Chất Lượng Cán Bộ Nhân Viên Phân Xưởng 1 Tại Nhà Máy Z119

Bảng 8: Chất lượng cán bộ nhân viên phân xưởng 1 tại nhà máy Z119


STT

Chuyên môn đào tạo

Số lượng

1

Sau đại học

1

2

Đại học

2

3

Kỹ sư

1

4

Cao đẳng

2

5

Sơ cấp

11

6

Trung cấp

8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Quản trị nguồn nhân lực tại nhà máy Z119 - 8

Theo số liệu thống kê về chất lượng cán bộ nhân viên phân xưởng 1 tại nhà máy Z119. Số lượng cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn đào tạo sơ cấp chiếm tỷ lệ nhiều nhất – 11 nhân viên, theo sau là số lượng cán bộ nhân viên có chuyên môn đào tạo ở bậc Trung cấp – 8 nhân viên. Tuy nhiên số lượng cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn kỹ sư, đại học và sau đại học chỉ chiếm số lượng rất nhỏ, chỉ có 1 cán bộ nhân viên có trình độ cao học (Cao học CH. TMKT), 2 nhân viên có chuyên môn đào tạo bậc đại học và 2 nhân viên có chuyên môn đào tạo bậc cao đẳng. Hầu hết những cán bộ, nhân viên có chuyên môn đào tạo cao trong phân xưởng tập trung ở ban quản lý phân xưởng: quản đốc và phó quản đốc. Đối với các thợ chỉ có chuyên môn đào tạo ở mức độ sơ cấp hoặc trung cấp.

Bảng 9: Chất lượng chuyên môn đào tạo phân xưởng 2 nhà máy Z119


STT

Chuyên môn đào tạo

Số lượng

1

Sau đại học

0

2

Đại học

1

3

Kỹ sư

5

4

Cao đẳng

4

5

Sơ cấp

8

6

Trung cấp

11

Theo bảng thống kê, số lượng cán bộ, nhân viên có chuyên môn đào tạo bậc trung cấp chiếm số lượng nhiều nhất – 11 nhân viên, theo sau là số lượng

nhân viên đào tạo có chuyên môn bậc sơ cấp – 8 nhân viên. Hầu hết số lượng cán bộ nhân viên trình độ sơ cấp và trung cấp tập trung đối với thợ tại phân xưởng, theo đối trình độ đào tạo chuyên môn của thợ tại phân xưởng chưa cao. So với phân xưởng 1 thì số lượng kỹ sư và nhân viên có trình độ chuyên môn bậc cao đẳng cao hơn: 5 kỹ sư, 4 cao đẳng – hầu hết là nhân viên quản lý của phân xưởng: quản đốc, phó quản đốc và nhân viên điều độ.

Bảng 10: Chất lượng chuyên môn đào tạo cán bộ, nhân viên tại phân xưởng 3 nhà máy Z119

STT

Chuyên môn đào tạo

Số lượng

1

Sau đại học

0

2

Đại học

0

3

Kỹ sư

2

4

Cao đẳng

0

5

Sơ cấp

8

6

Trung cấp

11

Theo bảng thống kê, số lượng cán bộ nhân viên có chuyên môn đào tạo ở trình độ trung cấp chiếm đa số - 11 nhân viên, theo sau là số lượng cán bộ nhân viên có chuyên môn đào tạo ở trình độ sơ cấp – 8 nhân viên, đa số, số lượng kỹ sư chỉ có 2 nhân viên và không có cán bộ nhân viên nào có trình độ chuyên môn đào tạo bậc đại học hoặc sau đại học. Nhận thấy rằng chất lượng chuyên môn đào tạo nhân viên của phân xưởng 3 so với 2 phân xưởng còn lại (phân xưởng 1 và phân xưởng 2) thấp hơn, số lượng cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn ở bậc trung cấp và sơ cấp chiếm tỷ lệ cao hơn, đồng thời số lượng cán bộ nhân viên có chuyên môn sau đại học và đại học hầu như không có, số lượng kỹ sư cũng chiếm số lượng ít – 2 nhân viên.

Bảng 11: Chất lượng chuyên môn đào tạo cán bộ nhân viên phân xưởng 4 tại nhà máy Z119

STT

Chuyên môn đào tạo

Số lượng

1

Sau đại học

0

2

Đại học

1

3

Kỹ sư

1

4

Cao đẳng

3

5

Sơ cấp

6

6

Trung cấp

7

Theo số liệu thống kê từ bảng trên, chất lượng chuyên môn đào tạo tại phân xưởng có nhiều cán bộ nhân viên có chuyên môn đào tạo ở bậc trung cấp và sơ cấp, số lượng cán bộ nhân viên bậc cao đẳng nhiều hơn so với các phân xưởng còn lại: 7 nhân viên trung cấp và 6 nhân viên sơ cấp, 3 nhân viên bậc cao đẳng. Tuy nhiên chỉ có 1 nhân viên có trình độ chuyên môn đào tạo bậc đại học và 1 kỹ sư quản đốc và phó quản đốc. Hầu hết nhân viên và thợ trong phân xưởng đều có trình độ chuyên môn đào tạo bậc sơ cấp và trung cấp.

Bảng 12: Chất lượng chuyên môn đào tạo cán bộ nhân viên phân xưởng 5 tại nhà máy Z119


STT

Chuyên môn đào tạo

Số lượng

1

Sau đại học

0

2

Đại học

0

3

Kỹ sư

1

4

Cao đẳng

0

5

Sơ cấp

4

6

Trung cấp

1

Số lượng cán bộ nhân viên tại phân xưởng 5 ít hơn so với các phân xưởng còn lại, số lượng cán bộ nhân viên có chuyên môn đào tạo sơ cấp chiếm tỷ lệ lớn – 4 nhân viên. Số lượng nhân viên còn lại có chuyên môn đào tạo ở trình độ trung cấp và chỉ có 1 kỹ sư. Tuy nhiên không có cán bộ nhân viên nào có trình độ chuyên môn đào tạo bậc đại học và sau đại học.

Bảng 13: Chất lượng chuyên môn đào tạo cán bộ nhân viên phân xưởng 6 tại nhà máy Z119

STT

Chuyên môn đào tạo

Số lượng

1

Sau đại học

0

2

Đại học

0

3

Kỹ sư

2

4

Cao đẳng

5

5

Sơ cấp

4

6

Trung cấp

6

Số lượng thống kê về chất lượng chuyên môn đào tạo cán bộ nhân viên phân xưởng 6 tại nhà máy Z119 theo bảng trên cho thấy số lượng cán bộ nhân viên có trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng phân bổ tương đối đồng đều: 5 nhân viên trình độ cao đẳng, 4 nhân viên trình độ sơ cấp, 6 nhân viên trình độ trung cấp. Số lượng kỹ sư chỉ có 2 nhân viên và không có cán bộ nhân viên nào có trình độ chuyên môn đào tạo bậc đại học và sau đại học. Tuy nhiên so với phân xưởng còn lại thì chất lượng đào tạo chuyên môn tại phân xưởng 6 đồng đều hơn và nhỉnh hơn một chút so với chất lượng chuyên môn đào tạo của nhân viên của các phân xưởng khác.

2.1.2.3 Chất lượng nhân viên tại nhà máy Z119 theo độ tuổi.

Theo số liệu thống kê tuổi đời của quân nhân chuyên nghiệp tính đến ngày 31 tháng 05 năm 2021 hiện có tại nhà máy, hầu hết số lượng quân nhân chuyên nghiệp có tuổi đời từ 47 trở xuống với số lượng cao nhất là 101 quân

nhân. Số lượng quân nhân chuyên nghiệp trung cấp ở mức độ cao nhất – 47 người trong đó có 22 quân nhân chuyên nghiệp ở lĩnh vực ra đa, 11 nhân viên ở lĩnh vực xe – máy, 14 quân nhân chuyên nghiệp ở các lĩnh vực khác, trong khi đó quân nhân chuyên nghiệp trong lĩnh vực đo lường và vật tư, thủ kho chỉ có 2 – 3 nhân viên. Xếp thứ hai là số lượng quân nhân chuyên nghiệp đảm nhiệm chức danh sơ cấp, trong đó số lượng quân nhân chuyên nghiệp ở lĩnh vực ra đa dưới 47 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất – 10 quân nhân, theo sau là lĩnh vực xe máy và lĩnh vực khác, tuy nhiên số lượng quân nhân chuyên nghiệp ở lĩnh vực đo lường chỉ có 2 nhân viên và không có lượng quân nhân chuyên nghiệp nào trong lĩnh vực vật tư, thủ kho ở độ tuổi dưới 47 tuổi. Xếp cuối bảng là quân nhân chuyên nghiệp cao cấp – 23 quân nhân, trong đó chỉ có 1 – 2 quân nhân chuyên nghiệp dưới 47 tuổi ở lĩnh vực xe – máy, đo lường, vật tư thủ kho, tuy nhiên không có quân nhân chuyên nghiệp nào ở lĩnh vực ra đảm nhận chức danh cao cấp dưới 47 tuổi. Số lượng quân nhân chuyên nghiệp độ tuổi từ 48 đến 55 tuổi chiếm số lượng rất í, dao động từ 1-3 người, số lượng cao nhất là 6 người ở độ tuổi 54 rải rác ở tất cả các lĩnh vực khác nhau.

Đối với tuổi đời của công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng, theo số liệu của nhà máy tính đến 30/6/2020, tuổi đời của công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng tại nhà máy đối với nữ đều nhỏ hơn 45 tuổi, nam nhỏ hơn 50 tuổi với số lượng là 41 nhân viên, trong đó cán bộ, nhân viên đảm nhiệm chức danh trung cấp chiếm số lượng cao nhất – 21 nhân viên: 6 nhân viên ở lĩnh vực ra đa, 4 nhân viên lĩnh vực xe – máy, 1 nhân viên ở lĩnh vực đo lường và 10 nhân viên còn lại ở lĩnh vực khác; xếp sau là nhân viên sơ cấp với số lượng nhân viên là 16 nhân viên tập trung ở lĩnh vực ra đa, xe máy và các lĩnh vực khác, cuối cùng là 4 nhân viên cao cấp phân bố rải rác ở các lĩnh vực đo lường, xe – máy và các lĩnh vực khác.

Như vậy, qua số liệu thống kê, phần lớn cán bộ nhân viên của nhà máy đều đã lớn tuổi, đặc biệt đối với các thành viên trong ban lãnh đạo, đội ngũ kỹ

sư có chuyên môn cao đều đã lớn tuổi. Đây cũng là một trong các vấn đề lớn cần đặt ra đối với nhà máy Z119 về đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản trị nguồn nhân lực tại nhà máy Z119

Doanh nghiệp có thể phát triển được cần phải có đội ngũ nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng, do vậy vấn đề quản trị nguồn nhân lực là một trong những vấn đề được ưu tiên lên hàng đầu. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản trị nguồn nhân lực tới các doanh nghiệp nói chung và nhà máy Z119 nói riêng và các nhân tố này đều có tốc độ thay đổi nhanh chóng. Cơ bản có thể chia ra hai nhóm nhân tố có thể ảnh hưởng là: Nhóm nhân tố thuộc môi trường bên ngoài như kinh tế, dân số, pháp luật, văn hóa, đối thủ cạnh tranh, khoa học kỹ thuật... Nhóm yếu tố thuộc môi trường bên trong như mục tiêu, chiến lược công ty, văn hóa doanh nghiệp, phong cách của lãnh đạo doanh nghiệp...

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng quản trị nguồn nhân lực tại nhà máy Z119.

Sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ tới việc quản trị nguồn nhân lực tại nhà máy. Ngày nay, đứng trước quá trình xã hội hóa – hiện đại hoá, công nghệ ngày càng tiến bộ, quá trình sửa chữa và sản xuất của nhà máy có khả năng được rút ngắn do áp dụng máy móc thiết bị tân tiến hiện đại. Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực của nhà máy phải có chuyên môn đào tạo chất lượng cao mới có thể thích nghi và đáp ứng được đồng thời đưa ra các chính sách điều chỉnh số lượng lao động để phù hợp với điều kiện và sự phát triển của nhà máy.

Các chính sách chính trị của Đảng và nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động quản trị nguồn nhân lực của nhà máy. Một trong các chức năng và nhiệm vụ chính của nhà máy Z119 đó là sửa chữa, sản xuất

vật tư, khí tài ra-đa cho toàn quân cho Quân chủng phòng không không quân. Những thiết bị này nhằm phục vụ cho các hoạt động quân sự tại Việt Nam, bởi vậy tác động của các chính sách chính trị của Đảng đối với nhà máy là rất lớn. Khi mục tiêu, đường lối xây dựng đảng và các chính sách đối nội đối ngoại của Đảng và nhà nước thay đổi thì các hoạt động sản xuất của nhà máy có khả năng bị thay đổi theo để làm sao phù hợp với các hoạt động quân sự của đất nước, đặc biệt khi có chiến tranh xảy ra. Ngoài ra các chính sách xã hội, cơ sở pháp lý, các quy định pháp luật đối với người lao động cũng là một vấn đề lớn đặt ra yêu cầu người sử dụng lao động – nhà máy Z119 thay đổi các chính sách quản trị đối với nhân lực của nhà máy sao cho phù hợp với các chính sách và các quy phạm pháp luật hiện hành.

Sự ảnh hưởng của nền kinh tế - xã hội cũng góp một phần không nhỏ tới chất lượng quản trị nguồn nhân lực tại nhà máy. Sự tăng trưởng kinh tế tại các vùng miền, địa phương nơi mà nhà máy đặt trụ sở chính hoặc địa điểm để sản xuất kinh doanh cũng là yếu tố tác động tới chất lượng quản trị nguồn nhân lực của nhà máy. Kinh tế càng phát triển và mở rộng, cơ hội hội nhập nền kinh tế với các quốc gia khác càng cao mang đến những thách thức mà nhà máy phải vượt qua để cạnh tranh với các nhà máy khác, điều này yêu cầu nhà máy phải có nguồn nhân lực chất lượng và vững mạnh để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh với các doanh nghiệp, nhà máy khác, đòi hỏi công tác tổ chức đào tạo và quản trị nhân lực tại nhà máy cần phải cải thiện.

Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng quản trị nguồn nhân lực tại nhà máy Z119

Quản trị nguồn nhân lực là quản trị con người, quản trị nguồn lực của con người, bởi vậy yếu tố trực tiếp tác động tới chất lượng nguồn nhân lực là con người. Chất lượng nhân viên của nhà máy Z119 là yếu tố trực tiếp và quan trọng nhất đối với nhà máy trong việc quản trị nguồn nhân lực.

Như đã phân tích ở trên, phần lớn lượng nhân viên có trình độ chuyên môn đào tạo ở mức cao của nhà máy đều đã lớn tuổi. Hầu hết những nhân viên trẻ hoặc thợ trong xưởng sản xuất đều chỉ có chuyên môn đào tạo ở mức sơ cấp, trung cấp hoặc cao đẳng. Tuy nhiên để có thể tạo ra chất lượng sản phẩm tốt và đảm bảo cạnh tranh được với các nhà máy khác yêu cầu trình độ chuyên môn đào tạo của nhân viên tại nhà máy cao hơn. Do vậy, công tác quản trị nguồn nhân lực cần được xem xét một cách tỷ mỷ để để đưa ra các chiến lược tổ đào tạo nguồn nhân lực nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của nhà máy.

Chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Căn cứ vào chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp lên kế hoạch về chất lượng nguồn nhân lực: bao gồm các kiến thức, kỹ năng cần thiết, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện tại, so sánh và đưa ra số lao động cần thiết theo trình độ lành nghề, kỹ năng đã đạt yêu cầu của công việc đặt ra để từ đó có kế hoạch đào tạo nâng cao nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường làm việc: môi trường làm việc không chỉ bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng trang thiết bị phục vụ cho công việc mà còn bao gồm những mối quan hệ giữa đồng nghiệp, cấp trên – cấp dưới, không khí làm việc, phong cách, cách thức làm việc của doanh nghiệp. Một môi trường làm việc tốt sẽ tạo điều kiện, cơ hội để người lao động thể hiện năng lực, phát triển bản thân, cống hiến hết mình, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh đảm bảo được tính công bằng, cạnh tranh lành mạnh sẽ là nhân tố kích thích người lao động phát triển.

Nhận thức của người lao động về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: muốn nâng cao chất lượng, trước tiên, chính bản thân người lao động phải nhận thức được sự phù hợp của bản thân đối với công việc, mình đã có và còn cần những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất gì, từ đó ý thức, tự giác học hỏi nâng

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí