Luận án này cũng nghiên cứu lý thuyết quản lý các bên liên quan trong sự kiện của các tác giả Allen, J., O’ Toole, W., McDonnel, I., Harris, R. (2001) trong Festival and special event management (Quản lý lễ hội và sự kiện đặc biệt) [96; tr.22-25] để làm rõ hơn cơ sở lý thuyết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và phù hợp để biện luận về những kết quả nghiên cứu của luận án quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch, đáng chú ý là mô hình các bên liên quan dưới đây:
Tổ chức chủ trì
Giải trí / thưởng
Tham gia /hỗ trợ
Nhân sự
Lương/ thưởng
Người tham dự và khán giả
Sự kiện
Người thực hiện
Truyền thông
Cộng đồng chủ nhà
Mục tiêu Quản lý Tác động
Sự công nhận
Thông tin Quảng cáo
Bối cảnh
Tiền
Nhà tài trợ
Sơ đồ 1.2. Mô hình quản lý các bên liên quan (phỏng theo Allen, J., 2001)
Qua nghiên cứu, luận án nhận thấy, quan điểm lý thuyết này thể hiện khá rõ trong bốn mô hình quản lý, tổ chức lễ hội do Từ Thị Loan tổng kết từ thực tiễn. Theo đó, Từ Thị Loan khái quát hóa quản lý, tổ chức lễ hội về 4 dạng mô hình chính (cộng đồng tự quản ; cộng đòng tự quản kết hợp với sự trợ giúp của Nhà nước; sự can thiệp sâu của Nhà nước ; Tư nhân điều hành) đã được đề cập cụ thể, chi tiết tại Tiết 1.1.2. Một số quan điểm về quản lý lễ hội và lễ hội truyền thống.
1.2.4. Phát triển sản phẩm du lịch dựa vào di sản văn hóa
1.2.4.1. Quản lý di sản văn hóa và quản lý sản phẩm du lịch
Bảng dưới đây trình bày một tham khảo về so sánh quản lý di sản văn hóa với quản lý sản phẩm du lịch.
Bảng 1.2. So sánh quản lý di sản văn hóa và quản lý sản phẩm du lịch
Quản lý di sản văn hóa | Quản lý sản phẩm du lịch | |
Cấu trúc | Thiên về bên nhà nước Phi lợi nhuận | Thiên về bên tư nhân Tạo lợi nhuận |
Mục tiêu | Hướng tới một xã hội chung | Mục tiêu lợi nhuận |
Các thành viên chính | Các nhóm cộng đồng Nhóm di sản Nhóm bản địa/thiểu số/dân tộc Người dân địa phương Các tổ chức của những người quan tâm đến di sản, nhóm về lịch sử địa phương, các lãnh đạo tôn giáo | Nhóm thương mại Người dân ngoài địa phương Các hiệp hội thương mại du lịch quốc gia hoặc các doanh nghiệp trong ngành Du lịch |
Nhận định về giá trị kinh tế của di tích | Các giá trị thực Bảo tồn những giá trị thực sự của các di tích | Giá trị sử dụng Tiêu dùng sự thu hút bản chất hoặc bên ngoài của chúng |
Nhóm người sử dụng chính | Người dân địa phương | Người ngoài địa phương |
Nền tảng giáo dục nhân lực | Ngành nghệ thuật, khoa học xã hội | Ngành thương mại, tiếp thị |
Giá trị sử dụng của di tích | Có giá trị đối với cộng đồng như là đại diện của di sản vật thể và phi vật thể | Có giá trị đối với du khách như một sản phẩm hoặc hoạt động có thể tạo thương hiệu điểm đến |
Các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ NGOs | ICOMOS/ICOM/UNESCO (thúc đẩy việc bảo tồn văn hóa) | WTO/WTC (thúc đẩy sự phát triển du lịch) |
Các cơ quan nhà nước, địa phương và trung ương | Các đơn vị địa phương, bang, trung ương và một số bảo tàng liên quan đến việc quản lý di sản, lưu trữ | Các đơn vị du lịch địa phương, bang, trung ương |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Quan Điểm Về Quản Lý Lễ Hội Và Lễ Hội Truyền Thống
- Mong Đợi Và Biện Pháp Tác Động Đến Các Nhóm Đối Tượng
- Những Công Trình Nghiên Cứu Về Lễ Hội Kiếp Bạc (Hải Dương)
- Bối Cảnh Chung Quản Lý Lễ Hội Truyền Thống Gắn Với Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Ở Việt Nam
- Giá Trị Của Lễ Hội Tịch Điền Với Tư Cách Tài Nguyên Du Lịch
- Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 11
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
(Nguồn: [124], Nguyễn Thu Hà dịch)
Như đã nêu trong phần tổng quan các nghiên cứu, xu hướng xây dựng sản phẩm du lịch ngày nay hướng nhiều đến sự trải nghiệm của du khách tại điểm đến. Urry và Richards cho rằng: Mọi du khách đều có liên quan đến việc tiêu thụ các trải nghiệm và sản phẩm, du lịch văn hóa cũng không có gì khác. Khách du lịch văn hóa muốn tiêu thụ nhiều trải nghiệm văn hóa. Để thúc đẩy sự tiêu dùng này, các di sản văn hóa phải được biến đổi thành các sản phẩm du lịch văn hóa. Quá trình biến đổi hiện thực hóa tiềm năng của di sản bằng cách chuyển đổi nó thành thứ gì đó mà du khách có thể sử dụng. Quá trình biến đổi này, dù rằng nó không phù hợp với một số người, là cần thiết cho sự phát triển thành công và việc quản lý bền vững các sản phẩm du lịch văn hóa [124]. Để biến một di sản văn hóa thành một sản phẩm du lịch, cần tìm ra sự khác biệt giữa chúng để có sự dung hòa thích hợp.
Do đó, bản thân di sản văn hóa không phục vụ du lịch, sản phẩm du lịch văn hóa cần được phát triển sao cho sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu trải nghiệm văn hóa của khách du lịch. Để hiện thực hóa tiềm năng của một tài sản di sản, tài sản đó cần được chuyển đổi và phát triển thành một sản phẩm có thể tiêu thụ một cách rõ ràng bởi du khách. Jansen- Verbeke và Lievois (1999) xác định những yếu tố chính ảnh hưởng tới thành công của việc phát triển sản phẩm trong mảng du lịch văn hóa bao gồm: 1) Giá trị và mục tiêu của các bên liên quan; 2) Đặc điểm hình thái của tài sản di sản văn hóa; 3) Khả năng tiếp cận và chức năng; 4) Sự kết hợp của di sản với các hoạt động du lịch và các thành tố bổ trợ khác.
Tuy nhiên, du Cros (2001) tranh luận rằng trước khi bất cứ di sản nào được chuyển đổi, đánh giá sức hấp dẫn của di sản cũng như độ bền vững của di sản là việc quan trọng hơn. Cần thực hiện việc kiểm tra quy mô thị trường, thông tin du lịch và nghiên cứu cách thức giúp di sản phù hợp với nhiều phân khúc khác nhau, cho các đối tượng khác nhau, với những trải nghiệm khác nhau đồng thời xem xét mức độ bền vững của di sản. Việc nghiên cứu thị trường giúp các nhà quản lý tránh khỏi tình trạng quá nhiều hoặc quá ít khách du lịch. Việc đánh giá độ bền vững đảm bảo di sản không bị hư hại bởi khách du lịch đến thăm
quan. Và chính việc thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch sẽ không được đảm bảo nếu không thực hiện kỹ bước trên, khi nhiều vấn đề xảy ra, như thiếu nguồn hỗ trợ tài chính cho việc bảo tồn, quá tải khách du lịch làm hư hại di sản không thể thay thế.
Trong khi khách du lịch là thành tố chính trong phát triển du lịch văn hóa, việc quản lý di sản hầu hết tập trung vào bản thân di sản với các thuộc tính vật lý của nó, Hall và McArthur (1993:13) cho rằng việc xem xét đến trải nghiệm của du khách “nên được đặt vào vị trí trung tâm trong bất kì quá trình quản lý di sản nào”.
Lễ hội và sự kiện là những điểm thu hút du khách quan trọng nhất phổ biến và diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Như thế, lễ hội tập trung nhiều hoạt động vào một khung thời gian ngắn, tạo nên các sản phẩm phong phú và đa dạng cho hoạt động tiêu dùng của du khách. Hơn nữa, lễ hội và sự kiện có được một cơ hội tốt trở thành những sản phẩm có thương hiệu phổ biến hoặc được kết nối với các thương hiệu phổ biến đã nổi tiếng, và nhằm thúc đẩy sự gắn kết giữa các thương hiệu tốt.
1.2.4.2. Tiêu chí phát triển sản phẩm du lịch
Phát triển sản phẩm du lịch hiện nay không chỉ chú trọng đến phát triển về quy mô, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch…; kết hợp với sự tăng trưởng về doanh thu, số lượng khách du lịch đến lưu trú kể cả trong nước và quốc tế, mà chuyển trọng tâm sang nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, hoàn thiện các sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch ngày càng được đa dạng hóa, cơ cấu dịch vụ du lịch tăng lên chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu kinh tế chung. Bên cạnh đó, phát triển sản phẩm du lịch cần quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực du lịch, công tác quản lý điểm đến.
Phát triển sản phẩm du lịch không chỉ phát triển về số lượng mà phải coi trọng chất lượng và được đặt lên hàng đầu, các sản phẩm du lịch phải có chất lượng và giá trị gia tăng cao, gồm: 1) Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch; 2) Phát triển quy mô sản phẩm du lịch; và 3) Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
Yêu cầu chủ đạo và xuyên suốt quá trình xã hội và phát triển sản phẩm du lịch, đó là phát triển bền vững: Thỏa mãn các nhu cầu du lịch của thị trường, đem
lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn cho điểm đến mà không làm suy giảm quá nhiều chất lượng của tài nguyên và môi trường trong tương lai. Để bảo đảm được yêu cầu này, phát triển sản phẩm phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc phát triển hệ thống. - Nguyên tắc kinh tế thị trường - Nguyên tắc bền vững môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội).
Theo đó, cần xây dựng các tiêu chí về phát triển sản phẩm du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội. Sự phát triển của du lịch và sản phẩm du lịch phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… của đất nước cũng như của khu vực và thế giới. Chính vì vậy để có thể đánh giá phát triển sản phẩm du lịch một cách chính xác phải dựa vào các tiêu chí cơ bản sau: 1) Tiêu chí về kinh tế;
2) Tiêu chí về văn hóa – xã hội; và 3) Tiêu chí về môi trường
Dựa vào các tiêu chí đó, luận án xác định 4 nhân tố phát triển sản phẩm du lịch:
1) Nhân tố phát triển kinh tế - xã hội: Đây được xem là điều kiện chung có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh du lịch. Để đảm bảo có thể thu hút và khai thác khách du lịch nói chung thì cần có tình hình chính trị hòa bình ổn định, tình hình kinh tế tăng trưởng và phát triển, tình hình an ninh trật tự an toàn và đảm bảo.
2) Nhân tố tài nguyên du lịch: Tài nguyên là nhóm yếu tố góp phần quan trọng nhất trong việc tạo ra bản sắc đặc trưng cho sản phẩm du lịch và đóng vai trò quyết định trong việc tạo sức hút đối với các thị trường khách du lịch.
3) Nhân tố về cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch: Bao gồm nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như hệ thống vận tải, giao thông, đường sá, nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu du khách, các chính sách phát triển du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch từ nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành cho đến các chính sách của cơ quan, chính quyền địa phương.
4) Nhân tố nguồn nhân lực: Trong du lịch, thì ngoài các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác và phục vụ khách thì yếu tố quan trọng và quyết định cho sự thành công cho ngành du lịch và sản phẩm du lịch đó chính là con người.
1.2.5. Khung tiếp cận nghiên cứu quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch
1.2.5.1. Nhận diện lễ hội truyền thống phù hợp quản lý gắn với phát triển sản phẩm du lịch
Để trả lời câu hỏi lễ hội truyền thống nào phù hợp cho mô hình quản lý gắn với phát triển sản phẩm du lịch, từ những lý thuyết trình bày trên, luận án phát triển và chi tiết hóa thành hệ nhận diện lễ hội truyền thống trên thực tiễn như sau:
a. Từ lý thuyết quản lý lễ hội truyền thống theo quan điểm bảo tồn di sản văn hóa: Những lễ hội truyền thống phù hợp cho quản lý gắn với phát triển sản phẩm du lịch cần phải là những lễ hội đã, đang và sẽ được quản lý theo quan điểm bảo tồn – phát triển di sản văn hóa, đó là những lễ hội truyền thống đáp ứng ít nhất một trong số những nhận diện sau:
a.1. Lễ hội truyền thống phục dựng hoặc lễ hội truyền thống đã có sự điều chỉnh, biến đổi qua thời gian và được cộng đồng có di sản chấp nhận.
a.2. Lễ hội truyền thống chưa nổi tiếng vượt cấp vùng du lịch, đang phát triển hài hòa, có xu hướng bền vững.
a.3. Lễ hội truyền thống có khả năng và nhu cầu phát triển hay thay đổi quy mô tổ chức, quy mô người tham dự, quy mô không gian và thời gian nhưng không ảnh hưởng đến phần lõi “nguyên gốc” (authenticity).
a.4. Lễ hội truyền thống có nhu cầu, khả năng và/hoặc đã xuất hiện thu nhập xã hội từ du lịch.
b. Từ lý thuyết quản lý lễ hội truyền thống theo quan điểm quản lý các bên liên quan: Những lễ hội truyền thống phù hợp cho quản lý gắn với phát triển sản phẩm du lịch cần phải là những lễ hội đã, đang và sẽ có sự tham gia của nhiều bên liên quan: cộng đồng có lễ hội truyền thống, khách du lịch, chính quyền và nhà quản lý địa phương,… Cụ thể hóa những nhận diện từ thực tiễn:
b.5. Lễ hội truyền thống đã, đang và sẽ có sự tham gia quản lý (vai trò khác nhau) tối thiểu của hai bên: chính quyền địa phương (hệ thống chính trị địa phương thuộc cộng đồng có di sản), dân cư địa phương và mở rộng thêm các bên: nhà tài trợ, doanh nghiệp du lịch, sự kiện và các lĩnh vực khác.
b.6. Lễ hội truyền thống thu hút sự quan tâm của giới truyền thông, có hiệu ứng công chúng.
c. Từ lý thuyết phát triển sản phẩm du lịch dựa vào di sản văn hóa: Những lễ hội truyền thống phù hợp cho quản lý gắn với phát triển sản phẩm du lịch cần phải đáp ứng một hay nhiều những nhận diện từ thực tiễn:
c.7. Lễ hội truyền thống có/bao gồm tài nguyên du lịch văn hóa tạo nên tính hấp dẫn đặc biệt thu hút khách du lịch (yếu tố USP - điểm hấp dẫn đặc biệt), hấp dẫn công chúng đa thành phần, ngoài cộng đồng có di sản.
c.8. Lễ hội truyền thống đã, đang và sẽ quan tâm đến việc tiêu thụ các trải nghiệm văn hóa (thông qua sản phẩm và dịch vụ văn hóa) của người tham dự và khách du lịch.
c.9. Lễ hội truyền thống đã, đang và sẽ có sự hiện diện của các dịch vụ du lịch trọn gói hay từng phần liên quan đến tài nguyên văn hóa lễ hội truyền thống.
c.10. Lễ hội truyền thống góp phần quan trọng tạo nên thương hiệu điểm đến, hình thành những thị trường khách cho điểm đến và/hoặc tạo nên mùa vụ du lịch gắn với thời gian tổ chức lễ hội truyền thống.
1.2.5.2. Đề xuất tiêu chí đánh giá khả năng khai thác lễ hội truyền thống thành sản phẩm du lịch
Đến đây, luận án chỉ xem xét những lễ hội truyền thống trả lời được câu hỏi ở 1.2.4.1. để tiếp tục đi sâu hơn nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu ở góc độ lý thuyết. Để trả lời câu hỏi tiếp theo: lễ hội truyền thống cần đáp ứng những tiêu chí nào thì có khả năng khai thác thành sản phẩm du lịch, từ những lý thuyết trình bày trên, luận án phát triển thành hệ tiêu chí như sau:
Bảng 1.3. Tiêu chí đánh giá khả năng khai thác lễ hội truyền thống thành sản phẩm du lịch
Tiêu chí | Chỉ tiêu cụ thể | |
a. Hệ tiêu chí về giá trị của sản phẩm du lịch – tài nguyên lễ hội truyền thống | ||
1 | Sức thu hút khách du lịch từ yếu tố USP (điểm hấp dẫn đặc biệt) | 1.1. Có điểm hấp dẫn độc nhất vô nhị, riêng có, đặc biệt, không phổ biến,… 1.2. Có sự xuất hiện của dòng khách ngoài vùng du lịch ổn định qua 3-5 năm đến lễ hội vì yếu tố USP. |
2 | Quy mô của lễ hội phù hợp phát triển thành sản phẩm du lịch. | 2.3. Số lượng khách tham quan và khách du lịch ổn định qua 3-5 năm ước đạt con số từ 10.000 người/ngày lễ hội trở lên. 2.4. Quy mô tổ chức: lễ hội truyền thống của địa phương nhưng được tổ chức theo quy mô (cấp bậc) từ cấp huyện/thị xã trở lên. 2.5. Quy mô không gian: do không gian lễ hội khá linh hoạt theo những hoạt động có biên độ di chuyển dài (đám rước, đua thuyền trên sông…) nên không gian được tính là tối thiểu 2 điểm dừng chân có đối tượng tham quan hay hoạt động trải nghiệm gắn với lễ hội, không gian địa lý không vượt quá địa lý hành chính cấp huyện. 2.6. Quy mô thời gian: để đảm bảo thời gian lưu trú và trải nghiệm lễ hội của du khách, khuyến khích du khách sử dụng dịch vụ tại chỗ nên thời gian chính của lễ hội không ngắn hơn 1,5 ngày, nếu có những hoạt động trải nghiệm ban đêm thì rất được khuyến khích. |
b. Hệ tiêu chí về khả năng phát triển sản phẩm du lịch gắn với lễ hội truyền thống | ||
3 | Các yếu tố thu hút và phục vụ khách du lịch. | 3.7. Khoảng cách và giao thông để tiếp cận lễ hội truyền thống tính từ trung tâm gửi khách thuận tiện (theo thông lệ của ngành du lịch) 3.8. Cơ sở hạ tầng (đường xá, điện nước, thông tin liên |