DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn bệnh viện 37
Bảng 2.2: Tổng hợp so sánh chất lượng DTNS năm ở 46
Bệnh viện giai đoạn 2017-2019 46
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện một số khoản chi theo chế độ tiêu chuẩn giai đoạn 2017-2019 50
Bảng 2.4: Tổng hợp tình hình thực hiện quân số giai đoạn 2017-2019 tại Bệnh viện Quân y 354 57
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện các khoản chi kinh phí năm 2018 59
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 - Tổng Cục Hậu Cần - 1
- Quản Lý Tài Chính Ở Đơn Vị Dự Toán Quân Đội
- Trình Tự Lập Dự Toán Ngân Sách Sử Dụng
- Quản Lý Tài Chính Tại Các Đơn Vị Dự Toán Quân Đội
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Bảng 2.6: Nguồn thu các hoạt động có thu ở Bệnh viện Quân y 65
giai đoạn 2017-2019 65
Bảng 2.7: Báo cáo kết quả các hoạt động có thu và nộp ngân sách từ 2017- 2019 ..66 Bảng 2.8: Tổng chi phí quỹ điều trị trích từ hoạt động có thu ở Bệnh viện giai đoạn 2017- 2019 68
Bảng 2.9: Tổng hợp sử dụng chi phí quỹ đơn vị trích từ hoạt động có thu ở Bệnh viện giai đoạn 2017- 2019 69
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Trình tự lập dự toán ngân sách sử dụng 17
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý tài chính ở Bệnh viện 354 39
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức, biên chế của Ban tài chính 41
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự lập dự toán ngân sách hằng năm của bệnh viện 44
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, việc quản lý tài chính trong các đơn vị y tế công lập chậm đổi mới so với sự phát triển chung của xã hội dẫn tới trì trệ hoặc phát triển không như mong muốn. Trong kinh tế thị trường, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế tuy không vì lợi nhuận nhưng cũng phải tính đến hiệu quả, phải tính chi phí đầu vào đầu ra, thu chi và cũng chịu sự chi phối của các quan hệ thị trường như cung cầu, cạnh tranh giá cả DVYT. Vì vậy các đơn vị sự nghiệp y tế muốn tồn tại và phát triển phải đổi mới để thích nghi trong đó có đổi mới quản lý tài chính đối với các hoạt động KCB.Thực chất của đổi mới quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập nói là quá trình chuyển từ chế độ KCB bao cấp từng phần hoặc toàn bộ của nhà nước sang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Chủ trương đổi mới quản lý tài chính tại các cơ sở KCB được cụ thể hóa bằng các chính sách của Đảng,Nhà nước như: Nghị định 95/CP về thu một phần viện phí; Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SNCL; Nghị định 85/2012/NĐ- CP về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị SNCL y tế và gần đây là Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Các nghị định này đã tạo hành lang pháp lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính cho các đơn vị sự nghiệp. Quản lý tài chính luôn là vấn đề trọng tâm cần được xây dựng cẩn thận, thực hiện một cách khoa học và sáng tạo nhất.
Hệ thống các bệnh viện trong Quân đội nói chung và Bệnh viện Quân y 354 nói riêng được thành lập theo biên chế, tổ chức của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, các Bệnh viện trong quân đội thực hiện nhiệm vụ cứu chữa, điều trị cho thương bệnh binh. Trong thời bình, ngoài nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên chức quốc
phòng, còn thực hiện khám chữa bệnh và điều trị cho các đối tượng chính sách và cho nhân dân. Nguồn kinh phí của các bệnh viện trong quân đội do ngân sách nhà nước bảo đảm và nguồn thu một phần viện phí từ khám, chữa bệnh các đối tượng chính sách và của nhân dân, cũng như các hoạt động dịch vụ khác.
Trong những năm qua, Nhà nước và Bộ Quốc phòng đã tập trung ưu tiên đầu tư một khối lượng kinh phí lớn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm các máy móc, trang thiết bị hiện đại nên các bệnh viện đã có điều kiện nâng cao chất lượng điều trị, phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn.
Từ thực tiễn công tác quản lý tài chính tại các đơn vị dự toán trong quân đội nói chung và tại Bệnh viện Quân y 354 nói riêng trong nhiều năm qua đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, công tác quản lý ngày càng đi vào nề nếp. Tuy nhiên để đạt được yêu cầu quản lý trong thời kỳ đất nước ngày một đổi mới, theo chủ trương định hướng của Đảng, Nhà nước, Quân đội và hội nhập với nền kinh tế thế giới, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tài chính là vấn đề vô cùng quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong chương trình nghị sự cải cách tài chính công. Đó là:
Thứ nhất, thay cho việc cấp kinh phí theo số lượng biên chế như hiện nay bằng việc tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách.
Thứ hai, xoá bỏ cơ chế cấp phát theo kiểu “Xin - Cho”, thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở xác định nhiệm vụ phải thực hiện, mức hỗ trợ tài chính từ ngân sách và phần còn lại do đơn vị tự trang trải.
Thứ ba, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển trong các lĩnh vực giáo dục, y tế. Khuyến khích liên doanh và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực này.
Trong những năm qua, việc quản lý tài chính tại Bệnh viện đã đạt được nhiều kết quả tích cực; cơ bản thực hiện đúng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản pháp quy có liên quan của Chính phủ và Bộ Quốc phòng, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của đơn vị. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện công tác tài chính tại Bệnh viện vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định, như: chất lượng dự toán ngân sách (DTNS) có năm chưa cao, việc cấp phát, chi tiêu, sử dụng và thanh quyết toán một số khoản kinh phí chưa chủ động, kịp thời, nội dung kiểm tra, thanh tra tài chính chưa được thường xuyên…Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng quản lý tài chính. Vấn đề này từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau, nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354- Tổng Cục Hậu Cần (TCHC).
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 - Tổng Cục Hậu Cần” là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý tài chính tại đơn vị dự toán nói chung và thực tiễn hoạt động tài chính của Bệnh viện Quân y 354 nhằm:
- Đưa ra bức tranh toàn cảnh về tình hình khai thác và sử dụng các nguồn tài chính của Bệnh viện Quân y 354.
- Chỉ ra ưu, nhược điểm, những khó khăn cũng như thuận lợi trong việc quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354.
- Đề xuất một số giải pháp theo hướng vừa đảm bảo mục tiêu tài chính vừa đảm bảo mục tiêu kinh tế - xã hội tại Bệnh viện: tăng thu chính đáng và
chi hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 trong cơ chế tài chính mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận cơ bản về quản lý tài chính ở đơn vị dự toán quân đội.
- Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng, tìm ra những ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 - Tổng Cục Hậu Cần giai đoạn 2017 - 2019.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý chính của Bệnh viện Quân y 354 - Tổng Cục Hậu Cần
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Công tác quản lý tài chính.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại bệnh viện Quân y 354 - Tổng cục Hậu cần
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính của Bệnh viện quân y 354 - Tổng cục Hậu cần giai đoạn 2017 - 2019
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp: hệ thống cấu trúc; điều tra thực tiễn, phân tích, so sánh, thống kê, lịch sử lôgic... Ngoài ra thông qua việc phân tích, xử lý thông tin, trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học kinh tế, các nhà quản lý tài chính trong ngành y tế để đưa ra các giải pháp quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính ở đơn vị dự toán quân đội.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 - Tổng Cục Hậu Cần.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 - Tổng Cục Hậu Cần.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Cho đến nay đã có một số đề tài, luận án, bài viết nghiên cứu liên quan đến hoạt động quản lý tài chính của đơn vị dự toán nói chung và các đơn vị quân đội nói riêng dưới nhiều góc độ khác nhau. Tác giả xin viện dẫn một số công trình như sau:
Trên phương diện đề tài khoa học, có đề tài khoa học về: “Quản lý tài chính trong nhượng bán vũ khí, vật tư, trang bị”, năm 2008 của Cục Tài chính
- Bộ Quốc phòng, (vật tư, trang bị nêu trên là các loại đã giảm chất lượng, xuống cấp, lạc hậu không phù hợp và đáp ứng cho các nhiệm vụ quốc phòng, hiện các đơn vị trong quân đội đang nắm giữ và quản lý, được cấp trên cho phép thanh xử lý, nhượng bán tận thu tạo nguồn ngân sách cho quốc phòng). Đề tài đã trình bày cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng tình hình nhượng bán vũ khí, vật tư, trnag bị trong quan đội, đi sâu nghiên cứu tại Cục Quân khí – Tổng cục Kỹ thuật từ năm 2003 đến năm 2007. Đề tài đã tập trung đánh giá thực trạng từ khâu lập kế hoạch, tổ chức quy trình nhượng bán, quản lý tài chính, kiểm tra tình hình kết quả nhượng bán, những thuận lợi khó khắn khi triển khai và đề xuất quy trình quản lý tài chính trong nhựng bán vũ khí, vật tư, trang thiết bị.
Trên phương diện luận văn, luận án: Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn
thiện công tác quản lý tài chính tại các đơn vị dự toán thuộc trung tâm Khoa học kỹ thuật - Công nghệ quân sự” của tác giả Nhâm Thái Trung; Học viện Hậu cần năm 2008, luận văn đã làm sáng tỏ một số lý luận trong công tác quản lý tài chính thuộc Trung tâm Khoa học Kỹ thuật - Công nghệ Quân sự, trên cơ sở phân tích tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác quản lý hoạt động tài chính tại các viện nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học Kỹ thuật – công nghệ Quân sự và đề suất một số giải pháp chưa có căn cứ khoa học thỏa đáng, chỉ từ những tồn tại trong thực tiễn quản lý tài chính mà đưa ra các kiến nghị là chưa có tính thuyết phục, chưa nghiên cứu sâu về bản chất sự việc trong quản lý tài chính dẫn đến những bất cập.
Luận văn thạc sĩ : “Quản lý tài chính tại bệnh viện TW Huế” của tác giả Trương Lê Thảo Tâm năm 2017 - Luận văn thạc sĩ : “ Quản lý tài chính tại Bệnh viện 198 - Bộ Công An” của tác giả Đinh Đức Thọ năm 2016. Nhìn chung các nghiên cứu trên đã khái quát và phân tích, đánh giá được các điểm chung trong công tác quản lý bệnh viện từ đó đã đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện từng lĩnh vực trong quản lý tài chính.
Tác giả nghiên cứu quản lý nhà nước về tài chính tại đon vị dự toán quân đội, với các nội dung chủ yếu đó là: Nội dung quản lý nhà nước về quản lý tài chính, nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về tài chính của các đơn vị dự toán quân đội, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp, trong quản lý tài chính, nội dung lý luận và thực tiễn cấp thiết hoạch định chính sách chế độ, hướng dẫn chỉ đạo áp dụng vào đơn vị dự toán quân đội hiện nay.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở ĐƠN VỊ DỰ TOÁN QUÂN ĐỘI
1.1. Những vấn đề chung về Quản lý tài chính ở đơn vị dự toán quân đội
Quản lý tài chính là nội dung cơ bản và quan trọng nhất của công tác tài chính ở các đơn vị dự toán quân đội, quyết định đến chất lượng và hiệu quả chi tiêu, sử dụng ngân sách ở đơn vị, góp phần to lớn vào việc đơn vị SSCĐ và hoàn thành nhiệm vụ được giao, từng bước đưa quân đội tiến tới “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”
Thực tế, quản lý NSNN ở mỗi cấp, mỗi ngành, là nội dung quan trọng bao trùm công tác quản lý tài chính ở mỗi cấp và ngành đó tùy điều kiện lịch sử cũng như việc phân cấp quản lý tài chính do nhà nước quy định. Do vậy, việc nhận thức sâu sắc và toàn diện về NSNN là nội dung, yêu cầu vừa mang tính lý luận cũng như yêu cầu tất yếu của công tác quản lý tài chính trong quân đội.
1.1.1. Đơn vị dự toán quân đội
Đơn vị dự toán quân đội (QĐ) là đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước (NSNN), ngoài ra còn có các hoạt động sản xuất làm kinh tế, tạo nguồn tài chính bổ sung kinh phí ngân sách… Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam: “Đơn vị dự toán ngân sách là cơ quan, đơn vị trực tiếp nhận phân phối và sử dụng các khoản tiền được cấp phát từ quỹ ngân sách Nhà nước. Có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc lập dự toán ngân sách thuộc phạm vi trách nhiệm; phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị dự toán cấp dưới và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách được giao; tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán ngân sách của cấp mình và công tác kế toán, quyết toán ngân sách của