trực tiếp đến công tác KCB. Nợ đòi hỏi phải mất nhiều công sức về quản lý; Phụ thuộc chủ yếu vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của bệnh viện.
Đây là nhóm tiêu dùng thiết yếu nhất, thực hiện dựa theo nhu cầu thực tế nên Nhà nước ít khống chế việc sử dụng kinh phí cho nhóm chi này. Nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn có liên hệ chặt chẽ và rất mật thiết với chất lượng chăm sóc bệnh nhân và mục tiêu phát triển bệnh viện.
Vấn đề đặt ra trong việc quản lý nhóm chi này là do những quy định không quá khắt khe của Nhà nước, đòi hỏi các nhà quản lý phải biết sử dụng nguồn tài chính một cách linh hoạt, đúng mức và thích hợp; Tránh làm mất cân đối thu- chi nhưng vẫn giữ được chất lượng điều trị hiệu quả và tiết kiệm được kinh phí, tránh lãng phí (như: Chi thuốc không quá 70% nhóm chi chuyên môn...)
Nhóm III: Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định
Đây là nhóm chi rất quan trọng và không thể thiếu được nên các nhà quản lý bệnh viện rất quan tâm. Nhóm chi này có thể làm thay đổi cơ sở vật chất của bệnh viện và thay đổi công nghệ chăm sóc bệnh nhân. Hàng năm, do sự xuống cấp của tài sản cố định dùng cho hoạt động KCB cũng như quản lý nên thường phát sinh nhu cầu sử dụng kinh phí để mua sắm, trang bị thêm, hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản cố định đã xuống cấp. Với bốn mục tiêu chính:
- Duy trì và phát triển cơ sơ vật chất
- Duy trì và phát triển tiện nghi làm việc
- Duy trì và phát triển trang- thiết bị
- Duy trì và phát triển kiến thức, kỹ năng nhân viên
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý tài chính tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội - 1
- Quản lý tài chính tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội - 2
- Tài Chính Trong Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Thực Hiện Tự Chủ, Tự Chịu Trách Nhiệm
- Nội Dung Quản Lý Tài Chính Theo Quy Trình Quản Lý
- Quản lý tài chính tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội - 6
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Tài Chính Đối Với Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Có Thu
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
* Về sửa chữa.
Nhìn chung, các bệnh viện của Việt Nam đều đang trong quá trình xuống cấp và đòi hỏi phải sửa chữa, nâng cấp, mở rộng rất nhiều- nhất là trong tình
trạng quá tải bệnh nhân ở các bệnh viện công hiện nay. Đây là nhóm chi được Nhà nước quy định rất chặt chẽ trong từng phần vụ: sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn. Vấn đề đặt ra cho nhóm chi này là phải sửa chữa đúng mức, đầy đủ, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh. Điều này đòi hỏi phải phát huy năng lực quản lý tốt trong nhóm chi này nhằm bảo toàn trị giá vốn trong sửa chữa để có kết quả tốt trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn bỏ ra.
* Về việc mua sắm tài sản cố định.
Bao gồm hoạt động mua sắm tiện nghi làm việc và trang- thiết bị phục vụ chuyên môn. Do tác động cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật, trang thiết bị cho khám chữa bệnh trong bệnh viện đổi mới không ngừng và ngày càng hiện đại, sử dụng kỹ thuật ngày càng cao để đáp ứng được nhu cầu KCB. Nhưng hầu hết các trang- thiết bị này lại được sản xuất ở nước ngoài, giá cả của chúng lại tương đối cao. Vấn đề đặt ra là việc mua sắm các trang- thiết bị này phải tính đến giá cả/ hiệu quả; “Liệu cơm gắp mắm” là phương châm cho việc mua sắm trang- thiết bị trong các bệnh viện. Việc mua sắm này phải tuân thủ theo các quy định và thủ tục của Nhà nước, đồng thời bệnh viện cũng phải có một chiến lược quản lý lâu dài để có thể sử dụng công nghệ đạt hiệu quả nhất.
Nhóm IV: Đây là các khoản chi phát sinh không thường xuyên, đột xuất và không thuộc các khoản chi trên.
1.2.2.3. Cân đối thu - chi
a. Trích lập quỹ
Căn cứ khoản 3 điều 14 của Nghị định 16/2015/NĐ-CP, trích lập quỹ được quy định như sau: “Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
- Trích tối thiểu 15% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định;
- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 2 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;
- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ thực hiện trong năm, đơn vị được quyết định sử dụng theo trình tự sau: Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập; Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ khác (nếu có)”.
Căn cứ vào Nghị định 43/2006/NĐ-CP, trích lập quỹ được quy định là hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động được sử dụng theo trình tự như sau:
- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định này;
- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm;
Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trong đó, đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa
không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Có thể thấy, Nghị định 16 đã quy định việc trích lập quỹ nới lỏng hơn so với nghị định 43 nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị được tự chủ trong chi hơn. Và quỹ để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định của Nghị định 16.
b. Sử dụng các quỹ
Cuối năm,”căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính sau khi trang trải các khoản chi phí và các khoản chi khác, số chênh lệch thu lớn hơn chi, trường sử dụng phân bổ theo quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và sử dụng theo đúng mục đích của các quỹ. Căn cứ Điểm b Khoản 3 Điều 12 Nghị định 16/2015/NĐ-CP, quy định việc sử dụng các quỹ như sau:”
“- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp; chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động trong đơn vị; góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (đối với đơn vị được giao vốn theo quy định) để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và các khoản chi khác (nếu có).
- Quỹ bổ sung thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm.
Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác. Hệ số thu nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công tối đa không quá 2 lần hệ số thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của người lao
động trong đơn vị.
- Quỹ khen thưởng: Để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị (ngoài chế độ khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng) theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Quỹ phúc lợi: Để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động thực hiện tinh giản biên chế.”
1.3. Quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm
1.3.1. Nguyên tắc quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo 4 nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc hiệu quả: Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Hiệu quả thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội. Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xét đồng thời khi hình thành một quyết định hay một chính sách chi tiêu.
Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất quản lý bằng pháp luật là nguyên tắc không thể bỏ qua trong quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, hiệu quả, hạn chế những tiêu cực, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu.
Nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ đảm bảo cho các nguồn lực của xã hội được sử dụng tập trung và phân phối hợp lý. Các khoản đóng góp
của dân thực sự phải do dân quyết định chi tiêu nhằm đáp ứng mục tiêu chung của cộng đồng.
Nguyên tắc công khai, minh bạch: Thực hiện công khai minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định về thu, chi tài chính, hạn chế những thất thoát và bảo đảm tính hiệu quả.
1.3.2. Nội dung quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập
1.3.2.1. Nội dung quản lý tài chính theo nội dung tài chính
* Quản lý các khoản thu:
Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu gồm kinh phí do NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác.
Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu, đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu phí, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đơn vị thực hiện chế độ miễn giảm mức thu cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của nhà nước.
Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận.
Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể, theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 16/2015/NĐ-CP và khoản 1 mục VIII Thông tư số 71/2006/TT-BTC thì nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm các khoản sau: kinh phí do nhà nước cấp, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn viện trợ tài trợ, quà biếu, tặng…
Ngoài ra đơn vị sự nghiệp được quyền huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, từ cán bộ viên chức trong đơn vị, sử dụng vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Đây là nguồn mà các cơ quan quản lý hành chính nhà nước không có quyền huy động, sử dụng. Theo mục III Thông tư số 71/2006 của Bộ tài chính, đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ trong việc vay vốn và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay. Tiền lãi trả cho việc huy động được tính theo lãi suất thực tế khi ký kết hợp đồng vay, nhưng tối đa không quá mức lãi suất để tính chi phí hợp lý quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguồn vốn chi trả lãi tiền vay, tiền lãi huy động được tính vào chi phí hoạt động dịch vụ do các khoản tiền vay, tiền huy động mang lại. Trong trường hợp huy động vốn theo hình thức cán bộ viên chức cùng tham gia góp vốn với đơn vị và được hưởng lãi phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp, thì lãi tiền huy động được chi trả từ tiền lãi của hoạt động dịch vụ đó, không được tính vào chi phí.
Đơn vị sự nghiệp có thu được dùng tài sản mua sắm từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và tự nguồn vốn vay, vốn huy động để thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, đơn vị sự nghiệp có thu lại không được sử dụng kinh phí, tài sản của ngân sách nhà nước để thế chấp vay vốn, chi trả tiền vay, tiền huy động.
Quyền tự chủ về các khoản thu, mức thu của đơn vị sự nghiệp có thu được thể hiện tại Điều 16 Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp:“ có quyền quyết định một số mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng”. Tuy nhiên, quyền quyết định một số mức thu cụ thể đó vẫn phải tuân thủ theo các quy định về phí, lệ phí và không được vượt quá khung mức thu mà nhà nước đã quy định.
Tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp có thu còn thể hiện trong quá trình thực hiện dịch vụ của đơn vị. Tuy nhiên ở đây vẫn có sự phân biệt giữa việc thực hiện dịch vụ cho nhà nước và cho các tổ chức cá nhân khác ở chỗ: đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh liên kết thì việc quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể phải tuân theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy. Quy định này một mặt thể hiện mối quan hệ phụ thuộc của đơn vị sự nghiệp có thu với nhà nước, nó là một bộ phận thuộc sự quản lý của các quan nhà nước, có nhiệm vụ giúp các cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình đối với dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định là hợp lý. Mặt khác nó thể hiện quyền tự chủ trong “ khuôn khổ” của đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, điều này trên thực tế đôi khi tạo nên những gò bó nhất định. Ví dụ, một Bệnh viện công lập bên cạnh việc được tự do tổ chức các dịch vụ khám theo yêu cầu để đáp ứng nhiều đối tượng bệnh nhân ,…thì không được phép thoát ly những quy định về khung giá viện phí do Bộ Y tế ban hành. Nếu muốn nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh thì buộc Bệnh viện phải nâng cao hạ tầng cơ sở, trang thiết bị y tế để đáp ứng tốt hơn yêu cầu khám chữa bệnh chuyên sâu kỹ thuật cao, thì buộc các Bệnh viện phải nâng cao mức viện phí để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước nhưng muốn tăng thì không được vượt quá khung mức đã quy định, lại phải chờ cơ quan có thẩm quyền bàn bạc