển khai linh hoạt, đồng bộ các biện pháp xử lý và thu hồi nợ phù hợp (Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khách hàng chủ động trả nợ, miễn giảm lãi). Khách hàng chủ động bán tài sản để trả nợ, khách hàng bán tài sản để trả nợ thông qua Trung tâm bán đấu giá, mua tài sản bảo đảm bằng gói cấp vốn cho Vietinbank AMC (trung tâm quản trị tài sản của Vietinbank); mua bán nợ thông qua VAMC hiệu quả đối với từng khách hàng, từng đơn vị để hạn chế tác động của Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng có hiệu lực từ 01/06/2014 và mục tiêu chất lượng tín dụng của Vietinbank (nợ xấu và nợ quá hạn).


­ Tăng cường thu hồi các khoản nợ xấu, nợ xấu đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro, đẩy mạnh thu hồi lãi treo. Hàng năm Vietinbank đều đưa ra mục tiêu thu hồi các khoản nợ xấu dựa trên các tỷ lệ đặt ra như: Tỷ lệ thu hồi nợ xấu nội bảng; Tỷ lệ thu hồi nợ ngoại bảng.

­ Tập trung thu các khoản lãi treo, lãi phạt, phí bảo lãnh, phí dịch vụ, chú ý không để tình trạng bỏ sót, nhập liệu số liệu sai dẫn đến thu thiếu lãi của khách hàng.

­ Thực hiện trích lập dự phòng đảm bảo nguồn tài chính dự phòng đầy đủ cho những tổn thất có thể xảy ra (kiểm soát tỷ lệ số dư quỹ dự phòng/nợ xấu đối với từng chi nhánh).


­ Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng, QTRRLS đi liền với việc áp dụng mô hình quản trị tín dụng tiên tiến và chiến lược quản trị phù hợp với điều kiện về công nghệ, nhân lực, tài chính và trình độ phát triển của ngân hàng và lộ trình tuân thủ Basel II theo hướng dẫn của NHNN.


­ Ứng dụng công nghệ thông tin trong QTRRLS, tăng cường sử dụng các phương pháp định lượng trong đánh giá rủi ro tín dụng.


­ Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ làm công tác QTRRLS nói riêng.

­ Tăng cường QTRRLS được tiến hành đồng thời với quản trị các loại rủi ro khác như rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường…


Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng đầy đủ, minh bạch, kịp thời, có sự trao đổi thông tin tín dụng thường xuyên với các ngân hàng và trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN. Tất cả các tổ chức tài chính đều phải đối mặt với RRLS. Khi lãi suất thay đổi thu nhập và các chi phí của ngân hàng đều thay đổi, do vậy sẽ làm ảnh hưởng tới giá trị kinh tế của tài sản, nguồn vốn, giá trị thị

trường của vốn chủ sở hữu và các trạng thái ngoại bảng của ngân hàng. Tác

động tổng hợp của những thay đổi trên được phản ánh vào thu nhập của ngân hàng và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.

Sự kết hợp giữa môi trường có lãi suất hay thay đổi, sự bãi bỏ các qui

định và sự

đa dạng hóa của các sản phẩm trong và ngoài bảng

tài khoản tài

sản(TKTS) của Vietinbank đã làm cho việc quản lý RRLS trở thành ngày càng thách thức. Cùng lúc đó các sản phẩm phái sinh lãi suất như các hợp đồng tương lai và hoán đổi lãi suất đã giúp các ngân hàng quản lý và giảm thiểu các RRLS. Các nhà quản lý ngân hàng và kiểm soát ngân hàng đang ngày càng nhấn mạnh và chú trọng vào sự đánh giá của QTRRLS, đặc biệt là khi có sự thực thi của việc đánh giá vốn của ngân hàng dựa trên giá trị thị trường được đề cập bởi Ủy Ban Basel (Basel Committee) thông qua Basel 2, Basel 3.

QTRRLS một cách tổng thể bao gồm các chính sách rất đa dạng, các hành động, các kỹ thuật mà một ngân hàng có thể dùng để giảm rủi ro của việc giảm giá trị tài sản ròng (Net Equity) đối với các biến động bất lợi của lãi suất.


Vietinbank hiện tại và tương lai sẽ có cơ cấu bảng TKTS, trong đó TSN và TSC có tính chất ngày càng phức tạp do rất nhiều sản phẩm mới, công cụ mới xuất hiện trên thị trường. Với tính chất phức tạp này, khi lãi suất thị trường cũng như các loại lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của ngân hàng cũng như vốn chủ sở hữu.


Hơn nữa, khi tình hình biến động của lãi suất trên thị trường ngày càng nhanh và phức tạp, thì việc QTRRLS trên thị trường ngày càng trở nên phức tạp và quan trọng như một trong những nhiệm vụ sống còn của Vietinbank.


Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường, Vietinbank đều muốn đa dạng hóa các danh mục trên TSN cũng như TSC để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, như vậy khi lãi suất thay đổi, RRLS phát sinh tiềm tàng và rất đa dạng. Nếu NHTM nào không

Ngày đăng: 02/12/2022