Thiết Kế Kế Hoạch Ngân Quỹ Và Khả Năng Thanh Toán

- Suy luận hợp lý theo một logic chặt chẽ

- Phải có dự phòng rủi ro, có tính đến các khả năng biến động môi trường

Thẩm định dự án đầu tư là tiến trình phân tích, đánh giá dự án đầu tư dựa trên những tiêu chuẩn nhất định. Thẩm định dự án đầu tư mang bản chất phản biện cho một dự án đầu tư được thiết lập. Vì vậy thẩm định dự án đầu tư phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Phải xuất phát từ các quan điểm, chính sách, chuẩn mực kinh tế - kỹ thuật của cơ quan có quyền quyết định dự án đầu tư.

- Phải cung cấp căn cứ để đánh giá và xử lý đúng mức các đề nghị trong dự án.

- Phải đảm bảo tính chất khách quan, toàn diện

- Phải chỉ ra được những hạn chế của ự án đầu tư được thẩm định.

Thẩm định dự án đầu tư phải được tiến hành theo một quy trình xác định, phải dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn khả thi mà tiến hành thẩm định lần lượt từng nội dung và đưa ra các kết luận cụ thể về dự án ở các mặt: mạnh, yếu, cơ hội, thách thức…

7.3.3. Hoạch định tài chính doanh nghiệp

7.3.3.1. Sự cần thiết

Vốn là điều kiện để thực hiện các hoạt động tạo nguồn vì thế các chiến lược hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh chỉ trở thành hiện thực nếu được đảm bảo bằng vốn. Hoạch định vốn là kế hoạch bộ phận của kế hoạch kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Kế hoạch vốn là cơ sở để hoạch định và thực hiện các kế hoạch bộ phận khác. Xét bản thân công tác quản trị vốn thì hoạch định chiến lược vốn là điều kiện tiên quyết để sử dụng vốn có hiệu quả.

7.3.3.2. Căn cứ hoạch định

Để hoạch định vốn cho từng thời kỳ phải dựa trên các cơ sở như:

- Các kết quả phân tích và dự báo môi trường. Trên cơ sở này xác định kế hoạch đầu tư trong thời kỳ kế hoạch.

- Các mục tiêu đầu tư cụ thể trong từng thời kỳ

- Các phân tích, so sánh, đánh giá về từng nguồn huy động vốn

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

7.3.3.3. Nội dung chủ yếu

a. Các chỉ tiêu chủ yếu

- Thứ nhất, xác định nhu cầu về vốn trong thời kỳ kế hoạch. Trong thời kỳ kế hoạch phải xác định rò doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn cho những việc gì? Việc xác định cầu về vốn phải trên cơ sở tính toán chính xác, có căn cứ khoa học.

Mặt khác, doanh nghiệp cần chia vốn cho các khoảng thời gian ngắn hơn.

- Thứ hai, xác định cung về vốn. Xác định cung về vốn phải trả lời các câu hỏi cụ thể xem sử dụng những hình thức huy động vốn nào? Xác định khả năng đáp ứng của mỗi nguồn huy động và xác định khoảng thời gian huy động.

Dựa trên các phân tích và dự báo phải làm rò cầu về vốn sẽ được đáp ứng bởi các nguồn vốn nào? Với khả năng huy động cụ thể ra sao? Xác định khả năng đáp ứng cầu về vốn cần chú ý khắc phục hiện tượng không tìm kiếm được khả năng đáp ứng cầu về vốn mà thường là do:

+ Không đa dạng hóa các nguồn huy động vốn

+ Không chọn được loại hình pháp lý thuận lợi cho việc huy động vốn

+ Không muốn trả giá sử dụng vốn theo giá cả thị trường

- Thứ ba, cân đối và xác định cơ cấu vốn. Xác định xem cần vốn theo cơ cấu vốn cụ thể như thế nào? Cơ bản nhất phải xác định được vốn cố định là bao nhiêu và vốn lưu động cần bao nhiêu? Cụ thể hơn là việc xác định cầu về vốn cho mỗi hình thức, dự án đầu tư là bao nhiêu?...

Thông thường có thể xác định các loại vốn sau là luôn phải đề cập đến:

+ Vốn đầu tư nghiên cứu thị trường, nghiên cứu phát triển được huy động từ nguồn tích lũy lợi nhuận tái đầu tư, liên kết góp vốn lập quỹ nghiên cứu và phát triển cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ hoặc nguồn vốn ODA.

+ Đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ có thể dựa vào nguồn vốn tự cung ứng từ nguồn tích lũy hoặc từ các nguồn vốn bên ngoài qua thị trường và không qua thị trường vốn.

+ Đầu tư hiện đại hóa hoạt động quản trị thường tìm nguồn vốn nội bộ cho hoạt động này.

+ Đầu tư cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thường tìm kiếm nguồn vốn từ các quỹ nghiên cứu và phát triển, lợi nhuận tái đầu tư, Chính phủ và các hiệp hội ngành nghề, đưa vào giá thành và người được đào tạo đóng góp.

- Thứ tư, xác định chi phí sử dụng vốn bình quân. Cần phải xác định được tỷ lệ chi phí sử dụng vốn bình quân cho mỗi phương án:

Tỷ lệ chi phí sử

dụng vốn bình

=

quân (%)

Lãi suất vay (bình quân gia quyền của các hình thức vay)

Tỷ suất lợi

nhuận trên

+

vốn tự có hi

vọng thu được

Dựa trên tỷ lệ chi phí bình quân và tỷ suất thu hồi vốn đầu tư (ROI) để lựa chọn phương án tối ưu. Phương án tối ưu phải thỏa mãn hai điều kiện cơ bản là:

+ Có chi phí sử dụng vốn bình quân tối thiểu

+ Chi phí sử dụng vốn bình quân được chọn có giới hạn cao nhất bằng ROI

b. Đề xuất các giải pháp

Tùy theo phân tích các căn cứ và cân đối cung – cầu về vốn mà doanh nghiệp phải đưa ra hệ thống các giải pháp thích hợp. Các giải pháp cần đặc biệt chú ý là:

Các giải pháp cân đối cung – cầu về vốn

Các giải pháp đảm bảo huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.

7.3.4. Thiết kế kế hoạch ngân quỹ và khả năng thanh toán

Có thể hiểu ngân sách là tổng số tiền thu chi của doanh nghiệp trong một thời kỳ kinh doanh nào đó. Hoạch định ngân sách doanh nghiệp là việc xác định các mục tiêu thu chi ngân sách và giải pháp cho việc thực hiện.

Hoạch định ngân sách có mục đích là:

- Biết được doanh nghiệp có bao nhiêu tiền vào một thời điểm bất kỳ nào đó

- Đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn các khoản phải trả

- Đảm bảo lượng tiền thích hợp thường xuyên có sẵn để doanh nghiệp hoạt động. Trong thiết lập kế hoạch ngân sách và khả năng thanh toán của doanh nghiệp thường sử dụng các đại lượng nhất định, một trong các đại lượng đó là dòng luân

chuyển tiền tệ.

Dòng luân chuyển tiền tệ là đại lượng được sử dụng nhằm xác định khả năng tự cung ứng tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ kế hoạch. Đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về đại lượng này. Một số nhà quản trị cho rằng dòng luân chuyển tiền tệ liên quan đến doanh thu của doanh nghiệp; số khác lại cho rằng nó là phương tiện thanh toán với các yếu tố cấu thành như: lợi nhuận năm, lợi nhuận tái đầu tư, khấu hao, vốn trích trước.

Những hạn chế cơ bản của đại lượng dòng luân chuyển tiền tệ là: khó xác định chính xác được mức lợi nhuận năm, tiếp theo là khấu hao không thuộc phạm trù doanh thu và cuối cùng là vốn trích trước được cung ứng từ bên ngoài.

Trong mỗi thời kỳ kế hoạch muốn thiết lập dòng luân chuyển tiền tệ doanh nghiệp phải căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng:

+ Tiến độ thanh toán các khoản phải trả trong kỳ kế hoạch

+ Các loại chi phí thường xuyên trong quá trình oạt động

+ Tiến độ triển khai các chương trình đầu tư trong thời kỳ kế hoạch

+ Kế hoạch tiêu thụ, doanh thu có thể thu ngay được từ khách hàng

+ Khả năng huy động vốn trong kỳ kế hoạch như khả năng góp vốn, bán cổ phiếu, trái phiếu, đi vay…

+ Khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp

Kế hoạch ngân quỹ trong từng thời kỳ phải đảm bảo cân đối tài chính Tồn đầu kỳ + Thu trong kỳ - Chi trong kỳ = Tồn cuối kỳ

Điều kiện cân đối là tồn cuối kỳ phải > 0, mức tồn cụ thể phải phù hợp định mức dự phòng đã tính toán.

Các nhà hoạch định phải tìm giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo sự cân đối tài chính trong từng thời kỳ kế hoạch.

7.4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

7.4.1. Các chỉ tiêu thường sử dụng trong phân tích tài chính

Phân tích các thông số tài chính giúp nhà quản trị hiểu được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Các thông số tài chính được sử dụng để làm sáng tỏ các con số thô trên báo cáo tài chính và là sự kết nối hai dữ liệu tài chính bằng cách chia một giá trị trên báo cáo tài chính với một giá trị khác liên quan.

Tầm quan trọng của các thông số tài chính :

- Nhà cung cấp và ngân hàng (người cho vay) quan tâm đến các thông số khả năng thanh toán.

- Cổ đông quan tâm nhiều nhất đến các thông số khả năng sinh lợi

- Các chủ nợ dài hạn quan tâm nhiều các thông số sử dụng nợ

- Sử dụng tài sản hiệu quả là trách nhiệm của các nhà quản trị

7.4.1.1. Thông số khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là khả năng của một tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền. Thông số khả năng thanh toán đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.

Khả năng thanh toán hiện thời

Thông số này nhấn mạnh đến khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của các tài sản ngắn hạn trong tương quan với các khoản nợ ngắn hạn.

Tổng TSNH

Tài sản ngắn hạn =


Tổng nợ NH

Thông số này phản ánh mức độ bảo đảm các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. TSNH có đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không? Nếu nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tài sản ngắn hạn, thông số này giảm và đưa công ty vào tình thế khó khăn.

Khả năng thanh toán hiện thời càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng cao nhưng thông số này không tính đến khả năng chuyển nhượng của từng tài sản trong nhóm TSNH. Tùy thuộc vào từng ngành kinh doanh và từng thời kỳ kinh doanh, nhưng chủ nợ ngắn hạn sẽ tin tưởng hơn nếu chỉ số này > 2.

Khả năng thanh toán nhanh

Thông số này là công cụ hỗ trợ bổ sung cho thông số khả năng thanh toán hiện thời.

Tổng TSNH – Tồn kho

Tài sản ngắn hạn =


Tổng nợ NH

Thông số này tập trung vào những tài sản có tính chuyển hóa thành tiền cao hơn như tiền mặt, chứng khoán khả nhượng và phải thu khách hàng. Không tính đến hàng tồn kho vì đây là tài sản khả nhượng thấp nhất trong TSNH.

Như vậy, thông số này đo lường khả năng thanh toán chặt chẽ hơn. Thông số này

≥ 1 có nghĩa là doanh nghiệp không có nguy cơ bị rơi vào tình trạng vỡ nợ.

7.4.1.2. Thông số hoạt động của tài sản

Vòng quay hàng tồn kho

Thông số này cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động quản trị hàng tồn kho (HTK) của công ty.

Vòng quay tồn kho =

Giá vốn hàng bán Tồn kho bình quân

Thông số này có ý nghĩa hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng để chuyển thành phải thu khách hàng thông qua hoạt động bán hàng trong năm. Nếu chỉ số này từ 9 trở lên là một dấu hiệu tốt cho tình hình tiêu thụ và dự trữ.

Vòng quay tồn kho càng cao, hoạt động quản trị HTK càng hiệu quả, HTK càng mới và hiệu quả. Tuy nhiên, vòng quay HTK quá cao là dấu hiệu của việc duy trì quá ít HTK và có thể xảy ra tình trạng cạn dự trữ. Ngược lại là dấu hiệu HTK lỗi thời, quá hạn, chậm chuyển hóa.

Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân là khoảng thời gian bình quân mà phải thu khách hàng của công ty có thể chuyển thành tiền.

Kỳ thu tiền bình quân =

Số ngày trong năm Doanh thu tín dụng hàng năm

Nếu thông số này cao hơn thông số ngành, công ty đang duy trì một tỉ lệ tương đối nhiều khách hàng tín dụng trả nợ không đúng hạn. Ngược lại, là biểu hiện của chính sách tín dụng quá chặt chẽ. Số ngày ở đây phản ánh tình hình tiêu thụ , mà cụ thể là sức hấp dẫn của sản phẩm mà doanh nghiệp đang tiêu thụ cũng như chính sách thanh toán mà doanh nghiệp đang áp dụng. Thông thường 20 ngày là một chu kỳ tiền có thể chấp nhận được (nhưng phải xem xét gắn với giá vốn và chính sách bán chịu của doanh nghiệp).

Vòng quay tài sản cố định

Thông số này nhằm đo lường tốc độ chuyển hóa của TSCĐ để tạo ra doanh thu

Doanh thu thuần

Vòng quay TSCĐ =


Tài sản cố định

Thông số này phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Tùy theo nguồn vốn tài trợ cho tài sản cố định nhưng thông thường trong ngành chế

biến hàng tiêu dùng phải đạt hơn 5 mới được coi là tốt. TSCĐ ở đây được tính theo giá trị còn lại của TSCĐ vào thời điểm tính toán.

Vòng quay tổng tài sản

Thông số này nhằm đo lường tốc độ chuyển hóa của tổng tài sản để tạo ra doanh thu. Thông số này phản ánh hiệu quả tương đối của công ty trong việc sử dụng tổng tài sản để tạo ra doanh thu, nghĩa là tạo ra nhiều hay ít doanh thu cho một đồng đầu tư.

Vòng quay tổng tài sản

Doanh thu thuần

=

Tổng tài sản

Vòng quay chậm hơn ngành có thể do nguyên nhân đầu tư quá mức vào phải thu khách hàng và hàng tồn kho làm cho vòng quay tài sản của công ty thấp. Tùy thuộc vào doanh thu nhưng thông số này tốt nếu nó từ 3 trở lên.

7.4.1.3. Thông số nợ và khả năng trang trải

Thông số nợ phản ánh mức độ vay nợ hay là mức độ ưu tiên đối với việc khai thác nợ vay để tài trợ cho các tài sản của công ty.

Nợ trên vốn chủ

Thông số này dùng để đánh giá mức độ sử dụng vốn vay của công ty. Thông số này phản ánh tỉ lệ các chủ nợ cung cấp bao nhiêu đồng so với mỗi đồng vốn mà các cổ đông cung cấp (hay một đồng vốn chủ đang đảm bảo cho xác định vốn vay). Các chủ nợ này muốn thông số này thấp để đảm bảo lề an toàn.

Tổng nợ

Nợ trên vốn chủ sở hữu =


Tỉ lệ nợ trên tài sản


Vốn chủ sở hữu

Thông số này cho biết tổng tài sản được tài trợ bằng vốn vay như thế nào. Nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn vay bằng cách biểu diễn tỉ lệ % tài sản được tài trợ bằng vốn vay. Thông số này cao thì rủi ro tài chính cao.

Tổng nợ

Tỷ lệ bợ trên tài sản =


Số lần trả lãi


Tổng tài sản

Thông số này phản ánh khả năng của công ty trong việc đáp ứng các khoản nợ chi phí tài chính và khả năng tránh khỏi nguy cơ phá sản. Khả năng trang trải các khoản nợ này cao khi thông số này cao.

Số lần trả lãi =

LN thuần từ hoạt động kinh doanh Chi phí tài chính

Thông số >1 có khả năng đáp ứng và tạo lớp đệm an toàn cho người cho vay. Thông số <1dẫn đến phản ứng chặt chẽ trong quyết định của chủ nợ và có nguy cơ phá sản vì nếu vay nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến quyền kiểm soát, đồng thời bị chia lợi nhuận quá nhiều cho vốn vay.

7.4.1.4. Thông số khả năng sinh lợi

Thu nhập trên tài sản (ROA)

Thông số này phản ánh tỉ suất sinh lợi trên đầu tư, nghĩa là TSCĐ đang sản sinh ra doanh số như thế nào. Thông số < ngành thì mức sinh lợi thấp.

LN thuần từ hoạt động kinh doanh

ROA =


Thu nhập trên vốn chủ (ROE)

Tổng tài sản

Thông số này đo lường hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho các cổ đông. Nếu thông số > ngành, cổ đông được lợi do công ty duy trì tỉ lệ nợ cao so với tiêu chuẩn ngành vì công ty chấp nhận mức rủi ro tài chính cao.

LN thuần từ hoạt động kinh doanh

ROE =


Tổng vốn chủ sở hữu

Đây là chỉ số mà doanh nghiệp quan tâm nhất bởi vì nó là mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. Thông số này phải đạt mức sao cho thu nhập trên vốn chủ đạt cao hơn tỷ lệ lạm phát và giá vốn.

7.4.2. Phân tích tài chính

7.4.2.1. Các báo cáo tài chính

Các doanh nghiệp tiến hành phân tích tài chính để đánh giá hiệu suất và mức độ rủi ro của các hoạt động tài chính thông qua các bảng báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết cho nhiều đối tượng khác nhau quan tâm đến tình hình tài chính của công ty như các nhà đầu tư, chủ nợ thương mại, các bên hữu quan khác và nhà quản trị của doanh nghiệp:

- Chủ nợ thương mại và những người cho vay dài hạn: những nhà cung cấp vốn thông qua hàng hóa và dịch vụ, nhà cung cấp vốn ngắn hạn… quan tâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Nhà đầu tư : quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính liên quan đến thu nhập hiện tại, thu nhập kỳ vọng, khả năng ổn định dòng thu nhập, các nguồn lực và tình hình sử dụng nguồn lực và rủi ro gắn với nguồn lực đó.

- Nhà quản trị : quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính để kiểm soát nội bộ và cung cấp thông tin nhiều hơn cho các nhà cung cấp về điều kiện và hiệu quả tài chính của công ty.

7.4.2.2. Bảng cân đối kế toán

Khái niệm

Bảng cân đối tài chính là một báo cáo tài chính được lập vào một thời điểm nhất định theo cách phân loại vốn và nguồn hình thành vốn, được cấu tạo dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán.

Bảng 7.1: Bảng cân đối kế toán


TÀI SẢN

NGUỒN VỐN

Tài sản ngắn hạn

Nợ phải trả

Tiền và các khoản tương đương tiền

Phải trả người bán

Phải thu khách hàng

Phải trả người lao động

Hàng tồn kho

Vay và nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn khác

Vay và nợ dài hạn


Các khoản phải trả, phải nộp khác

Tài sản dài hạn

Vốn chủ sở hữu

Nguyên giá TSCĐ

Vốn đầu tư của CSH

(-)Giá trị hao mòn lũy kế

Thặng dư vốn cổ phần

Tài sản cố định

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Bất động sản đầu tư dài hạn

Tổng vốn chủ sở hữu

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn


Tổng tài sản

Tổng nguồn vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Quản trị doanh nghiệp - 23

Kết cấu của bảng cân đối kế toán

- Tài sản : Phần tài sản biểu diễn các giá trị của các tài sản mà công ty đang nắm giữ. Các tài sản được liệt kê theo mức độ giảm dần về khả năng chuyển nhượng (khả năng dễ chuyển hóa thành tiền). Phần tài sản bao gồm:

+ Tài sản ngắn hạn : là những tài sản có thể chuyển hóa thành tiền mặt trong thời gian ngắn nhất, thường trong một chu kỳ kinh doanh hay một năm bao gồm tiền mặt hay các khoản tương đương, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thu khách hàng, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.

+ Tài sản dài hạn :bao gồm các khoản phải thu khách hàng dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác. Đây là những tài sản được sử dụng lâu dài, liên tục trong nhiều chu kỳ kinh doanh.

- Nguồn vốn: Phần nguồn vốn biểu diễn các khoản nợ và vốn chủ sở hữu của công ty. Các khoản này được sắp xếp theo mức độ tăng dần về thời hạn thanh toán nợ. Về căn bản, phần nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần chính:

+ Nợ phải trả: bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Nợ ngắn hạn: là những khoản nợ phát sinh có thời hạn thanh toán ngắn, thường trong vòng một năm hay trong một chu kỳ kinh doanh. Nợ ngắn hạn bao gồm vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả người lao động và các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác.

Nợ dài hạn: là khoản nợ có thời hạn thanh toán hơn một năm bao gồm phải trả dài hạn người bán, phải trả dài hạn nội bộ, phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022