Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, tăng nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đường nội đồng, giao thông nông thôn ngõ, xóm góp phần phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Thứ tư, khai thác, mở rộng nguồn thu ngân sách, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.
Khuyến khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư vào thị xã Sơn Tây, ưu tiên lĩnh vực đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật. Đôn đốc các chủ đầu tư triển khai thực hiện các dự án thuê đất để phá huy hiệu quả kinh tế, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý kiên quyết các dự án chậm triển khai, dự án treo và dự án hoạt động kém hiệu quả.
Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công, thực hiện đầu tư trọng tâm, trọng điểm để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý tài chính công, đẩy mạnh công tác thu ngân sách nhà nước, đảm bảo thu đúng, thu đủ các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định, phấn đấu vượt thu ngân sách hàng năm trên 5% theo chỉ tiêu thành phố giao, đảm bảo cân đối thu chi ngân sách nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của thị xã Sơn Tây, không để nợ đọng xây dựng cơ bản. Khuyến khích, mở rộng và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động dịch vụ tài chính - ngân hàng nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực để phát triển kinh tế xã hội.
Thứ năm, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm đẩy mạnh quá trình đô thị hoá.
Huy động các nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư xây d ựng cơ s ở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sơn Tây.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Tập trung nguồn lực của thị xã và nguồn vốn hỗ trợ Thành phố để đầu tư các dự án trọng điểm mang tính kết nối giao
thông, góp phần thúc đẩy giao thương, buôn bán hàng hoá giữa thị xã Sơn Tây và các tỉnh phía Tây Hà Nội như: Đường QL21 đoạn Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai; đường tỉnh 414; đường tỉnh lộ 416 đến đường QL21A; đường tránh QL32 đến tỉnh lộ 413. Bên cạnh đó, chú trọng đầu tư các dự án góp phần phát triển nông nghiệp, thuỷ lợi như: Cải tạo, nâng cấp và làm mái kè bờ sông Hữu Hồng trên địa bàn thị xã Sơn Tây; Kiên cố hoá tuyến thoát lũ hạ du xả tràn Ngải Sơn hồ Đồng Mô; Cải tạo, nâng cấp phát huy hiệu quả Sông Hang; Nạo vét, cải tạo các công trình hồ, đập thuỷ lợi trên địa bàn thị xã Sơn Tây.
Có thể bạn quan tâm!
- Dự Toán Và Tình Hình Thực Hiện Thu Ngân Sách 2017-2020
- Thực Trạng Quyết Toán Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Thị Xã Sơn Tây
- Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Lý Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Thị Xã Sơn Tây, Thành Phố Hà Nội
- Quản lý thu ngân sách trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 12
- Quản lý thu ngân sách trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 13
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Cơ sở hạ tầng xã hội: Đầu tư các trường học đạt chuẩn Quốc gia bao gồm: Xây dựng trường THCS Cổ Đông, trường THCS Sơn Đông, trường THCS Thanh Mỹ, trường mầm non Đường Lâm, trường mầm non Sơn Đông... Thực hiện tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử trên địa bàn thị xã Sơn Tây: Đầu tư xây dựng hạ tầng Đền Và; Mở rộng khuôn viên đền thờ Lăng Ngô Quyền...
3.2. Mục tiêu, quan điểm hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội đến năm 2025
3.2.1. Mục tiêu hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây đến năm 2025
Quản lý ngân sách luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành với mục tiêu đảm bảo mọi hoạt động thu, chi ngân sách theo đúng chế độ, đảm bảo phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, quản lý thu ngân sách giữ vai trò rất quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra tại Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XXI nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.
Thứ nhất, Tập trung thực hiện các giải pháp thu ngân sách đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thu nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định, đồng thời có biện pháp khuyến khích mở rộng và nuôi dưỡng nguồn thu. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý kinh tế - xã hội gắn với phân cấp nguồn
thu, nhiệm vụ chi cho các xã, phường, đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các hoạt động sự nghiệp. Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách cấp trên, tăng dần khả năng tự cân đối, tự chủ ngân sách, phát triển ngân sách địa phương. Tập trung huy động các nguồn lực xã hội, ưu tiên nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật ngày hiện đại từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giáo dục, văn hoá, xã hội…từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân địa phương.
Thứ hai, kiểm soát các nguồn thu NSNN, đề xuất các biện pháp tăng thu NSNN theo hướng ổn định, bền vững. Phấn đấu tăng thu ngân sách đối với các khoản thu từ các sắc thuế hàng năm đạt từ 5-10%, đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất và nguồn thu từ đất góp phần tăng thu ngân sách; triển khai thực hiện các biện pháp chống thất thu thuế, xử lý nợ đọng thuế, phấn đấu hoàn thành đạt và vượt mức kế hoạch giao các chỉ tiêu thu ngân sách.
Thứ ba, tất cả các chủ thể tham gia quan hệ thu ngân sách đều phải tuân thu chặt chẽ quy định của pháp luật về ngân sách, từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
3.2.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị
xã Sơn Tây đến năm 2025
Trong thời gian tới, công tác quản lý thu ngân sách được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của thị xã Sơn Tây. Vì vậy, việc hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây phải dựa trên một số quan điểm sau:
Một là, hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, Thị uỷ, HĐND thị xã Sơn Tây nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của thị xã Sơn Tây trong điều kiện kinh tế mở cửa và hội nhập.
Quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã quán triệt theo hướng khai thác, quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn thị xã mở rộng sản xuất kinh doanh. Huy động tối đa nguồn thu vào ngân sách để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề quan trọng trong quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Sơn Tây hiện nay khuyến khích sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát triển, mở rộng nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu.
Hai là, đa dạng hoá nguồn thu từ các thành phần kinh tế trên địa bàn thị xã giúp nguồn thu thị xã ngày càng tăng lên, bảo đảm ổn định lâu dài. Hiện nay, thị xã Sơn Tây hiện chỉ tập trung vào một số giải pháp quản lý nguồn thu chủ yếu từ các sắc thuế, nguồn thu từ đất, phí, lệ phí mà chưa dành sự quan tâm đúng mức cho các lĩnh vực khác. Mở rộng các nguồn thu trên địa bàn thị xã dựa trên chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý (tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp). Bên cạnh đó, đề xuất các biện pháp tăng cường nguồn thu các lĩnh vực khác và các khoản thu ngoài thuế góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.
Ba là, hoàn thiện quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Sơn Tây gắn liền với việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý thu ngân sách, đồng thời việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý thu ngân sách phải gắn với việc tinh giản bộ máy quản lý thu ngân sách, tăng cường bồi dưỡng công tác chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ phụ trách công tác quản lý thu ngân sách để nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức phụ trách công tác quản lý thu ngân sách và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thu NSNN.
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
3.3.1. Hoàn thiện quy trình quản lý thu ngân sách nhà nước
3.3.1.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán thu ngân sách
Công tác lập dự toán ngân sách là một trong 03 khâu của quy trình ngân sách, giữ vai trò hết sức quan trọng, cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý ngân sách trong ngắn hạn, trung hạn và là cơ sở cho việc đề xuất điều chỉnh các chế độ, chính sách hiện hành. Vì vậy, để công tác lập dự toán thu ngân sách đảm bảo đúng quy định của Luật ngân sách, sát với tình hình thực tế và đảm bảo công khai, minh bạch cần thực hiện các nội dung sau:
Thứ nhất, việc lập dự toán thu ngân sách của thị xã Sơn Tây cần bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sơn Tây, hướng dẫn xây dựng dự toán của cấp trên, tình hình thực hiện dự toán năm trước, chế độ chính sách về thu ngân sách theo quy định hiện hành, cụ thể như phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ % phân chia nguồn thu của HĐND Thành phố, số kiểm tra về thu ngân sách do Sở Tài chính thông báo...
Thứ hai, công tác lập dự toán và giao dự toán cần sát với thực tế phát sinh do thị xã Sơn Tây xây dựng dự toán để thảo luận với Sở Tài chính để tránh tình trạng thủ tục, hình thức trong việc lập dự toán thu ngân sách của thị xã Sơn Tây và việc giao dự toán thu ngân sách của Thành phố. Cụ thể: Việc giao dự toán thu ngân sách đối với các sắc thuế thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh của Thành phố thường là cao hơn hẳn so với số thực hiện hàng năm của thị xã Sơn Tây. Còn đối với nguồn thu từ tiền đất là khoản thu không thường xuyên, khó dự báo chính xác được khả năng thu nên Thành phố thường giao thấp hơn khả năng thực hiện của thị xã, từ đó tính tăng thu ngân sách cho thị xã. Vì vậy, cơ quan cấp trên cần xem xét, đánh giá cụ thể các khoản thu thuế từ khu vực ngoài quốc doanh sát hơn với thực tế và đề xuất của đơn vị để giao dự toán phù hợp với khả năng thực hiện của địa
phương. Đối với khoản thu từ tiền đất, khi lập dự toán thu ngân sách thị xã rà soát cụ thể các khu đất trên địa bàn thị xã để có kế hoạch triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đấu giá đất làm cơ sở thực hiện đấu giá đất theo quy định.
Thứ ba, tăng cường sự phối hợp giữa phòng Tài chính - Kế hoạch, chi cục thuế, các xã, phường và các đơn vị có liên quan trong công tác lập dự toán thu ngân sách nhằm đảm bảo sát với thực tế. Bên cạnh đó, chi cục thuế Sơn Tây tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ phân tích, dự báo các khoản thu ngân sách; phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã tổng hợp, phân tích, đánh giá số thu ngân sách trên địa bàn thị xã các năm trước và tình hình phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở dự báo các nguồn thu phát sinh trong năm kế hoạch.
Thứ tư, phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Sơn Tây hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và khoa học cho các đơn vị dự toán thu ngân sách và UBND các xã, phường trong quá trình lập dự toán. Đồng thời, các cơ quan thu ngân sách và UBND các xã, phường cần phân tích cơ cấu từng khoản thu gắn liền với chính sách chế độ, yếu tố khách quan, xem xét các khoản thu chưa chắc chắn, phụ thuộc nhiều yếu tố bên ngoài để xây dựng dự toán thu ngân sách cho phù hợp.
3.3.1.2. Hoàn thiện công tác chấp hành thu ngân sách
Tập trung nhanh, đầy đủ các khoản thu ngân sách nhà nước và KBNN, có giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu, mở rộng nguồn thu, tạo cơ chế, môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh để huy động nguồn lực vào ngân sách nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây. Vì vậy, trong thời gian tới thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Các giải pháp về quản lý thu thuế trên địa bàn thị xã Sơn Tây
Thu thập đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế, từng
bước hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu người nộp thuế điện tử, tập trung và chia sẻ nội ngành nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu quản lý thuế từ khâu lập dự toán, nhận định xu hướng, tuyên truyền - hỗ trợ, giám sát kê khai, đến khâu cảnh báo - phát hiện rủi ro - gian lận thuế, kiểm tra thuế và đôn đốc thu nộp thuế.
Phối hợp với các phòng, ban và UBND các xã, phường tổ chức kiểm tra, rà soát tổng thể đối với các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Sơn Tây kết hợp với việc tuyên truyền, giáo dục các đối tượng thực hiện đầy đủ các chế độ về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước. Lập danh bạ các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã, phân loại từng loại hình kinh doanh theo địa bàn, theo ngành nghề tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế; lập bộ thuế môn bài bao gồm tất cả các đối tượng có sản xuất kinh doanh trên địa bàn để quản lý và thu thuế.
Nâng cao hiệu quả của công tác phân tích dữ liệu tập trung; giám sát điện tử định kỳ toàn bộ hồ sơ khai thuế để đảm bảo người nộp thuế khai đúng, khai đủ, khai kịp thời nghĩa vụ với ngân sách nhà nước cũng như kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế; quản lý chặt chẽ về số nợ đọng thuế; kiểm tra toàn diện các trường hợp có dấu hiệu chây ỳ, thực hiện biện pháp cưỡng chế, đề xuất thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; nâng cao hiệu quả công tác giải quyết hoàn thuế, miễn, giảm thuế và đảm bảo rút ngắn tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
Kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ vì trong quá trình kê khai, nộp thuế thì các đối tượng nộp thuế sẽ tìm cách giảm doanh thu, tăng chi phí so với thực tế phát sinh để giảm số thuế thực tế phải nộp. Kịp thời phát hiện, điều chỉnh số thuế phải nộp của doanh nghiệp bằng nghiệp vụ chuyên môn; kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ đối với tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh để tạo sự bì nh đẳng,
công bằng, công khai, minh bạch đối với tất cả các đối tượng nộp thuế.
Tập trung các giải pháp khuyến khích, nuôi dưỡng các nguồn thu góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. Thiết lập cơ chế, môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư vào nghiên cứu, đầu tư các dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính ngành thuế, lĩnh vực liên quan đất đai, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư…tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, đồng thời thường xuyên hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong quá trình nộp thuế để người nộp thuế duy trì, ổn định, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.
Giải pháp quản lý thu tiền sử dụng đất: Xây dựng kế hoạch đấu giá s ử dụng đất phù hợp quỹ đất thực tế tại địa bàn, UBND thị xã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất) phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, phường kiểm tra, rà soát các quỹ đất sạch của thị xã làm cơ sở đưa vào kế hoạch đấu giá các năm tiếp theo. Đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây, xử lý dứt điểm các trường hợp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng bao gồm cả biện pháp cưỡng chế khi cần thiết. Tập trung, phối hợp với các nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án hạ tầng đô thị trên địa bàn thị xã, đề xuất các giải pháp để Thành phố, các Sở, ngành giải quyết theo thẩm quyền để thu tiền sử dụng đất dự án góp phần tăng thu ngân sách thị xã, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây.
3.3.1.3. Hoàn thiện công tác quyết toán thu ngân sách
Để công tác quyết toán thu ngân sách đảm bảo đúng theo quy định, trước khi kết thúc năm ngân sách, phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã thực hiện đôn đốc thu các khoản thu nộp kịp thời vào kho bạc nhà nước, phối hợp cùng chi cục thuế Sơn Tây, Kho bạc nhà nước thực hiện rà soát, đối chiếu toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phát sinh trong năm được hạch toán đầy