Những Vấn Đề Rút Ra Có Thể Nghiên Cứu Đối Với Việt Nam

chính nhà nước khác, thành lập các thể chế tài chính phi ngân hàng, quản lý xuất nhập khẩu trực tiếp, và được hưởng đặc quyền nộp thuế chung ở cấp tập đoàn.

Vào năm 1997, thí điểm lần hai được bắt đầu đối với 63 tập đoàn doanh nghiệp khác. Nội dung quan trọng của lần thí điểm này: tiếp cận tín dụng và đầu tư vốn là phần trọng tâm của tập đoàn doanh nghiệp. Công ty mẹ và công ty con của tập đoàn doanh nghiệp cần phải được liên kết chủ yếu trên cơ sở vốn đầu tư. Sự phát triển trong tương lai của tập đoàn doanh nghiệp cần phải hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, ngoại thương và trao đổi thông tin. Đồng thời thực hiện tách rời DNNN với các cơ quan hành chính của Chính phủ. Chính phủ đã thành lập Uỷ ban trung ương các DNNN lớn, là cơ quan trực tiếp giám sát các tập đoàn doanh nghiệp. Từ đó trở đi, sự phát triển của tập đoàn doanh nghiệp chuyển sang một giai đoạn mới

Giai đoạn 5: Tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế

Với việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Trung Quốc phải đối mặt với sự cạnh tranh quốc tế nhiều hơn. Vì vậy, mục tiêu của việc thành lập các tập đoàn doanh nghiệp nhằm đuổi kịp những tập đoàn khổng lồ trên thế giới trong một thời gian ngắn và có thể đây là cách duy nhất mà doanh nghiệp của Trung Quốc có thể cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế. Trong “Kế hoạch năm năm lần thứ mười” đã nêu Trung Quốc cần phải hướng tới mục tiêu thành lập các tập đoàn doanh nghiệp có tiềm lực to lớn trong đổi mới công nghệ, thương hiệu, quyền tài sản và khả năng cạnh tranh quốc tế mạnh. Bộ trưởng của Uỷ ban Quản lý và giám sát tài sản nhà nước, cơ quan quản lý tài sản nhà nước mới được thành lập, tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ có 30-50 tập đoàn tầm cỡ thế giới trong tương lai không xa.

Trong quá trình hình thành và phát triển tập đoàn doanh nghiệp, Trung Quốc cũng đã rút ra được một số bài học nhất định.

- Việc hình thành và phát triển tập đoàn doanh nghiệp phải sử dụng biện pháp thị trường chứ không phải theo con đường hành chính, tức là không phải theo cách gán ghép hành chính

Mặc dù quá trình phát triển tập đoàn doanh nghiệp ở các nước đang phát triển cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, kể cả Chính phủ tiến hành thành lập tập đoàn doanh nghiệp, nhưng chính phủ phải công bố nhu cầu nội tại của việc hình thành tập đoàn doanh nghiệp và áp dụng quy tắc của nền kinh tế thị trường. Chỉ có bằng cách này thì mới có thể đạt tới nền kinh tế quy mô lớn từ việc thành lập đoàn doanh nghiệp mà không làm giảm hiệu quả hoạt động so với trước đó. Đồng thời Chính phủ phải tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho tập đoàn bằng cách sức mạnh kinh tế lớn hơn và hỗ trợ bằng các chính sách thuế và tài khoá.

- Tập đoàn doanh nghiệp nâng cao năng lực chủ đạo của mình bằng cách tận dụng lợi thế về quy mô để tăng trưởng lớn hơn và mạnh mẽ hơn, tránh mở rộng tràn lan. Có hai con đường phát triển và mở rộng tập đoàn: Một là mở rộng từ trong nội bộ bằng quá trình tích tụ vốn và lợi thế về công nghệ, vốn và năng lực quản lý... Hai là mở rộng ra bên ngoài bằng việc sáp nhập và tổ chức lại.

- Việc quản lý phải đi cùng với quá trình mở rộng quy mô

Như mọi người đều biết, khó có thể đảm bảo được sự phát triển lành mạnh của tập đoàn nếu như không làm cho việc quản lý theo kịp với quá trình mở rộng tập đoàn vì kết quả sẽ rất tai hại một khi mất khả năng kiểm soát quản lý và mở rộng quá mức quy mô của tập đoàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

- Xử lý tốt mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền đối với quá trình phát triển của tập đoàn doanh nghiệp

1.3.2. Những vấn đề rút ra có thể nghiên cứu đối với Việt Nam

Quản lý nhà nước đối với TCT90-91 theo hướng hình thành TĐKT - 9

TCT 90-91 là hình thức tổ chức doanh nghiệp đặc thù của Việt Nam. Quản lý nhà nước đối với TCT 90-91 theo hướng hình thành TĐKT là hoạt động riêng có của nhà nước Việt Nam. Ở các nước khác, nhà nước thực hiện quản lý đối với các TĐKT, do vậy kinh nghiệm của họ có tác dụng nghiên cứu cho quá trình chuyển đổi các TCT 90-91 thành TĐKT. Chính vì vậy, từ những kinh nghiệm của các nước trong việc hình thành và quản lý TĐKT có thể rút ra một số vấn đề cho quá trình phát triển các TCT 90-91, xây dựng các TĐKT phù hợp với đường lối đổi mới ở Việt Nam theo những nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, tập đoàn kinh tế là hình thức doanh nghiệp được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển

Điển hình cho các quốc gia coi trọng biện pháp này là Nhật, Hàn quốc, gần đây là Trung quốc và nhiều nước ở Đông Nam Á.

Lý do chung, khiến các quốc gia nói trên coi trọng biện pháp này là khoảng cách quá xa giữa trình độ phát triển kinh tế của nước họ so với các nước mà họ cần ngang tài, ngang sức và khát vọng ngang tài, ngang sức với các đối thủ của họ. Nói cách khác, các quốc gia đó bị đặt vào cuộc thách thức bằng một chạy đua kinh tế.

Để đuổi kịp và vượt các đối thủ, các nước này phải xử lý hai vấn đề căn bản sau đây:

- Có đủ vốn lớn để hiện đại hoá nền sản xuất, trước hết là công nghiệp.

Vấn đề ở chỗ: Một là, để có sản xuất, phải đầu tư. Hai là, đầu tư trong điều kiện tiến bộ khoa học công nghệ của nửa cuối thế kỷ 20 đòi hỏi phải có sự tập trung vốn cao. Khác với nền kỹ thuật bán cơ khí hay cơ khí hoá, nền công nghiệp hoá học hoá, tự động hoá và điện tử hoá của nửa cuối thế kỷ 20 đòi hỏi vốn đơn vị đầu tư tăng gấp nhiều chục lần mới có thể đạt hiệu quả cao. Các nhà máy cơ khí nhỏ và vừa, các nhà máy luyện thép vài chục vạn tấn năm, các nhà máy điện vài trăm MW không thể tồn tại nổi trong nền công nghiệp đương thời. Chỉ có những trung tâm gang thép nhiều triệu tấn năm, trung tâm điện lực hàng triệu Kw,...v..v.. mới có thể trụ nổi. Các công trình này đòi hỏi mức đầu tư hàng tỷ USSD, thậm chí trên chục tỷ USSD, như trung tâm Điện nguyên tử, do Hàn quốc đầu tư tại Ấn Độ.

- Có đủ kiến thức khoa học công nghệ hiện đại để hiện đại hoá nền sản xuất, trước hết là công nghiệp.

Khoa học công nghệ luôn luôn là chìa khoá của chất lượng sản phẩm cao hạ chi phí sản xuất, nhưng bao giờ cũng là trung tâm của bí mật quốc gia. Do vậy, các nước đi sau không dễ tiếp cận được chúng, trừ khi chấp nhận đầu tư nước ngoài. Và khi đó, lợi ích quốc gia không thể đầy đăn, nguyên vẹn như khi làm chủ khoa học công nghệ thật sự.

Nhưng các quốc gia đi sau lại không có các điều kiện trên để phát triển nhanh nền kinh tế, đồng thời lại muốn tự vươn lên bằng chính mình để giữ quyền tự chủ. Để vượt qua nan giải này, công ty hoá các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước là con đường hiệu quả nhất. Thông qua con đường này, các quốc gia nói trên vừa sử dụng vốn nhà nước, vừa tập trung hoá vốn nhân dân, tuy nhỏ lẻ, rải rác, nhưng tổng số không nhỏ, thành những hợp lực vốn nhà nước-toàn dân. Với lượng vốn xã hội tập trung này, các TCT nhà nước đủ sức làm việc lớn, kể cả việc nghiên cứu khoa học công nghệ hiện đại. Các tập đoàn Honda, Missubisi của Nhật Deawu, Samsung của Hàn quốc, Quang Minh của Trung quốc,..v..v.. là những mẫu hình của sự "toàn dân đoàn kết", "Nhà nước và doanh nhân cùng hợp lực" trên linh vực kinh tế.

Thứ hai, tập đoàn kinh tế thường tiếp nhận các doanh nghiệp thành viên theo chương trình mục tiêu của Nhà nước

Trong bước khởi đầu kinh tế, không có quốc gia nào đồng khởi mọi ngành, mà thường chọn những mặt hàng thiết yếu nhất cho đời sống nhân dân và cho sự phát triển kinh tế. Vì thế có mục tiêu ưu tiên, được chọn làm ngọ cờ cho chương trình.

Nhưng để đạt mục tiêu đó, cần có sự tham gia của nhiều lực lượng liên ngành. TCTNN là hình thức tập hợp lực lượng theo chủ đích đạt mục tiêu đó. Chương trình tơ tầm của Nhật những năm 60 của thế kỷ 20 thu hút cả công nông nghiệp, cả khoa học thổ nhưỡng và cây trồng, cả công nghiêp cơ khí và hoá chất.

Việc TCTNN hình thành theo chương trình mục tiêu làm cho việc tập hợp lực lượng dễ dàng hơn, các thành viên gia nhập TCTNN thấy được vị thế, tiền đồ và mối quan hệ keo sơn của mình với tập thể, nên phấn khởi, năng động trong vai vế của mình.

Thứ ba, TĐKT được thành lập để tạo nên mũi nhọn kinh tế, trong đó có mũi nhọn xuất khẩu

Trong vị thế đi sau, lại ở vào hoàn cảnh khan hiếm nguyên liệu, Nhật bản là nước ý thức từ lâu vai trò của xuất khẩu với hàng hoá trí tuệ cao. Đến nay,

toàn thế giới đều dùng hàng Nhật. Cuốn sách: "'Nước Nhật mua cả Phố U-ôn, mua cả thế giới" chính là nói trên giác độ này.

Thứ tư, TĐKT nắm chắc những khâu, có vai trò quyết định sự thành bại của mục tiêu phát triển kinh tế đất nước

Trong các chương trình mục tiêu, trong đó có chương trình xuất khẩu, TCTNN chỉ chọn khâu then chốt để phát huy tác dụng.

Các khâu thường được TCTNN nắm là:

- Khâu tiêu thụ. TCTNN thống lĩnh việc xây dựng các đại lý, giá cả, chính sách khuyến mãi, quản cáo,...v..v..

- Khâu nguyên liệu cơ bản: thép chất lượng cao, nhựa hạt chất lượng cao, linh kiện điện tử, vi mạch cao cấp,..v..v..

- Khâu nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng.

- Khâu đào tạo công nhân bậc cao

Thứ năm, cơ chế quản lý nội bộ rất linh hoạt

Chúng thường được tổ chức theo nhiều mô hình, trong đó có các mô hình cơ bản sau đây:

* Thiết lập một cơ quan điều hành tập trung

* Sử dụng công ty tài chính làm công cụ điều hành

* Mô hình thứ ba cũng được áp dụng tương đối rộng rãi là có công ty mẹ hoạt động như một doanh nghiệp độc lập hoàn chỉnh, có cổ phần tại công ty con

Thứ sáu, nhà nước dựa vào các TĐKT để điều khiển nền kinh tế quốc

dân

Định hướng của Chính phủ được cụ thể hoá qua các chính sách công

nghiệp, chính sách công nghệ, chính sách tài chính - tiền tệ đã có tác dụng hoặc thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển của các tập đoàn. Định hướng xuất khẩu dựa vào các công ty lớn, các chính sách nhằm kiểm soát thị trường vốn của Chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản đã tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể thâu tóm được nhiều công ty sản xuất, thương mại, tạo nên sự ràng buộc của công ty này đối với ngân hàng, biến chúng thành các công ty thành viên của mình và hình thành nên các tập đoàn.

TÓM TẮT NỘI DUNG KHOA HỌC CHƯƠNG I

Những nội dung khoa học trong chương 1 được thể hiện qua các vấn đề

sau đây:

Thứ nhất, luận giải cơ sở khoa học về TCT 90 – 91 và quá trình hình thành TĐKT. Trong đó tập trung vào các vấn đề chủ yếu:

Một là, làm rõ những vấn đề lý luận về TCT, cơ sở hình thành TCT 90-91

Hai là, luận giải rõ về khái niệm, điều kiện hình thành, đặc điểm, vai trò… của TĐKT trong nền kinh tế thị trường.

Ba là, làm rõ cơ sở lý luận của việc phát triển TCT 90 – 91 thành TĐKT

Thứ hai, hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT.

Ở đây làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu

Một là, nêu lên khái niệm về QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT. Làm rõ các mối quan hệ quản lý giữa nhà nước và TCT 90 – 91 trong quá trình phát triển thành TĐKT.

Hai là, luận giải cơ sở về sự cần thiết khách quan của QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT

Ba là, nêu lên các yêu cầu QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT

Bốn là, nêu lên các nội dung chủ yếu QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT

Thứ ba, tổng hợp kinh nghiệm QLNN đối với TCT và TĐKT ở các nước trên thế giới. Qua đó rút ra những vấn đề có thể nghiên cứu đối với Việt Nam

Những vấn đề khoa học được nghiên cứu trong chương I là cơ sở nền tảng lý luận cho việc phân tích thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp ở những chương sau.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY 90-91 THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ


2.1. Khái quát về tổng công ty 90-91 và quá trình phát triển thành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.

2.1.1. Sự ra đời và hoạt động của các tổng công ty 90-91

Thực hiện đổi mới xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, ở Việt Nam vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX hàng loạt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ra đời. Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, nhà nước chủ trương sắp xếp lại các DNNN. Theo các quyết định số 90 và 91/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của thủ tướng chính phủ các TCT 90 và 91 ra đời trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các DNNN. Đây là những TCT nhà nước.

Theo quy định của pháp luật, TCT 90-91 là DNNN được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên. Luật DNNN năm 1995 đến Luật DNNN năm 2003 (Điều 46) quy định TCT 90-91 là hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư, góp vốn giữa các công ty nhà nước, giữa công ty nhà nước với các doanh nghiệp khác hoặc được hình thành trên cơ sở tổ chức và liên kết các đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cường khả năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên và toàn TCT.

Pháp luật khẳng định TCT 90-91 là tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản và có các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ, được Nhà nước giao quản lý vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao, thực hiện quyền và nghĩa vụ của DNNN theo quy định của Luật DNNN.

TCT 90-91 có thể có các loại đơn vị thành viên hạch toán độc lập; hạch toán phụ thuộc; đơn vị sự nghiệp. Đơn vị thành viên của TCT có con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng phù hợp với phương thức hạch toán của TCT. Đơn vị thành viên hạch toán độc lập có điều lệ riêng do HĐQT của TCT phê chuẩn phù hợp với các quy định của Luật DNNN và điều lệ TCT nhà nước. Chế độ tài chính và hạch toán của TCT nhà nước do Chính phủ quy định.

Theo các Quyết định của Chính phủ khi thành lập, TCT nhà nước có 2

loại


- Mô hình TCT 90

Trong quá trình sắp xếp DNNN giai đoạn 1994-1997, Chính phủ ban hành

Quyết định số 90 - TTg (ngày 3/7/1994) chỉ đạo thực hiện sắp xếp DNNN đồng thời với việc thành lập các TCT nhà nước.

Theo đó, cần tiếp tục làm thủ tục thành lập và đăng ký lại DNNN trên cơ sở kiểm tra, rà soát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của DNNN và áp dụng các biện pháp chấn chỉnh, củng cố DNNN. Đối với các DNNN đang hoạt động có lãi thì lập hồ sơ và tiến hành các thủ tục thành lập và đăng ký lại theo qui định hiện hành. Đối với các DNNN đang kinh doanh chưa có lãi hoặc còn bị lỗ, nhưng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trước mắt cũng như lâu dài cần phải duy trì hình thức DNNN, thì phải có đề án sắp xếp lại kèm theo bản thuyết trình các giải pháp cụ thể về vốn, công nghệ và tổ chức quản lý để nâng dần hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó xem xét và cho thành lập lại những doanh nghiệp thực sự cần thiết. Đối với các DNNN không đủ điều kiện tồn tại và phát triển thì Bộ trưởng (đối với DNNN trực thuộc bộ quản lý) hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (đối với DNNN do địa phương quản lý) tổ chức xem xét và có quyết định thích hợp như qui định trong Quyết định số 315-HĐBT ngày 1-9-1990 và số 330- HĐBT ngày 23- 10- 1991. Ngoài ra, cần phải đánh giá kết quả hoạt động, chấn chỉnh tổ chức quản lý, tiếp tục sắp xếp các DNNN đã được thành lập lại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và từng bước tổ chức lại một cách hợp lý các DNNN

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí