đủ, chính xác theo quy định. Xử lý dứt điểm các khoản tạm thu ngân sách còn đến cuối năm, thanh toán các khoản nợ phải thu. Kho bạc nhà nước sớm hoàn thiện báo cáo thu ngân sách để phòng Tài chính - Kế hoạch có thời gian xem xét, lập báo cáo quyết toán năm dựa trên số liệu đã thẩm tra quyết toán tại các đơn vị dự toán ngân sách.
3.3.2. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu ngân sách nhà nước
Trong mọi lĩnh vực quản lý, con người luôn giữ vai trò rất quan trọng, là nhân tố quyết định thành bại của công việc. Trình độ, năng lực của đội ngũ làm công tác quản lý thu ngân sách có vai trò rất lớn, quyết định đến khả năng huy động và quản lý các nguồn lực có hạn của nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng, Nhà nước đã đặt ra. Vì vậy, việc nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thu ngân sách nhà nước là việc hết sức cần thiết.
Để đáp ứng đòi hỏi của công tác quản lý thu ngân sách trong thời kỳ mới, đòi hỏi nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu ngân sách sách về mọi mặt, nắm vững các quy định pháp luật về thu ngân sách (bao gồm Luật ngân sách, Luật thuế, Luật đầu tư công…), trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, trình độ kế toán, tin học văn phòng, đạo đức, tác phong nghề nghiệp…Cụ thể như sau:
Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thu ngân sách. Đối với ngành Thuế thực hiện đào tạo chuyên đề kết hợp giám sát, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của công chức thuế, bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin trong công tác quản lý thu thuế nhằm xây dựng đội ngũ công chức thuế đủ năng lực, kiến thức chuyên môn, kỹ năng chuyên nghiệp, luôn tận tâm trong công việc, thái độ thân thiện với người nộp thuế và đáp ứng điều kiện công tác hiện nay. Khuyến khích cán bộ, công chức đi học tập để nâng cao
trình độ, chuyên môn về quản lý kinh tế, quản lý ngân sách trình độ sau đại học, nghiên cứu sinh…
Thực hiện chế độ luân phiên, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ làm công tác thu ngân sách, đặc biệt là đối với công chức thuế. Không để công chức thuế và các đối tượng nộp thuế có thời gian, điều kiện móc nối với nhau xảy ra tiêu cực trong công tác quản lý thu thuế. Công khai các thông tin trong ngành thuế góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công chức thuế hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn được giao khi thực hiện luân chuyển sang vị trí, địa bàn công tác mới.
Tổ chức đánh giá, phân loại cán bộ công chức; coi trọng công tác thi đua, khen thưởng để kỷ luật thích đáng đối với cán bộ có hành vi vi phạm trong công tác quản lý thu ngân sách, thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng trong quản lý thu ngân sách.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quyết Toán Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Thị Xã Sơn Tây
- Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Lý Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Thị Xã Sơn Tây, Thành Phố Hà Nội
- Mục Tiêu, Quan Điểm Hoàn Thiện Quản Lý Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Thị Xã Sơn Tây, Thành Phố Hà Nội Đến Năm 2025
- Quản lý thu ngân sách trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 13
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Thường xuyên chăm lo đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thu ngân sách; có những chính sách, chế độ đãi ngộ tốt pháp để tăng thêm thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn. Từ đó, giúp đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý thu ngân sách yên tâm công tác, tập trung tối đa trí lực, thời gian để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
3.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng hiện đại trong quản lý thu ngân sách nhà nước
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, công nghệ thông tin có vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực trong đó có công tác quản lý ngân sách. Nhờ có công nghệ thông tin giúp con người xử lý công việc nhanh hơn, năng suất lao động cao, hiệu quả công việc tối ưu. Trong quản lý thu ngân sách, nếu không đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin sẽ không giải quyết kịp thời khối lượng công việc ngày càng lớn và phức tạp. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thu ngân sách là bước tiến quan trọng đối với thị xã Sơn Tây.
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thu ngân sách như: Đầu tư đồng bộ hệ thống máy chủ, máy tính cấu hình cao (Chipset Core i5 trở lên, Ram 8G, HDDR 1TB…), hệ thống bảo mật thông tin, phần mềm System master, chống hack, virus và các mã độc… nhằm đảm bảo cấp độ 3, 4 trong quản lý thuế (Kê khai, nộp, hoàn thuế điện tử; biên lai, hóa đơn điện tử, lệ phí trước bạ điện tử). Nâng cấp hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) mở rộng phân quyền cơ quan thuế đối với chức năng quản lý nguồn thu nhập cá nhân trên phạm vi địa bàn tỉnh, Thành phố nhằm đảm bảo công tác quyết toán thuế TNCN thuận lợi; tăng dung lượng và tốc độ truy cập tra cứu hồ sơ nhận trên phần mềm TMS từ 200 hồ sơ lên 1000 hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý thuế tra cứu hồ sơ tiếp nhận của các cá nhân, tổ chức nộp thuế. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị giám sát nội ngành, số hóa và luân chuyển điện tử hồ sơ quản lý thuế trong nội bộ cơ quan thuế (phần mềm quản lý hồ sơ công việc).
Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đầu tư phòng tin học gồm hệ thống máy chủ, phần mềm bảo vệ hệ thống (system security), phần mềm lưu trữ, nâng cấp các máy trạm cấu hình cao (Chipset Core i5 trở lên, Ram 8G, HDDR 1TB…) để có thể vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) và các phần mềm kê khai thuế, dịch vụ công kho bạc, phần mềm đăng ký kinh doanh, phần mềm kế toán misa, phần mềm quản lý tài sản… nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong công tác điều hành ngân sách.
3.4. Kiến nghị
3.4.1. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính
Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi luật ngân sách nhà nước năm 2015 cho phù hợp thực tế của đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Thực hiện nghiên cứu, sửa đổi Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 theo hướng quy định tiền lương, tiền công của chủ Công ty TNHH một thành viên là khoản được trừ khi xác định thuế TNDN để phù hợp với
Luật thuế TNDN, Luật đầu tư, tạo thuận lợi trong công tác quản lý các khoản thuế TNDN đối với công ty TNHH một thành viên, tránh các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, tạo điều kiện giúp cho Công ty mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Nghiên cứu, bổ sung một số quy định pháp luật về thuế GTGT như điều chỉnh quy định hoàn thuế GTGT tại Thông tư số 130/2016/TT-BTC theo hướng trước khi cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế mà người nộp thuế đã góp đủ vốn điều lệ thì được hoàn thuế nhằm khuyến khích người nộp thuế đầu tư sản xuất kinh doanh; bổ sung hướng dẫn hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư thực hiện theo từng giai đoạn được xác định trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Từ đó góp phần khuyến khích người nộp thuế mở rộng sản xuất kinh doanh.
Sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế năm 2019 đối với nội dung phạt chậm nộp tiền thuế đối với các dự án giao đất đối với các nhà đầu tư giảm từ 0,03%/ngày xuống còn 0,015%/ngày để có thể tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các nhà đầu tư có các dự án giao đất chậm tiến độ từ giai đoạn 2010-2015 có thể hoàn thành được nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất kịp thời vào ngân sách nhà nước, tiếp tục triển khai thực hiện các dự án giao đất thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương nhằm hạn chế tình trạng đất bỏ hoang không đầu tư vừa gây lãng phí nguồn lực cho NSNN và cả các nhà đầu tư.
Trong quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý thu ngân sách nói riêng chưa có chế tài ngăn ngửa rủi ro, hiện tại chỉ có chế tài xử lý trách nhiệm đối với các chủ thể tham gia quản lý ngân sách được xác lập xử lý rủi ro, vi phạm các quy định của nhà nước về ngân sách. Vì vậy, việc xác lập các chế tài ngăn ngừa rủi ro trong quản lý thu ngân sách là rất cần thiết để công tác quản lý thu ngân sách hiệu quả hơn.
Thứ hai, đổi mới phương pháp lập dự toán ngân sách nhà nước hiện nay theo đầu vào sang phương pháp lập dự toán ngân sách nhà nước theo kết
quả đầu ra. Đây là công cụ để tập trung nguồn lực công vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.
Thứ ba, ban hành các quy định cụ thể về sử dụng nguồn tăng thu ngân sách các cấp để giảm thiểu việc che giấu nguồn thu các chính quyền các cấp; ban hành cơ chế kiểm soát thu, chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước đảm bảo gọn nhẹ, chặt chẽ, khách quan đúng quy định pháp luật.
Thứ tư, thường xuyên tổ chức chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách các cấp. Tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức chuyên môn khi có văn bản sửa đổi, điều chỉnh.
Thứ năm, xây dựng chính sách thuế rõ ràng, dễ hiệu, dễ tính để tạo điều kiện cho các chủ thể sản xuất kinh doanh có thể tự tính được mức thuế phải nộp.
Thứ sáu, Bộ Tài chính cần bổ sung chế độ chính sách, tiêu chuẩn định mức, chế độ đãi ngộ tương xứng giữa các cơ quan thuế, cơ quan kho bạc và cơ quan Tài chính ở địa phương đảm bảo công bằng, tạo động lực đề cán bộ, công chức tận tuỵ với công việc chuyên môn.
3.4.2. Kiến nghị với HĐND, UBND thành phố Hà Nội và các Sở, ngành
Thứ nhất, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chế độ, chính sách khi Thành phố Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại
12 quận và thị xã Sơn Tây theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội; văn bản thay thế quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội…
Thứ hai, có cơ chế chính sách hỗ trợ đặc thù đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá Làng cổ Đường Lâm và khu ảnh hưởng bãi rác Xuân Sơn.
Tiếp tục hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách cấp thị xã, phân quyền phù hợp với chính quyền đô thị, xây dựng cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ thị xã Sơn Tây phát triển kinh tế - xã hội (Sơn Tây là thị xã duy nhất của Thành ph ố Hà Nội). Đặc biệt. Cụ thể như sau:
Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách cần phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và năng lực quản lý của mỗi địa phương. Thị xã Sơn Tây được định hướng là một trong năm đô thị vệ tinh của Thành phố Hà Nội, là đô thị văn hoá, lịch sử, du lịch, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, thị xã Sơn Tây có đặc thù đô thị cổ và có vị trí chiến lược quốc phòng nên việc phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do huy động các nguồn lực phát triển, nhất là nguồn lực xã hội hoá còn thấp, cơ sở hạ tầng cho sản xuất, thương mại, dịch chưa đầu tư đồng bộ, thu ngân sách thấp và phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu bổ sung từ ngân sách Thành phố. Nguồn thu chủ yếu từ tiền sử dụng đất và thu thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm bình quân khoảng 65% tổng thu ngân sách thị xã Sơn Tây. Vì vậy, để sớm đưa thị xã Sơn Tây trở thành đô thị loại II, cần tăng cường phân cấp nguồn thu cho thị xã Sơn Tây (tăng tỷ lệ điều tiết thu tiền sử dụng đất các dự án giao đất đối với loại đất có quy mô diện tích từ 5000 m2 trở lên hoặc đất dưới 5000 m2 tiếp giáp với đường phố, thu thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh) để tạo sự chủ động cho thị xã Sơn Tây khai thác các nguồn thu để thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.
Tăng cường thực hiện cơ chế tự chủ các nguồn thu ngân sách thị xã, đặc biệt là các nguồn thu thị xã được hưởng 100% gắn với việc quản lý, cung cấp dịch vụ công tại địa phương. Áp dụng các biện pháp nhằm mở rộng và nuôi dưỡng các nguồn thu này, tạo điều kiện khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh.
Thực hiện điều chỉnh phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi phù hợp phân cấp kinh tế xã hội của các quận, huyện, thị xã theo hướng tăng cường phân
cấp nguồn thu cho các địa phương có nguồn thu thấp, hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ nhằm thu hẹp dần khoảng cách nguồn thu giữa các quận với thị xã Sơn Tây. Cụ thể, tăng cường phân cấp các nguồn thu phân chia giữa ngân sách thị xã và ngân sách thành phố như: nguồn thu từ tiền sử dụng đất; thu thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; Lệ phí trước bạ xe máy, ô tô, tàu, thuyền; phí, lệ phí nhằm tạo sử chủ động cho ngân sách thị xã, giảm dần sự bổ sung từ ngân sách cấp trên, nâng cao vai trò quản lý nhà nước của thị xã Sơn Tây trong việc quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, tạo cơ chế thuận lợi thúc đẩy xúc tiến đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội của thị xã ngày càng ổn định hơn nữa. Bên cạnh đó, do khả năng cân đối thu - chi ngân sách thị xã còn thấp, khoảng cách giữa các khoản thu ngân sách thị xã được điều tiết và nhiệm vụ chi ngân sách thị xã rất lớn nên cần điều chỉnh nhiệm vụ chi ngân sách thị xã cho phù hợp với nguồn lực, khả năng quản lý của địa phương. Cụ thể, tăng cường nhiệm vụ chi đầu tư thuộc trách nhiệm ngân sách Thành phố đối với các dự án đường giao thông quan trọng, kênh mương, thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng các trường học đạt chuẩn, cơ sở y tế khám chữa bệnh… có quy mô đầu tư và nguồn vốn lớn nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sơn Tây.
Thứ ba, thường xuyên có chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách các cấp. Đặc biệt, thường xuyên tổ chức buổi tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức vận hành, sử dụng hệ thống Tamis, hệ thống quản lý ngân sách...
KẾT LUẬN
Ngân sách thị xã là một bộ phận cấu thành của Ngân sách Nhà nước, thực hiện quản lý ngân sách thị xã Sơn tây theo Luật Ngân sách Nhà nước là một nhiệm vụ mà ở đó các hoạt động tài chính diễn ra được quản lý công khai, minh bạch và chặt chẽ. Vì vậy, cần có sự nhận thức đúng đắn, một cách làm hợp lý của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp về công tác quản lý thu ngân sách nhà nước nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng.
Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Sơn Tây hiện nay là một yêu cầu cấp thiết, khách quan. Điều này bắt nguồn từ sự hạn chế trong công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây và mục tiêu trong nghị quyết về đổi mới cơ chế quản lý ngân sách của Đảng uỷ, HĐND thị xã Sơn Tây. Qua quá trình phân tích, nghiên cứu, luận văn đã làm rõ những nội dung sau:
Luận văn đã khái quát một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước như: Tổng quan về thu ngân sách nhà nước, khái niệm thu ngân sách nhà nước, vai trò và vị trí của thu ngân sách nhà nước; bản chất, mục tiêu của quản lý thu ngân sách nhà nước, phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước, nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước gồm lập dự toán thu NSNN, chấp hành dự toán thu NSNN, quyết toán thu NSNN, các công cụ quản lý thu NSNN, các tiêu chí đánh giá quản lý thu NSNN và các yếu tố ảnh hưởng đến thu NSNN... Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phản ánh rõ thực trạng quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Sơn Tây làm cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN. Đây vừa là yêu cầu của thực tiễn khách quan và cũng là mục tiêu và động lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sơn Tây.
Thực tiễn quản lý ngân sách của thị xã Sơn Tây cho thấy thị xã Sơn Tây đã rất nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành quản lý thu NSNN trên địa