Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 11


với tiềm năng vốn có của khu vực. Số lượng khách đến với Côn Sơn - Kiếp Bạc khá đông; tuy nhiên doanh thu không cao (riêng năm 2012, doanh thu bình quân chỉ đạt gần 46.000đ/người khách du lịch). Tỷ lệ khách lưu trú lại khu vực rất thấp, bình quân hàng năm chỉ đạt khoảng 10% trong tổng lượt khách; với thời gian lưu trú bình quân chỉ đạt 0,8 ngày khách. Do đó, hiệu quả về kinh tế đạt được từ lễ hội còn khiêm tốn.19

Hiện nay, trong thời gian diễn ra lễ hội có một số hình thức dịch vụ như viết sớ, xem bói và buôn bán tại khuôn viên di tích, làm mất đi hình ảnh và sự linh thiêng của lễ hội. Lễ hội chưa khắc phục được triệt để tình trạng chèo kéo khấn thuê; việc bố trí điểm bán vé tham quan tại khu vực ngã ba An Lĩnh chưa khoa học dẫn đến hiện tượng ùn tắc, gây mất trật tự ATGT; vệ sinh môi trường trong ngày trọng hội chưa đảm bảo; việc sắp xếp hàng quán, bố trí dịch vụ xe ôm tại di tích đền Bắc Đẩu, Nam Tào còn chưa khoa học, gây lộn xộn. Đây cũng là nhận thức về hạn chế được chỉ ra trong báo cáo nhiều năm của ban tổ chức. Phương hướng giải quyết chính đó là quy hoạch lại hệ thống dịch vụ hàng quán.

Những người được phỏng vấn chia sẻ quan điểm rằng họ không thích cách người dân bán hàng tại lễ hội, thiếu tính thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sự linh thiêng của lễ hội; họ phàn nàn về việc thu phí, giá vé quá cao, “cái gì cũng tiền”.

Không ít những hiện tượng thiếu lành mạnh xuất hiện tại lễ hội đã làm phiền lòng du khách như dịch vụ khấn thuê, xóc thẻ, bán ấn, chèo kéo khách tham gia trò chơi cá cược, nâng giá dịch vụ tùy tiện... Có những ý kiến thể hiện sự quan ngại sâu sắc: hiện nay đã xuất hiện tư tưởng trục lợi, thương mại hóa hoạt động dịch vụ phục vụ lễ hội, làm cho các giá trị vật chất lấn át giá trị văn hóa truyền thống và đạo đức.

b.5. Lễ hội truyền thống đã, đang và sẽ có sự tham gia quản lý (vai trò khác nhau) tối thiểu của hai bên: chính quyền địa phương (hệ thống chính trị địa phương thuộc cộng đồng có di sản), dân cư địa phương và mở rộng thêm các bên: nhà tài trợ, doanh nghiệp du lịch, sự kiện và các lĩnh vực khác.


19 Dữ liệu phỏng vấn ông Lê Duy Mạnh, Phó Trưởng ban, Ban quản lý Di tích Côn Sơn Kiếp Bạc.


Vai trò làm chủ lễ hội của người dân địa phương rất rõ rệt. Nhân dân tham gia vào lễ hội Kiếp Bạc rất đông và ý thức trách nhiệm cao. Cụ thể lễ hội Kiếp Bạc từ xưa đến nay là lễ hội của dân, nhân dân tham gia vào tất cả các nội dung lễ hội, Ban Tổ chức chỉ hướng dẫn, tổ chức cho phù hợp với quy định của nhà nước. Cụ thể: toàn bộ lễ rước bộ từ chùa Nam Tào và chùa Bắc Đẩu do nhân dân hai làng Vạn Yên, Dược Sơn tổ chức, lễ rước thu hút khoảng 2000 người tham gia. Lễ tế cáo yết (10/8 âm lịch) và tế chính kỵ (20/8 âm lịch) do các cụ cao niên của hai làng thực hiện. Hội quân trên sông Lục Đầu thu hút 500 người dân địa phương tham gia đội cầm cờ, 250 người tham gia đóng giả lính nhà Trần trên thuyền, 300 võ sinh phái võ Nhất Nam, đội múa lân, rồng… Lễ cầu an trên sông Lục Đầu (tối 18/8) thu hút 300 người tham gia đội cờ, 1000 người tham gia thả hoa đăng.20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Ý thức của nhân dân trong việc tham gia lễ hội những năm qua đã nâng cao rõ rệt, những người tham gia trực tiếp vào các nghi lễ có ý thức trách nhiệm cao hơn, nghiêm túc hơn, nhân dân tham gia lễ hội thực hiện tốt quy định “ứng xử văn minh khi tham gia lễ hội” do Ban tổ chức lễ hội quy định, hiện tượng ăn mặc hở hang, váy ngắn hạn chế đến mức tối đa, không còn hiện tượng đổi tiền lẻ, ăn xin… và thắp hương trong di tích…

Tiểu ban ANTT đã phối hợp cùng Ban Quản lý di tích và nhà chùa triển khai kế hoạch bảo vệ an toàn cổ vật, đồ thờ và các công trình kiến trúc của di tích; lực lượng quản lý quỹ, két, tiền công đức... đã thực hiện đúng quy định của Ban Tổ chức. Đồng thời, họ cũng tham gia bộ phận cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí của Ban Tổ chức lễ hội, qua đó góp phần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền cho lễ hội; sắp xếp, duy trì các hoạt động dịch vụ, hàng quán theo vị trí đã quy định, tích cực tuyên truyền ngăn chặn, xử lý các hành vi lôi kéo, đeo bám khách và những thủ đoạn lừa dối, ép giá; phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành yêu cầu các hộ kinh doanh các mặt hàng viết cam kết đảm bảo ANTT, chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy định trong lễ hội; bố trí bến, bãi xe đỗ hợp lý; tổ chức phân luồng, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, không để ùn tắc kéo dài làm ảnh

Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 11


20 Dữ liệu phỏng vấn ông Lê Duy Mạnh, Phó Trưởng ban, Ban quản lý Di tích Côn Sơn Kiếp Bạc.


hưởng đến các hoạt động của lễ hội và tham quan chiêm bái của du khách thập phương; làm tốt các công tác tuyên truyền, phân công lực lượng thường trực đưa một số người hành khất tại khu vực Kiếp Bạc về Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương để nuôi dưỡng, quản lý trong thời gian diễn ra lễ hội.

Trong thời gian diễn ra lễ hội, các đơn vị chức năng thuộc Công an tỉnh và Công an thị xã Chí Linh đã tập trung tăng cường lực lượng, phương tiện và các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo an ninh trật tự cho lễ hội; Hàng trăm thanh niên tình nguyện của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hải Dương mỗi kỳ tổ chức lễ hội đã tích cực tham gia vào các hoạt động điều tiết giao thông, hướng dẫn du khách trong ngày trọng hội và tham gia công tác giữ gìn vệ sinh môi trường khu vực lễ hội theo đúng kế hoạch của Ban tổ chức đề ra với chất lượng cao được nhân dân và du khách thập phương khen ngợi; Lực lượng Kiểm lâm tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền và cử lực lượng thường trực bảo vệ rừng nên không xảy ra cháy rừng trong suốt quá trình tổ chức lễ hội; Lực lượng quân sự thị xã Chí Linh đã chỉ đạo lực lượng dân quân các xã, phường tham gia nhiệm vụ giữ gìn ANTT tại địa bàn theo chức năng; Công an phường Cộng Hòa, xã Hưng Đạo, Lê Lợi đã phối hợp với lực lượng Công an tỉnh, Công an thị xã và các đơn vị chức năng khác làm tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự trong dịp lễ hội theo chức năng, nhiệm vụ trên địa bàn quản lý của đơn vị mình; Đội bảo vệ di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã phối hợp với Công an và các lực lượng chức năng đảm bảo tốt ANTT tại các khu vực diễn ra các hoạt động của lễ hội.

Để có thể phục dựng các hoạt động diễn xướng dân gian, ban quản lý đã cùng phối hợp với người dân tại địa phương chuẩn bị nhân sự kỹ càng: Ví dụ như việc phục dựng hoạt động diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu, ban tổ chức đã chọn 40 thuyền của ngư dân Quần Mục, Kiến Thuỵ (Hải Phòng), 40 thuyền của ngư dân Kênh Giang (Chí Linh, Hải Dương), 200 võ sinh phái võ Nhất Nam, 100 tay võ gậy ở thị trấn Gia Lộc (Hải Dương), 300 quân cờ, đội múa rồng và dàn trống trận Vạn Kiếp.21 Các trang phục, các đồ biểu diễn được người dân giữ gìn và bảo dưỡng thường xuyên với sự trợ giúp về mặt tài chính của tỉnh uỷ tình Hải Dương.


21 Dữ liệu phỏng vấn ông Lê Duy Mạnh, Phó Trưởng ban, Ban quản lý Di tích Côn Sơn Kiếp Bạc.


b.6. Lễ hội truyền thống thu hút sự quan tâm của giới truyền thông, có hiệu ứng công chúng.

Lễ hội mùa thu là lễ hội gắn với đền Kiếp Bạc, gắn với vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, vì vậy các hoạt động lễ như ban ấn, lễ rước bộ, lễ tưởng niệm vị anh hùng dân tộc và các hoạt động hội như hội quân trên sông Lục Đầu, hội hoa đăng là những hoạt động thu hút được du khách và người dân tại địa phương trên toàn tỉnh. Từ ý nghĩa tâm linh, một trong những chi tiết thu hút du khách về lễ hội là “xin ấn”. Hiện nay, đền Kiếp Bạc còn lưu giữ bốn phù ấn cổ. Theo dân gian cầu việc lớn, việc quan tước, thăng thưởng, cầu phải trái phân minh… thì xin phù ấn “Trần Triều Hưng Đạo Vương Chi Ấn”, hoặc ấn “Quốc Pháp ĐạiVương”; cầu trường thọ, cầu sinh con, tài lộc dồi dào, sự tốt lành phát triển thì xin “Vạn Dược Linh Phù”; cầu tránh tà ma, bệnh tật, giặc giã xin “Phi Thiên Thần Kiếm Linh Phù”. Thông thường, khách thập phương xin tấm lụa vàng có in cả bốn phù ấn về treo tại nhà hoặc mang theo người để mong được trấn trạch kỳ an, phúc, lộc, thọ và vạn sự tốt lành.

Với ý nghĩa tâm linh như vậy, việc người dân chen lấn, xô đẩy và hiện tượng thương mại hoá là một hạn chế mang tính khách quan mà hiện nay Ban Tổ chức và Ban Quản lý đã tìm hướng giải quyết và đã giải quyết được triệt để.

Mỗi năm có sự thay đổi trong nội dung của lễ hội, tạo ra sự thích thú, tò mò và tạo ra sức thu hút cho lễ hội. Kể từ hồi phục dựng, du khách đến với lễ hội Kiếp Bạc đông hơn.

Hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng quá hình ảnh thực hiện chưa đồng bộ, đồng thời diễn ra không thường xuyên nên không quảng bá rộng rãi được hình ảnh của khu di tích cũng như kêu gọi được các nhà đầu tư.

c.7. Lễ hội truyền thống có/bao gồm tài nguyên du lịch văn hóa tạo nên tính hấp dẫn đặc biệt thu hút khách du lịch (yếu tố USP - điểm hấp dẫn đặc biệt), hấp dẫn công chúng đa thành phần, ngoài cộng đồng có di sản.

Cảnh quan thiên nhiên đẹp nhưng chưa có một điểm nhấn thực sự.


Lễ hội Kiếp Bạc có nhiều nghi lễ đặc sắc được trình diễn như: tế lễ, rước bộ, hội quân, diễn xướng hầu thánh, lễ cầu siêu thả hoa đăng trên sông Lục Đầu, thi làm bánh và nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, nhảy phỗng, rối nước, bắt vịt... đó là những hoạt động tiêu biểu, thể hiện thuần phong mỹ tục độc đáo góp phần làm nên bản sắc văn hóa đa dạng và tốt đẹp của cư dân Đồng bằng Bắc Bộ. Đền Kiếp Bạc, Đức Thánh Trần và các nghi lễ, diễn xướng ở đây đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, nơi ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa, góp phần tạo nên bản sắc riêng cho văn hóa Việt Nam nói chung và của cư dân Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.

Nét riêng đặc sắc nhất của phần “lễ” trong lễ hội Kiếp Bạc là Lễ rước bộ và Hội quân trên sông Lục Đầu. Ấn tượng là các hội lễ đặc thù trong ngày hội chính (17/8 âm lịch), đặc biệt là diễn cảnh đánh trận trên sông Lục Đầu. Khung cảnh lễ hội quân tưng bừng, hoành tráng trong khoảng không gian rộng, cả trên bờ và dưới sông. Dưới sông, hàng chục chiếc thuyền được chăng cờ hoa rực rỡ, cùng nhau biểu diễn tái hiện chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của dân tộc. Trên khán đài được dựng ngay trên bãi sông, các đội múa lân, múa rồng, múa võ, múa gậy… Lễ cầu an và Hội hoa đăng trên dòng sông Lục Đầu cũng là một điểm nhấn đáng chú ý của lễ hội Kiếp Bạc với hàng trăm chiếc đèn hoa được thả trên sông.

Từ năm 2006, “hầu thánh” đã được phục dựng ở lễ hội Kiếp Bạc dưới hình thức liên hoan diễn xướng hầu thánh. Hầu thánh (hầu đồng, lên đồng)22 là nghi thức sinh hoạt tâm linh cổ truyền ở Kiếp Bạc nhằm tôn vinh công lao, uy đức của Đức Thánh Trần.

Diễn xướng hầu thánh được phục dựng có được sự đón nhận của nhân dân, phản ứng của nhân dân đối với diễn xướng là tích cực, nhân dân cảm thấy vui vẻ,


22 Hầu thánh có 3 loại là hầu trình đồng, mở phủ; hầu việc thánh và hầu mừng. Thực chất của nghi lễ là các thanh đồng giúp tín đồ tấu trình các sở nguyện như sát quỷ, trừ tà, cầu duyên, cầu tự, xin thuốc chữa bệnh... lên Đức Thánh Trần để Ngài cứu độ. Tín ngưỡng này bắt nguồn từ chuyện kiếm của Đức Thánh Trần có thể chém được tướng giặc Bá Linh (còn gọi là Phạm Nhan, kẻ có phép phù thuỷ, chém đầu này, mọc đầu kia) hoặc xuất phát từ việc chữa bệnh cho binh sỹ bằng thuốc trên Dược Sơn của Đức Thánh... Hầu đồng cổ xưa và hiện nay ở đền Kiếp Bạc có sự khác nhau về mục đích, diễn trình hầu. Hầu đồng Thánh, hầu đồng tà xưa có mục đích chính là chữa trị bệnh và tróc trừ tà ma với nghi thức và yêu cầu đơn giản từ trang phục đến đồ lễ... Hầu đồng ngày nay chủ yếu là mừng Thánh, yêu cầu về trang phục, đồ lễ cầu kỳ, phong phú hơn.


hào hứng khi xem diễn xướng hầu thánh. Tuy nhiên, dư luận cũng có ý kiến cho rằng đây là sự lên đồng lên bóng, đồng bóng, mê tín, dị đoan do những người làm ăn buôn bán ở ngoài lợi dụng để kiếm tiền, chuộc lợi.

c.8. Lễ hội truyền thống đã, đang và sẽ quan tâm đến việc tiêu thụ các trải nghiệm văn hóa (thông qua sản phẩm và dịch vụ văn hóa) của người tham dự và khách du lịch.

Khu Côn Sơn Kiếp Bạc chủ yếu được biết đến là một khu di tích văn hóa tâm linh, khách đến đây chủ yếu là khách hành hương lễ phật, lễ thánh và cũng chỉ vào những mùa lễ hội. Khách đến với khu vực Côn Sơn - Kiếp Bạc chủ yếu là khách nội địa, trong đó đa phần là khách đi lại trong ngày và đến đây với mục đích tâm linh là chính, vì thế nhu cầu tiêu dùng các dịch vụ là rất ít do khả năng thanh toán hạn chế; Khách du lịch quốc tế trong những năm qua đến với Côn Sơn - Kiếp Bạc có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên số lượng không nhiều, chủ yếu là khách Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và một phần khách nhỏ là khách Pháp. Lượng khách này đến đây cũng chỉ tham quan trong ngày sau đó di chuyển đến các địa phương lân cận để lưu trú. Nếu nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương phù hợp thì trong tương lai sẽ thu hút được đối tượng khách này ngày càng đông.

Nhận thức của các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư ở đây về lợi ích của hoạt động du lịch đem lại chưa đầy đủ: chưa có sự thống nhất về tổ chức quản lý; còn tồn tại mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các cấp chính quyền, giữa cộng đồng với các tổ chức và cá nhân trong kinh doanh dịch vụ du lịch; Lực lượng lao động hoạt động du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, hơn nữa các đơn vị kinh doanh du lịch chưa thực sự quan tâm đầu tư đến công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động. Đến với di tích du khách tự do tham quan, công tác hướng dẫn, tuyên truyền giới thiệu làm chưa hiệu quả.

Hội Kiếp Bạc ngoài việc tổ chức những buổi lễ linh thiêng, còn tổ chức những trò chơi dân gian. Đây là hình thức giáo dục hiệu quả nhất lòng tự tôn dân tộc, hướng về cội nguồn, về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. Qua đó, tuyên


truyền những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa. Ví dụ như trò chơi bơi chải gắn liền với tên tuổi của tướng quân Yết Kêu, trò bắt vịt, nấu cớm thi nhằm tái hiện sinh hoạt hằng ngày của quân dân thời Trần, thì trò chơi nhảy phỗng lại gắn liền với tên tuổi của tướng quân Phạm Ngũ Lão với những chiến công hiển hách trong những trận đánh quân Chiêm Thành xâm lấn bờ cõi.

c.9. Lễ hội truyền thống đã, đang và sẽ có sự hiện diện của các dịch vụ du lịch trọn gói hay từng phần liên quan đến tài nguyên văn hóa lễ hội truyền thống.

Chưa xây dựng được các sản phẩm du lịch đặc trưng của khu du lịch; chưa hình thành một cách rõ rệt tuyến, điểm mà du khách có thể đến tham quan, nghỉ dưỡng (thăm gì, chơi gì, ăn gì, nghỉ ở đâu).

c.10. Lễ hội truyền thống góp phần quan trọng tạo nên thương hiệu điểm đến, hình thành những thị trường khách cho điểm đến và/hoặc tạo nên mùa vụ du lịch gắn với thời gian tổ chức lễ hội truyền thống.

Lễ hội đền Kiếp Bạc khá đông khách, đặc biệt là từ năm 2006 trở lại đây khi lễ hội đã được nâng cấp. Năm 2006 có trên 700 nghìn người về dự lễ hội; năm 2007 có 1 triệu người; năm 2008 có 1,1 triệu người, năm 2009 có 1,3 triệu người; lễ hội mùa xuân năm 2010 thu hút 1,4 triệu người về dự lễ hội.23 Lượng khách có sự gia tăng mạnh nhờ các hoạt động tuyên truyền và truyền thông trên báo đài được đẩy mạnh. Lượng người xem hầu thánh cũng rất đông dù mọi người phải đợi xem diễn xướng từ 20 giờ tới giờ diễn chính xác là 23 giờ 30 phút. Trong những năm qua, lượng khách du lịch năm sau đều tăng hơn năm trước. Với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư tổ chức các hoạt động lễ hội… trong những năm tới chắc chắn, số lượng du khách về dự hội sẽ còn đông hơn nữa.

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia địa phương, số lượng khách tham dự lễ hội đông dần một phần là do lễ hội được nâng cấp và phát triển, một phần cũng do giao thông ngày càng thuận tiện cho việc đi lại của người dân. Như vậy việc nâng cấp và thêm nhiều hoạt động mới ở lễ hội đền Kiếp Bạc là một việc làm hiệu quả, được chứng minh qua thời gian. Việc nâng cấp lễ hội mang nhiều


23 Dữ liệu phỏng vấn ông Lê Duy Mạnh, Phó Trưởng ban, Ban quản lý Di tích Côn Sơn Kiếp Bạc.


yếu tố tích cực, giờ chỉ cần công tác quảng bá tốt thì lễ hội Kiếp Bạc sẽ được nhiều người biết tới.

Tóm lại, lễ hội Kiếp Bạc đã được tổ chức thành công, an toàn, hấp dẫn, đảm bảo đầy đủ các nghi lễ truyền thống, tạo dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân dân và du khách thập phương. Đặc biệt là việc tổ chức Lễ khai ấn, ban ấn cho nhân dân và du khách thập phương được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đây là kết quả của việc xây dựng kế hoạch kỹ lưỡng, có sự tham gia ý kiến đóng góp của các ngành thành viên BTC nên khi triển khai nhận được sự đồng thuận cao. Bên cạnh đó, các hoạt động trong lễ hội có sự phối hợp nhịp nhàng, khoa học giữa các tiểu ban, các thành viên BTC và chính quyền địa phương tạo sự kết nối chặt chẽ trong tổng thể các hoạt động lễ hội, nhất là trong những ngày lễ trọng. Lễ hội đã khẳng định được tầm vóc, quy mô và ảnh hưởng rộng khắp, thu hút sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo trưng ương và của du khách thập phương.

2.3.2.2. Nhận diện lễ hội Tịch Điền

a.1. Lễ hội truyền thống phục dựng hoặc lễ hội truyền thống đã có sự điều chỉnh, biến đổi qua thời gian và được cộng đồng có di sản chấp nhận.

Lễ hội Tịch Điền được tổ chức hàng năm tại chân núi Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là một lễ hội có gốc văn hóa từ hơn 1.000 năm nay với ý nghĩa khuyến nông rõ nét, đề cao vai trò sản xuất nông nghiệp.

Tại Việt Nam, theo lịch sử ghi chép, cách đây 1029 năm, tức năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987), lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền. Lần đầu tiên nghi thức lễ tịch điền này được diễn ra vào thế kỷ X ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành và sau nhiều năm thất truyền, được khôi phục từ năm 2009 vào mùng 7 tháng Giêng.

Thời hiện đại, các vị nguyên thủ Việt Nam cũng từng đích thân đi cày. Có lần Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã xuống ruộng để cày vài đường làm nức lòng nhân dân miền Bắc Xã hội chủ nghĩa. Năm 2009, sau gần 100 năm ngừng tổ chức

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí