người là một điều khó, nhưng đáp ứng hợp lý các đòi hỏi của con người lại càng khó khăn hơn bởi một số lý do sau:
- Tính đa dạng về các nhu cầu của con người;
- Khả năng có hạn của người lãnh đạo, của hệ thống;
- Việc đáp ứng các nhu cầu của từng người lại bị ràng buộc bởi các chi phối của các nhu cầu chung của hệ thống và của các hệ thông bên ngoài có liên quan;
- Các con người trong hệ thống lại bị phân tách theo những nhóm có tính độc lập tương đối trong hệ thống, chính sự tác động trong nhóm cũng làm cho nhu cầu và động cơ của con người bị tác động nhất định, rất khó lường hết để xử lý có hiệu quả.
6.1.4.2. Đưa ra các quyết định lãnh đạo thích hợp
Sản phẩm của người lãnh đạo suy tới cùng là các quyết định. Quyết định là hành vi sáng tạo của người lãnh đạo nhằm định ra chương trình, tính chất hoạt động của các bộ phận và cá nhân trong hệ thống nhằm đạt tới mục tiêu đã định.
6.1.4.3. Xây dựng nhóm làm việc
Đây cũng là một nội dung quan trọng của hoạt động lãnh đạo hệ thống. Trong điều kiện hoạt động với quy mô đông người, việc phân cấp và phân công quản trị là một tất yếu khách quan, đây là nguyên tắc chuyên môn hóa quản trị. Trong mỗi hệ thống thông thường đều được phân chia thành những phân hệ và nhóm nhỏ, mỗi phân hệ và nhóm này bao gồm một số người hoạt động theo cùng một nhóm chức năng nghiệp vụ. Mỗi nhóm, mỗi phân hệ này nếu không được tổ chức tốt và không được hình thành mối dây liên hệ chặt chẽ với các nhóm và phân hệ khác, thì khó có thể đem lại kết quả hoạt động chung tốt đẹp cho cả hệ thống. Để có các nhóm, các phân hệ tốt là trách nhiệm không nhỏ của người lãnh đạo.
6.1.4.4. Dự kiến tình huống và tìm cách ứng xử tốt
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Bổ Quyền Hạn Giữa Các Cấp Quản Trị - Tập Trung Và Phân Quyền Trong Quản Trị Tổ Chức
- Mô Hình Chuỗi Giá Trị Sử Dụng Để Phân Tích Chức Năng, Nhiệm Vụ Công Việc
- Lãnh Đạo Và Các Căn Cứ Để Lãnh Đạo Trong Quản Trị
- Các Phương Pháp Lãnh Đạo Thường Dùng Và Hình Thức Thực Hiện
- Các Hình Thức Thực Hiện Các Phương Pháp Lãnh Đạo
- Những Vấn Đề Cần Quan Tâm Khi Lựa Chọn Phương Pháp Lãnh Đạo
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Quá trình lãnh đạo hệ thống hoạt động là quá trình hướng tới mục tiêu, viễn cảnh trong tương lai (gần và xa); mà tương lai thì người lãnh đạo khó có thể tự khẳng định được; vì nó còn tùy thuộc vào diễn biến xảy ra trong nội bộ hệ thống cũng như môi trường đầy biến động ở bên ngoài. Cho nên điều có thể thực hiện là người lãnh đạo phải tỉnh táo vạch ra mọi tình huống có thể xảy ra, đối chiếu với mục đích và mục tiêu mong muốn. căn cứ vào thực tế khả năng, cơ hội và nguồn lực có thể có được để đối phó với mọi tình huống (hạn chế hoặc loại bỏ tình huống xấu, tận dụng khai thác các tình huống tốt).
6.1.4.5. Giao tiếp và đàm phán
Đây là một nội dung quan trọng của người lãnh đạo khi thực hiện chức năng lãnh đạo. Quá trình lãnh đạo là quá trình tiếp xúc và làm việc với con người thông qua hoạt
động giao tiếp và đàm phán, cho nên người lãnh đạo không thực hiện tốt nội dung này thì khó có thể đưa hệ thống giành lấy các mục tiêu mong muốn.
6.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO CON NGƯỜI
6.2.1. Khái niệm, yêu cầu và đặc điểm của các phương pháp lãnh đạo con người
6.2.1.1. Khái niệm
Các phương hướng lãnh đạo con người trong hệ thống là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của người lãnh đạo lên con người cùng với các nguồn lực khác của hệ thống để đạt được các mục tiêu quản trị đề ra.
6.2.1.2. Yêu cầu
Phương pháp lãnh đạo là do người lãnh đạo lựa chọn, tuy nhiên không được phép tùy tiện mà phải dựa trên cơ sở những căn cứ nhất định, cụ thể như sau:
- Phương pháp lãnh đạo phải bám sắt mục tiêu và mục đích quản trị. Có nghĩa là các phương pháp lãnh đạo chỉ là công cụ để thực hiện mục đích và mục tiêu quản trị đề ra, nó bị mục đích và mục tiêu của quản trị chi phối.
- Các phương pháp lãnh đạo phải xuất phát từ thực trạng của hệ thống (các nguồn lực có thể; nhu cầu, động lực và khải năng chấp nhận của con người bị tác động).
- Các phương pháp lãnh đạo phải tuân thủ các ràng buộc của môi trường. Chẳng hạn như người lãnh đạo một doanh nghiệp không thể bắt người lao động làm việc quá giờ quy định mà luật lao động mỗi nước quy định…
- Các phương pháp lãnh đạo được sử dụng còn tùy thuộc thói quen, năng lực và giới hạn thời gian cho phép của người lãnh đạo; vào đặc điểm của mỗi loại phương pháp đem ra sử dụng.
6.2.1.3. Đăc điểm
Các phương pháp lãnh đạo hết sức linh hoạt; tuy nhiên có hội tụ 3 nhóm đặc điểm chính như sau:
- Các phương pháp lãnh đạo hết sức biến động, sự biến động này thể hiện ở các hình thức biểu hiện của mỗi phương pháp tại mỗi thời điểm, mỗi đối tuonwgj khác nhau là không hẳn giống nhau.
- Các phương pháp lãnh đạo luôn luôn đan kết vào nhau; theo nghĩa là trong việc sử dụng phương pháp lãnh đạo này, cách thể hiện cụ thể đã có nội dung của các phương pháp lãnh đạo khác xuất hiện. Việc kết hợp này nhằm phát huy ưu điểm và khắc chế những hạn chế của từng phương pháp lãnh đạo riêng lẻ.
- Các phương pháp lãnh đạo chịu tác động to lớn của nhu cầu và động cơ làm việc của từng người bị tác động xét theo thời gian và không gian diễn ra sự lãnh đạo.
6.2.2. Nhu cầu và động cơ làm việc của con người
6.2.2.1. Nhu cầu
Nhu cầu là trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy thiếu thốn không thảo mãn về cái gì đó và mong muốn được đáp ứng nó. Nhu cầu gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người, cộng đồng, tập thể và xã hội.
Nhu cầu có nhiều loại:
- Nhu cầu sinh lý: ăn uống, nghỉ ngơi.
- Nhu cầu lao động: việc làm, bảo hiểm xã hội…
- Nhu cầu an ninh, tình yêu: tính đồng loại, tình vợ chồng, tình bằng hữu, tình cha con, mẹ con, tình bạn, tình đồng nghiệp…
- Nhu cầu sự kính trọng: quyền lực và địa vị xã hội, uy tín, mức ảnh hưởng tới xã hội, sự giàu có…
- Nhu cầu thẩm mỹ: cái đẹp, cái tốt, cái thiện…
- Nhu cầu tự hoàn thiện: tự do, trách nhiệm, sự phát triển…
- Nhu cầu giao tiếp: các mối quan hệ xã hội và quốc tế…
- Nhu cầu tái sản xuất xã hội: sinh đẻ và nuôi dạy con cái, truyền thống…
- Nhu cầu tự phủ định: các ham muốn, đòi hỏi có tính nguy hại đến bản thân, cộng đồng, tập thể và xã hội…
- Nhu cầu về sự biến đổi: các xáo trộn xã hội theo hướng tiến bộ.
Các nhóm trên gộp thành 3 nhóm lớn: nhu cầu tinh thần, nhu cầu vật chất và nhu cầu xã hội.
Việc thỏa mãn các nhu cầu trên có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau: cộng đồng, tập thể, cá nhân, xã hội từ đó hình thành nên các lợi ích của con người.
Lợi ích: là kết quả mà con người có thể nhận được qua các hoạt động của bản thân, cộng đồng, tập thể, xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Lợi ích bao gồm nhiều loại và có thể gộp thành lợi ích tinh thần, lợi ích vật chất, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội, lợi ích khu vực, lợi ích quốc tế.
Lợi ích có vai trò quan trọng to lớn trong quản trị, nó tạo động lực mạnh mẽ cho các hoạt động nhất định của con người, nó buộc con người phải động não, cân nhắc, tìm tòi các phương thức thực hiện có hiệu quả nhất các mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của mình. Vấn đề cơ bản là động cơ và thủ đoạn thực hiện để đạt lợi ích như thế nào?
6.2.2.2. Động cơ làm việc
Động cơ là mục đích chủ quan của hoạt động của con người (cộng đồng, tập thể, xã hội) là động lực thúc đẩy con người hành động nhằm đáp ứng các nhu cầu đặt ra.
Nếu mục đích đặt ra không phương hại đến mục đích của người khác và của xã hội thì thủ đoạn để thực hiện mục đích dễ được xã hội chấp nhận. Còn nếu mục đích đặt ra gây thiệt hại đến mục đích của người khác, của cộng đồng, của xã hội thì nó sẽ bị cản phá, lên án.
Việc quản trị con người chỉ có thể thành công khi người lãnh đạo tạo ra được một động cơ chung, một lợi ích chung, một mục tiêu chung gắn bó đông đảo con người trong hệ thống lại.
Quá trình con người thực hiện nhu cầu: là một quá trình phức tạp, tích cực và phù hợp với các đòi hỏi của các quy luật khách quan.
Môi trường bên ngoài
Mục tiêu
Động cơ
Phương thức hoạt động
Chuẩn mực của hệ thống
Con người
Nhu cầu con người
Khả năng cụ thể
Hiệu quả
Hình 6.1. Sơ đồ quá trình thực hiện nhu cầu
- Chuẩn mực: là những yêu cầu, ràng buộc mà tổng thể hệ thống định ra, đòi hỏi con người phải tuân thủ trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của hệ thống. Chuẩn mực này bao gồm những giá trị tư tưởng mang tính bao quát nhất được đại đa số con người trong hệ thống và xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định tán đồng để hình
thành các quan niệm về cái lợi, cái hại, cái đúng (cái chân), cái sai, cái tốt (cái thiện), cái đẹp (cái mỹ), cái xấu.
- Khả năng bao gồm năng lực cá nhân, vị trí và mối quan hệ của họ trong hệ thống ở mỗi thời điểm.
- Mục tiêu: là kết quả dự định cho các hoạt động của con người trong những khoảng thời gian nhất định.
- Phương thức hành động: là thủ đoạn, cách thức con người hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra.
- Hiệu quả hành động: là cách đánh giá phương thức hành động của con người.
6.2.3. Một số học thuyết về nhu cầu và động cơ hoạt động của con người
6.2.3.1. Học thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow (1908-1970)
Trong hệ thống lý thuyết về quản trị và động viên, thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow là thuyết có được một sự hiểu biết rộng lớn.
Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao. Theo tầm quan trọng, cấp bậc nhu cầu được sắp xếp thành năm bậc sau:
Nhu cầu tự hoàn thiện
Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu xã hội (liên kết, chấp nhận)
Nhu cầu an ninh, an toàn
Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học (vật chất - sinh lý)
Hình 6.2. Sự phân cấp nhu cầu của A.Maslow
- Những nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học: Là những nhu cầu đảm bảo cho con người tồn tại như: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển nòi giống và các nhu cầu của cơ thể khác.
- Những nhu cầu về an ninh và an toàn: Là các nhu cầu như ăn ở, sinh sống an toàn, không bị de đọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ...
- Những nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: Là các nhu cầu về tình yêu được chấp nhận, bạn bè, xã hội...
- Những nhu cầu được tôn trọng: Là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người khác, được người khác tôn trọng, địa vị ...
- Những nhu cầu tự thể hiện hay tự thân vận động (nhu cầu hoàn thiện): Là các nhu cầu như chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, hài hước...
Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: cấp cao và cấp thấp. Nhu cầu cấp thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Nhu cầu cấp cao bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện. Sự khác biệt giữa hai loại này là các nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi đó các nhu cầu cấp cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con người.
Maslow cho rằng làm thỏa mãn các nhu cầu ở cấp thấp là dễ làm hơn so với việc làm thỏa mãn những nhu cầu ở cấp cao vì nhu cầu cấp thấp là có giới hạn và có thể được thỏa mãn từ bên ngoài. Ông còn cho rằng đầu tiên các nhu cầu ở cấp thấp nhất hoạt động, nó đòi hỏi được thỏa mãn và như vậy nó là động lực thúc đẩy con người
- nó là nhân tố động cơ. Khi các nhu cầu này được thỏa mãn thì nó không còn là yếu tố động cơ nữa, lúc đó các nhu cầu ở cấp độ cao hơn sẽ xuất hiện.
Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow đã có một ẩn ý quan trọng đối với các nhà quản trị đó là muốn lãnh đạo nhân viên thì điều quan trọng là bạn phải hiểu người lao động của bạn đang ở cấp độ nhu cầu nào. Từ sự hiểu biết đó cho phép bạn đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc thỏa mãn nhu cầu của người lao động đồng thời bảo đảm đạt đến các mục tiêu tổ chức.
6.2.3.2. Học thuyết về động cơ của F. Herzberg
Frederick Herzberg chia động cơ thành hai nhóm:
- Nhóm 1 gồm những yếu tố có thể định lượng (lương thưởng, điều kiện lao động…) làm cho con người hài lòng, thỏa mãn, được gọi là những yếu tố “duy trì”. Đây là yếu tố nhất thiết phải có, nếu không sẽ nảy sinh sự bất bình thường, bất mãn, sự không vừa lòng. Nhưng những yếu tố này không coi là động lực thúc đẩy.
- Nhóm 2 gồm những yếu tố định tính (trách nhiệm, sự thành đạt, được công nhận…). Đây là những yếu tố có liên quan đến công việc. Theo F. Herzberg, những yếu tố này mới được coi là những động lực thúc đẩy.
Như vậy, nhà quản trị ngoài việc tất yếu phải bảo đảm các yếu tố duy trì, đồng thời còn phải chú ý nhiều tới việc nâng cao sự thảo mãn về công việc.
6.2.3.3. Học thuyết động cơ Victor. H. Room
V. Room đưa ra công thức:
Sức mạnh = Mức ham mê x Niềm hy vọng
Trong đó:
- Sức mạnh là cường độ thúc đẩy con người.
- Mức ham mê là cương độ ưu ái của một người giành cho kết quả.
- Niềm hy vọng là xác suất mà một hoạt động riêng lẻ sẽ dẫn tới kết quả mong muốn.
Khi một người thờ ơ với việc đạt tới một mục tiêu nhất định thì mức ham mê coi như là 0. Và sẽ có mức ham mê âm khi con người phản đối việc đạt tới mục tiêu đó. Như vậy, cả hai trường hợp trên đều không có động cơ thúc đẩy. Tương tự, sẽ không có động cơ thúc đẩy để đạt tới một mục tiêu nếu niềm hy vọng là số 0 hoặc số âm.
6.2.3.4. Học thuyết về động cơ của David. C Mc. Celland
Mc Celland phân ra 3 loại nhu cầu thúc đẩy cơ bản:
- Nhu cầu thành tựu (thành đạt): Người có nhu cầu thành tựu cao là người luôn theo đuổi việc giải quyết công việc tốt hơn. Họ muốn vượt qua các khó khăn, trở ngại. Họ muốn cảm thấy rằng thành công hay thất bại của họ là do kết quả của những hành động của họ. Điều này có nghĩa là họ thích các công việc mang tính thách thức. Những người có nhu cầu thành tựu cao được động viên làm việc tốt hơn. Đặc tính chung của những người có nhu cầu thành tựu cao:
+ Lòng mong muốn thực hiện các trách nhiệm cá nhân.
+ Xu hướng đặt ra các mục tiêu cao cho chính họ.
+ Nhu cầu cao về sự phản hồi cụ thể, ngay lập tức.
+ Nhanh chóng, sớm làm chủ công việc của họ.
- Nhu cầu liên minh (liên kết): Cũng giống như nhu cầu xã hội Maslow, đó là được chấp nhận tình yêu, bạn bè… Người lao động có nhu cầu này mạnh sẽ làm việc tốt ở những loại công việc tạo ra sự thân thiện và các quan hệ xã hội.
- Nhu cầu quyền lực: Là nhu cầu kiểm soát và ảnh hưởng đến người khác và môi trường làm việc của họ. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng người có nhu cầu quyền lực mạnh và nhu cầu thành tựu có xu hướng trở thành các nhà quản trị. Một số người còn cho rằng nhà quản trị thành công là người có nhu cầu quyền lực mạnh nhất, kế đến là nhu cầu thành tựu và sau cùng là nhu cầu cần liên minh.
6.2.3.5. Học thuyết của Arch Patton về các động cơ trong quản trị
A. Patton cho răng, những động lực thúc đẩy đặc biệt quan trọng trong việc điều hành là:
- Sự thử thách trong công việc: động lực này xuất phát từ nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu về sự tôn trọng.
- Địa vị, chức vụ, sự thăng chức, sự mong muốn trở thành người lãnh đạo…
- Sự ganh đua.
- Sự sợ hãi (sợ mắc sai lầm, sợ mất việc, sở giảm tiền thưởng…).
- Tiền là một yếu tố khuyến khích thực sự và thúc đẩy hiệu quả, chức không còn là một yếu tố “duy trì” như F. Herzberg đã nêu ở trên.
6.2.3.6. Học thuyết E.R.G
Clayton Alderfer giáo sư đại học Yale đã tiến hành sắp xếp lại nghiên cứu của Maslow và đưa ra kết luận của mình. ông cho rằng: hành động của con người bắt nguồn từ nhu cầu - cũng giống như các nhà nghiên cứu khác - song ông cho rằng con người cùng một lúc theo đuổi việc thỏa mãn ba nhu cầu cơ bản: nhu cầu tồn tại, nhu cầu quan hệ và nhu cầu phát triển.
- Nhu cầu tồn tại (Existence needs) bao gồm những đòi hỏi vật chất tối cần thiết cho sự tồn tại của con người, nhóm nhu cầu này có nội dung giống như nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn của Maslow.
- Nhu cầu quan hệ (Relatedness needs) là những đòi hỏi về quan hệ và tương tác qua lại giữa các cá nhân. Nhu cầu quan hệ bao gồm nhu cầu xã hội và một phần nhu cầu tự trọng (được tôn trọng).
- Nhu cầu phát triển (Growth needs) là đòi hỏi bên trong mỗi con người cho sự phát triển cá nhân, nó bao gồm nhu cầu tự thể hiện và một phần nhu cầu tự trọng (tự trọng và tôn trọng người khác).
Điều khác biệt ở thuyết này là Alderfer cho rằng con người cùng một lúc theo đuổi việc thỏa mãn tất cả các nhu cầu chứ không phải chỉ một nhu cầu như quan điểm Maslow. Hơn nữa, thuyết này còn cho rằng trong khi một nhu cầu nào đó bị cản trở và