Tài Chính Trong Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Thực Hiện Tự Chủ, Tự Chịu Trách Nhiệm


giá trị về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức, các giá trị về xã hội... Đây là những sản phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng. Nhìn chung, đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị sự nghiệp là sản phẩm có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc một lãnh vực nhất định mà những sản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa, truyền tiếp.

Mặt khác sản phẩm của các hoạt động sự nghiệp chủ yếu tạo ra các "hàng hóa công cộng" ở dạng vật chất và phi vật chất, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình tái sản xuất xã hội. Cũng như các hàng hóa khác sản phẩm của các hoạt động sự nghiệp có giá trị và giá trị sử dụng nhưng có điểm khác biệt là nó có giá trị xã hội cao, điều đó đồng nghĩa là người cùng sử dụng, dùng rồi có thể dùng lại được trên phạm vi rộng. Vì vậy, sản phẩm của hoạt động sự nghiệp chủ yếu là các "hàng hóa công cộng". Hàng hóa công cộng có hai đặc điểm là "không loại trừ" và "không tranh giành". Nói cách khác, đó là những hàng hóa mà không ai có thể loại trừ những người tiêu dùng khác ra khỏi việc sử dụng nó, và tiêu dùng của người này không loại trừ việc tiêu dùng của người khác.

Việc sử dụng những "hàng hóa công cộng" do hoạt động sự nghiệp tạo ra làm cho quá trình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi và ngày càng đạt hiệu quả cao. Hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục thể thao đem lại tri thức và đảm bảo sức khỏe cho lực lượng lao động, tạo điều kiện cho lao động có chất lượng ngày càng tốt hơn. Hoạt động sự nghiệp khoa học, văn học, văn hóa thông tin mang lại hiểu biết cho con người về tự nhiên, xã hội tạo ra những công việc mới phục vụ sản xuất và đời sống... Vì vậy, hoạt động sự nghiệp luôn gắn bó hữu cơ và tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội.

Thứ ba, hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập có


thu luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước.

Với chức năng của mình, Chính phủ luôn tổ chức, duy trì và đảm bảo hoạt động sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, Chính phủ tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình xóa mù chữ, Chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Chương trình dân số

- kế hoạch hóa gia đình, chương trình phòng chống AIDS, Chương trình xóa đói giảm nghèo, Chương trình phủ sóng phát thanh truyền hình... Những chương trình mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước, với vai trò của mình mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả, nếu để tư nhân thực hiện, mục tiêu lợi nhuận sẽ lấn chiếm mục tiêu xã hội và dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm hoạt động sự nghiệp, từ đó kìm hãm sự phát triển của xã hội.

1.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập có thu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Việc phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau, tùy theo từng tiêu thức mà đơn vị sự nghiệp công lập có thu được chia thành các loại sau:

Căn cứ vào vị trí , đơn vị sự nghiệp có thu gồm:

Quản lý tài chính tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội - 3

- Đơn vị sự nghiệp có thu thuộc trung ương: gồm những đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, trực thuộc Chính phủ.

- Đơn vị sự nghiệp có thu thuộc địa phương: gồm các đơn vị thuộc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp quận, huyện.

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động:

- Đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo

- Đơn vị sự nghiệp y tế (Bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân)

- Đơn vị sự nghiệp văn hóa, thông tin


- Đơn vị sự nghiệp phát thanh, truyền hình

- Đơn vị sự nghiệp dân số - trẻ em, kế hoạch hóa gia đình

- Đơn vị sự nghiệp thể dục, thể thao

- Đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ, môi trường

- Đơn vị sự nghiệp kinh tế (công, thương, nông, lâm, ngư nghiệp, thủy lợi)

- Đơn vị sự nghiệp công lập khác

Đây là tiêu thức phân loại cơ bản, phản ánh tổng quan về các loại hình sự nghiệp, góp phần vào hệ thống phân loại đơn vị sự nghiệp có thu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và con người. Phân loại theo chức năng, lĩnh vực hoạt động tăng hoặc giảm tùy theo vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường; từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời, còn phụ thuộc vào đặc thù, yêu cầu của từng địa phương.

Căn cứ vào chủ thể thành lập:

- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ra quyết định

- Đơn vị sự nghiệp có thu ngoài công lập như bán công, dân lập, tư nhân: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận

Căn cứ khả năng đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên:

- Đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí): Là đơn vị sự nghiệp có nguồn thu bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN không phải cấp kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên cho đơn vị.

- Đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí): là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chưa trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN vẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị


- Đơn vị do NSNN đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên: là những đơn vị không có nguồn thu sự nghiệp hoặc có nhưng khả năng thu rất ít

1.2. Tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm

1.2.1. Khái niệm, bản chất tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mac – Lê Nin của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “ Tài chính nước ta là hệ thống quan hệ kinh tế biểu hiện trong lĩnh vực hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm xây dựng, bảo vệ và phát triển xã hội chủ nghĩa”.

Theo giáo trình Kinh tế chính trị học của Trường Đại học Kinh tế quốc dân: “ Tài chính là một phạm trù kinh tế khách quan gắn kiền với kinh tế nhất định biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, phát sinh trong quá trình hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.

Từ những khái niệm về tài chính có thể hiểu: Tài chính thể hiện sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thế trong xã hội.

Tài chính của ĐVSN công lập trong lĩnh vực y tế là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền do đơn vị tiến hành, là hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn kinh phí, nhằm thực hiện chức năng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội về y tế.

1.2.2. Nội dung tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập

1.2.2.1. Các nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công lập a, Các nguồn tài chính từ Ngân sách Nhà nước


Nhìn chung, các nguồn tài chính từ NSNN là các nguồn đầu tư kinh phí cho bệnh viện thông qua kênh phân bổ của Chính phủ được coi là NSNN cấp cho bệnh viện.Theo đó hàng năm Quốc hội, Chính phủ, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính quyết định cấp một khoản cho Ngân sách y tế- Trong đó, phần quan trọng là cho các Bệnh viện (khối chữa bệnh), các viện có giường bệnh. Tỷ lệ NSNN này căn cứ vào sự tăng trưởng NSNN hàng năm của quốc gia, căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch của ngành y tế, của các Bệnh viện và kế hoạch hàng năm của ngành, khối chữa bệnh. Việc cấp phát NSNN cho các Bệnh viện căn cứ theo luật Ngân sách Nhà nước.

Đối với các nước đang phát triển, thì nguồn NSNN cấp là nguồn tài chính quan trọng nhất. Ở Việt Nam hiện nay, hàng năm các bệnh viện công đều nhận được một khoản kinh phí được cấp từ Ngân sách của Chính phủ căn cứ theo định mức tính cho một đầu giường bệnh/năm nhân với (x) số giường bệnh theo kế hoạch của bệnh viện. Số kinh phí này thường đáp ứng được từ 40 đến 60% nhu cầu chi tiêu tối thiểu của bệnh viện.

b, Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế.

Đây là một nguồn thu quan trọng và lâu dài của Bệnh viện.Theo quy định của Bộ Tài chính nước ta, nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế chiếm một phần quan trọng trong Ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng để đảm bảo chất lượng khám- chữa bệnh cho nhân dân. Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế thường chiếm tỷ trọng gần 97% ở bệnh viện tự chủ toàn phần, 72% ở bệnh viện tuyến Trung ương, gần 82% tại bệnh viện tuyến tỉnh và gần 55% ở bệnh viện tuyến huyện.

Đối với việc khám bệnh theo yêu cầu thì mức thu được tính trên cơ sở hạch toán và được cấp có thẩm quyền duyệt; Bệnh viện không được tùy tiện đặt giá.


Đối với người có thẻ BHYT thì cơ quan bảo hiểm phải thanh toán viện phí của bệnh nhân có bệnh viện. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay mới chỉ phổ biến loại hình BHYT bắt buộc áp dụng cho các đối tượng công nhân viên làm việc tại các cơ quan Nhà nước. Tuy cũng có những loại hình bảo hiểm khác dành cho những người nằm ngoài khu vực trên, nhưng các loại hình bảo hiểm này vẫn chưa được phổ biến.

Hiện nay, với chủ trương xã hội hoá các hoạt động chăm sóc sức khoẻ của Đảng và Nhà nước, rất nhiều các bệnh viện và cơ sở y tế (bán công ngoài) công lập ra đời với cơ chế tài chính chủ yếu dựa vào nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế.

c. Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác.

Nguồn viện trợ cũng được Chính phủ Việt Nam quy định là một phần Ngân sách của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng- Đây là một nguồn kinh phí khá quan trọng. Có rất nhiều nguồn viện trợ: Chính phủ; Phi Chính phủ; Các hội từ thiện; Các cá nhân; Các chương trình dự án nước ngoài... Tuy nhiên, bệnh viện thường phải chi tiêu theo định hướng những nội dung đã định từ phía nhà tài trợ. Nguồn kinh phí này tùy theo từng dự án được Nhà nước đầu tư trong từng gia đoạn và thường không ổn định.

Ngoài ra, các Bệnh viện còn có các nguồn thu khác như sau:

- Thu do nhượng bán tài sản cố định: các Bệnh viện được phép thanh lý, nhượng bán tài sản- vật tư thuộc đơn vị mình quản lý nay không còn sử dụng nữa cho các đơn vị khác.

- Dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) theo yêu cầu: Trong điều kiện hiện nay, ở một số bệnh viện có tổ chức một số họat động sản xuất- kinh doanh có thu xuất phát từ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và khu vực. Bệnh viện đã hoạt động khám- chữa bệnh theo yêu cầu tự nguyện để phục vụ nhân dân, căn cứ theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính


phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

- Nguồn thu từ trông giữ xe đạp, xe máy tại cổng bệnh viện.

- Thu dịch vụ quầy quán căng tin, nhà thuốc Bệnh viện.

Các nguồn thu của Bệnh viện phải được quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước.

Thủ quỹ phải có trách nhiệm trước trưởng Phòng Tài chính – Kế toán và Giám đốc bệnh viện về bảo quản, thu- chi, không để thiếu hụt ngân quỹ theo quy định.

1.2.2.2. Các nguồn chi của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Chi là quá trình phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung để duy trì sự tồn tại và hoạt động của Bệnh viện nhằm thực hiện các chính sách và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Các khoản chi tại các BVCL, gồm:

- Chi thường xuyên

- Chi nghiệp vụ chuyên môn

- Chi đầu tư, xây dựng cơ bản

- Các khoản chi khác

Nhóm I: Chi cho con người

Đây là khoản chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Ngân sách cấp cho Bệnh viện; Bao gồm các khoản chi về lương, thưởng, phụ cấp lương,phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp khác- Trong đó:

+ Tiền lương: Lương bậc ngạch, lương tập sự, lương hợp đồng.

+ Phụ cấp: Phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp làm thêm, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại và nguy hiểm( được tính theo chế độ hiện hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm trong từng đơn vị hành chính sự nghiệp) và các khoản phải nộp theo lương: (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội). Đây là khoản bù


đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động cho bác sỹ, y tá, cán bộ công nhân viên của bệnh viện.

+ Tiền thưởng: Thưởng thường xuyên, đột xuất và các loại thưởng khác.

+ Phúc lợi tập thể: Trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất, tiền tàu xe và các phúc lợi khác

Nhóm II : Chi nghiệp vụ chuyên môn, bao gồm:

Thứ nhất: Các khoản chi thanh toán dịch vụ công ( tiền điện, tiền nước, nhên liệu, vệ sinh môi trường và các dịch vụ công khác...); Chi vật tư văn phòng (văn phòng phẩm, công cụ- dụng cụ, vật tư văn phòng khác...); Chi thông tin liên lạc (điện thoại, fax, tuyên truyền, truyền thông và thông tin liên lạc khác); Chi hội nghị; Chi công tác phí….- Các khoản chi này mang tính gián tiếp nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý của bệnh viện. Do đó, các khoản chi này đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ ,chi kịp thời và cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Trước đây trong cơ chế cũ, các khoản chi này bị khống chế bởi quy định của Nhà nước. Khi đổi mới cơ chế làm việc, Bệnh viện được chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của bệnh viện; Đồng thời tăng cường công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm vi nguồn tài chính của mình. Cùng với việc chủ động đưa ra định mức chi, các Bệnh viện cũng cần phải xây dựng một chính sách tiết kiệm và quản lý chặt chẽ hơn nữa các khoản chi tiêu của mình. (Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, và tăng thêm kinh phí sử dụng cho các nhóm khác).

Thứ hai: Các khoản chi mua hàng hoá, vật tư- trang thiết bị chuyên dụng dùng cho công tác chuyên môn và KCB; Trang- thiết bị kỹ thuật; Sách, vở, tài liệu chuyên môn y tế…. Đây là khoản chi quan trọng nhất vì nó có tác động

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí