Đánh Giá Hiệu Quả Quản Trị Tín Dụng Của Nhtm Đối Với Khách Hàng Vay Vốn.


- Quy mô nguồn vốn huy động: quy mô nguồn vốn huy động tại một thời điểm là toàn bộ số dư các loại nguồn vốn mà NHTM tự huy động có được tại thời điểm đó. Nó bao gồm các khoản tiền gửi tiết kiệm có và không có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền vay của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Khi đánh giá chỉ tiêu này, phải đánh giá tỷ trọng của nó so với kế hoạch, so với năm trước.

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động:

Số dư nguồn vốn huy động bình quân 12 tháng năm nay

Tốc độ tăng nguồn = ------------------------------------------- x 100% (1.1)

vốn huy động Số dư nguồn vốn huy động bình quân 12 tháng năm trước

Đối với các NHTM hoạt động chủ yếu ở khu vực khó khăn huy động vốn chỉ tiêu (1.1) bao gồm cả nguồn vốn huy động trên cả địa bàn nơi NHTM hoạt động, bởi vì hầu hết nguồn vốn huy động được đều cho vay ở khu vực địa bàn đó, nguồn vốn cho vay ở khu vực thành thị chủ yếu được điều chuyển từ nơi khác về. Đánh giá chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn phải giá so sánh với tốc độ tăng trưởng chung của các NHTM trên địa bàn, so với kế hoạch, so với năm trước và so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Chỉ tiêu 2: Thị phần nguồn vốn huy động

V

TV = --------------- (1 .2), VT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Trong đó:

- TV: thị phần nguồn vốn huy động của ngân hàng cần đánh giá

Quản trị hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Lào - 7

- V: tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng cần đánh giá

- VT: tổng nguồn vốn huy động của tất cả các TCTD trên địa bàn

Để đánh giá chính xác khả năng cạnh tranh của một NHTM tại những thời điểm khác nhau, cần phải xem xét trong mối quan hệ so sánh số TCTD cùng huy động trên địa bàn ở các thời điểm đó và trong mối quan hệ so sánh với qui mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và tăng trưởng khách hàng của chính NHTM đó qua các năm.


Chỉ tiêu 3: DNTD và tốc độ tăng trưởng DNTD

- DNTD: là toàn bộ các khoản mà ngân hàng đầu tư cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, các DN SX-KD và các ngành kinh tế khác hoạt động trong khu vực.

Chỉ tiêu này phản ánh qui mô tín dụng đầu tư cho khách hàng trên địa bàn. Khi đánh giá, phải đánh giá tỷ trọng của nó so với tổng dư nợ, so với các ngành và khu vực kinh tế khác, so với kế hoạch, so với năm trước.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Số dư nợ cho vay

bình quân 1 2 tháng năm nay

Tốc độ tăng dư nợ cho vay = --------------------------------------- x 100% (1.3)

Số dư nợ cho vay

bình quân 12 tháng năm trước

Chỉ tiêu (1.3) phản ánh khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng và nhu cầu tiếp nhận phát triển kinh tế. Khi đánh giá phải giá so sánh với tốc độ tăng trưởng chung, so với tốc độ tăng trưởng tín dụng các ngành kinh tế khác, so với kế hoạch, so với năm trước và so với đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.

Chỉ tiêu 4: Thị phần DNTD (DNTD).

Chỉ tiêu thị phần DNTD của một NHTM, một chi nhánh NHTM được xác định bằng tỷ lệ phần trăm DNTD khu vực của ngân hàng đó trong tổng DNTD đầu tư trên địa bàn của tất cả TCTD. Phương pháp đánh giá chỉ tiêu này giống chỉ tiêu 2.

DNTD của ngân hàng cần đánh giá

Thị phần DNTD = ------------------------------------------------ (1.4)

Tổng DNTD trên địa bàn Hai là, đánh giá mục tiêu an toàn đầu tư tín dụng Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ NQH, nợ xấu

Dư NQH cuối kỳ

Tỷ lệ NQH = ---------------------------------------- x 100% (1.5)

Tổng dư nợ cuối kỳ


Một NHTM có tỷ lệ NQH cao so với mức bình quân chung của các TCTD khác hoạt động trên cùng địa bàn, điều này đồng nghĩa với quản trị tín dụng của NHTM đó có vấn đề.

Theo chuẩn mực quốc tế thì NQH được định nghĩa là: “Một khoản nợ gốc hoặc lãi chậm thanh toán vượt quá số ngày tối thiểu được xác định theo các điều khoản của hợp đồng tín dụng và phản ánh các thông lệ trong nước đối với loại hình nợ đó”

Xu thế mới trong đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng những năm gần đây là xem xét các khoản nợ xấu. Đây là xu hướng đúng, vì nợ xấu phản ánh chính xác hơn các khoản nợ có vấn đề của các NHTM đầu tư cho nền kinh tế.

Tổng số nợ xấu

Tỷ lệ xấu = ------------------------------------- x 100% (1.7)

Tổng dư nợ cuối kỳ

Theo quy định hiện hành và phù hợp với thông lệ quốc tế, nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 trong đó:

Nợ nhóm 3: các khoản NQH từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nợ nhóm 4: các khoản NQH từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nợ nhóm 5: các khoản NQH trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Nợ xấu phản ánh đúng nhất chất lượng tín dụng yếu kém của các NHTM.


Ba là. Đánh giá mục tiêu lợi nhuận

Chỉ tiêu : Tỷ lệ thu lãi cho vay

Số lãi thu trong kỳ

Tỷ lệ thu lãi cho vay = ----------------------------------------x 100% (1.6)

Tổng số lãi phải thu trong kỳ

Tỷ lệ thu lãi trong kỳ phản ánh chất lượng của các khoản đầu tư tín dụng trong việc tạo ra thu nhập thực cho ngân hàng. Tỷ lệ thu lãi càng cao phản ánh chất lượng của các khoản cho vay cao, ngược lại phản ánh chất lượng của các khoản cho vay có vấn đề.

Đối với tín dụng trong điều kiện thực tiễn Lào hiện nay, tỷ lệ thu lãi đạt trên 97% là đảm bảo yêu cầu. Với một khoản cho vay, kể từ khi nhận tiền vay cho đến khi thu hết nợ, tỷ lệ thu lãi tối đa là 100%, nhưng xét trong một khoảng thời gian nào đó, tỷ lệ thu lãi có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 100%.

2.2.4.2. Đánh giá hiệu quả quản trị tín dụng của NHTM đối với khách hàng vay vốn.

Đánh giá hiệu quả quản trị TDNH xét về mặt kinh tế - xã hội

Xét về mặt kinh tế - xã hội, hiệu quả quản trị của TDNH được thể hiện trên cơ sở các chỉ tiêu chủ yếu sau:

Một là, TDNH phải là công cụ thông qua đó nhà nước hướng dẫn DN đi đúng định hướng của Đảng và Nhà nước

Các DN Lào khá năng động trong SX-KD nhưng trong một nền kinh tế đang phát triển, sản xuất phân tán, manh mún như hiện nay thì các DN khó có thể vượt qua những thách đố trong phát triển như những khó khăn về vốn, tri thức, khoa học công nghệ và thị trường.

Cơ cấu kinh tế thành phố chỉ có thể hợp lý khi trên cơ sở so sánh lợi thế của thành phố với các vùng, với các khu vực, với nuớc ngoài… sản phẩm dịch vụ và công nghiệp của thành phố đã sản xuất ra được trao đổi với các ngành sản xuất khác, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng ở các đô thị và xuất khẩu ra nước ngoài. Chính do có sự đầu tư trung dài hạn đã tạo điều kiện thực hiện các biện


pháp mở rộng qui mô sản xuất làm cho sản xuất hàng hóa ở thành phố phát triển không ngừng trên cơ sở chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất với trình độ công nghệ sản xuất tiên tiến, hiệu quả. Đây là những vấn đề mà khả năng của từng xí nghiệp đơn lẻ không thể giải quyết được.

Bản thân TDNH sẽ đầu tư vào các dự án tương đối lớn của các ngành kinh tế trọng điểm và như vậy, qua đầu tư tín dụng sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố.

Hai là, TDNH góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn, phát huy nội lựcnền kinh tế

Theo tính toán của IMF, nguồn vốn tiềm ẩn trong dân ta rất cao, các khoản dự trữ từng hộ gia đình cá nhân hầu như luôn tồn tại, trong khi đó để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ta cần các khoản vốn rất lớn để đầu tư cho nền kinh tế. Nếu đuợc tập trung vốn tạm thời, nhàn rỗi, chưa sử dụng đang nằm rãi rác manh mún ở khắp mọi nơi của dân để trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế nhằm đưa vốn vào đầu tư sản xuất sinh lời sẽ mang hiệu quả cho nền kinh tế.

Ba là, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động

Do tốc độ tăng trưởng dân số và tăng trưởng lao động cơ học, hàng năm lượng lao động được bổ sung thường lớn hơn nhiều so với số lượng lao động giảm tự nhiên. Nếu không đầu tư phát triển thêm các cơ sở SX-KD, dịch vụ, triển khai các dự án mới để thu hút thêm lao động, trong khi dân số và lực lượng lao động không ngừng gia tăng sẽ dẫn tới tình trạng thất nghiệp tăng lên, kéo theo các tệ nạn xã hội. Cho nên, hoạt động tín dụng cần phải khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển các thành phần kinh tế một cách công bằng, ổn định, bền vững. Chú ý phát triển các DN vừa và nhỏ và các DN sử dụng nhiều lao động. Mặt khác, chúng ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, do đó, cần phải thấy rõ yêu cầu trang bị khoa học - kỹ thuật cho người lao động để đáp ứng với nhu cầu đòi hỏi thực tế là rất bức thiết.

Đánh giá qua mối quan hệ giữa các nhóm chỉ tiêu

Các mặt lợi ích của ngân hàng, khách hàng và xã hội có một quan hệ biện chứng với nhau. Một quản trị tín dụng tốt giúp ngân hàng lựa chọn được các dự án


đầu tư tốt, khách hàng làm ăn có lãi, doanh thu và lợi nhuận tăng lên, nên ngân hàng thu được nợ gốc và lãi, các mục tiêu của ngân hàng được thực hiện.

Về mặt xã hội, nhờ dự án vay vốn phát huy hiệu quả, góp phần tăng của cải toàn xã hội, tăng trưởng kinh tế chung và tạo công ăn việc làm mới cho người lao động. Ngược lại, một quản trị tín dụng sai lầm hướng đầu tư vốn vào ngành, dự án kinh tế đang hoặc sẽ gặp khó khăn, dẫn đến người vay thua lỗ không trả được nợ, các mục tiêu về xã hội cũng không được thực hiện. Tuy nhiên, ba mặt lợi ích cũng có thể có những biểu hiện ngược chiều nhau. Chẳng hạn, một quản trị tín dụng quá thiên về lợi nhuận của ngân hàng, cho khách hàng vay vốn thực hiện dự án sát với đường tiệm cận hòa vốn của dự án. Lúc này để trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng, khách hàng không có lợi nhuận, buộc họ phải giảm qui mô sản xuất để giảm rủi ro. Trong trường hợp này thì lợi ích của khách hàng và của xã hội không được bảo đảm.

Quản trị tín dụng của NHTM là chính sách đa mục tiêu, khi đánh giá chính sách cần phải đánh giá toàn diện và chú trọng đánh giá theo mục tiêu chính. Chẳng hạn, nếu NHTM thực hiện chính sách thị phần tín dụng thì phải căn cứ chủ yếu vào qui mô, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay và khách hàng vay, còn mục tiêu lợi nhuận là thứ yếu. Nhưng nếu chính sách của NHTM theo đuổi mục tiêu lợi nhuận thì phải căn cứ chủ yếu vào qui mô và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, chênh lệch lãi suất giữa đầu ra, đầu vào cơ cấu và thực tế để đánh giá. Mặt khác, vì là quản trị TDNH phục vụ phát triển KT-XH, nên khi đánh giá phải chú trọng đánh giá lợi ích của khách hàng và của toàn xã hội do chính sách mang lại.

Tóm lại, quản trị tín dụng của một NHTM không những đóng vai trò quyết định đến sự thành công trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của riêng nó, như tăng trưởng DNTD, cũng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, mà còn góp phần quan trọng trong việc giúp các khách hàng vay vốn mở rộng SX- KD, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Qua đó, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, giải phóng lao động ngành nông nghiệp, phát triển ngành nghề tạo công ăn việc làm trong nông


thôn. Vì vậy, muốn đánh giá hiệu quả mà chính sách mang lại, cần phải đánh giá đầy đủ trên cả ba mặt là lợi ích của ngân hàng, khách hàng và của toàn xã hội, đây là điểmmới mà đề tài đề cập.

2.2.5. Hiệp ước Basel 1 và Basel 2

Những điểm cơ bản của Basel I và Basel II: Basel I:

- Mục đích của Basel I: Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế;

Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.

- Tiêu chuẩn của Basel I:

(1) Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro - “Tỉ lệ Cook”: tỉ lệ này được phát triển bởi BCBS với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia. Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính toán theo nhiều phương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng.

Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc/Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)

Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.

(2) Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3: Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng. Tiêu chuẩn này quy định: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3

Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự


trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill).

Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác.

Vốn Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn

(3) Vốn tính theo rủi ro gia quyền:

RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng)

Basel I đưa ra trọng số rủi ro gồm 4 mức: quốc gia 0%; ngân hàng 20%; doanh nghiệp 100%...Trọng số rủi ro không phản ánh độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại này.

- Những thiếu sót của Basel I: Sau khi rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm 1988, Uỷ ban Basel đã chuyển sự chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản ứng lại các hoạt động kinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của các ngân hàng thương mại và đến năm 1996, Bsael I đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả phí vốn đối với rủi ro thị trường.

Mặc dù vậy, Basel I vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Một trong những điểm hạn chế cơ bản của Basel I là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro vận hành (không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro vận hành). Ngoài ra, còn một số điểm hạn chế khác, như: không phân biệt theo loại rủi ro, không có lợi ích từ việc đa dạng hóa…

Basel II:

- Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí