Những Công Trình Nghiên Cứu Về Lễ Hội Kiếp Bạc (Hải Dương)


cho địa phương. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào tiếp cận lễ hội này từ góc độ quản lý một di sản văn hóa phục vụ cho sự phát triển du lịch. Bởi vậy, việc khảo sát lễ hội Tịch Điền (Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam) là một hướng đi mở cho luận án.

1.1.4.2. Những công trình nghiên cứu về lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương)

Những công trình nghiên cứu về Kiếp Bạc thường đi theo 3 hướng:

Thứ nhất là những công trình nghiên cứu về các giá trị của đền Kiếp Bạc và lễ hội Kiếp Bạc như Hội đền Kiếp Bạc xưa và nay của Nguyễn Thùy Liên, Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, những giá trị lịch sử, văn hóa của Nguyễn Khắc Minh, Hội đền Kiếp Bạc của Nguyễn Văn Vĩnh, Về đền Kiếp Bạc của Lê Quang Chắn, Hồ sơ khoa học lễ hội đền Kiếp Bạc của Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Hướng nghiên cứu thứ hai, các tác giả nhìn nhận đền Kiếp Bạc như một điểm đến nổi tiếng trong hệ thống các thiết chế thuộc tín ngưỡng Thờ Mẫu của người Việt. Một số những công trình tiêu biểu như Hầu đồng – một nghi lễ tâm linh cổ truyền trong hội đền Kiếp Bạc của Nguyễn Văn Cường, Thanh đồng – nhìn từ đền Kiếp Bạc của Võ Hoàng Lan, Sự tôn vinh danh tướng Trần Hưng Đạo trong một số lễ hội về Đức Thánh Trần của Nguyễn Quang Lê, Tìm hiểu hiện tượng tín ngưỡng Đức Thánh Trần của Phạm Quỳnh Phương hay Tín ngưỡng Đức Thánh Trần qua lễ hội Kiếp Bạc của Phùng Bích Sâm. Các công trình này đều đã hướng đến việc tìm hiểu giá trị tâm linh có sức thu hút lớn nhất của đền và lễ hội Kiếp Bạc là tục thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong quan niệm “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” của tín ngưỡng Thờ Mẫu người Việt.

Hướng tiếp cận thứ ba là sự nhìn nhận lễ hội Kiếp Bạc như tài nguyên để khai thác, phát triển du lịch. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều. Chỉ có một công trình mang tính chất định hướng quy hoạch và xây dựng chính sách của UBND tỉnh Hải Dương Đề án phát triển du lịch khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc thành khu du lịch quốc gia đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Như vậy vấn đề quản lý lễ hội Kiếp Bạc như thế nào để nó phục vụ hiệu quả cho đời sống kinh tế xã hội địa phương và làm thế nào để khai thác nó như một di sản phục vụ phát triển du lịch hiệu quả là một hướng đi còn bỏ ngỏ cho luận án tìm hiểu và nghiên cứu.


1.2. Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

1.2.1. Thao tác hóa khái niệm

1.2.1.1. Sản phẩm du lịch được xây dựng dựa trên việc khai thác các giá trị lễ hội truyền thống (gọi tắt là sản phẩm du lịch dựa vào lễ hội truyền thống)

Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 7

Dựa trên định nghĩa sản phẩm du lịch được nêu trong Luật Du lịch 2017, quan điểm về cấu thành sản phẩm du lịch của UNWTO, có thể định nghĩa sản phẩm du lịch dựa vào lễ hội truyền thống là hệ thống dịch vụ và giá trị nhận được của khách du lịch gắn liền với trải nghiệm của họ liên quan đến lễ hội truyền thống. Trong một số trường hợp, lễ hội truyền thống có thể coi như sản phẩm du lịch khi những giá trị của lễ hội truyền thống đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch và bản thân lễ hội truyền thống đó đáp ứng những tiêu chí để được quản lý thành sản phẩm du lịch. Nhận định này sẽ tiếp tục được làm rõ trong chương 2 và chương 3 của luận án.

Cấu thành của sản phẩm du lịch dựa vào lễ hội truyền thống gồm 3 yếu tố cấu thành: 1) Kết cấu hạ tầng du lịch dựa vào lễ hội, tức là hạ tầng của bản thân lễ hội truyền thống và vùng du lịch bao chứa lễ hội đó; 2) Tài nguyên du lịch, tức là lễ hội truyền thống, các yếu tố vật thể và phí vật thể có liên quan và được sử dụng cho hoạt động tổ chức du lịch và trải nghiệm của khách du lịch; và 3) Cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch dựa vào lễ hội truyền thống.

Chi tiết hóa sản phẩm du lịch dựa vào lễ hội truyền thống ở tiếp cận “tập hợp các dịch vụ” gồm: I) phần dịch vụ cốt lõi hay dịch vụ cơ bản của sản phẩm du lịch, điều mà du khách kỳ vọng nhất trong chuyến đi du lịch: quan sát, tham dự và trực tiếp trải nghiệm các hoạt động văn hóa, xã hội liên quan đến lễ hội truỳen thống ; J) phần dịch vụ “trang sức” hay dịch vụ bổ trợ là cơ sở vật chất du lịch bao gồm hệ thống vui chơi giải trí, kiến trúc cảnh quan, quầy hàng bán hàng lưu niệm,… tại không gian lễ hội truyền thống và lân cận; K) phần dịch vụ “sáng tạo” có tính khác biệt, hấp dẫn làm tăng giá trị của sản phẩm du lịch. Đây là yếu tố quan trọng để du khách, đặc biệt là du khách “khó tính”, lựa chọn. Trước hết đó là tài nguyên du lịch,


dịch vụ quảng cáo, quan hệ công chúng PR, uy tín, thương hiệu, sự sang trọng,…: đây chính là nơi để thể hiện “chất xám” của sản phẩm du lịch dựa vào lễ hội truyền thống, giúp du khách được trải nghiệm theo cách mà chỉ có du lịch mới tạo ra được;

H) khoảng thời gian của nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của du khách. Đây là khoảng thời gian phải cung cấp kịp thời, đúng lúc nhu cầu của khách: chính là một phần hay toàn bộ thời gian lễ hội truyền thống diễn ra trên thực tế cộng với thời gian du khách hưởng thụ các dịch vụ du lịch dựa vào lễ hội truyền thống.

Bên cạnh những đặc điểm chung của sản phẩm du lịch như: Tính tổng hợp, đa dạng, nhiều cấp độ; Tính không dự trữ, lưu kho được; Tính không thể chuyển dịch, phân chia được; Tính đồng thời của hoạt động sản xuất và tiêu thụ; Tính vô hình, dễ thay đổi, không đồng nhất; Tính không chuyển giao quyền sở hữu; Tính mới cho cả chủ thể (khách du lịch), khách thể (môi trường, cảnh quan, tài nguyên) và môi giới du lịch (ngành kinh doanh du lịch) thì sản phẩm du lịch lễ hội dựa vào lễ hội truyền thống có những đặc điểm riêng: A) có tính thời điểm, tính mùa vụ rõ nét, có thể gây khó khăn cho việc tổ chức du lịch đại trà; B) chịu ảnh hưởng lớn của thái độ “sẵn sàng đón tiếp” của địa phương và “cơ hội tiếp cận, tham dự” vào lễ hội truyền thống do thỏa thuận giữa cộng đồng địa phương và ngành du lịch.

1.2.1.2. Mô hình quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch

Về lý thuyết mô hình, theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 1988), “mô hình là hình thức diễn đạt hết sức gọn, theo một ngôn ngữ nào đó, các đặc trưng chủ yếu của đối tượng, để nghiên cứu đối tượng ấy” [63, tr. 663] Nói cách khác mô hình là sự khái quát hóa ở mức độ cao và có thể ứng dụng khi phân tích đánh giá đối tượng. Có ba yêu cầu khi xây dựng mô hình là: cơ bản, đơn giản, sáng tỏ. Mục tiêu xây dựng mô hình bao gồm: Tạo điều kiện cho sự hiểu biết bằng cách loại bỏ các thành phần không cần thiết; Hỗ trợ trong việc ra quyết định bằng cách mô phỏng những điều có thể xảy ra trong kịch bản; Giải thích, kiểm soát, và dự đoán các sự kiện trên cơ sở các quan sát trong quá khứ.

Đối với mô hình quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch, luận án sẽ tiến hành làm rõ và đề xuất những nội dung của quản lý lễ hội


truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch và kèm theo là những yêu cầu được chi tiết hóa từ những nội dung quản lý đó. Phần này sẽ là một đóng góp quan trọng của luận án về mặt lý thuyết và được trình bày ở chương 3.

1.2.2. Quản lý lễ hội truyền thống theo quan điểm bảo tồn di sản văn hóa

1.2.2.1. Các quan điểm bảo tồn di sản văn hóa

Ashworth [98] đã tổng kết từ thực tế bảo tồn di sản ở nhiều nước trên thế giới thành 3 quan điểm và tương ứng với nó là 3 mô hình bảo tồn di sản.

Bảo tồn y nguyên: Đây là quan điểm dựa trên quan điểm bảo tồn văn hoá vật thể của các nhà bảo tàng học. Quan điểm này cho rằng, các sản phẩm của quá khứ cần được bảo tồn nguyên dạng như nó vốn có. Quan điểm này phát triển từ năm 1850 và thịnh hành một thời gian dài, đã gần như đóng vai trò chủ đạo đối với các cách thức quản lý di sản.

Những đặc điểm chính của quan điểm này như sau:

- Về mục đích: Về nguyên tắc là đơn giản, dễ hiểu và là một đòi hỏi về mặt đạo đức; Mục đích tối thượng là bảo tồn toàn bộ những gì có thể bảo tồn được.

- Về nguồn lực: Các nguồn di sản là căn cứ bất di bất dịch: các địa điểm di tích có một căn cứ lịch sử nhất định của nó; Các sản phẩm được xác định và tạo ra trên cơ sở nguồn gốc của di sản.

- Về tiêu chí lựa chọn di sản: Tiêu chí lựa chọn phụ thuộc vào bản chất của di sản (có ý nghĩa về lịch sử, vẻ đẹp kiến trúc…); Về nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn có thể quyết định một cách khách quan thông qua sự đồng thuận tập thể; Tính chân thực của di sản là yếu tố quyết định tối cao của giá trị.

- Về các sản phẩm thuyết minh cho di sản: Các địa điểm/đồ tạo tác được bảo tồn có một thị trường và một ý nghĩa toàn cầu, ổn định và đơn nghĩa.

- Về chiến lược bảo tồn: Có một sự mâu thuẫn cố hữu giữa bảo tồn và phát triển; Những tác động của sự bảo tồn phản lại chức năng sẽ sinh ra những vấn đề phát sinh thứ cấp; Tăng việc sử dụng các sản phẩm được bảo tồn trong giai đoạn hiện thời phải phù hợp với công việc quản lý và nếu cần thiết phải giới hạn nhu cầu.

Bảo tồn trên cơ sở kế thừa: Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa những giá trị độc đáo của quá khứ dường như là một xu thế khá phổ biến trong giới học giả


hiện nay khi bàn đến di sản nói chung, quản lý di sản nói riêng. Quan điểm lý thuyết này dựa trên cơ sở mỗi di sản cần phải thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và không gian cụ thể. Khi di sản ấy tồn tại ở không gian và thời gian hiện tại, di sản ấy cần phát huy giá trị văn hóa - xã hội phù hợp với xã hội hiện nay và phải loại bỏ đi những gì không phù hợp với xã hội ấy.

Bàn về quan điểm này, Ashworth cho rằng không chỉ những đồ tạo tác hay những toà nhà mà cả các bộ sưu tập và các di sản khác cũng được bảo tồn dựa vào kế thừa; Các tiêu chí lựa chọn không phụ thuộc vào bản chất bên trong của di sản mà còn phụ thuộc vào những yếu tố nằm bên ngoài, không thuộc về bản chất của di sản; Bảo tồn trên quan điểm kế thừa quan tâm không chỉ đến hình thức mà còn quan tâm đến cả các chức năng của di sản. [98, tr. 176-177]

Bảo tồn - phát triển: Đây là quan điểm hiện nay đang chiếm vị trí chủ đạo trong giới học thuật cũng như giới quản lý văn hoá ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Quan điểm này không bận tâm với việc tranh cãi nên bảo tồn y nguyên như thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ mà đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để di sản sống và phát huy được tác dụng trong đời sống đương đại.

Mô hình bảo tồn - phát triển này được thể hiện ở những điểm sau:

- Về mục đích: Đa mục đích, và mục đích được coi là chủ đạo là do cộng đồng lựa chọn, không có mục đích nào được xem là tối thượng cả (lưu ý: các nhà khoa học hay giới quản lý không thể thay thế cộng đồng trong việc lựa chọn mục đích hay giá trị).

- Tính chân thực: Độ chân thực của di sản nằm trong trải nghiệm và vì thế không thể xác định một cách khách quan được.

- Về cấu trúc văn hoá: Dựa trên cấu trúc truyền thống nhưng cũng có thể làm mới nó hoặc mở rộng hợp lý.

- Về nguồn lực: Nguồn lực được tạo ra bởi nhu cầu của thị trường sản phẩm.

Nhu cầu tạo ra nguồn lực và do vậy các nguồn lực không có giới hạn.

- Về chức năng: Đa chức năng.

- Về phương thức và phương pháp bảo tồn: Khá linh động, có thể theo phương thức dân gian truyền thống, có thể kết hợp các yếu tố hiện đại.


1.2.2.2. Quản lý lễ hội truyền thống theo quan điểm bảo tồn - phát triển di sản văn hóa

Từ ba quan điểm bảo tồn di sản văn hóa được phát biểu trên, nếu coi lễ hội truyền thống là di sản văn hóa thì lý luận về quản lý lễ hội truyền thống ở Việt Nam được bổ sung như sau:

Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn trên thực tế được khá nhiều học giả ủng hộ, đặc biệt các nhà bảo tàng học, trong lĩnh vực di sản văn hóa vật thể. Đối với lễ hội truyền thống (một di sản văn hóa phi vật thể), việc xác định đâu là các yếu tố nguyên gốc sẽ gặp phải những khó khăn. Nhiều cộng đồng làng mà lễ hội của họ xưa kia không được đầy đủ lệ bộ, không có quy mô lớn... đã học hỏi những nghi thức, diễn xướng ở những lễ hội khác để làm cho lễ hội làng mình "hoành tráng" hơn, thu hút khách thập phương hơn. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lên án sự pha tạp giữa các yếu tố truyền thống và các yếu tố hiện đại và đòi hỏi loại bỏ sự pha trộn thô kệch đó. Chính vì rất khó xác định đâu là yếu tố nguyên gốc, đâu là những yếu tố phái sinh trong quá trình phát triển của lễ hội, và như vậy, việc bảo tồn nguyên vẹn cũng không thể xác định được.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tác phẩm Đời sống mới, đã nêu ra những quan điểm rõ ràng về sự kế thừa: “Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm”. Quan điểm đó thuộc quan điểm bảo tồn dựa trên cơ sở kế thừa. Bảo tồn trên cơ sở kế thừa rất thuận tiện do chúng ta chỉ lựa chọn những yếu tố hợp lý để phát huy. Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây là yếu tố nào được lựa chọn để phát huy và yếu tố nào không được lựa chọn để phát huy. Quan điểm này thừa nhận sự biến đổi của di sản, nhưng cho rằng mỗi di sản văn hoá có nhiệm vụ lịch sử ở những không gian và thời gian cụ thể, những mặt tích cực của chúng phải được phát huy cho phù hợp với nhu cầu thời đại, ngược lại những mặt tiêu cực phải bị loại bỏ. Thực tiễn ở Việt Nam đã cho thấy, với quan điểm bảo tồn này nhiều lễ hội truyền thống chỉ còn lại phần "hội", nhiều hình thái văn hoá gắn với tín ngưỡng cổ xưa, nhiều diễn xướng dân gian có giá trị bị coi là dị đoan và bị cấm thực hành. Rõ ràng bảo tồn di sản theo


quan điểm này sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là nhiều hình thái văn hoá cổ truyền mà dưới con mắt của người đương thời là không phù hợp sẽ bị gỡ bỏ và di sản sẽ không còn toàn vẹn nữa.

Trên thực tế cho thấy, cả bảo tồn nguyên vẹn lẫn bảo tồn trên cơ sở kế thừa đều có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó. Nếu như quan điểm bảo tồn nguyên vẹn gặp khó khăn trong việc xác định đâu là yếu tố nguyên gốc, đâu là yếu tố phái sinh, và giữ gìn nguyên gốc là giữ gìn những yếu tố nào; thì quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa gặp phải khó khăn trong khâu xác định yếu tố nào thực sự là giá trị cần phải kế thừa và phát huy, yếu tố nào không còn phù hợp, cần phải loại bỏ; cũng cần phải khuyến cáo rằng sự loại bỏ ấy có thể sẽ đánh mất những giá trị văn hóa mà chưa được hiểu biết một cách sâu sắc và thấu đáo.

Từ những phân tích trên, quan điểm bảo tồn - phát triển di sản văn hóa là lý thuyết then chốt mà luận án sử dụng để nghiên cứu cho đề xuất quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch, nhằm tối đa hóa những “mục đích sử dụng” của lễ hội truyền thống trong đời sống hiện đại, quan trọng là vừa “phát triển” lễ hội truyền thống vừa “phát triển” đời sống kinh tế - văn hóa xã hội của địa phương.

Qua nghiên cứu, luận án nhận thấy, quan điểm lý thuyết này nhận được sự đồng thuận từ quan điểm quản lý lễ hội với tư cách là di sản của Bùi Hoài Sơn. Theo đó, Bùi Hoài Sơn đưa ra năm giải pháp quản lý lễ hội truyền thống dưới góc độ quản lý di sản đã được đề cập cụ thể, chi tiết tại phần tổng quan 1.1. 2. Một số quan điểm về quản lý lễ hội và lễ hội truyền thống.

1.2.3. Quản lý lễ hội truyền thống theo quan điểm quản lý các bên liên quan

Đây là quan điểm mới mẻ trên cơ sở thừa nhận tính hợp lý khách quan của quan điểm bảo tồn - phát triển đối với các di sản văn hóa, trong đó có lễ hội truyền thống. Quan điểm này phát triển dựa trên nhận định: 1) Hầu hết các cộng đồng địa phương có lễ hội truyền thống đều có nhu cầu phát triển lễ hội phục vụ đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống cho cư dân bản địa; 2) Không phải lễ hội truyền thống nào cũng có thể được coi như là sự kiện, nó phải đáp ứng những tiêu chí nhất định, quan trọng nhất là sức hấp dẫn số đông công chúng đa thành phần.


Phát biểu trực diện quan điểm coi lễ hội truyền thống như là một sự kiện và nhất thiết phải quản lý nó dựa vào các bên liên quan, Bùi Quang Thắng17 nêu rõ những nội dung trong quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống thuộc về bốn nhóm đối tượng chính khác biệt (các bên tham gia: người dân ở các cộng đồng sở tại, khách du lịch, báo giới và các nhà tài trợ).

Pamela S. Y. Ho và Bob McKercher nêu lên 3 “kịch bản” phản ánh những lỗ hổng giữa các bên liên quan. Đây là một trong những yếu tố chính cản trở việc phát triển thành công các sản phẩm du lịch văn hóa từ di sản.

Kịch bản thường gặp nhất là các bên liên quan đều hoạt động riêng biệt, chỉ thực hiện phần việc của bên họ. Các nhà quản lý di tích xem việc phát triển di tích là vấn đề nội bộ trong khi các nhà du lịch ngầm định rằng nhiệm vụ của họ là nỗ lực quảng bá. Vì vậy, quá trình phát triển sản phẩm và quá trình marketing diễn ra hoàn toàn tách biệt bởi hai bên khách nhau. Các bên không biết rằng bên còn lại đang làm những gì. Các nhà quản lý di tích không nhận thức được nhu cầu của thị trường và các nhà hoạt động du lịch không nhận thức được các giá trị văn hóa hội tại và biểu trưng của di sản. Do không có sự trao đổi giữa các bên, những hình ảnh sai lệch định hình bởi những thông điệp không chính xác được các truyền đến khách du lịch. Kịch bản thứ hai là các bên liên quan không làm gì để phục vụ khách du lịch. Các nhà quản lý di tích chỉ đơn giản trình bày và quản lý các tài sản di sản trong khi các nhà hoạt động du lịch đưa khách du lịch đến di tích và để mặc họ tự trải nghiệm. Thiếu thông tin, dịch vụ và cơ sở hạ tầng khiến du khách khó có thể sử dụng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm. Trong kịch bản cuối cùng, các nhà quản lý di tích phát triển du lịch riêng lẻ mà không tham khảo ý kiến của các nhà hoạt động du lịch để nắm bắt nhu cầu thị trường, thông tin và hành vi du lịch. Với những cơ chế khác nhau, thiếu kiến thức trong quản lý du lịch, thiếu thông tin thị trường, sản phẩm thường không được phát triển thành công. Không có đầu vào từ ngành du lịch, những nỗ lực phát triển và tiếp thị sản phẩm thường thiếu hiệu quả và năng suất [127, tr. 255-266].

17 Bùi Quang Thắng (2011), Tổ chức lễ hội truyền thống như là tổ chức sự kiện, http://vicas.org.vn/articledetail.aspx?sitepageid=579&articleid=361, truy cập ngày 25/1/2014

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí