Đánh Giá Chung Quản Lý Lễ Hội Kiếp Bạc Và Lễ Hội Tịch Điền Gắn Với Phát Triển Du Lịch



vào lễ hội truyền thống và phát triển sản phẩm du lịch gắn với lễ hội truyền

thống.

diện được đón nhận, giới thiệu, phục vụ, bảo vệ và chăm sóc lễ hội truyền thống.





Đánh giá chung

Tốt

Trung

bình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 14


2.3.4. Đánh giá chung quản lý lễ hội Kiếp Bạc và lễ hội Tịch Điền gắn với phát triển du lịch

Việc khảo sát hai lễ hội Kiếp Bạc và Tịch Điền đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý và tổ chức hai lễ hội này vào thời điểm hiện tại. Với quan điểm quản lý trên cơ sở khai thác, bổ sung những hoạt động có thể phục vụ phát triển du lịch, cả hai lễ hội đều đã thu nhận được những kết quả khả quan. Lượng khách ngày càng tăng theo các năm cho thấy hiệu quả kinh tế có thể đến từ sự thu hút khách du lịch đến với các lễ hội này.

Đánh giá khả năng khai thác lễ hội Kiếp Bạc và lễ hội Tịch Điền thành sản phẩm du lịch từ bảng 26 chỉ tiêu ở Bảng 2.2. cho thấy ở bình diện chung Lê hội Kiếp Bạc đáp ứng tốt hơn lễ hội Tịch Điền với các đánh giá chỉ tiêu tương ứng Rất tốt 11/4; Tốt 5/5; Trung bình 6/6; Yếu 3/6; Kém 1/5. Chỉ nhìn riêng chỉ tiêu 1.1. và

1.2. có thể thấy hai lễ hội đều đáp ứng chỉ tiêu “có điểm hấp dẫn độc nhất vô nhị, riêng có, đặc biệt, không phổ biến,…” ở mức cao (Rất tốt/ Tốt), nhưng ngay cùng một Tiêu chí 1, chỉ tiêu thứ 2 “Có sự xuất hiện của dòng khách ngoài vùng du lịch ổn định qua 3-5 năm đến lễ hội vì yếu tố USP” lại đáp ứng thấp (Trung bình/Yếu). Điều này cho thấy có tài nguyên tốt, mà không có sự quản lý đúng cách thì không thể phát triển được cầu du lịch, một yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch. Hay như chỉ tiêu 2.5. Quy mô không gian, đáp ứng của hai lễ hội rất khác


biệt (Kiếp Bạc/Tịch Điền tương ứng Rất tốt/Trung bình) là do không gian lễ hội ở lễ hội Kiếp Bạc khá linh hoạt theo những hoạt động có biên độ di chuyển dài (đám rước, đua thuyền trên sông…), không gian tham quan, trải nghiệm của khách du lịch có nhiều hơn mức tối thiểu 2 điểm dừng chân có đối tượng tham quan hay hoạt động trải nghiệm gắn với lễ hội (không gian địa lý không vượt quá địa lý hành chính cấp huyện); còn không gian lễ hội ở lễ hội Tịch Điền chỉ bó hẹp tại khoảng ruộng được Nhà nước thuê mỗi năm tổ chức lễ hội một lần, không tạo được sự linh hoạt, đan cài, mở rộng di chuyển và tham quan bổ sung cho khách, ngoài không gian núi và chùa Đọi ngay gần đó. Một chỉ tiêu khác đáng chú ý là 4.13. Có sự tham gia của các doanh nghiệp lữ hành, các văn phòng/đại lý du lịch (TO&/TA): hai lễ hội đều đáp ứng ở mức thấp nhất: Kém, cho thấy còn phải làm khá nhiều để biến du lịch lễ hội nơi đay thực sự là “con gà đẻ trứng vàng”.

Hai lễ hội đã khá thành công trong xây dựng và quảng bá thương hiệu điểm đến gắn với lễ hội. Từ sự tồn tại hoàn toàn độc lập giữa lễ hội và địa phương, trong những năm gần đây, công tác truyền thông đã giúp gắn tên tuổi của lễ hội với địa danh “nuôi dưỡng” nó, chẳng hạn như Tịch Điền gắn với vùng Đọi Sơn và tỉnh Hà Nam hay Kiếp Bạc gắn với vùng đất Côn Sơn và tỉnh Hải Dương. Đứng từ góc độ kinh doanh du lịch thì đây là dấu hiệu thành công trong khai thác và phát triển hoạt động du lịch.

Việc quản lý hai lễ hội đạt được sự nhấn mạnh gốc văn hóa – lịch sử của lễ hội. Từ lâu, việc tham gia lễ hội hằng năm đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa - tâm linh của cộng đồng. Lễ hội chứa đựng và phản ánh lịch sử, văn hóa dân tộc, là dịp tôn vinh các bậc tiền nhân và lĩnh vực kinh tế trọng yếu của dân tộc. Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, lễ hội được cộng đồng tổ chức như một cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giúp thế hệ trẻ bồi đắp thêm lòng tự hào về truyền thống quê hương, đất nước. Đối với lễ hội truyền thống phục dựng như lễ hội Tịch Điền, theo đánh giá chung của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, ban tổ chức lễ hội và người dân trong vùng, nội dung kịch bản được xây dựng cho lễ hội là hoàn chỉnh, thống nhất, chi tiết và rõ ràng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác chuẩn bị, tổ chức thực hiện lễ hội. Kịch bản của lễ hội đã đảm bảo một nguyên tắc


quan trọng trong khoa học đó là không áp đặt ý nghĩ, tình cảm chủ quan của nhà nghiên cứu đối với người khác mà phải coi những ý kiến đóng góp của người dân có ý nghĩa quan trọng để lễ hội được duy trì, kế thừa và phát triển trong tương lai và trong cộng đồng. Lễ hội Tịch Điền mang ý nghĩa lớn lao là giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc của quê hương Hà Nam, đồng thời quảng bá điểm đến du lịch Hà Nam nói riêng và Việt Nam với bạn bè thế giới.

Công tác an ninh, giữ gìn trật tự được ban tổ chức đẩy mạnh, nhằm ngăn chặn, giảm thiểu hiện tượng chen lấn, xô đẩy, tạo niềm tin cho khách du lịch vốn coi trọng yếu tố an toàn là hàng đầu khi tiếp cận điẻm đến du lịch. Với lễ hội Kiếp Bạc, năm 2016 đã không còn tình trạng mất trật tự xảy ra một cách lý tưởng. Mỗi kỳ lễ hội, Ban Tổ chức đóng 10.000 ấn để phát cho nhân dân và du khách thập phương. Số lượng ấn được giới hạn và phát cho từng người nên hiện tượng thương mại hóa phản cảm không diễn ra tại lễ hội Kiếp Bạc. Những năm trước, đường vào khu di tích và những điểm dừng chân có nhiều rác, nhưng khoảng 2 năm nay không còn hiện tượng này. Các tình nguyện viên đã tuyên truyền cho du khách giữ gìn vệ sinh môi trường, tổ chức thu gom rác thường xuyên nên khu di tích sạch sẽ hơn.

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia địa phương, số lượng khách tham dự lễ hội đông dần một phần là do lễ hội được nâng cấp và phát triển, một phần cũng do giao thông ngày càng thuận tiện cho việc đi lại của người dân. Như vậy việc nâng cấp và thêm nhiều hoạt động mới ở lễ hội đền Kiếp Bạc và Tịch Điền là một việc làm hiệu quả, được chứng minh qua thời gian. Việc phục dựng hay nâng cấp lễ hội mang nhiều yếu tố tích cực, những vẫn phải tiếp tục chú ý đến trải nghiệm và lựa chọn của khách du lịch tại điểm đến liên quan đến các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh công tác quảng bá tốt hơn nữa.

Việc quản lý - tổ chức lễ hội Tịch Điền thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và nhân dân tỉnh Hà Nam nhưng cũng còn nhiều tồn tại: Công tác tham mưu của ngành văn hóa – du lịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện và kế hoạch đề ra; Hệ thống văn bản chỉ đạo công tác tuyên truyền thiếu sự kiểm tra, giám sát và hướng dẫn cụ thể ở cơ sở; Những năm gần đây trong lễ hội hạn chế việc tổ chức hội thi vẽ, trang trí trâu do kinh phí tổ


chức hạn hẹp; Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành chưa thật sự nhịp nhàng và ăn khớp, việc chỉ đạo ngành thực hiện công tác tuyên truyền, công tác chuẩn bị các phương tiện, con người chưa sát sao, việc thực hiện theo kịch bản tổng thể ở một số nội dung còn thiếu chủ động, lúng túng và bộc lộ những sai sót, việc giải quyết các vấn đề vướng mắc còn thiếu dứt điểm. Công tác quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa trong lễ hội chưa được chú trọng. Bên cạnh đó, nhân lực quản lý, đội ngũ cán bộ của ngành, nhất là ở cơ sở còn thiếu về số lượng và chưa đáp ứng được nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện các khâu kịch bản đề ra. Một số cán bộ chưa nhiệt tình tham gia, coi việc tham gia lễ hội phải được trả công ngày như mức lao động phổ thông trên thị trường lao động.

Nguyên nhân của những tồn tại này theo kết quả nghiên cứu của luận án là do việc tham mưu để phê duyệt quy hoạch tổng thể khu tổ chức lễ hội Tịch điền còn chậm; Kinh phí tổ chức lễ hội Tịch điền phụ thuộc vào kinh phí của tỉnh, huyện chưa huy động được nguồn kinh phí xã hội hóa; Nhận thức của một số cấp ủy chính quyền cho rằng việc tổ chức lễ hội Tịch điền hàng năm gây tốn kém, nên tổ chức 2 – 3 năm một lần; Một số người dân nhận thức còn hạn chế cho rằng tham gia lễ hội phải có kinh phí; Sản xuất đồ lưu niệm phục vụ khách tham quan chưa được chú trọng.

Đối với lễ hội Kiếp Bạc, công tác tổ chức diễn ra thành công, an toàn, hấp dẫn, đảm bảo đầy đủ các nghi lễ truyền thống, tạo dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân dân và du khách thập phương. Đặc biệt là việc tổ chức Lễ khai ấn, ban ấn cho nhân dân và du khách thập phương được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đây là kết quả của việc quản lý có hiệu quả, việc xây dựng kế hoạch kỹ lưỡng, có sự tham gia ý kiến đóng góp của các ngành thành viên BTC nên khi triển khai nhận được sự đồng thuận cao. Bên cạnh đó, các hoạt động trong lễ hội có sự phối hợp nhịp nhàng, khoa học giữa các tiểu ban, các thành viên BTC và chính quyền địa phương tạo sự kết nối chặt chẽ trong tổng thể các hoạt động lễ hội, nhất là trong những ngày lễ trọng. Lễ hội đã khẳng định được tầm vóc, quy mô và ảnh hưởng rộng khắp, thu hút sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo trưng ương và của du khách thập phương.


Việc phát triển loại hình lễ hội du lịch là một xu thế tất yếu, nhưng do chưa có dự báo kịp thời, chưa có sự quan tâm đúng mức, đầu tư đồng bộ và thiếu tính toán khoa học dẫn đến phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và các giá trị vốn có của các di tích. Trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hiện nay, kế thừa truyền thống tinh hoa văn hóa dân tộc là yêu cầu tất yếu, song việc kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống phải có chọn lọc, có phê phán và có sự sáng tạo riêng. Do đó, bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống là một vấn đề đặt ra mang tính cấp bách và có nhiều ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng.

Đánh giá với hai bảng 2.1. và 2.2. cho thấy hiện nay cả hai lễ hội đều đã có những biến chuyển để trở thành sản phẩm du lịch nhưng sự tác động cho sự biến chuyển này chưa nhiều và chưa hiệu quả. Điều này đặc biệt nằm ở sự thiếu hụt các dịch vụ cung ứng du lịch như dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vui chơi giải trí... đáp ứng được các đối tượng khách và kéo dài thời gian lưu trú của họ. Để trở thành sản phẩm du lịch thực sự, khâu quản lý lễ hội phải là khâu đầu tiên cần phải thay đổi, cải cách theo hướng sản phẩm du lịch. Nhà quản lý cần xây dựng một lộ trình cho việc quản lý lễ hội gắn với phát triển sản phẩm du lịch. Những kiến nghị làm thế nào để quản lý lễ hội gắn với phát triển sản phẩm du lịch sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

Tiểu kết

Với cơ sở lý luận về quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch được đưa ra ở chương một, chương này là sự áp dụng lý thuyết đó để khảo sát hai trường hợp điển hình là lễ hội lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương) và Tịch Điền (Hà Nam). Kết quả khảo sát với tiếp cận phát triển du lịch nói chung và phát triển sản phẩm du lịch nói riêng cho thấy hiện trạng công tác quản lý (bao hàm việc tổ chức) hai lễ hội này có nhiều mặt làm được, nhưng vẫn có nhiều mặt còn tồn tại.

Khung nhận diện và đánh giá khả năng khai thác lễ hội truyền thống thành sản phẩm du lịch được áp dụng phân tích hai lễ hội Kiếp Bạc và Tịch Điền, rút ra những kết luận cơ bản: Với tư cách là tài nguyên du lịch, hai lễ hội Kiếp Bạc và Tịch Điền có nhiều tiềm năng khai thác cho hoạt động du lịch và từ đó phát triển sản phẩm du lịch; Với việc đáp ứng khoảng 8/10 (lễ hội Kiếp Bạc), 7/10 (lễ hội


Tịch Điền) của hệ nhận diện, hai lễ hội này phù hợp được quản lý gắn với phát triển sản phẩm du lịch ở mức cao; Đánh giá khả năng khai thác lễ hội Kiếp Bạc và lễ hội Tịch Điền thành sản phẩm du lịch từ bảng 26 chỉ tiêu ở Bảng 2.2. cho thấy ở bình diện chung Lê hội Kiếp Bạc đáp ứng tốt hơn lễ hội Tịch Điền với các đánh giá chỉ tiêu tương ứng Rất tốt 11/4; Tốt 5/5; Trung bình 6/6; Yếu 3/6; Kém 1/5. Theo thang đánh giá mức độ Likert thì tạm kết luận khả năng khai thác lễ hội Kiếp Bạc/lễ hội Tịch Điền thành sản phẩm du lịch ở mức chung tương ứng là Tốt/Trung bình.

Đây là cơ sở để chương tiếp theo đưa ra các đề xuất giải quyết những vấn đề chưa làm được cụ thể ở hai lễ hội này và từ đó đề xuất mô hình quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch cho các lễ hội có điều kiện tương đồng.


Chương 3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MANG TÍNH ỨNG DỤNG

3.1. Những vấn đề đặt ra từ góc độ lý thuyết

3.1.1. Quản lý lễ hội truyền thống là “trông coi và gìn giữ theo những yêu cầu nhất định”

Trong nền kinh tế thị trường, việc quản lý lễ hội trở thành sản phẩm là để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu thụ sản phẩm du lịch - những người mong muốn lễ hội Kiếp Bạc hay Tịch Điền không chỉ là những lễ hội thông thường mà phải được tổ chức “chuyên nghiệp” ở một mức độ cao hơn. Mặc dù có những hạn chế trong quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch, luận án vẫn có cơ sở để tin rằng quản lý lễ hội phục vụ phát triển sản phẩm du lịch là mục tiêu khả thi và có khả năng phổ biến trong điều kiện của Việt Nam. Luận án dựa vào những định nghĩa cơ bản của lý thuyết quản lý để đưa ra lập luận như vậy.

Trước hết, theo một định nghĩa về quản lý, thì “quản lý là trông coi và gìn giữ theo những yêu cầu nhất định.” [63, tr.66]. Vậy quản lý lễ hội gắn với phát triển sản phẩm du lịch thì bản chất vẫn là “trông coi” để “gìn giữ” lễ hội và việc nâng cấp đối tượng quản lý từ lễ hội truyền thống thành một phần sản phẩm du lịch là đáp ứng những yêu cầu nhất định trong bối cảnh hiện nay. Trong định nghĩa quản lý mà Hoàng Phê đưa ra, quản lý có 2 yếu tố: vừa trông coi và vừa gìn giữ theo những yêu cầu nhất định. Hai yếu tố này ràng buộc, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Nếu thiếu một trong hai yếu tố thì sẽ không làm nên khái niệm về quản lý. Tức là việc quản lý phải vừa đảm bảo giữ gìn nhưng việc đảm bảo giữ gìn đó không đóng kín, đóng chặt lại mà luôn mở ra với bên ngoài, lắng nghe những thay đổi bên ngoài để quản lý lễ hội tiến bộ hơn. Ngược lại, mặc dù quản lý có thể đem lại những thay đổi mới nhưng thay đổi đó phải đảm bảo tốt công tác giữ gìn trông coi. Như vậy nếu áp dụng lý thuyết này vào quản lý lễ hội Tịch Điền và lễ hội Kiếp Bạc thì có thể tin rằng việc quản lý những lễ hội này trở thành sản phẩm du lịch là có cơ sở từ lý thuyết quản lý. Quản lý để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch là hướng đi nên


phát triển nhưng không có nghĩa là bỏ qua bước gìn giữ coi trọng những gì đang có mà gìn giữ một cách khoa học, phù hợp với đời sống xã hội đương đại.

3.1.2. Quan điểm về sáng tạo văn hóa và tính chân xác (authenticity) của lễ hội truyền thống

Quản lý là trông coi và gìn giữ theo những yêu cầu nhất định (Hoàng Phê, 1988, tr.66) trùng với quan điểm về tính chân xác - một phần của lý thuyết quản lý. Trong đó, quản lý cần phải “trông coi” tính chân xác, nhưng vẫn tạo điều kiện cho “sáng tạo văn hóa” - một mặt tưởng như đối nghịch của chân xác nhưng lại chính là sự phát triển dựa trên những yêu cầu nhất định mà nhà quản lý cần phải đặt ra.

Sự tập trung vào chất lượng và tính chân xác nên là điểm cân nhắc rõ ràng đối với nhiều điểm tham quan du lịch văn hóa, trong đó có các lễ hội truyền thống. Du khách văn hóa là những người khá giả, có trình độ cao, có kinh nghiệm đi du lịch nhiều và là những người tinh tế đang tìm kiếm một trải nghiệm thú vị và độc đáo. Mặc dù hiểu biết của họ về di tích, di sản cụ thể hay một nền văn hóa cụ thể có thể giới hạn, nhưng dẫu vậy, họ vẫn có hiểu biết về văn hóa ngày càng tốt hơn qua thời gian. Hơn nữa, ngày càng có nhiều cộng đồng nhận ra được tiềm năng của du lịch văn hóa, sự cạnh tranh thu được từng đồng lợi nhuận từ các du khách văn hóa càng trở nên mạnh mẽ hơn. Một du khách tinh tế được giới thiệu nhiều lựa chọn sẽ chọn ra lựa chọn có giá trị nhất, kết hợp giữa chất lượng và giá cả. Thời kỳ trải nghiệm chất lượng sản phẩm du lịch thấp có thể thỏa mãn du khách không khó tính đã qua.

Tính chân xác là một tiêu chí trong việc đánh giá lễ hội truyền thống ở khía cạnh “lịch sử” hay “truyền thống”; và tính chân xác được nhiều người cho là tiêu chuẩn của giá trị của lễ hội truyền thống, tiêu chuẩn và ưu tiên của việc bảo tồn di sản. Hai điều nay ảnh hưởng mạnh mẽ đến lý thuyết và thực hành quản lý lễ hội truyền thống ở các địa phương, do đó làm cho việc đánh giá, nhìn nhận quản lý lễ hội truyền thống có nhiều diễn biến phức tạp trong bối cảnh hiện đại. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khái niệm, lý thuyết và thực hành “sáng tạo văn hóa” ở thế giới và Việt Nam, đã có sự xem xét, thảo luận lại về khái niệm “tính chân xác” của di sản văn hóa trong thơi kỳ hiện đại, vốn như hai khái niệm đối nghịch, từ đó, một số

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí