Quản lý nợ xấu các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Bình - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank Quảng Bình giai đoạn 2014

- 2016...................................................................................................39

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay của Agribank Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2016 41

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh Agribank Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2016 43

Bảng 2.4: Tỷ lệ dư nợ và nợ xấu đối với DNNVV của Agribank Quảng Bình giai

đoạn 2014– 2016 45

Bảng 2.5: Dư nợ các DNNVV tại Agribank Quảng Bình phân theo nhóm nợ giai đoạn 2014– 2016 46

Bảng 2.6: Nợ xấu các DNNVV tại Agribank Quảng Bình phân theo lĩnh vực kinh doanh giai đoạn 2014– 2016 48

Bảng 2.7: Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ nợ xấu các DNNVV tại Agribank Quảng

Bình phân theo nhóm nợ giai đoạn 2014– 2016 49

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Chính sách tín dụng đối với DNNVV Agribank Quảng Bình nên áp dụng trong thời gian tới 57

Biểu đồ 2.2 Đánh giá công tác thẩm định trước khi cho vay đối với DNNVV Agribank Quảng Bình 58

Biểu đồ 2.3: Đánh giá công tác kiểm tra kiểm soát sau cho vay đối với DNNVV Agribank Quảng Bình 59

Biểu đồ 2.4: Đánh giá quy trình xử lý khi phát sinh nợ quá hạn trước khi phát sinh nợ xấu đối với DNNVV Agribank Quảng Bình 59

Biểu đồ 2.5: Đánh giá quy trình xử lý khi phát sinh nợ xấu đối với DNNVV

Agribank Quảng Bình 61

Biểu đồ 2.6: Nguyên nhân phát sinh nợ xấu đối với DNNVV tại Agribank Quảng Bình 61

DANH MỤC SƠ ĐÔ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Agribank Quảng Bình 37

Sơ đồ 2.2: Quy trình cấp tín dụng của Agribank Quảng Bình 51

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tại Việt Nam, DNNVV giữ một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt sau khi có sự chuyển đổi kinh tế từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (năm 1986). Sau Đại hội VI, thành phần kinh tế tư nhân bắt đầu được quan tâm đúng mức. Khẳng định kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường có sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp tư nhân được thành lập tăng lên nhanh chóng, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Các doanh nghiệp này có vốn đầu tư ít nhưng lại sử dụng một lượng lao động rất lớn.

Cùng với sự phát triển của các DNNVV, có một thực tế các doanh nghiệp này đang rất thiếu vốn để có thể mở rộng sản xuất kinh doanh. Các DNNVV sử dụng nguồn vốn tự có hay huy động từ người thân không đáp ứng được yêu cầu về thời gian và số lượng. Phát hành trái phiếu, tín phiếu doanh nghiệp cũng không phải là một giải pháp tốt khi chi phí phát hành tương đối tốn kém, thời gian dài và một vướng mắc lớn nhất là đa số các DNNVV rất khó phát hành đủ lượng vốn cần thiết theo kế hoạch do người mua thiếu thông tin về doanh nghiệp phát hành. Do đó, để loại hình doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích cho nền kinh tế, bên cạnh nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp để khắc phục những yếu điểm nội tại, cần có sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, của hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Tại Agribank Quảng Bình tỷ trọng dư nợ DNNVV luôn chiếm tỷ lệ trên 40% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu của các DNNVV cũng chiếm phần lớn tổng nợ xấu của chi nhánh và đang có dấu hiệu gia tăng. Vì vậy việc quản lý nợ xấu đối với DNNV đang là mối quan tâm đặc biệt của Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Agribank Quảng Bình. Là cán bộ tín dụng của Agribank Quảng Bình việc làm thế nào để quản lý tốt nợ xấu của các DNNVV là điều tôi rất quan tâm, vì vậy sau khi

học tập và nghiên cứu chương trình cao học Quản lý kinh tế ứng dụng tại Trường đại học kinh tế Huế, tôi chọn đề tài “Quản lý nợ xấu các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn vận dụng những kiến thức lý luận vào phân tích đánh giá thực trạng công tác qua đó hoàn thiện hơn công việc đang đảm nhận.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng quản lý nợ xấu các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Quảng Bình từ đó đưa ra các giải pháp quản lý nợ xấu các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Quảng Bình được tốt hơn.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nợ xấu các

doanh nghiệp nhỏ và vừa...

- Phân tích thực trạng quản lý nợ xấu các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại

Agribank Quảng Bình.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu để đề xuất các giải pháp quản lý nợ xấu các

doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Quảng Bình tốt hơn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nợ xấu các doanh nghiệp

nhỏ và vừa tại Agribank Quảng Bình.

Phạm vi không gian: Agribank Quảng Bình

Phạm vi thời gian: Thực trạng hoạt động của Agribank Quảng Bình qua các

năm từ 2014-2016.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến Agribank Quảng Bình như tình hình doanh thu, lao động, kết quả hoạt động kinh doanh…từ

phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng Kế toán ngân quỹ, phòng Tổng hợp trong

thời gian tôi thực tập ở đây.

Thu thập các tài liệu liên quan từ báo chí, Internet, các khóa luận tốt nghiệp đại học và cao học.

- Số liệu sơ cấp: Thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi 50 cán bộ tín dụng tại Agribank Quảng Bình. Sau đó tiến hành tổng hợp và đánh giá số liệu đề có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý nợ xấu các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Quảng Bình tốt hơn.

4.2 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu

- Nguồn số liệu thứ cấp

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả theo các tiêu thức khác nhau như số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn…

Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tốc độ phát triển các số liệu thực

tế theo từng giai đoạn thời gian.

Sử dụng phương pháp phân tích cơ cấu: xác định các tiêu chí liên quan đến

nợ xấu các DNNVV vừa tại Agribank Quảng Bình.

- Nguồn số liệu thứ cấp

Phương pháp chuyên gia: Thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi các cán bộ tín dụng tác giả mong muốn thu thập được những thông tin về tình hình cho vay và quản lý nợ xấu các DNNVV vừa tại Agribank Quảng Bình từ đó đánh giá nhìn nhận và đưa ra các giải pháp hợp lý nhất.

Thống kê mô tả : Để thấy sự khác nhau về quy mô, tỷ lệ chênh lệch các ý

kiến đánh giá của đối tượng khảo sát thông qua các biểu đồ so sánh.

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU ĐỐI VỚI

CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. Tổng quan về tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 do Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 thì Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Trong đó kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.[14]

Trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại, phát triển và cạnh tranh lẫn nhau. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, người ta thường dựa theo những tiêu thức khác nhau để phân loại các doanh nghiệp, trong đó nếu phân loại dựa theo quy mô có thể chia doanh nghiệp thành doanh nghiệp lớn và DNNVV.

Việc quy định tiêu thức như thế nào là doanh nghiệp lớn, DNNVV là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của từng nước trong từng giai đoạn cụ thể.

Ở nhiều quốc gia, tiêu chuẩn phân loại DNNVV ở các ngành khác nhau cũng có những khác biệt nhất định (Phụ lục 01).

Tại Việt Nam, tiêu chí xác định DNNVV được thể hiện trong Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 06 năm 2009 về trợ giúp phát triển DNNVV. Theo Điều 3 nghị định này DNNVV được định nghĩa như sau: “DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia

thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”, cụ thể được thể hiện ở Bảng 1.1 như sau:

Bảng 1.1: Phân loại DNNVV theo khu vực kinh tế ở Việt Nam



Ngành nghề

DN siêu nhỏ

DN nhỏ

DN vừa

Số lao động

Tổng nguồn

vốn

Số lao động

Tổng nguồn

vốn

Số lao động

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản


10 người trở

xuống


20 tỷ đồng

trở xuống

Từ trên 10

người đến 200 người

Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

Từ trên 200 người đến 300 người

2. Công nghiệp và xây dựng


10 người trở

xuống


20 tỷ đồng

trở xuống

Từ trên 10

người đến 200 người

Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

Từ trên 200 người đến 300 người

3. Thương mại và dịch vụ


10 người trở

xuống


10 tỷ đồng

trở xuống

Từ trên 10

người đến 50 người

Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng

Từ trên 50 người đến 100 người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý nợ xấu các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Bình - 2

(Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP) Tuy nhiên, tiêu chí xác định DNNVV để gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT năm 2013 theo Thông tư 16/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính thì căn cứ vào tiêu chí doanh thu và lao động là: Doanh nghiệp phải sử dụng dưới 200 lao

động làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng.

1.1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa [6]

Nghiên cứu về mô hình các DNNVV ở Việt Nam ta có thể nêu bật những nét điển hình sau đây:

Đa dạng về loại hình kinh tế và loại hình sở hữu

DNNVV hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế: thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp...và hoạt động dưới nhiều hình thức tổ chức doanh nghiệp, bao gồm từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và các công ty tư nhân đến các hợp tác xã. Trong một thời gian dài, các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau không được đối xử bình đẳng, bị phân biệt đối xử. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý, phong cách kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời cũng tạo ra những điểm xuất phát về tiếp cận nguồn lực không như nhau (trong giao đất, trong vay vốn ngân hàng …)

Hạn chế về sản phẩm, dịch vụ và năng lực tài chính

DNNVV có khối lượng sản phẩm, dịch vụ hạn chế, chủ yếu dựa vào lao động thủ công: Các DNNVV thường chỉ kinh doanh một vài sản phẩm dịch vụ phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Phần lớn các DNNVV có nguồn tài chính hạn chế: Vốn kinh doanh của các DNNVV chủ yếu là vốn tự có của chủ sở hữu doanh nghiệp, vay mượn từ người thân, bạn bè, khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng thấp.

Tính năng động và linh hoạt cao

DNNVV có tính năng động và cao trước những thay đổi của thị trường do Các DNNVV có mức đầu tư ban đầu thấp, sử dụng ít lao động và tận dụng các nguồn lực tại chỗ. Điều này làm cho các DNNVV có thể dễ dàng chuyển đổi phương án sản xuất, chuyển đổi mặt bằng kinh doanh, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và thậm chí dễ dàng giải thể doanh nghiệp hơn các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn.

Trình độ quản lý hạn chế

Các chủ DNNVV thường là những lao động phổ thông, kỹ thuật viên, kỹ sư tự đứng ra thành lập và vận hành doanh nghiệp. Họ vừa là người quản lý doanh nghiệp, vừa tham gia trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý không cao. Đôi khi, việc tách bạch giữa các bộ phận không rò ràng, những người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022