Một Số Chỉ Tiêu Về Hoạt Động Của Tập Đoàn, Tổng Công Ty

đang hoạt động cùng ngành nghề trên cùng một địa bàn theo hướng không phân biệt DNNN do Trung ương hay địa phương quản lý.

Các Liên hiệp xí nghiệp, TCT được sắp xếp, thành lập và đăng ký lại (dưới đây gọi chung là TCT) theo Quyết định 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ thường được gọi tên trong các văn bản là TCT 90. Sau này khi đánh giá xem xét về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, mối quan hệ giữa các tổ chức trong các TCT này người ta thường nhắc tới với cái tên mô hình TCT 90. Điều kiện để xem xét thành lập và đăng ký lại các TCT là có ít nhất 5 đơn vị thành viên quan hệ với nhau về công nghệ, tài chính, chương trình đầu tư phát triển, dịch vụ về cung ứng, vận chuyển, tiêu thụ, thông tin, đào tạo; có vốn pháp định trên 500 tỷ đồng, đối với một số TCT trong những ngành đặc thù thì vốn pháp định có thể thấp hơn nhưng không được ít hơn 100 tỷ đồng; có luận chứng kinh tế - kỹ thuật về việc thành lập TCT và đề án kinh doanh của TCT và văn bản giám định các luận chứng đó; có phương án bố trí cán bộ lãnh đạo và quản lý đúng tiêu chuẩn, đủ năng lực điều hành toàn bộ hoạt động của TCT; có điều lệ tổ chức và hoạt động đã được cơ quan chủ quản phê duyệt và được tuân thủ trong thực tế. TCT thực hiện hạch toán kinh tế theo một trong hai hình thức sau: hạch toán toàn TCT, các đơn vị thành viên hạch toán báo sổ hoặc hạch toán tổng hợp có phân cấp cho các đơn vị thành viên.

- Mô hình TCT 91

Quyết định số 91- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/3/1994 chỉ đạo thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh ở một số bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật và thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó sẽ thí điểm thành lập tập đoàn dựa vào một số TCT, công ty lớn có mối quan hệ theo ngành và vùng lãnh thổ, không phân biệt doanh nghiệp do Trung ương hay địa phương quản lý, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo những yêu cầu cần thiết cho thị trường trong nước và có triển vọng mở rộng quan hệ kinh doanh ra ngoài nước. Mỗi tập đoàn có tên giao dịch riêng, nên giữ những tên giao dịch có uy tín đã quen thuộc trên thị trường trong nước và thế giới. Thực hiện Quyết định này chúng ta đã thành lập ra các TCT theo hướng tổ chức các tập đoàn kinh doanh.

Trong thực tế cũng như tại nhiều văn bản chính thức sau này, chúng ta không gọi là tập đoàn kinh tế mà gọi là TCT 91.

Đặc điểm của mô hình TCT 91 là bản thân TCT là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về tài chính và các dịch vụ liên quan, có qui mô tương đối lớn. TCT 91 theo Quyết định này được yêu cầu tổ chức như một tập đoàn phải đảm bảo vừa hạn chế độc quyền vừa hạn chế cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị thành viên tham gia liên kết. Có thể tổ chức theo 3 loại TCT 91 toàn quốc, khu vực hay vùng (ở những thành phố lớn). Yêu cầu thành lập TCT 91 là phải có 7 doanh nghiệp thành viên trở lên và có vốn pháp định ít nhất là 1.000 tỷ đồng. Về nguyên tắc thì các TCT 91 có thể hoạt động kinh doanh đa ngành song nhất thiết phải có định hướng ngành chủ đạo, mỗi TCT 91 được thành lập công ty tài chính để huy động vốn, điều hoà vốn phục vụ cho yêu cầu phát triển của nội bộ TCT hoặc liên doanh với các đơn vị kinh tế khác;

Từ khái niệm và địa vị pháp lý như trên, có thể nói về bản chất 2 loại TCT nói trên là giống nhau cùng là DNNN quy mô lớn trên cơ sở liên kết nhiều doanh nghiệp thành viên, có 100% vốn nhà nước; có quy chế tài chính do Chính phủ quy định.

Điểm khác nhau không thuộc bản chất của 2 loại TCT là quy mô vốn nhà nước 500 tỷ đồng và 1.000 tỷ đồng; số thành viên hạch toán độc lập là 5 và 7 đơn vị; những vấn đề được phân cấp quyết định như ra quyết định thành lập, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt, đầu tư; thành lập các đơn vị thành viên...

Năm 2008, hoạt động của của các tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước đã được đổi mới một bước, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tăng hơn năm 2007 và giữ được vai trò nòng cốt trong việc kiềm chế lạm phát, chống suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát sao việc kiện toàn tổ chức hoạt động và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, TCT 91 và có những chỉ đạo cụ thể như: chỉ đạo đầu tư có trọng điểm, có hiệu quả; phấn đấu các chỉ tiêu chủ yếu tăng so với năm 2007; yêu cầu tích cực đi đầu trong nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm việc làm cho người

lao động, thực hiện chính sách xã hội; lập kế hoạch phát triển tập đoàn, tổng công ty gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chú trọng việc sắp xếp các doanh nghiệp thành viên, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt; yêu cầu rà soát danh mục đầu tư, cắt giảm, hoãn khởi công, ngừng triển khai, giãn tiến độ kế hoạch đầu tư đối với dự án chưa cần thiết, chưa đủ điều kiện đầu tư hoặc có khó khăn trong việc tiếp tục đầu tư; cảnh báo việc đầu tư tràn làn ra khỏi ngành sản xuất, kinh doanh chính, đồng thời yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán trước khi thực hiện;…

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tổng Công ty Nhà

nước

Đến cuối 2 năm 2008, cả nước có 94 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà

nước (07 TĐKT và 87 tổng công ty nhà nước). Vốn nhà nước tại 19 tập đoàn kinh tế, TCT hạng đặc biệt chiếm 84% tổng vốn nhà nước tại 94 TĐKT, TCT nhà nước. Vốn nhà nước năm 2008 tăng 13% so với năm 2007 chủ yếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế, đánh giá lại tài sản trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi và thặng dư vốn từ cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về hoạt động của tập đoàn, tổng công ty


Chỉ tiêu

2008

So 2007

1. Tổng vốn nhà nước (nghìn tỷ đồng)

440

+ 13%

2. Tổng doanh thu (nghìn tỷ đồng)

1.044

+ 30,7%

3. Tổng lợi nhuận trước thuế (nghìn tỷ đồng)

125

+ 76%

4. Tỷ suất lợi nhuận (3)/(1)

28%


5. Tổng nộp ngân sách nhà nước (nghìn tỷ đồng)

182

+ 34%

6. Tổng vốn đầu tư (nghìn tỷ đồng)

177

- 5%

- Trong đó, vào các lĩnh vực chứng khoán, bảo

7,2

- 26%

hiểm, ngân hàng, bất động sản, quỹ đầu tư (nghìn tỷ



đồng)



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với TCT90-91 theo hướng hình thành TĐKT - 10

Hoạt động của DNNN nhìn chung duy trì được tốc độ tăng trưởng (bình quân 10%); sản xuất, kinh doanh có hiệu quả (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khoảng 11 %), bù đắp được các khoản lỗ phát sinh trước đây; luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, góp phần ổn định và chủ động cho ngân sách nhà nước và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay, DNNN đóng góp gần 40% GDP, tạo ra 39,5% giá trị sản lượng công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu và 28,8% tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu), giải quyết việc làm cho khoảng 1,1 triệu lao động với mức thu nhập trung bình từ 3,5 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Tổ chức hoạt động của các TCT nhà nước được kiện toàn thông qua sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên, trong đó chủ yếu là cổ phần hoá để hình thành các công ty con là công ty đa sở hữu (1) và chuyển toàn tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (có 87 tập đoàn, TCT hoạt động theo mô hình này). Qua đó, xoá bỏ sự quản lý của công ty mẹ bằng mệnh lệnh hành chính, mối quan hệ kinh tế giữa công ty mẹ với các công ty con được thực hiện thông qua quan hệ sở hữu về vốn và hợp đồng kinh tế. CSH nhà nước chỉ quản lý công ty mẹ, không can thiệp đến công ty con.

Một số TCT không đảm nhận được vai trò liên kết với các doanh nghiệp thành viên về sản xuất, tài chính, công nghệ, thị trường,... được giải thể hoặc sáp nhập với tổng công ty khác để xoá bỏ tầng nấc hành chính trung gian (đã hợp nhất, sáp nhập 07 tổng công ty và giải thể cơ quan văn phòng 05 TCT, các công ty thành viên tiến hành cổ phần hoá hoặc chuyển sang hoạt động độc lập).

Sự phát triển, kết quả hoạt động của các TCT nhà nước ở các bộ ngành khác nhau cũng không giống nhau phụ thuộc vào đặc điểm của từng bộ, ngành, lĩnh vực. Thể hiện qua kết quả sau đây.


1 Nếu cuối năm 2001 có 591 DN của 17 TCT 91 và 1.014 DN của 79 TCT 90 do TCT giữ 100% vốn điều lệ; thì đến hết năm 2008 chỉ còn 34% số công ty thành viên 213/625 DN của các tập đoàn, TCT 91 và 20% 209/1399 DN số công ty thành viên của các TCT 90 do tập đoàn, TCT giữ 100% vốn điều lệ; có TCT không còn giữ 100% vốn điều lệ ở các doanh nghiệp thành viên

Thứ nhất, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có 3 TCT 91 và 13 TCT 90. Kết quả sản xuất kinh doanh của các TCT này trong năm 2008:

- Đã góp phần tích cực cho giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản của cả nước. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng 5,62% so với năm 2007 vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng đề ra (4,5%), sản lượng lúa cả năm đạt 38,63 triệu tấn tăng 2,7 triệu tấn là mức cao nhất từ trước đến nay.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động SX-KD các doanh nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT

Đơn vị: nghìn tỷ đồng



STT


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Tỷ lệ tăng giảm

(07/06)

Năm 2008

Tỷ lệ tăng giảm

(08/07)

1

Vốn chủ sở hữu

17

21

29,4%

24,5

14,6%

2

Doanh thu

49

52

5,6%

83,5

27,5%

3

Lợi nhuận sau

thuế

3,9

4

2,4%

5,6

60,9%

4

Nợ phải trả

24

25

5,7%

32

27,5%

5

Lỗ lũy kế

0,8

0,6

-24%

0,6

-1,9%

Nguồn: Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Về tổng thể, công tác quản lý vốn đầu tư của các Tổng Công ty tại các doanh nghiệp thành viên thực hiện tốt, theo thống kê năm 2008, tổng số 370 doanh nghiệp (trong đó Tập đoàn, Tổng công ty 91: 174 doanh nghiệp) kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên 80% đơn vị có lãi, Công ty cổ phần Nhà nước giữ chi phối 95% đơn vị có lãi, Công ty cổ phần Nhà nước không nắm giữ chi phối 92% đơn vị có lãi.

- Các doanh nghiệp thuộc Bộ giữ vai trò chủ đạo trong ngành sản xuất nông nghiệp đối với việc cung ứng vật tư kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp (phân bón, giống cây trồng, chăn nuôi, trồng rừng, bảo vệ thực vật, thú y, nuôi trồng thủy sản), đã góp phần quan trọng trong việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất và lao động nông thôn qua

việc phát triển các nhà máy tại các vùng nguyên liệu, bình ổn giá cả thị trường,

đảm bảo an ninh lương thực và an sinh xã hội.

- Các khoản nộp ngân sách tăng hàng năm, góp phần thực hiện chính sách xã hội tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa nơi các doanh nghiệp đang hoạt động.

Biểu 2.3. Tình hình nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 - 2008


Số phát sinh Số đã nộp


3744.9

2963.1

2556.1

2615.6

2765.4

2323.7

4000


3500


3000


2500


2000


1500


1000


500


0

2006 2007 2008

Nguồn: Bộ NN- PTNN

Năm 2006, số phát sinh nộp ngân sách: 2.556,1 tỷ đồng, số đã nộp ngân sách 2.323,7 tỷ đồng chiếm 90,9% số phát sinh.

Năm 2007, số phát sinh nộp ngân sách: 2.963,134 tỷ đồng, số đã nộp ngân sách 2.615,6 tỷ đồng chiếm 88,7% số phát sinh.

Năm 2008, số phát sinh nộp ngân sách: 3.744,9 tỷ đồng, số đã nộp ngân sách 2.765,4 tỷ đồng chiếm 73,8% số phát sinh.

- Thu nhập bình quân của CBCNV cơ bản được đảm bảo, trung bình trên 3 triệu đồng/người/tháng. Cụ thể: năm 2006 là 3,1 triệu đồng/người/tháng (Tập đoàn, Tổng Công ty 91: 3,4 triệu đồng/người/tháng; Tổng Công ty 90: 1,5 triệu đồng/người/tháng); Năm 2007 là 3,6 triệu đồng/người/tháng (Tập đoàn, Tổng Công ty 91: 3,8 triệu đồng/người/tháng; Tổng Công ty 90: 1,9 triệu đồng/người/tháng); Năm 2008 là 3,7 triệu đồng/người/tháng (Tập đoàn, Tổng

Công ty 91: 3,9 triệu đồng/người/tháng; Tổng Công ty 90: 2,1 triệu

đồng/người/tháng).

Bảng 2.4: So sánh thu nhập bình quân của các loại hình Doanh nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT

Đơn vị tính: triệu đồng


Loại hình doanh nghiệp

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Thu nhập bình quân trong các doanh nghiệp thuộc

Bộ


3,1


3,6


3,7

Tập đoàn, TCT 91

3,4

3,8

3,9

TCT 90

1,5

1,9

2,1

Nguồn: Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Qua bảng so sánh trên, có thể thấy rằng thu nhập của người lao động đã được cải thiện qua các năm, thu nhập của lao động tại các tập đoàn và TCT 91 thu nhập của người lao động cao hơn so với các TCT 90.

Nhìn chung: mặc dù nền kinh tế nước ta liên tiếp đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng nên kinh tế toàn cầu, lạm phát, giảm phát cùng với khó khăn chung. Sản xuất kinh doanh nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm ảnh hưởng đến phát triển đàn, nuôi trông một số mặt hàng thủy sản (cá tra, cá ba sa…), nhưng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã chỉ đạo sát sao, quyết liệt, thực hiện Quản lý nhà nước đối với các Doanh nghiệp, chỉ đạo, định hướng phát triển, tình hình sản xuất kinh doanh các Doanh nghiệp của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã góp phần ổn định kinh tế chính trị đất nước.

Thứ hai, Bộ Xây dựng

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Bộ Xây dựng được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động SX-KD của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng


TT


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Cộng 3

năm 2006

– 2008

So sánh

2008 với

2006

1

Tổng nguồn

vốn

Nghìn tỷ

đồng

81,2

106,3

130

317,5

160%

2

Vốn chủ sở

hữu

Nghìn tỷ

đồng

15,6

25

29,8

70, 5

191%

3

Doanh thu

Nghìn tỷ

đồng

42,3

55,3

65,2

162,8

154%

4

Lợi nhuận sau

thuế

Nghìn tỷ

đồng

1,2

2,6

3,6

7,4

297%


Tỷ suất lợi







5

nhuận /doanh

%

2,88%

4,66%

5,55%

4,55%

192%


thu








Tỷ suất lợi







6

nhuận /vốn chủ

%

7,82%

10,37%

12,13%

10,55%

155%


sở hữu







7

Hệ số thanh

toán tổng quát

Lần

1,24

1,305

1,298

1,28

105%

8

Nợ/Vốn chủ sở

hữu

Lần

4,21

3,28

3,36

3,52

80%

9

Nợ/Tổng tài

sản

Lần

0,81

0,767

0,771

0,78

95%

Nguồn: Báo cáo của Bộ Xây dựng

Qua sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước, hầu hết các Doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng đều giải phóng được sức sản xuất, làm việc có trách nhiệm hơn, hiệu quả hơn, đẩy nhanh được quá trình tích tụ, tập trung vốn để tăng năng lực cạnh tranh trong cơ chế mới, đều có tăng trưởng khá, nộp ngân sách và lợi nhuận tăng hơn, năm sau cao hơn năm trước, đầu tư phát triển ổn định, có hiệu quả và bền vững.

Bên cạnh những kết quả trên hoạt động của các TCT nhà nước còn bộc lộ nhiều bất cập trong việc tích tụ, tập trung vốn, nguồn lực, trong tổ chức quản lý,

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí