Thanh Tra, Kiểm Tra, Giám Sát Các Hoạt Động Du Lịch

mạnh, với mức tăng trưởng bình quân đạt gần 10%; trong đó khách quốc tế tăng 12,5%, tổng doanh thu du lịch tăng bình quân 22,5%. Để có được những kết quả trên, một trong những tác động quan trọng là do ngành du lịch Đà Lạt đã tăng cường nhiều hơn công tác xúc tiến du lịch với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả. Các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được đổi mới theo hướng chuyên nghiệp hoá, thông tin về du lịch Đà Lạt đến với du khách bằng nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn. Việc quảng bá được thực hiện qua các ấn phẩm, hướng dẫn du lịch theo chuyên đề phù hợp với từng thị trường và từng đối tượng khách; thông qua các lễ hội, hội chợ, liên hoan ẩm thực để chuyển tải những nét độc đáo, bản sắc văn hoá truyền thống của địa phương đến với du khách. Các chương trình quảng bá, xúc tiến được thực hiện theo nguyên tắc nhà nước quảng bá điểm đến, doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm du lịch.

Tỉnh Lâm Đồng cũng đã tăng cường hợp tác với các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức quốc tế, hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, để chuyển tải hình ảnh du lịch Đà Lạt đến thị trường các nước và tổ chức các sự kiện quảng bá, xúc tiến. Theo đó, Vietnam Airlines tham gia một số hoạt động quảng bá, xúc tiến cho du lịch Đà Lạt, đặc biệt thông qua việc phân phối các ấn phẩm giới thiệu du lịch Đà Lạt tại các Văn phòng Chi nhánh của Vietnam Airlines tại nước ngoài, trên một số ấn phẩm thông tin của Vietnam Airlines; mời các đoàn Famtrip, Presstrip từ các thị trường trọng điểm vào Đà Lạt tham quan, khảo sát và tuyên truyền cho du lịch Đà Lạt...

Các hoạt động xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch đã được triển khai có hiệu quả như: tổ chức roadshow, famtrip, chương trình quảng bá du lịch, tổ chức các chương trình du lịch làm quen dành cho các hãng lữ hành và báo chí đến Đà Lạt như Thái Lan, Nhật, Trung Quốc và Singapore; tổ chức hội nghị khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội; phát hành cẩm nang du lịch Đà Lạt, bản đồ du lịch, phim du lịch bằng nhiều thứ tiếng Việt, Anh, Trung Quốc, Nhật, Thái Lan… nâng cấp và liên kết trang web du lịch thành phố với các trang web uy tín trong và ngoài nước.

Đà Lạt đang phấn đấu năm 2019, tổng số khách du lịch đạt 5,9 triệu lượt

khách, trong đó khách quốc tế 1,0 triệu lượt; tổng doanh thu đạt 12.000 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian tới, UBND thành phố Đà Lạt chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, hướng vào những thị trường trọng điểm, tập trung thu hút thị trường khách du lịch có mức chi trả cao bằng các công cụ và các hình thức xúc tiến, quảng bá hữu hiệu hơn. Mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động phát triển thị trường, liên kết các tour, tuyến và sản phẩm du lịch... góp phần đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của thành phố.

Bên cạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch thì UBND thành phố cũng tiến hành song song công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về du lịch với mục tiêu nhanh chóng, chính xác, thường xuyên, liên tục, đảm bảo có hiệu quả đến từng người dân với phương châm “mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp”. Công tác tuyên truyền, phổ biến được thực hiện bằng nhiều hình thức như: hội thảo, hội nghị chuyên đề, họp phổ biến... đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong cộng đồng, góp phần nâng cao ý thức của nhân dân, du khách.

Hiện tại, UBND thành phố đang đẩy mạnh khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch, thành phố đã kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đã có nhiều dự án đầu tư vào du lịch có quy mô lớn đang được xây dựng. Các lĩnh vực được đầu tư mạnh nhất là: khu vui chơi giải trí, nhà hàng... địa điểm được chọn xây dựng chủ yếu tại các khu ven đô thị nhằm khai thác tiềm năng du lịch sinh thái; đồng thời xác định đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình vừa phục vụ cho dân sinh và vừa tạo thuận lợi cho phát triển du lịch. Với việc đầu tư phát triển này, hứa hẹn trong tương lai gần, Đà Lạt sẽ có một cơ sở vật chất phục vụ du lịch hiện đại, sang trọng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch. Nhằm tạo điều kiện cho việc đầu tư phát triển du lịch tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tiến hành đầu tư vào du lịch. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng như UBND thành phố tiến hành cải cách thủ tục hành chính ở lĩnh vự du lịch nhằm tạo

điều kiện tốt nhất cho các thành phần kinh tế đầu tư có hiệu quả, góp phần đem lại sự phát triển của du lịch Đà Lạt nói riêng và của Lâm Đồng nói chung.

2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động du lịch là nhiệm vụ thường xuyên mà các cơ quan QLNN về du lịch phải đảm bảo trong quản lý, điều hành. UBND thành phố sẽ thành lập các đoàn thanh tra đối với những vấn đề quan trọng, liên ngành thuộc thẩm quyền. Cơ quan chuyên môn sẽ thanh tra, kiểm tra những vấn đề chuyên ngành, mang tính cục bộ thuộc thẩm quyền, chức năng được giao và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố, cơ quan nhà nước cấp trên. Các vấn đề do UBND thành phố quan tâm kiểm tra, kiểm soát là: thực hiện chính sách về đất đai, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển hoạt động du lịch, đầu tư xây dựng hạ tầng, thực hiện các quy định về giá, phí, lệ phí, thuế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Chính quyền Đà Lạt đã quan tâm thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với các vấn đề sau: tình hình thực hiện các quy định về trật tự trị an, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ đảm bảo môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố; công tác thẩm định các cơ sở lưu trú; thực hiện nghiêm túc việc đề nghị xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước các cấp cho các doanh nghiệp du lịch; xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch.

Chính quyền thành phố cũng đã tổ chức kiểm tra các cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành, điểm vườn du lịch nhằm nhắc nhở, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch trong công tác an toàn vệ sinh thực thẩm, xử lý nước thải, thu gom rác bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng môi trường du lịch đảm bảo các yêu cầu: an toàn, thân thiện, chất lượng; kiểm tra các hoạt động đưa đón khách du lịch tại các điểm du lịch, chỉ đạo Tổ kiểm tra liên ngành tiếp tục lập lại trật tự tại Hồ Xuân Hương, Chợ Đà Lạt và làm việc với Ban Quản lý Khu du lịch Hồ Tuyền

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - 10

Lâm, Ban Quản lý Khu du lịch Langbiang trong việc tổ chức, sắp xếp khách du lịch theo hướng văn minh trật tự.

UBND thành phố Đà Lạt đã tiến hành rà soát cơ sở kinh doanh lưu trú, lập danh sách kiểm tra các cơ sở không đăng ký xếp hạng khách sạn và không báo cáo thống kê theo quy định; thẩm định và thẩm định lại hồ sơ đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch 1-2 sao và nhà nghỉ du lịch; đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Vụ Khách sạn - Tổng Cục Du lịch thẩm định khách sạn 3 - 4 sao; tổ chức thu hồ sơ đề nghị cấp, đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa...

Qua tiến hành kiểm tra, kiểm soát đã xử lý vi phạm với rất nhiều lượt và nhiều cơ sở như các cơ sở quảng cáo, karaoke, vũ trường, quán bar, cơ sở game; cơ sở dịch vụ văn hóa, cơ sở lưu trú, lữ hành, điểm vườn du lịch, cơ sở dịch vụ thể dục thể thao ngoài công lập, cơ sở mua, bán băng đĩa, các lượt phát tờ rơi tại các ngã tư, đồng thời lập biên bản vi phạm, nhắc nhở, chấn chỉnh, hoặc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tịch thu tờ rơi, tháo dỡ băng rôn tuyên truyền, băng rôn thương mại treo không đúng quy định. Đồng thời, phối hợp thành lập Đội kiểm tra liên ngành thành phố, kiểm tra các cơ sở.

Trong vấn đề giải quyết khiếu nại tố cáo, Thanh tra Sở Du lịch đã phối hợp với UBND thành phố Đà Lạt, Phòng Cảnh sát hành chính trật tự Công an tỉnh Lâm Đồng giải quyết triệt để những khiếu nại của du khách về an ninh, trật tự liên quan đến du lịch, giúp người dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định về an ninh, trật tự của địa phương.

2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt

2.4.1. Ưu điểm

Trong những năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song vấn đề QLNN về du lịch ở thành phố Đà Lạt có những chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. QLNN trong lĩnh vực du lịch được tăng cường, nhiều đề án, quy hoạch được triển khai thực hiện, việc bảo tồn những giá trị văn hóa được quan tâm, cơ chế chính sách thu hút đầu tư được cải thiện. Hoạt động QLNN về du lịch đã đạt được một số kết quả nổi bật sau:

Thứ nhất, việc xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản QLNN, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của thành phố có sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện.

Chính điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương. Với quy hoạch, định hướng chiến lược bài bản, khoa học, Đà Lạt đã thu hút một số tập đoàn lớn đầu tư vào những sản phẩm du lịch, chất lượng cao. Việc nhiều nhà đầu tư chiến lược hàng đầu tới Đà Lạt nói riêng hay các địa bàn khác tại Lâm Đồng nói chung sẽ tạo sức mạnh lan tỏa, dẫn dắt, tạo cơ hội rộng mở hơn cho các nhà đầu tư khác, đẩy mạnh khai thác các tiềm năng thành lợi thế khác biệt để ngành dịch vụ du lịch Đà Lạt có bước phát triển đột phá. Mặt khác, việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch khoa học đã giúp cho việc phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với quy hoạch, nhờ đó nhiều dự án, công trình giai đoạn 2016 - 2020 được nhà nước, doanh nghiệp khẩn trương đầu tư để kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của thành phố.

Bên cạnh đó, việc chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, các cơ chế, chính sách phát triển du lịch ngày càng tiến bộ. Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố.

Thứ hai, việc tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện QLNN về du lịch đã được kiện toàn.

Vai trò QLNN đồng hành cùng các doanh nghiệp và Hiệp hội du lịch tiếp tục được đặc biệt quan tâm. Sự quan tâm, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý đã tạo điều kiện cho hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao hơn. Bộ máy QLNN về du lịch tại Đà Lạt thời gian qua đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho UBND thành phố trong ban hành các quyết định QLNN về phát triển du lịch tại thành phố Đà Lạt, đồng thời thực hiện tốt sự phối hợp với các cơ quan có liên

quan trong việc quản lý và phát triển du lịch.

Chính quyền thành phố Đà Lạt đã có nhiều nỗ lực trong công tác đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch. Tập thể cán bộ công chức Phòng VHTT đã tận tụy, phục vụ và sáng tạo trong công tác, làm khá tốt vai trò tham mưu cho UBND thành phố trong việc quản lý các hoạt động du lịch đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố theo sự phân cấp của nhà nước và theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được tăng cường.

Điều này đã tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo, nâng cao kiến thức về văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn du lịch,…cho lực lượng lao động ngành du lịch của thành phố. UBND thành phố Đà Lạt đã xây dựng quy hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; liên kết, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức về văn hóa, lịch sử, nghiệp vụ du lịch, kĩ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ... cho đội ngũ quản lý, lực lượng lao động ngành du lịch của thành phố.

Thứ tư, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được đổi mới và có hiệu quả thiết thực.

Công tác xã hội hóa được chú trọng nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào các cuộc xúc tiến quan trọng: mở rộng quan hệ song phương và đa phương với các thành viên trong tổ chức Diễn đàn du lịch liên khu vực; tăng cường liên kết vùng… Hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch có chuyển biến rõ nét có tính sáng tạo, tạo được ấn tượng sâu sắc cho du khách về hình ảnh và thương hiệu du lịch. Nhận thức về tuyên truyền quảng bá của các doanh nghiệp đã được nâng lên một bước, ngày càng có thêm doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến quảng bá với cơ quan QLNN.

Thứ năm, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực du lịch được chú trọng.

Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du

lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch; các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều đã thể hiện được chính sách của nhà nước Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, hấp dẫn của du lịch Đà Lạt, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Bên cạnh đó, việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, dự án phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt có nhiều tiến bộ. Nhiều kế hoạch, văn bản có tính khả thi cao đã tác động tích cực, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong giai đoạn sơ khai của du lịch Đà Lạt. Điều đó đã góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố.

Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch được duy trì thường xuyên.

Điều này đã góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố. Thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm trong khu vực kinh doanh. Chú trọng nhắc nhở, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm túc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

- Công tác QLNN về du lịch của thành phố Đà Lạt đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, là dựa vào những nguyên nhân sau:

+ Cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, cơ chế, chính sách, pháp luật du lịch nói riêng, nhất là Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện, các văn bản định hướng, điều hành của tỉnh Lâm Đồng, từng bước tạo sự thuận lợi cho công tác QLNN về du lịch ở thành phố Đà Lạt.

+ Thời gian qua, thành phố Đà Lạt luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban ngành

tỉnh Lâm Đồng đã đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch.

+ Thành ủy, UBND thành phố Đà Lạt có sự năng động trong việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh cũng như ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành thành phố, nhất là cơ quan tham mưu cho UBND thành phố trong công tác QLNN về du lịch, đã có sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn.

2.4.2. Hạn chế

Một là, công tác xây dựng và thực hiện các văn bản QLNN, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch thiếu đồng bộ, chưa liên kết, còn manh mún..

Những căn cứ để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch còn chưa đầy đủ và chính xác, thiếu đồng bộ. Cụ thể là, còn thiếu các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế; các tài liệu phân tích…Các tài liệu đánh giá chưa toàn diện, cụ thể, danh mục đầu tư trải rộng, các dự báo, các tiêu chuẩn định mức tính toán chưa thật sát với điều kiện cụ thể của Đà Lạt, chưa lường hết được những biến động và những khó khăn sẽ nảy sinh. Các quy hoạch, kế hoạch thiếu các phương pháp khoa học hỗ trợ. Xác định nhiều hướng phát triển sản phẩm du lịch, điểm du lịch cụm du lịch nhưng chưa nhận thức đầy đủ hướng nào chính, hướng nào phụ, còn nhiều manh mún. Chưa chú ý đến việc giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xây dựng chiến lược phát triển, gắn chiến lược doanh nghiệp với chiến lược của tỉnh. Hệ thống các chiến lược, quy hoạch chưa quan tâm đúng đến đầu tư khôi phục, chỉnh trang, mở rộng các cơ sở, các điểm hiện có theo quan điểm hệ thống với chất lượng cao. Đặc biệt chưa tổ chức hoạt động du lịch theo hướng liên kết vùng và khu vực.

Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách để quản lý, điều hành các hoạt động du lịch còn chậm, nội dung chưa sát với điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch ở thành phố và chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Thủ tục hành chính đối với các hoạt động du lịch nhìn chung còn phức tạp.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 06/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí