Giá Trị Của Lễ Hội Tịch Điền Với Tư Cách Tài Nguyên Du Lịch


quân trên sông Lục Đầu nhằm tái hiện lại cuộc hội quân năm 1285 của Trần Hưng Đạo. Tháng 6 năm 1285, tại Kiếp Bạc Hưng Đạo Vương đó tập hợp 20 vạn quân, hơn 1000 thuyền chiến đánh trận Vạn Kiếp, tiêu diệt hàng vạn quân Nguyên Mông, kết thúc cuộc kháng chiến lần thứ hai năm 1285. Nghi lễ cầu siêu - hội hoa đăng trên sông Lục Đầu: thể hiện sự tri ân của hậu thế đối với những chiến sĩ đã hy sinh tại mảnh đất Vạn Kiếp lịch sử, trong cuộc chiến tranh vệ quốc thế kỷ XIII, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

Hội Kiếp Bạc ngoài việc tổ chức những buổi lễ linh thiêng, còn tổ chức những trò chơi dân gian. Đây là hình thức giáo dục hiệu quả nhất lòng tự tôn dân tộc, hướng về cội nguồn, về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. Qua đó, tuyên truyền những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa. Ví dụ như trò chơi bơi chải gắn liền với tên tuổi của tướng quân Yết Kêu, trò bắt vịt, nấu cớm thi nhằm tái hiện sinh hoạt hằng ngày của quân dân thời Trần, thì trò chơi nhảy phỗng lại gắn liền với tên tuổi của tướng quân Phạm Ngũ Lão với những chiến công hiển hách trong những trận đánh quân Chiêm Thành xâm lấn bờ cõi.

b) Tính văn hóa – tâm linh: Lễ hội Kiếp Bạc có nhiều nghi lễ đặc sắc được trình diễn như: tế lễ, rước bộ, hội quân, diễn xướng hầu thánh, lễ cầu siêu thả hoa đăng trên sông Lục Đầu, thi làm bánh và nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, nhảy phỗng, rối nước, bắt vịt... đó là những hoạt động tiêu biểu, thể hiện thuần phong mỹ tục độc đáo góp phần làm nên bản sắc văn hóa đa dạng và tốt đẹp của cư dân Đồng bằng Bắc Bộ. Đền Kiếp Bạc, Đức Thánh Trần và các nghi lễ, diễn xướng ở đây đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, nơi ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa, góp phần tạo nên bản sắc riêng cho văn hóa Việt Nam nói chung và của cư dân Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.

Lễ hội Đền Kiếp Bạc trải qua hơn 700 năm tồn tại, phát triển. Các nghi lễ, diễn xướng trong lễ hội đều mang các giá trị đặc sắc. Nhưng cái quan trọng hơn, khiến nó tồn tại vĩnh cửu trong tâm niệm của người dân Việt - đó là giá trị tâm linh. Từ nghi lễ rước bộ, hội quân, hầu Thánh, thả hoa đăng... đến các trò diễn được tổ chức với lòng thành kính, tôn sùng cao nhất dành cho Đức Thánh Trần và các vị


thần linh được thờ phụng ở đây. Hình tượng của Cha (Đức Thánh Trần) được nuôi dưỡng mạnh mẽ trong tâm hồn người Việt. Việc thờ phụng người anh hùng dân tộc được nhà nước phong kiến dần đẩy lên thành một tín ngưỡng có tính chất tôn giáo thuần Việt-Đạo nội. Đạo nội đã trở thành một nét văn hóa nổi trội với những điển chế, nghi lễ chính thống do nhà nước quy định và trở thành phong tục trong các đền thờ Việt Nam và được duy trì suốt chiều dài lịch sử cho đến nay.

c) Tính gắn kết cộng đồng: Có thể nói khó có thể tìm được một lễ hội nào có khả năng gắn kết như Lễ hội Kiếp Bạc. Việc tham gia lễ hội đã được đúc kết trong câu thơ “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. Người dân trở nên gắn bó đoàn kết trong tham gia lễ hội và đó là yếu tố giúp lễ hội được duy trì và phát triển. Trong lễ hội, mọi người cùng nhau thực hiện nghi lễ, cùng nhau hưởng thụ thành quả lao động cả về vật chất và tinh thần mà họ làm được và cùng có thêm trách nhiệm với lễ hội. Nhiều “cùng” đó đã tăng sự gắn kết bền chặt trong cộng đồng. Ví dụ, hàng nghìn người đã tới dự lễ rước bộ hội mùa thu Kiếp Bạc, lễ làm bánh tiến Thánh, tế cáo yết, lễ dâng hương, lễ hội quân, cầu siêu, hầu đồng, đánh trống hội, múa rồng.

Tính cộng đồng của lễ hội còn thể hiện qua sự lan tỏa, ảnh hưởng của lễ hội tới các vùng và những người dân xung quanh cũng như cả nước. Từ Hải Dương, Hải Phong, Hà Nội các tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang. Tại lễ hội, người dân đều hòa làm một. Họ không phân biệt giàu nghèo hay tầng lớp trong xã hội và chỉ tập trung vào sự gắn kết cộng đồng, làm cho không khí lễ hội trở nên gần gũi, thân mật và khăng khít.

d) Tính nhân văn: Ngoài các giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh... lễ hội đền Kiếp Bạc còn thể hiện tính nhân văn rõ rệt. Các nghi lễ, diễn xướng, trò chơi dân gian...đều mang ý nghĩa giáo dục, hướng thiện, hướng tới những điều tốt đẹp và chuẩn mực trong nhận thức, ứng xử, giao tiếp giữa con người với tự nhiên, con người với con người, con người với Thánh, Thần. Một ví dụ của giá trị nhân văn đó là nghi lễ rước bộ, rước thủy, lễ tế Đức Thánh Trần. Thông qua nghi lễ này, có sự tôn sùng, tôn vinh, sự biết ơn trân trọng của nhân dân đối với công lao to lớn của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.


Đức Thánh trong việc đấu tranh giải phóng dân tộc và đặc biệt đó là sự phù hộ, che chở, đáp ứng nguyện vọng tâm linh, gần gũi và bình dị của nhân dân.

Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 10

Tính nhân văn càng được thể hiện rõ qua cá các lễ cầu siêu cho các vong linh đã khuất. Các lễ cầu siêu đó được thực hiện không phải đối với những anh hùng, quân sỹ của đất nước mà đối với cả những người bại trận. Nhờ có tính nhân văn mà lễ hội đã thu hút sự tham gia của nhâ dân. Qua những lễ hội đó, người dân thể hiện những ước mơ dù rất giản dị của mình về một cuộc sống tươi đẹp hơn.

2.3.1.2. Giá trị của lễ hội Tịch Điền với tư cách tài nguyên du lịch

a) Tính truyền thống - lịch sử: Đối với người Việt, nền nông nghiệp mà trong đó trồng trọt lúa nước giữ vai trò chủ đạo hình thành và phát triển cùng với lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước của dân tộc; gắn liền với quá trình khai hoang lập làng, từ những công xã nông thôn đến các làng tiểu nông trong thời kỳ phong kiến. Nông nghiệp là hoạt động căn bản nhất và luôn được xem là “nghề gốc” của cư dân các làng; bao trùm và chi phối đến tất cả các hoạt động kinh tế khác. Điều này được quy định trước hết bởi các điều kiện tự nhiên và tập quán của người dân. Lấy nông nghiệp làm cốt lõi sinh tồn đã trở thành tập quán sinh sống, thành tư tưởng, ý thức và tình cảm ngấm sâu trong tiềm thức của người nông dân.

Do trình độ sản xuất lạc hậu nên phần lớn các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cư lệ thuộc rất nhiều vào các yếu tố và điều kiện tự nhiên. Trong triết lý về quan hệ giữa tự nhiên và con người, trời và đất luôn được coi là yếu tố chi phối đến con người. Song, con người lại được coi là tinh hoa của đất, là một bộ phận của tự nhiên, không tách khỏi tự nhiên, mà gắn bó mật thiết với tự nhiên. Vì vậy, trong nền kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống, các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” luôn được coi là những yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển sản xuất và đời sống.

b) Tính văn hóa - tâm linh: Lễ hội Tịch Điền biểu hiện và lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của người dân Đoi Sơn. Về mặt tính chất đây là một lễ hội mang đầy đủ đặc trưng nền văn minh nông nghiệp lúa nước của vùng đồng bằng sông Hồng. Do vậy lễ hội Tịch Điền vừa mang những biểu hiện văn hoá truyền


thống chung nhất của vùng đồng bằng sông Hồng vừa mang nét văn hoá riêng của cư dân vùng trũng Hà Nam. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các nghi lễ và các hoạt động văn hoá trong sinh hoạt lễ hội nơi đây.

Lễ hội Tịch Điền là một hoạt động văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá và đời sống tâm linh của người dân vùng văn hoá nông nghiệp lúa nước. Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân là lúc cây lúa đang sinh trưởng mạnh và bắt đầu trổ bông. Tổ chức lễ hội lúc này mang ý nghĩa cầu mùa, cầu thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hoà, cây lúa trổ bông, vào hạt thuận lợi. Lễ hội Tịch Điền nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tâm linh của người dân trong vùng; đồng thời bảo lưu được nhiều nhất những giá trị văn hoá truyền thống đặc thù của người dân nơi đây.

Lễ hội Tịch Điền có vai trò to lớn đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân trong vùng. Nhân dân nơi đây cần cù làm ăn nhưng họ luôn phải đấu tranh với các sự khắc nghiệt của tự nhiên nên họ cần một chỗ dựa tinh thần. Các hoạt động của lễ hội đã tái hiện sinh động bức tranh văn hoá cổ truyền của nhân dân vùng mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Đồng thời đó cũng là không gian, thời gian và cơ hội cho con người giao cảm với thần linh, con người giao cảm với con người để mọi ngưòi hiểu nhau hơn và đoàn kết nhau lại cùng tạo ra sức mạnh cộng đồng.

c) Tính kinh tế: Lễ hội Tịch Điền là một lễ hội văn hoá truyền thống của nhân dân Đọi Sơn, trở thành một lễ hội vùng thu hút đông đảo nhân dân các địa phương khác về tham dự. Tuy nhiên do vị trí tổ chức lễ hội Tịch Điền thuận tiện về giao thông nên thường các đoàn khách chỉ về đây làm lễ xem hội và tham quan trong một ngày nên nhu cầu dịch vụ nhà trọ, nhà nghỉ ở đây không phát triển và chỉ có một số ít khách thập phương về dự lễ hội trong 3 ngày mới có nhu cầu nghỉ lại qua đêm ở đây.

Lễ hội này đã thu hút rất đông người về đây dự hội, đủ mọi thành phần và đủ mọi lứa tuổi. Do vậy nhu cầu về phục vụ ăn uống khá cao. Do vậy UBND xã Đọi Sơn đã bố trí chỗ ngồi hợp lí để vừa phục vụ nhu cầu của nguời đi hội vừa tăng thêm thu nhập cho người dân nơi đây mà vẫn đảm bảo được không gian cho người


đi lễ hội. Tại lễ hội rất nhiều mặt hàng được mọi người từ khắp nơi mang đến để bán phục vụ cho nhu cầu của người đi hội. Người dân nơi đây chủ yếu phục vụ nhu cầu về thực phẩm và đồ giải khát còn các mặt hàng lưu niệm, các trò chơi hiện đại thì lại do người vùng khác đem đến đó thực hiện.

Tuy nhiên xét về mặt tổng thể thì lễ hội Tịch Điền không có nhiều tác động đến đời sống kinh tế của nhân dân nơi đây.

d) Tính thẩm mỹ: Lễ hội Tịch Điền là một lễ hội chùa truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá của vùng nông nghiệp trồng lúa nước đặc biệt là vùng chiêm trũng nơi đây.Trong lễ hội này nó còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hoá truyền thống thể hiện qua các hoạt động diễn ra trong lễ hội. Không chỉ đem lại giá trị tinh thần to lớn cho người dân nơi đây, lễ hội còn đem lại những giá trị mỹ thuật đặc sắc cần giữ gìn, phát huy và bảo tồn.

Trong trò chơi đấu vật, trang phục của các thành viên trong đội vật là cởi trần đóng khố còn khán giả tham gia đấu vật thì có thể mặc trang phục tự do hoặc có thể mặc nguyên quần áo mà họ mặc khi tham gia lễ hội. Nhưng võ sĩ nghiệp dư tuy không đem lại cho khán giả những thế võ đẹp mắt nhưng lại đem lại cho người xem những tiếng cười sảng khoái. Họ vật theo lối tự do với tinh thần giao hữu là chính. Họ có thể vật hết mình hay chỉ tiêu khiển để tìm giây phút thư giãn trong cuộc sống.

Trong hoạt động văn nghệ, các cô gái mặc quần lĩnh áo tứ thân, các chàng trai áo the đen khăn xếp đem đến cho lễ hội những làn điệu dân ca cổ và những làn điệu dân ca Hà Nam mượt mà ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa và ca ngợi cảnh đẹp và văn hoá của con người nơi đây. Những khúc hát giao duyên, những điệu chèo lại càng làm cho lễ hội thêm đậm nét văn hoá truyền thống xưa.

Đối với cuộc thi vẽ trang trí trâu, những chú trâu được vẽ, trang trí nhiều màu sắc đã gây ấn tượng mạnh với người xem, trở thành một nét đặc trưng, độc đáo được mong chờ trong những ngày diễn ra lễ hội. Trước kia, vua chúa thực hiện nghi lễ Tịch điền, các con trâu cày được nghi thức hóa bằng cách trang trí vải đỏ lên lưng. Ngày nay, thay vì dùng vải những chú trâu tham gia nghi lễ được các họa sỹ


miệt mài tô, vẽ, trang trí hoa văn, hình khối lên than thể. Dưới bàn tay tài hoa, điêu luyện và óc sáng tạo của mỗi nghệ sỹ, những hình khối, họa tiết dần được hiện lên mình những chú trâu. Tất cả tạo nên bức tranh đa dạng, sặc sỡ sắc màu và đầy mới lạ cho hội thi vẽ, trang trí trâu. Hình ảnh vòng tròn âm dương, những chiếc cờ khởi nghĩa, những đồng tiền vàng thể hiện sự giàu sang, những ngọn lửa thể hiện sự ấm no hay những bông lúa biểu trưng cho mùa màng bội thu. Mỗi họa sỹ là một phong cách riêng biệt với những gam màu, cách thức trang trí và nội dung hình vẽ khác nhau nhưng tất cả đều xuất phát từ tấm lòng, tình cảm đối với những giá trị văn hóa dân tộc. Thông qua đó, mỗi họa sỹ đã gửi gắm những ước mơ, khát vọng, niềm tin tưởng vào sự cường thịnh, phát triển trong năm mới.

2.3.2. Nhận diện lễ hội Kiếp Bạc và lễ hội Tịch Điền phù hợp quản lý gắn với phát triển sản phẩm du lịch

Dựa trên dữ liệu từ khảo sát thực địa và áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, luận án trình bày một số nội dung liên quan đến hai lễ hội Kiếp Bạc và Tịch Điền theo hệ nhận diện đã được trình bày ở chương 1.

2.3.2.1. Nhận diện lễ hội Kiếp Bạc

a.1. Lễ hội truyền thống phục dựng hoặc lễ hội truyền thống đã có sự điều chỉnh, biến đổi qua thời gian và được cộng đồng có di sản chấp nhận.

Lễ hội tổ chức lễ tưởng niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ VHTTDL và các bộ, ban, ngành trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh quan tâm, chỉ đạo sát sao. Ban tổ chức lễ hội được tỉnh thành lập hàng năm nên có nhiều kinh nghiệm để tổ chức lễ hội với quy mô lớn.

Ngày 12/9/2006, UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt Đề án nâng cấp lễ hội với vốn ban đầu 1,2 tỷ đồng.18 Bên cạnh việc phục dựng những nghi lễ cổ truyền, nhiều hoạt động có tính đột phá trên phương diện truyền thống đã trở thành điểm nhấn của lễ hội như: Diễn xướng “Hội thuỷ quân”, “Liên hoan diễn xướng hầu Thánh”… Đến nay, các nghi thức lễ cổ truyền vẫn còn được phục dựng và gìn giữ.


18 Dữ liệu phỏng vấn ông Lê Duy Mạnh, Phó Trưởng ban, Ban quản lý Di tích Côn Sơn Kiếp Bạc.


Năm 2006, năm 2007, Lễ hội truyền thống Kiếp Bạc được tổ chức với quy mô lớn, đã phục dựng thành công các nghi lễ, diễn xướng dân gian bị thất truyền như Lễ rước bộ, hội quân trên sông Lục Đầu, lễ ban ấn của Đức Thánh Trần, lễ cầu an, hội hoa đăng trên sông Lục Đầu, lễ tưởng niệm, diễn xướng hầu Thánh… Năm 2008, tiếp tục phục dựng những nghi lễ đã bị thất truyền của lễ hội Kiếp Bạc như Diễn xướng chém giặc Phạm Nhan, lễ cầu an, cỗ bánh cổ truyền,… Năm 2010, lễ hội được tổ chức với quy mô quốc gia. Từ đó đến nay đã trở thành lễ hội văn hoá tiêu biểu của miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Lễ hội đã gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Đồng thời lễ hội cũng đáp ứng một cách hiện thực, hiệu quả đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong tổ chức các nghi lễ và hưởng thụ các hoạt động hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các vùng, miền, dân tộc, tri ân công đức các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các bậc tiền bối đã có công dựng nước và giữ nước, đấu tranh giải phóng dân tộc. Qua sinh hoạt lễ hội nhân dân được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa. Việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động lễ hội đã có tác dụng khai thác tiềm năng du lịch, tạo nguồn thu lớn bổ sung cho nguồn thu ngân sách quốc gia. Lễ hội còn góp phần tích cực trong việc giao lưu với các nền văn hóa trong khu vực và thế giới.

a.2. Lễ hội truyền thống chưa nổi tiếng vượt cấp vùng du lịch, đang phát triển hài hòa, có xu hướng bền vững.

Lễ hội Kiếp Bạc (Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc) nằm trong tổng thể Lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc là một trong những lễ hội lớn của vùng châu thổ Bắc Bộ và cả nước, là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình lễ hội truyền thống.

a.3. Lễ hội truyền thống có khả năng và nhu cầu phát triển hay thay đổi quy mô tổ chức, quy mô người tham dự, quy mô không gian và thời gian nhưng không ảnh hưởng đến phần lõi “nguyên gốc” (authenticity).

Quy mô tổ chức lớn hơn theo từng năm. Cách thức tổ chức các nội dung lễ hội luôn được kế thừa và phát huy triệt để, đó là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền và nhân dân, trong đó, nhân dân làm chủ thể của lễ hội, nhân dân tham gia và


thực hành các nghi lễ, diễn xướng, trò chơi dân gian... Trong vòng 10 năm trở lại đây, trước khi mở hội, Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân - UBND tỉnh Hải Dương đều có ý kiến chỉ đạo, chỉ thị hướng dẫn công tác tổ chức lễ hội và ra quyết định thành lập ban tổ chức lễ hội. Các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ xã đến huyện, tỉnh có liên quan đều phối hợp cùng sở VHTTDL làm tốt công tác tổ chức lễ hội. Ban Tổ chức lễ hội thành lập các tiểu ban chuyên trách (tiểu ban an ninh trật tự, tiểu ban nội dung tuyên truyền, tiểu ban hậu cần và đoàn kiểm tra liên ngành). Các tiểu ban vừa thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình vừa phối hợp cùng nhau tổ chức lễ hội đảm bảo đúng quy chế lễ hội và pháp luật nhà nước đã ban hành.

Trước đây, đường xá xấu, đi lại khó khăn, tổ chức lễ hội lộn xộn, trang trí đơn giản. Trong 2 năm gần đây, lễ hội được tổ chức long trọng, hoành tráng hơn, hệ thống đèn được kiến thiết đẹp hơn. Mỗi năm, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đều được nâng cấp. Sau khi được nâng cấp, lễ hội đã thực sự phát triển đáng kể. Trong những năm qua, lễ hội được phát triển và mở rộng nhiều, việc trang trí, chuẩn bị cho lễ hội cầu kì, đẹp mắt. Lễ hội góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong việc thực hành, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

a.4. Lễ hội truyền thống có nhu cầu, khả năng và/hoặc đã xuất hiện thu nhập xã hội từ du lịch.

Trước lễ hội, Ban tổ chức đã tổ chức ký cam kết với khoảng 250 hộ kinh doanh hàng quán dịch vụ tại lễ hội. Trong quá trình tổ chức lễ hội, Ban tổ chức liên tục phải xử lý một số vụ tổ chức trò chơi phi tiêu trúng thưởng và đổi tiền lẻ. Hoạt động thu tiền (dưới nhiều dạng đóng góp của du khách) tại các cổng thu phí và các đêm liên hoan diễn xướng dân gian được giám sát, kiểm soát tốt, các dịch vụ xe ôm, ăn uống, tâm linh góp phần đem lại thu nhập xã hội cho địa phương được quản lý có trật tự, nghiêm túc phát hiện và xử lý các đối tượng chèo kéo khách ở khu vực tổ chức lễ hội.

Mặc dù đã đạt được những kết quả rất tích cực trong công tác đầu tư, tôn tạo và bảo tồn các di tích, khôi phục các giá trị di sản văn hoá phi vật thể, nhưng việc khai thác những giá trị đó trong phát triển du lịch trong khu vực chưa tương xứng

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí