Giá Trị Tiền Theo Thời Gian Dựa Theo Phương Pháp Lãi Kép

Hình thức thuê vận hành được coi là một loại hợp đồng để chấp hành, tài sản đi thuê không được phản ánh trong sổ sách kế toán của người thuê, số tiền thuê trả theo hợp đồng được ghi như một chi phí bình thường khác.

- Thuê tài chính

Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung hay dài hạn theo hợp đồng. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị mà người thuê cần và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua lại tài sản từ người cho thuê. Trong nhiều trường hợp một DN bán ngay tài sản của mình cho người thuê rồi thuê lại. Trong hợp đồng thuê tài chính thì thời hạn thuê tài sản của bên thuê phải chiếm phần lớn đời sống hữu ích của tài sản và hiện giá thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê phải đủ để bù đắp những chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng.

Thông thường trong một hợp đồng thuê tài chính được chia làm 3 phần

Phần 1: Thời hạn thuê chính thức (thuê cơ bản ). Đây là khoản thời gian quan trọng nhất của hợp đồng thuê. Trong thời gian này các bên trong hợp đồng không được quyền huỷ bỏ hợp đồng chỉ trừ những trường hợp đặc biệt mà tất cả các bên đều đồng ý. Hết thời hạn này hầu như người cho thuê đã thu hồi đủ số tiền đầu tư ban đầu.

Phần 2: Thời gian cho thuê tự chọn: Đây là khoảng thời gian mà người thuê có thể tiếp tục thuê tài sản, nhưng với chi phí thuê rất thấp.

Phần 3: Thực hiện giá trị còn lại

Thông thường hết giai đoạn thuê tài chính người cho thuê thường uỷ quyền cho người thuê làm đại lý bán tài sản. Nếu người thuê quản lý sử dụng tài sản tốt thì giá trị thực tế của tài sản có thể lớn hơn nhiều so với giá trị còn lại dự kiến trong hợp đồng, họ có thể mua lại và cũng có thể bán được giá cao hơn và được hưởng phần chênh lệch.

Trong hợp đồng thuê tài chính các loại chi phí bảo dưỡng vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản cũng như những rủi ro khác đối với tài sản do bên thuê phải chịu cũng tương tự như tài sản của doanh nghiệp mua sắm. Cũng vì lý do đó nên các khoản tiền thuê mà người cho thuê nhận được coi là giá trị thừa của tài sản nên hình thức thuê này cũng được gọi là thuê mua thuần.

- Phương thức cơ bản để quyết định thuê hay mua tài sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Thực chất của việc chọn lựa nên mua tài sản bằng vốn tự có, bằng vốn vay hay sử dụng hình thức tín dụng thuê mua chính là việc phân tích lựa chọn dự án đầu tư dài hạn. Song trong phần này chỉ đề cập đến những nét cơ bản nhất để nhà quản lý có thể xem xét và ra quyết định ngay.

Phương pháp cơ bản để xem xét lựa chọn là tính toán NPV và IRR của từng phương án từ đó lựa chọn phương án lớn hơn.

Quản trị doanh nghiệp - 22

Phương án được chọn là phương án có IRR không nhỏ hơn tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu (Minimum Attacive Rate of Return - MARR), có NPV > 0 và lớn nhất.

f. Vốn liên doanh, liên kết

Với phương thức này doanh nghiệp liên doanh, liên kết với một số doanh nghiệp khác nhằm tạo vốn cho một số hoạt động (dự án) liên doanh nào đó. Các bên liên doanh ký hợp đồng liên doanh với các thỏa thuận cụ thể về phương thức hoạt động và quyền lợi nghĩa vụ của mỗi bên có giá trị trong một khoảng thời gian nào đó. Khi hết hạn, hợp đồng liên doanh hết hiệu lực.

Với phương thức liên doanh liên kết, doanh nghiệp sẽ có được lượng vốn cần thiết cho một số hoạt động nào đó mà không làm tăng nợ. Vì vậy, nhiều nhà quản trị học cho rằng phương thức này có thể được coi là phương thức cung ứng vốn nội bộ. Trong quá trình hoạt động, các bên liên doanh cùng chia sẻ rủi ro.

Bên cạnh đó, phương thức liên doanh, liên kết cũng có những hạn chế nhất định. Chẳng hạn, huy động vốn theo phương thức này tất sẽ dẫn đến các bên liên doanh cùng tham gia kinh doanh và cùng chia sẻ lợi nhuận thu được.

g. Cung ứng từ sự kết hợp công và tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng

Phương thức cung ứng vốn từ sự kết hợ công tư trong xây dựng cơ sở haj tầng . thực tế, có thể có nhiều hình thức kết hợp khác nhau với cách thức tiến hành cụ thể khác nhau. Đó là hình thức:

- Xây dựng - sở hữu – chuyển giao (BOT).

- Xây dựng – sở hữu – điều hành – chuyển giao (BOOT).

- Xây dựng – chuyển giao – điều hành (BTO).

- Xây dựng – sở hữu – điều hành (BOO).

- Xây dựng – sở hữu – bán (BOS).

Tùy hoàn cảnh thực tế doanh nghiệp có thể quyết định hình thức cụ thể thích hợp. Lựa chọn phương thức này doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện nhất định.

h. Nguồn vốn nước ngoài

- Đầu tư trực tiếp (FDI)

Trong cơ chế kinh tế mở, từ khi có luật đầu tư nước ngoài còn có thể có các nguồn cung ứng vốn bằng phương thức các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp.

Với nguồn vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp tạo ra thị trường cạnh tranh sôi động, cho phép và đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận nhanh chóng kỹ thuật, công nghệ cũng như phương thức quản trị tiên tiến.

- Nguồn vốn ODA

Cuối cùng là phương thức cung ứng vốn của doanh nghiệp bằng nguồn vốn ODA. Đối tác mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm và nhận được nguồn vốn này là các chương trình hợp tác của Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế khác.

Hình thức cấp vốn ODA có thể là hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi về lãi suất và thời gian thanh toán. Nếu các doanh nghiệp được vay từ nguồn vốn ODA có thể chịu các mức lãi suất thường trong khoảng từ 1 – 1,5% năm, phí ngân hàng thường là 0,2 – 0,3 % năm trong thời hạn có thể từ 10 – 20 năm và có thể được gia hạn thêm.

Hình thức huy động vốn từ nguồn vốn ODA có chi phí kinh doanh sử dụng vốn thấp. Tuy nhiên, để nhận được nguồn vốn này doanh nghiệp phải chấp nhận các điều kiện thủ tục chặt chẽ. Đồng thời, doanh nghiệp phải có trình độ quản trị dự án đầu tư cũng như trình độ phối hợp làm việc với các cơ quan Chính phủ và chuyên gia nước ngoài.

7.2.2. Phương châm và các giải pháp huy động vốn

Để đảm bảo luôn có đủ lượng vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao, rủi ro thấp nhất doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm mọi nguồn vốn có thể huy động; phân tích rủi ro, so sánh rủi ro tín dụng cũng như so sánh chi phí kinh doanh sử dụng vốn từ nguồn vốn khác nhau để lựa chọn các nguồn huy động theo phương châm đa dạng hóa nguồn cung ứng vốn.

Muốn vậy doanh nghiệp nên có những giải pháp chủ yếu sau:

- Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh trong từng thời kỳ. Đồng thời trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải lấy chiến lược làm công cụ định hướng hành động của mình.

- Tạo niềm tin nơi cung ứng vốn. Uy tín, danh tiếng cua doanh nghiệp với khách hàng là tài sản vô giá của doanh nghiệp không phải chỉ trên thị trường tiêu thụ mà cả trên thị trường tài chính.

- Chứng minh mục đích sử dụng vốn. Doanh nghiệp phải xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật vững chắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, cho các dự án đầu tư cụ thể cần huy động vốn nói riêng

- Huy động vốn dưới nhiều hình thức, từ nhiều đối tượng khác nhau. Đây là điều kiện nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không bị trục trặc vì thiếu vốn.

- Xác định tính hiệu quả của việc sử dụng vốn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh việc phân tích hiệu quả kinh tế theo tiêu thức thích hợp phải được tiến hành một cách thường xuyên.

7.3. HOẠCH ĐỊNH SỬ DỤNG VỐN

7.3.1. Một số chỉ tiêu cơ sở

7.3.1.1. Giá trị tiền theo thời gian dựa theo phương pháp lãi kép

Về nguyên tắc, giá trị tiền theo thời gian không phải là phạm trù bất biến, trong nền kinh tế thị trường tiền luôn đẻ ra tiền. Vì vậy, nếu coi giá trị của tiền là phạm trù bất biến sẽ dẫn đến kết quả đánh giá về hiệu quả đầu tư không chính xác. Để phân tích

và đánh giá hiệu quả của các phương án đầu tư các nhà quản trị sử dụng phạm trù giá trị tương lai của tiền. Có thể hiểu giá trị tương lai của tiền là lượng tiền danh nghĩa tương ứng với một số lượng tiền xác định mà doanh nghiệp bỏ ra đầu tư ở thời điểm hiện tại. Có nhiều phương pháp xác định giá trị tương lai của tiền khác nhau, thông thường có thể xác định dựa trên cơ sở phương pháp lãi kép. Theo đó sẽ có công thức xác định giá trị tương lai của tiền như sau.

FVn = PV (1 +i)n

Trong đó: FVn: lượng tiền danh nghĩa ở năm thứ n PV: Lượng tiền danh nghĩa hiện có

i: lãi suất chiết khấu (lãi suất ngân hàng ở thời kỳ xác định) n: số năm tính toán

Từ công thức này có thể suy ra giá trị hiện tại của tiền dựa trên cơ sở giá trị tương lai đã biết:

Tuy nhiên trong sản suất kinh doanh các doanh nghiệp không xác định giá trị tương 1

Tuy nhiên trong sản suất kinh doanh các doanh nghiệp không xác định giá trị tương lai của các khoản tiền có tính chất cá biệt mà hay xác định giá trị tương lai cho cả dòng tiền. Khi đó, để áp dụng công thức thích hợp cần chú ý thời điểm tính toán (cuối năm hay đầu năm) và tính chất dòng tiền (đều đặn hay không đều đặn).

7.3.1.2. Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Chỉ tiêu hay được sử dụng trong hoạch định đầu tư là chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (giá trị thu nhập thuần hiện tại). Ngược với chỉ tiêu giá trị tương lai của tiền, sẽ xác định được giá trị hiện tại thuần trên cơ sở lợi nhuận đã biết

Trong đó Pr 0 Lợi nhuận năm hiện tại Pr t 1 i t hiện tại hóa các lợi 2

Trong đó: Pr0: Lợi nhuận năm hiện tại

Prt/(1+i)t: hiện tại hóa các lợi nhuận tương lai NPV > 0: dự án có lợi nhuận, có thể đầu tư NPV <0: dự án bị lỗ

NPV = 0: dự án hòa vốn

Một số nhà kinh tế lại quan niệm chỉ tiêu này tính trên cơ sở dòng tiền của doanh nghiệp. Theo đó công thức trên sẽ thay lợi nhuận bằng dòng tiền.

7.3.1.3.Tỷ suất thu hồi vốn đầu tư ROI

Tỷ suất thu hồi vốn đầu tư là đại lượng phản ánh khả năng sinh lợi, cho biết mỗi năm sẽ thu hồi được bao nhiều % lượng vốn đã đầu tư. Tỉ suất thu hồi vốn đầu tư là đại lượng thống kê, có mối quan hệ với cả đại lượng doanh thu, vốn đầu tư và lợi nhuận. Công thức xác định như sau:

Trong đó Tỷ số Pr TR biểu thị khả năng sinh lời Tỷ số TR V ĐT khả năng 3

Trong đó: Tỷ số (Pr/TR) biểu thị khả năng sinh lời

Tỷ số (TR/VĐT) khả năng tạo doanh thu của một đồng vốn đầu tư

Từ chỗ ROI cho biết mỗi năm sẽ thu hồi được bao nhiêu % vốn đầu tư sẽ xác định được thời gian thu hồi vốn đầu tư là:

TTH (năm) = 100/ROI

Trong tính toán đầu tư, việc xác định ROI và TTH là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo thời hạn có thể thu hồi được số vốn sẽ bỏ vào đầu tư. Tuy nhiên, với ROI có thể phải nghiên cứu thêm: liệu số vốn đầu tư trên tính bằng giá trị thực của số tiền đầu tư hay giá trị tiền đầu tư trong tương lai?

7.3.1.4. Thời gian thu hồi vốn đầu tư

Thời gian thu hồi vốn đầu tư phụ thuộc vào thu nhập hàng năm của doanh nghiệp. Thu nhập hàng năm cao sẽ dẫn đến nhanh thu hồi vốn đầu tư hơn so với nếu thu nhập năm thấp.

Thông thường người ta xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư theo năm và số lẻ là tháng. Dựa vào thu nhập hàng năm hoàn toàn tính được chỉ tiêu này.

7.3.2. Hoạch định dự án đầu tư

7.3.2.1. Đầu tư

Có thể hiểu đầu tư là quá trình tập trung và sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nhằm tạo ra các lợi ích kinh tế - xã hội lâu dài.

Với khái niệm như thế khi tiến hành đầu tư chủ đầu tư sẽ phải trả chi phí đầu tư. Chi phí đầu tư bỏ ra chỉ có thể được thu hồi trong tương lai dài cho nên hoạt động đầu tư luôn chứa đựng rủi ro và được thưởng bằng lợi nhuận.

Trong thực tiễn có nhiều cách phân loại đầu tư khác nhau. Nếu xét tính chất thực hiện hoạt động đầu tư có thể phân thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là đầu tư do một chủ thể xuất vốn và sử dụng vốn đầu tư. Đầu tư gián tiếp là chủ thể xuất vốn khác chủ thể sử dụng vốn đầu tư.

Cũng như mọi hoạt động quản trị khác, hoạt động đầu tư phải đảm bảo tính hiệu quả. Mặt khác, đầu tư là hoạt động có quá trình thu hồi vốn diễn ra trong khoảng thời gian dài với chi phí hoạt động đầu tư hầu như là các chi phí cố định nên sẽ mang tính rủi ro cao. Vì vậy, hoạt động đầu tư phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định, đó là:

- Thứ nhất, đầu tư ban đầu đủ để hoạt động điễn ra bình thường. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư chỉ được phép thực hiện nếu đã đủ số lượng vốn đầu tư tối thiểu cần thiết, tránh đầu tư nhiều lần, chắp vá.

- Thứ hai, phân tán rủi ro. Do đầu tư là hoạt động có tính rủi ro cao, không lường trước được nên trong hoạt động đầu tư nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc phân tán rủi

ro. Nguyên tắc này đòi hỏi phải đa dạng hóa các hình thức đầu tư, không bao giờ sử dụng toàn bộ số tiền để chỉ đầu tư vào một dự án hoạt động nào đó.

- Thứ ba, không đầu tư dài hạn bằng vốn ngắn hạn. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động đầu tư: chỉ có thể sử dụng các nguồn vốn dài hạn để đầu tư dài hạn chứ không được phép ngược lại. Lý do vì vốn huy động ngắn hạn thường phải chịu lãi suất cao hơn vốn huy động dài hạn. Mặt khác, khi huy động vốn ngắn hạn cho đầu tư dài hạn sẽ gắn trực tiếp với nguy cơ không đủ vốn để tiếp tục đầu tư, dẫn tới vi phạm nguyên tắc đầu tư ban đầu đủ để hoạt động diễn ra bình thường.

- Thứ tư, hoạt động đầu tư chỉ triển khai khi làm chủ được tài chính. Nguyên tắc này mang tính chất thận trọng là cơ sở để thực hiện nguyên tắc thứ nhất và nguyên tắc thứ ba.

7.3.2.2. Dự án đầu tư

a. Khái niệm

Dự án đầu tư là bản nghiên cứu và đề xuất tổng hợp một hệ thống các luận chứng khả thi về các giải pháp sử dụng tài nguyên vào hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các điều kiện nhất định nhằm thu được các lợi ích kinh tế - xã hội xác định.

b. Các loại dự án đầu tư

Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư. Nếu căn cứ vào quy mô, phạm vi đầu tư sẽ có dự án đầu tư phát triển vùng lãnh thổ, dự án đầu tư phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật, dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp và dự án đầu tư phát triển một hoạt động sản xuất – kinh doanh nào đó của doanh nghiệp.

Nếu phân loại dự án đầu tư theo tính chất đầu tư sẽ có dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng và dự án đầu tư chiều sâu.

c. Quản trị dự án đầu tư

Quản trị dự án đầu tư bao gồm một loạt các hoạt động với các nội dung khác nhau. Đó là các nội dung: hoạch định đầu tư, ra quyết định đầu tư, xác định các chính sách đầu tư, xây dựng bộ máy quản trị dự án đầu tư, tổ chức thực hiện dự án đầu tư, tổ chức thực hiện điều phối các hoạt động, kiểm tra, giám sát, đánh giá và cuối cùng là điều chỉnh dự án đầu tư.

d. Chu trình thiết lập dự án đầu tư

Loại bỏ

Thẩm định sơ bộ

Tạm xếp lại

Điều tra nghiên cứu thị trường

Tìm kiếm cơ hội đầu tư


Loại bỏ

Thẩm định khả thi

Tạm xếp lại

Nghiên cứu khả thi

Thiết kế chi tiết và xác định các vấn đề tài chính


Huy động vốn và chuẩn bị triển khai dự án


Triển khai dự án đầu tư


Giải thể thanh lý

Thẩm định sau dự án

Tái đầu tư, mở rộng đầu tư

Đưa dự án vào hoạt động

Loại bỏ

Thẩm định chi tiết

Tạm xếp lại

Loại bỏ

Thẩm định tiền khả thi

Tạm xếp lại

Nghiên cứu tiền khả thi

Hình 7.2: Chu trình xây dựng dự án đầu tư

Bước 1: Tìm kiếm cơ hội đầu tư

Để phát hiện cơ hội đầu tư doanh nghiệp phải tổ chức tìm kiếm cơ hội thông qua việc phân tích và dự báo thị trường, môi trường kinh doanh.

Bước 2: Nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi

Trước hết phải nghiên cứu tiền khả thi. Khi nghiên cứu tiền khả thi đã được thẩm định, khẳng định kết quả chấp nhận được sẽ tiến hành nghiên cứu khả thi, sau đó lại thẩm định tính khả thi của nó. Nếu tính khả thi được khẳng định sẽ tiến hành thiết kế chi tiết và xác định các vấn đề tài chính.

Bước 3: Thẩm định chi tiết và quyết định đầu tư

Tiến hành thẩm định chi tiết tính khả thi của thiết kế chi tiết và quyết định đầu tư. Bước 4: Triển khai đầu tư

Chỉ bắt đầu các công việc triển khai đầu tư nếu dự án đầu tư đã được quyết định chính thức. Huy động vốn cho dự án đầu tư theo hoạch định là một nội dung quan trọng của bước này. Qúa trình triển khai dự án đầu tư phải được tiến hành theo các trình tự, tiến độ đã đưa ra. Đồng thời, kiểm tra sai lệch để thực hiện các điều chỉnh cần thiết cũng là nội dung không thể không chú ý đến.

Bước 5: Kết thúc hoặc tái đầu tư

Khi dự án đầu tư bước vào giai đoạn kết thúc sẽ phải tiến hành thẩm định sau đầu tư. Thẩm định sau đầu tư dẫn đến khả năng quyết định: hoặc chấm dứt dự án, hoặc tiếp tục đầu tư duy trì, hoặc đầu tư mở rộng.

e. Ra quyết định đầu tư

Có thể ra quyết định đầu tư bằng các phương pháp khác nhau. Thông thường có thể có hai phương pháp ra quyết định đầu tư là phương pháp kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu khả thi.

Phương pháp kinh nghiệm ra quyết định đầu tư trên cơ sở các số liệu thống kê kinh nghiệm cũng như các kinh nghiệm mà người ra quyết định đã đúc rút được sau nhiều lần ra quyết định đầu tư.

Phương pháp nghiên cứu khả thi là phương pháp nghiên cứu bao gồm toàn bộ tiến trình thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin, đưa ra các giải pháp kinh tế kỹ thuật và so sánh, đánh giá nhằm lý giải tính khả thi của các giải pháp đưa ra để có thể đạt được mục tiêu xác định.

Tính khả thi của một dự án chính là tính hợp lý, có khả năng thực hiện và mang lại kết quả vững chắc. Muốn vậy, các kết luận thẩm định phải dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn xác định. Các tiêu chuẩn phải thỏa mãn yêu cầu:

- Có căn cứ xác đáng dựa trên các đánh giá với các thông số đáng tin cậy

- Phù hợp với tương lai gần của hoàn cảnh môi trường

- Thỏa mãn các ràng buộc về các yếu tố hạn hẹp

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí