quyết định thay đổi khung mức cũ, điều này làm giảm tính linh hoạt và nhu cầu không ngừng thay đổi của thực tế khách quan.
* Quản lý chi tiêu
Các khoản chi của đơn vị sự nghiệp có thu gồm các khoản chi thường xuyên và các khoản chi không thường xuyên.
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.
Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 16/2015/NĐ-CP và khoản 2 mục VIII Thông tư 71/2006/TT- BTC thì các đơn vị sự nghiệp có thu phải chấp hành các chế độ chi mà Nhà nước đã quy định bao gồm trình tự ưu tiên, định mức chi… Hiện nay, có nhiều các văn bản dưới luật ra đời quy định về mức kinh tế kỹ thuật, trang cấp ô tô, quản lý trụ sở làm việc, kinh phí quản lý, công tác phí, chi tiêu hội nghị, hội thảo, sử dụng phương tiện thông tin liên lạc,… quy định về chi nhằm kiểm soát chi, phòng tránh tình trạng tham ô, lãng phí: thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước; thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của bộ tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chị hội nghị đối với cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp công lập trong cả nước; thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày 14/4/2003 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng đối với cán bộ lãnh đạo trông các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 06/2011/TT-BTC ngày 14/1/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị công lập và công ty Nhà nước… Trong đó điểm đáng chú ý là Điều 17 Nghị định 16/2015/NĐ-CP thì pháp luật quy định đơn vị sự nghiệp có thu: “ được quyền quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định”, “ quyết định khoản chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc”…và những thẩm quyền này thuộc về thủ trưởng đơn vị. Quy định này tạo nên sự chủ động của đơn vị đối với những yêu cầu phát sinh ngoài sự đoán của những quy định có sẵn, đảm bảo sự phù hợp với tình hình thực tiễn để cuối cùng đơn vị đạt được những hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình. Tuy nhiên việc trao toàn bộ quyền cho thủ trưởng đơn vị lại có thể dẫn đến tình trạng quan liêu, lạm quyền, tham ô của công vị. Hiện nay Luật chỉ quy định quyền hạn và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị mà không quy định một cơ chế giám sát nào cụ thể và việc quy định trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị cũng còn rất chung chung. Yêu cầu đặt ra là phải có những quy định nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị đồng thời cần phải có sự tham gia của tập thể thông qua sự thống nhất giữa thủ trưởng đơn vị với công đoàn cơ quan, công khai dân chủ và phải được thể hiện trong quy chế chi tiêu của đơn vị.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý tài chính tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội - 2
- Tài Chính Trong Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Thực Hiện Tự Chủ, Tự Chịu Trách Nhiệm
- Quản Lý Tài Chính Trong Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Thực Hiện Tự Chủ, Tự Chịu Trách Nhiệm
- Quản lý tài chính tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội - 6
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Tài Chính Đối Với Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Có Thu
- Thực Trạng Quản Lý Tài Chính Tại Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội Giai Đoạn 2017-2019
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Quyền tự chủ về chi được thể hiện trước hết ở việc các đơn vị sự nghiệp có thu phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Đây là cơ sở rất quan trọng để đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện các hoạt động về tài chính. Dựa
vào những quy định chung của pháp luật mà nhất thiết các đơn vị phải xây dựng một cơ chế phù hợp cho mình. Theo Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thì quy chế này “ phải được thảo luận một cách rộng rãi, dân chủ, công khai, có ý kiến tham gia của công đoàn cơ sở”. Đây chính là căn cứ để các cơ quan cấp trên của đơn vị quản lý về mặt tài chính và để Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch thực hiện kiểm soát chi. Tuy nhiên, hiện nay việc tự chủ về chi cũng gặp nhiều điểm hạn chế, làm lỗ hổng dẫn đến lãng phí, thất thoát tài sản công. Ví dụ như: nhiều khi quyền “chi cao hơn hoặc thấp hơn” ấy dẫn đến tình trạng khoản nọ bù khoản kia, khoản đáng chi nhiều lại không đủ vì phải bù cho các khoản khác bị vượt mức đã được “ hợp lý hóa” để che mắt các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Tình trạng đi công tác rồi đi công việc riêng những vẫn lấy hóa đơn về thanh toán công tác phí, hay tình trạng kê khai các khoản chi hội nghị đến mức tối đa để hưởng phần chênh lệch so với thực tế… Vì vậy, tự chủ về chi phải gắn liền với trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô tham nhũng. Nhưng nhìn chung những quy định này còn chung chung, lỏng lẻo tạo nhiều khe hở dẫn đến tình trạng lợi dụng của công, tham ô, lãng phí.
Trên thực tế, trong quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thường gặp phải các vấn đề khó là: Xác định Phần tiết kiệm được từ ngân sách (đâu là thường xuyên, đâu là không thường xuyên, đâu là khoản thường xuyên để tiết kiệm); Xác định đâu là phần hoạt động kinh doanh, hoặc phần hoạt động có thu; Cách tính hệ số tiền lương (đây là phần khó nhất và gây nhiều tranh cãi nhất). Vì vậy khi thực hiện phần lương này nên đưa ra bàn tập thể nhiều lần để không dẫn đến tình trạng kiện cáo, bất bình.
Quyền tự chủ về chi của đơn vị sự nghiệp có thu được pháp luật quy định trong vấn đề tiền lương và thu nhập tăng thêm cho người lao động. Trước đây
mặc dù pháp luật cho phép các đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ trong việc quyết định mức thu nhập trả cho người lao động nhưng vẫn bị hạn chế. Điều 11, Điều 12 Nghị định 10/2002/NĐ- Cp vẫn có những quy định khống chế mức trần tiền lương. Sau này, khi Nghị định 16/2015/NĐ-CP ra đời đã giải tỏa hạn chế này. Mục tiêu chính xây dựng nghị định này là nâng cao chất lượng dịch vụ, từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động, gia tăng hiệu quả làm việc, khuyến khích đa dạng dịch vụ trong các đơn vị sự nghiệp.
Đối với tiền lương, tiền công của bộ phận cán bộ, viên chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao thì sẽ tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định. Đối với còn tiền lương của cán bộ, nhân viên hoạt động dịch vụ nếu hoạch toán tiền chi phí thì tiền lương tính theo chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên mức tăng thu nhập cho người lao động còn tùy thuộc vào nguồn thu của từng đơn vị. Đối với những đơn vị sự nghiệp có nguồn thu đảm bảo được một phần chi phí hoạt động thường xuyên thì trần quỹ lương sẽ khác với đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp, kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp.
Đối với những đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, trích lập các quỹ theo quy định thì quyền quyết định tổng mức thu nhập cho người lao động sẽ được trao cho đơn vị đó. Bên cạnh đó, các đơn vị sự nghiệp thuộc dạng này cũng phải đảm bảo đúng các nguyên tắc đặt ra như phải thực hiện công khai, dân chủ, phải tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Đó cũng chính là những giới hạn gắn với quyền tự chủ tự quyết của đơn vị sự nghiệp có thu.
Trong vấn đề chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, theo Thông tư số 113/12007/TT-BTC ngày 24/9/2007 quy định thực hiện chi đối với khoản
thu nhập tăng thêm: Căn cứ kết quả hoạt động tài chính quý, năm của đơn vị, nhằm động viên kịp thời người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thực hiện chi đối với khoản thu nhập tăng thêm hàng qúy tối đa không quá 60% số chênh lệnh thu lớn hơn chi đơn vị xác định được theo quý. Kết thúc năm, trước ngày 31/01 năm sau, đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm của năm trước theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để thanh toán thu nhập tăng thêm cho người lao động đảm bảo không vượt quá mức theo chế độ quy định. Có thể hiểu mức chi tiêu tăng thêm thu nhập này được áp dụng chung cho cả đơn vị.
Hiện nay Luật chưa có những quy định cụ thể làm căn cứ phân chia phần thu nhập tăng thêm. Việc phân chia này cần căn cứ theo khối lượng công việc, mức độ phức tạp của công việc, công sức đóng góp cụ thể của từng thành viên...
* Quản lý chênh lệch thu chi
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị trích lập các quỹ theo trình tự như sau:
- Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị và theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng Quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.
+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động.
+ Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
+ Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
* Quản lý tài sản của bệnh viện
Theo điều 12 chương III của Nghị định 16/2015/NĐ-CP thì pháp luật quy định: Đơn vị thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp. Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Số tiền trích khấu hao, tiền thu thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn vay được dùng để trả nợ vay. Trường hợp đã trả đủ nợ vay, đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đối với số còn lại (nếu có)
Ngoài ra, tại Chương IV Luật quản lý sử dụng tài sản Nhà nước của Quốc Hội khóa XII, số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008 quy định về quản lý sử dụng tài sản Nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính nêu rõ việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết phải bảo đảm các yêu cầu: Không ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; Sử dụng tài sản đúng mục đích đầu tư xây dựng, mua sắm; Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước; Thực hiện theo cơ chế thị trường và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan. Và tiền thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết, cho thuê tài sản đơn vị phải hạch toán riêng, hạch toán đầy đủ theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng theo cơ chế tài chính áp dụng đối với doanh nghiệp, sau khi trừ chi phí hợp lý liên quan, nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước, đơn vị được sử dụng để phát triển hoạt động sự nghiệp.
1.3.2.2. Nội dung quản lý tài chính theo quy trình quản lý
* Quản lý xây dựng dự toán thu chi
Lập dự toán thu chi là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Có hai phương pháp lập dự toán thường được sử dụng là phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ và phương pháp lập dự toán cấp không.
(i) Yêu cầu đối với lập dự toán thu chi:
- Xây dựng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo được hoạt động thường xuyên, đồng thời tạo điều kiện để củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất
kỹ thuật cho đơn vị.
- Tập trung đầu tư đúng mục tiêu nhằm hạn chế tối đa sự lãng phí và tiêu cực trong kế hoạch đầu tư và chi tiêu, từng bước bảo đảm tính công bằng hiệu quả trong sử dụng các nguồn đầu tư của đơn vị.
- Sử dụng các nghiệp vụ tài chính để xác định chính xác các chỉ tiêu thu và chi cũng như các giải pháp thực hiện các chỉ tiêu đó;
- Bảo đảm cân đối thu chi và phấn đấu có chênh lệch thu chi để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ và trích lập nguồn quỹ để tái đầu tư phục vụ hoạt động chuyên môn.
(ii) Căn cứ để lập dự toán thu chi:
- Kết quả thực hiện kế hoạch tài chính các năm trước.
- Phương hướng nhiệm vụ chung và Kế hoạch hoạt động của đơn vị với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể.
- Khả năng huy động tài chính từ nguồn NSNN cấp và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Năng lực tổ chức quản lý và kỹ thuật của đơn vị.
(iii) Nội dung lập dự toán:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến dự toán thu chi của đơn vị, gồm:
+ Chức năng, nhiệm vụ năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao.
+ Chính sách chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước: những quy định về các nguồn thu hợp pháp, những quy định hay định mức về chế độ chi tiêu như chi lương, thưởng…
+ Tình hình thu, chi tài chính của năm trước liền kề.
+ Những thuận lợi hay khó khăn trong năm kế hoạch.
- Xác định các mục tiêu và chỉ tiêu về thu và chi tài chính:
+ Các nguồn thu dự kiến: số kinh phí đề nghị NSNN cấp; số thu từ các khoản BHYT, VP, viện trợ và các khoản khác.