về nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử; hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình thực hiện nộp thuế điện tử; trích tiền để nộp thuế từ tài khoản của người
nộp thuế, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế
bị cưỡng chế
thi hành
quyết định hành chính về quản lý thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế. Ngoài ra, các tổ chức các nhân khác có nhiệm vụ cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế; phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thuế đến cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; yêu cầu người bán hàng, người cung cấp dịch vụ phải giao hóa đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi
mua hàng hóa, dịch vụ.
Như vậy, quản lý thuế là một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế không chỉ đảm bảo sự vận hành thông suốt hệ thống cơ quan nhà nước, mà còn có tác động tích cực tới quá trình thu, nộp thuế và NSNN. Do đó, ngoài cơ quan thuế đảm nhiệm vai
trò chính trong công tác quản lý thuế, các cơ quan quản lý nhà nước và tổ
chức, cá nhân khác có liên quan cần thể hiện nhiệm vụ phối hợp hiệu quả với cơ quan quản lý thuế, để giúp cơ quan thuế thực hiện quản lý ngày càng hiệu quả.
5.3.4. Nguồn lực tài chính để thực thi các giải pháp
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng Cường Ứng Dụng Công Nghệ Trong Quản Lý Thuế
- Tăng Cường Quản Lý Đăng Ký, Khiếu Nại Tố Cáo Về Thuế
- Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 24
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Để thực thi các giải pháp tăng cường quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp, cơ quan thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng cần đảm bảo nguồn lực tài chính đầy đủ.
Cục thuế và các chi cục thuế cần có đề án, kế hoạch, dự toán chi tiết cho các giải pháp tăng cường quản lý thuế để được cấp nguồn kinh phí chi cho các giải pháp. Đồng thời, cơ quan thuế cần đảm bảo thu NSNN để được hưởng phần trăm trích lại trên phần thu NSNN, đóng góp vào nguồn lực tài chính của cơ quan thuế.
5.4. NHỮNG HẠN CHẾ TIẾP THEO
CỦA LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU
5.4.1. Hạn chế của luận án
Luận án đã hoàn thành các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu đề ra ban đầu về “Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên, khi so sánh với đề tài nghiên cứu lớn về “quản lý thuế” và “tuân thủ thuế”, luận án vẫn còn những hạn chế như sau:
Về đối tượng nghiên cứu, luận án chỉ tập trung vào nghiên cứu hành vi và mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp, chưa đề cập đến tuân thủ thuế của các đối tượng nộp thuế khác.
Về nội dung, nghiên cứu chỉ
tập trung vào các nhân tố
thuộc phạm vi
quản lý thuế hoặc chịu ảnh hưởng của quản lý thuế, và các nhân tố đặc điểm của doanh nghiệp, mà có ảnh hưởng và tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp, mà không đề cập đến các nhân tố hoặc các khía cạnh khác
của quản lý thuế và tuân thủ thuế của các đối tượng nộp thuế khác. Đồng
thời, các nhân tố trong mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết, kế thừa những nghiên cứu trước đây, và xây dựng mới dựa trên Luật quản lý thuế Việt Nam. Trong đó, các nhân tố này được sàn lọc, điều chỉnh thông qua phỏng vấn, thảo luận với chuyên gia, đồng thời suy xét đến điều kiện thu thập số liệu nghiên cứu trong thực tiễn.
Về góc độ nghiên cứu, luận án nghiên cứu dưới góc độ tham khảo ý kiến phỏng vấn và thảo luận của chuyên gia (cán bộ quản lý thuế, tư vấn thuế) và khảo sát ý kiến của đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp.
Về tính khái quát, do điều kiện về thời gian và ngân sách thực hiện
nghiên cứu có hạn nên số mẫu nghiên cứu chỉ thực hiện trên địa bàn Thành
phố Hồ
Chí Minh, có thể
chưa đảm bảo đại diện cho tổng thể và chưa so
sánh được với các khu vực, địa bàn khác.
5.4.2. Hướng nghiên cứu đề xuất
Từ những hạn chế
của luận án nêu trên, tác giả
đề xuất định hướng
những nghiên cứu tiếp theo nhằm mở rộng những nội dung hạn chế hoặc khai thác sâu những nội dung mà luận án chưa tập trung khai thác, như sau:
Về đối tượng nghiên cứu, khảo sát: ngoài doanh nghiệp, đối tượng
nghiên cứu khảo sát có thể là đối tượng nộp thuế nói chung, hoặc cá nhân, …
Về các nhân tố
tác động đến tuân thủ
thuế: Mô hình đưa ra mới giải
thích được 55,7%, như vậy có thể có nhiều nhân tố khác tác động đến tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế chưa được kiểm định như: nhân tố xã hội,
nhân tố
kinh tế, nhân tố
pháp luật, chính sách thuế, đặc điểm ngành kinh
doanh, …
Về góc độ nghiên cứu, đề tài nghiên cứu có thể được khai thác dưới góc độ những người làm công tác về quản lý thuế, chính sách thuế, …
Về phạm vi nghiên cứu, nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện trên phạm vi cả nước, hoặc trên phạm vi vùng kinh tế Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, … để tăng tính khái quát của đề tài nghiên cứu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Dựa trên những phân tích về thực trạng quản lý của cơ quan thuế đối
với doanh nghiệp và thực trạng tuân thủ
thuế
của doanh nghiệp, kết quả
nghiên cứu
Mô hình quản lý thuế nhằm thúc đẩy
tuân thủ
thuế
của doanh
nghiệp trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh, tác giả đề
xuất một số
kiến
nghị, giải pháp quản lý thuế, bao gồm Xử lý vi phạm pháp luật về thuế, Chất lượng dịch vụ thuế, Tuyên truyền hỗ trợ, Thanh tra kiểm tra thuế, Ứng dụng
công nghệ
trong quản lý thuế, Quản lý đăng ký, xác định, thu thuế
và giải
quyết khiếu nại tố
cáo về
thuế, Quản lý thông tin doanh nghiệp nộp thuế,
Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, và Đặc điểm tâm lý của chủ/người quản lý doanh nghiệp.
Đồng thời, các giải pháp liên quan đến doanh nghiệp cũng cần được quan tâm thực hiện như khuyến khích doanh nghiệp cập nhật kiến thức về
thuế, tuyên truyền, giải thích để
doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về
tính
công bằng trong hệ thống thuế và quản lý thuế.
Các kiến nghị giải pháp về
tăng cường quản lý thuế
để nâng cao tính
tuân thủ thuế của doanh nghiệp cần được phối hợp nhịp nhàng giữa các bên liên quan và được thực hiện trong điều kiện cơ sở pháp lý không ngừng được hoàn thiện theo hướng minh bạch, rõ ràng, theo thông lệ và chuẩn mực quốc
tế. Đồng thời, nguồn nhân lực của cơ quan thuế cũng đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong sự thành công thực hiện những giải pháp này.
Cuối cùng, luận án ghi nhận những hạn chế trong nghiên cứu và đề xuất
hướng nghiên cứu tiếp theo liên quan đến đề thuế.
tài quản lý thuế
và tuân thủ
KẾT LUẬN
Trong 5 chương của luận án, các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu đề ra ban đầu về “Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh” được hoàn thành.
Thứ nhất,
luận án đã
hệ thống hóa lý thuyết về quản lý thuế, hành vi
tuân thủ thuế, các nhân tố quản lý thuế ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
Thứ hai, luận án phân tích thực trạng quản lý thuế và tuân thủ thuế của
doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời luận án cũng xác định
các nhân tố quản lý thuế ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp, kiểm định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ thực trạng trên rút ra các nhận xét về hạn chế, tồn tại trong quản lý thuế.
Thứ ba, luận án đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh những kết quả nghiên cứu đạt được, luận án không tránh khỏi những hạn chế do điều kiện thời gian và chi phí hạn chế như chỉ tập trung vào đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp, phương pháp khảo sát, chuyên gia
đối với mẫu nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh, … Luận án cũng đề
xuất hướng nghiên cứu tiếp theo về các nội dung chưa được nghiên cứu sâu.