Lễ Hội Truyền Thống Được Hiểu Như Một Dạng Hàng Hóa Phục Vụ Cho Mục Đích Kinh Tế, Đặc Biệt Là Du Lịch


động lực cho công việc. Mức lương của người cán bộ quản lý còn quá thấp khiến họ vì kế sinh nhai và vì miếng cơm manh áo mà chưa toàn tâm toàn ý cho công việc quản lý.

d) Về ngân sách: Vấn đề luôn được đặt ra với các nhà quản lý nói riêng và những nhà hoạch định chính sách nói chung. Kinh tế quyết định chính trị nhưng không có nghĩa là không thể làm gì trong khoản ngân sách eo hẹp. Nếu biết quản lý hiệu quả, tận dụng mọi nguồn lực và thực sự tập trung để tạo ra sự thay đổi trong cách quản lý lễ hội theo hướng phát triển sản phẩm du lịch thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều kinh phí. Vấn đề này sẽ được phân tích rõ hơn trong nội dung tiếp theo.

3.2.2. Lễ hội truyền thống đơn điệu

Lễ cày Tịch điền Đọi Sơn về bản chất nằm trong hệ thống các lễ nghi nông nghiệp, nhằm cầu được mùa. Khi Nhà nước phong kiến tự chủ Đại Việt ra đời, các ông vua - mở đầu là Lê Hoàn đã đích thân đi cày, thể hiện tinh thần trọng nông, tôn vinh nông nghiệp, người nông dân và các giá trị văn hóa làng xã của các vương triều phong kiến. Côn Sơn - Kiếp Bạc cũng là lễ hội lớn của những người dân tại vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những người nông dân ngoài công việc đồng áng hàng ngày, họ cũng có tinh thần xây dựng đất nước, làng xã, uống nước nhớ nguồn, yêu quê hương đất nước. Lễ hội là nơi mà người dân mong muốn được kết nối với quá khứ và trở thành truyền thống lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Cơ sở kinh tế thay đổi kéo theo cơ sở xã hội thay đổi đã tác động rất lớn đến việc duy trì được hay không lễ hội truyền thống. Về mặt tâm lý, cả nhà nước, chính quyền địa phương và cư dân đều mong muốn duy trì và phát triển được các giá trị văn hóa của cha ông, là nơi để điều hướng tâm linh cộng đồng và tạo nên nhiều giá trị mới, bao gồm cả nguồn lợi kinh tế thu được. Tuy nhiên, cần phải thẳng thắn thừa nhận một thực tế rằng, các mô hình lễ hội truyền thống ở Việt Nam nói chung, các lễ hội ở Bắc Bộ như Lễ Hội Tịch Điền và Kiếp Bạc còn thiếu tính độc đáo (nhất là vùng lễ hội chính chỉ dựa trên một không gian văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội như đồng bằng sông Hồng). Chiếm quá nửa trong số hơn 7.000 lễ hội truyền thống trong cả nước song điều dễ nhận thấy, các lễ hội truyền thống ở Bắc Bộ chủ yếu hướng


tới việc thờ Thành Hoàng làng, một số nhân vật lịch sử (thậm chí thờ chung một người). Điều quan trọng hơn, hình thức lễ hội truyền thống lại “na ná” giống nhau và thường là quá chú trọng đến việc tế bái thánh thần hơn là phục vụ các nhu cầu tâm linh/thụ hưởng, chia sẻ/giải trí của cộng đồng và du khách. Vì thế, ngoài những du khách có nhu cầu tâm linh đặc biệt, các du khách đơn thuần (chiếm số đông) sẽ không hứng thú hay phát sinh nhu cầu từ các lễ hội đơn điệu như vậy. Ở đây, nghiên cứu sinh đang nhìn nhận vấn đề từ góc độ đưa lễ hội truyền thống thành sản phẩm du lịch thì phải đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của du khách.

3.2.3. Lễ hội truyền thống chưa coi trọng du lịch

Sự phát triển của du lịch lễ hội truyền thống những năm gần đây cho thấy một nhu cầu gia tăng của du khách và cả cộng đồng tổ chức lễ hôi truyền thống trong việc ngành du lịch và lễ hội truyền thống cần bắt tay với nhau để đem lại lợi ích cho cả hai. Tuy nhiên, những gì thể hiện ở lễ hội Tịch Điền, lễ hội Kiếp Bạc (tính chất 3 và 4 trong bảng đánh giá Lễ hội Tịch Điền và Lễ Hội Kiếp Bạc với tiêu chí trở thành sản phẩm du lịch) cho thấy vẫn tiếp tục thiếu vắng một sự đầu tư chất xám và tài chính cho việc hình thành “cung” nhằm đón nhận “cầu” từ du khách. Địa phương chỉ coi trọng việc làm lễ hội cho chính địa phương (gần như không quan tâm đến khách du lịch muốn gì và họ sẽ cảm thấy như thế nào). Nhưng điều đáng chú ý là chính người dân địa phương lại đang cảm thấy nhàm chán với lễ hội được tổ chức cho chính họ, vốn là niềm tự hào của chính họ. Địa phương cũng thể hiện một sức ì lớn khi qua gần 10 năm tổ chức vẫn chưa xã hội hóa được nguồn kinh phí đầu tư cho tổ chức lễ hội (lễ hội Tịch Điền), hầu như không bắt tay được với các hãng lữ hành, công ty du lịch để triển khai các mô hình sản phẩm dịch vụ phục vụ du khách trước, trong và sau lễ hội (lễ hội Tịch Điền và lễ hội Kiếp Bạc), chưa chú trọng phục vụ chính đối tượng khách lễ hội (ở một góc độ nào đó có thể coi là khách du lịch lễ hội) khi đối tượng này thực sự đông đảo (chỉ cần mỗi người tiêu xài một lượng tiền đủ nhỏ, có thể đem lại thu nhập xã hội cho địa phương rất lớn) (lễ hội Tịch Điền). Rõ ràng nhà quản lý ở địa phương có lễ hội (các cấp) đang thiếu lựa chọn trong mô hình quản lý để đạt được các mục tiêu mang tính chất thời đại.


3.2.4. Lễ hội truyền thống được hiểu như một dạng hàng hóa phục vụ cho mục đích kinh tế, đặc biệt là du lịch

Trong xã hội đương thời, di sản có thể được hiểu như một dạng hàng hóa phục vụ cho mục đích kinh tế, đặc biệt là du lịch. Tuy nhiên, giá trị của nó phức tạp hơn nhiều so với các loại hàng hóa, dịch vụ khác, đòi hỏi việc quản lý phải hợp lý và cẩn trọng. Ý tưởng về quản lý lễ hội truyền thống với tư cách là sản phẩm du lịch còn khá mới và nó xuất phát từ mong muốn thỏa mãn nhu cầu của khách tham quan. Một trong những trở ngại cho ý tưởng này là sự vận hành khác nhau của hai lĩnh vực du lịch và quản lý di sản văn hóa với hai mục tiêu dễ xung đột.

Du lịch thì tập trung nhiều hơn trong thu hút và làm hài lòng khách tham quan bằng sự hấp dẫn bên ngoài, trong khi quản lý di sản văn hóa thì tập trung về các giá trị nội tại và ý nghĩa sâu xa. Có những khoảng cách nhất định giữa bộ phận quản lý (khi họ cho rằng nhiệm vụ của họ là bảo tồn và giữ gìn nguyên vẹn di sản văn hóa) với bộ phận làm du lịch. Họ tập trung vào các nhiệm vụ khác nhau (bộ phận kinh doanh tập trung thu hút khách, trong khi bên bảo tồn cố gắng hạn chế số lượng khách tránh ảnh hưởng di sản) mà không có sự kết nối để tạo ra một sản phẩm mang tính chất hệ thống và bền vững. Chung quy, cần phải có sự cân bằng và kết hợp giữa mục tiêu chiến lược của các bên liên quan, cũng như những nguồn tài nguyên địa phương để có thể phát triển du lịch quảng bá văn hóa một cách hiệu quả.

3.2.5. Quản lý lễ hội truyền thống hướng đến phát triển du lịch nhưng lại hạn chế thay đổi, sáng tạo

Lễ hội truyền thống ở Việt Nam mặc dù số lượng nhiều, phong phú, trải dài trên các địa bàn lãnh thổ và thời gian song vẫn thiếu vắng một “sinh khí” thực sự, khi còn tồn tại những vấn đề có tính phổ biến như: sự lặp lại đến mức nhàm chán trong các nghi lễ, thiếu sự giải thích thấu đáo và phù hợp cho những nghi lễ cần thiết, là cốt lõi của lễ hội, sự bắt chước một cách máy móc giữ các địa phương trong nghi trình và nội dung lễ hội, trong giao diện hay nhận diện hình ảnh của lễ hội, sự “cạnh tranh” ngầm nhằm thu hút khách một cách đơn giản giữa các lễ hội bằng cách “họ có, thì mình cũng phải có”… Tính đặc sắc, hấp dẫn riêng có, hay những nhận diện đáng chú ý là những điểm yếu của đa phần lễ hội truyền thống hiện tại.


Sự cảm nhận giá trị lễ hội thiếu đa chiều, đối tượng dần mất đi tính cộng đồng của lễ hội cổ truyền. Điều này dễ thấy khi các tầng lớp thanh niên đi lễ hội nhưng không hiểu gốc tích, không hiểu lễ hội nhằm tưởng nhớ ai, đình hay đền thờ ai, chi tiết văn hóa nào là quan trọng trong lễ hội. Đa phần chỉ nhắm vào những hoạt động phụ trợ phục vụ đám đông đi lễ hội như các trò chơi, xem biểu diễn, pháo hoa, mua bán shopping hay chỉ đơn giản là đi chỗ đông người cho vui.

Mô hình bảo tồn lễ hội truyền thống hiện nay còn nhiều cứng nhắc, một số lễ hội ở quy mô làng xã với quan điểm bảo tồn y nguyên, thiếu sự phát triển phù hợp với nhu cầu của đối tượng cư dân mới, môi trường mới, đồng thời đáp ứng nhu cầu mở rộng công chúng lễ hội, phát triển niềm tự hào của cư dân bản địa và đem lại những nguồn lực vất chất mới từ “vốn văn hóa” cha ông để lại. Sự xơ cứng trong mô hình bảo tồn này có thể là nguyên nhân cơ bản cho sự nhạt nhòa của lễ hội cổ truyền và là lực cản cơ bản để các lễ hội trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa.

3.2.6. Bản thân cộng đồng cư dân chủ thể của lễ hội thiếu chủ động trong việc bảo tồn - phát triển lễ hội truyền thống

Có một sự giằng co thực sự giữa việc bảo tồn nguyên vẹn các lễ hội cổ truyền và nhu cầu đổi mới lễ hội truyền thống nhằm đạt được các mục đích, trong đó có mục đích về tài chính. Tuy nhiên, dường như sẽ là cấm kỵ, nếu đặt vấn đề biến lễ hội truyền thống thành các sự kiện hay sản phẩm du lịch. Cho đến thời điểm hiện nay, dù đã có một số ví dụ sinh động về việc quản lý – tổ chức lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch ở nước ta nhưng quan điểm coi việc tổ chức lễ hội truyền thống như là một sự kiện và các đối tượng tham gia vào tổ chức sự kiện đó coi lễ hội là một sản phẩm du lịch còn bị phản đối và chưa thể trở thành quan điểm chủ đạo trong thời gian tới. Sự bị động trong quản lý, tổ chức, ngại đổi mới, sợ “phạm húy” đã và đang là vấn đề căn bản trong việc có thể phát triển lễ hội truyền thống theo hướng biến thành sản phẩm du lịch được hay không? Tất nhiên, không phải lễ hội truyền thống nào, không phải nội dung nào trong lễ hội cũng có thể hay cần phải đổi mới, sáng tạo, nhưng giữ một tâm lý “không được thay đổi” sẽ kéo theo những két cục không mấy khả quan khi lễ hội thực sự cần phát triển.


Dễ thấy, hầu hết các lễ hội mang yếu tố làng xã, quy mô làng xã và được quản lý bởi những cá nhân/nhóm trong các làng xã nông nghiệp thì khả năng biến thành hàng hóa sản phẩm từ lễ hội truyền thống là hết sức khó khăn. Vấn đề này phần nhiều không bị quyết định bởi yếu tố kinh tế mà là quan điểm tâm linh, nhận thức xã hội của nhóm cư dân, cộng đồng đó. Ngoài ra, khi các lễ hội truyền thống diễn ra ở các làng với quy mô nhỏ và tầm tác động đến cộng đồng lớn không cao thì đương nhiên cộng đồng cũng ít tạo ra các áp lực lớn cho cư dân chủ thể phải thay đổi. Về mặt tâm lý, dường như các lễ hội truyền thống ở làng với quy mô như đã nói đã trở thành những “pháo đài” cho tư tưởng muốn duy trì nguyên trạng truyền thống. Các lễ hội ở Bắc Ninh, Hà Tây cũ phản ánh rất rõ quan điểm ứng xử này của cư dân. Còn đối với các lễ hội truyền thống nhưng ở phạm vi rộng hơn về quy mô, về tầm tác động của chủ thể thờ tự sẽ có nhiều hơn cơ hội thay đổi theo hướng có thể biến thành các sản phẩm du lịch văn hóa như lễ hội Hùng Vương (Phú Thọ), lễ khai Ấn đền Trần (Nam Định), lễ hội Chùa Hương (Hà Nội, Hà Tĩnh)… Có thể, đây cũng là một “phân công” tự nhiên, những rõ thấy, đã xa rồi cái thời “thánh làng nào làng nấy thờ”, thì sự cởi mở trong tâm lý bảo vệ di sản cũng chính những người gần gũi với di sản nhất sẽ giúp họ có nhiều lựa chọn hơn trong việc bảo vệ và phát huy di sản cho chính mình.

3.2.7. Ý chí của Nhà nước ảnh hưởng đến việc đưa lễ hội truyền thống thành sản phẩm du lịch

Luận án không đánh giá các quan điểm chính trị, mà nhận thấy, tất cả các thể chế nhà nước, các lý thuyết chính trị đều thừa nhận một điều: Luôn có sự xung đột quyền lực, lợi ích giữa thần quyền và thế quyền. Trong mối quan hệ này, thế quyền luôn muốn kiểm soát và xác lập sự quản lý đối với thần quyền. Trong khi đó, thần quyền luôn có xu hướng thoát khỏi sự kiềm tỏa của Nhà nước. Ở Việt Nam, lý luận nền tảng là Chủ nghĩa Mác – Lênin, luôn tôn trọng tôn giáo, tín ngưỡng, song vẫn lấy duy vật biện chứng làm nền tảng lý thuyết và xây dựng tâm lý xã hội. Vì vậy, việc Nhà nước đối với các lễ hội cổ truyền (ở mức độ nào đó là vấn đề tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo) luôn có quan điểm rõ ràng là tôn trọng tự do tín ngưỡng, song không để ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Điều này rất đúng và cần thiết trong xã hội Việt Nam hiện nay. Song, đã có những biểu hiện của sự tác động mạnh


mẽ một cách quan phương từ Nhà nước đối với những xu hướng mong muốn sáng tạo, phát triển những lễ hội truyền thống theo xu hướng mới.25

Với những nguyên nhân đó, mặc dù đã có những sự thay đổi trong tư duy, hành động của một bộ phận các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo các cấp và nhu cầu của nhân dân song tư tưởng về sáng tạo lễ hội truyền thống và biến lễ hội trở thành một sản phẩm du lịch vẫn chưa trở thành quan điểm được ủng hộ mạnh mẽ. Vì thế, việc tổ chức lễ hội như một sự kiện chuyên nghiệp trong du lịch cũng không thể thực hiện được. Lẽ dĩ nhiên, quan điểm muốn duy trì lễ hội truyền thống với những giá trị và hình thức xưa cũ luôn tìm được ý nghĩa hợp lý. Tạm chưa đánh giá đến quan điểm nào đúng hay sai nhưng xét về yếu tố văn hóa du lịch, kinh tế du lịch thì việc không thể biến một bộ phận lễ hội truyền thống có đủ điều kiện thành sản phẩm du lịch văn hóa là một điều đáng tiếc, nhìn trong bình diện chung của thế giới.

3.3. Đề xuất mô hình quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch

Luận án không cố gắng xây dựng một hình mẫu lý tưởng trong quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch chung chung mà tùy vào thực tế ở mỗi lễ hội, mỗi địa phương để vận dụng triển khai thành một mô hình thích hợp.

3.3.1. Mô hình hóa quản lý lễ hội gắn với phát triển sản phẩm du lịch

Qua quá trình nghiên cứu, luận án đề xuất một cách chính thức nội hàm của quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch gồm:

1) Nhận diện lễ hội truyền thống phù hợp quản lý gắn với phát triển sản phẩm du lịch (từ khóa: Nhận diện)

2) Đánh giá khả năng khai thác lễ hội truyền thống thành sản phẩm du lịch (từ khóa: Tiêu chí)

3) Đảm bảo 3 nguyên tắc quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch (từ khóa: Nguyên tắc)

4) Đảm bảo sự tham gia quản lý của tối thiểu 3 bên Nhà nước - Cộng đồng địa phương – Doanh nghiệp lữ hành (từ khóa: Tham gia)

25 Ví dụ như việc Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch đã có công văn can thiệp vào việc tổ chức lễ hội Bình Đà vào năm 2014 hay sự chỉ đạo không tiếp diễn lễ hội Lam Kinh trong những năm gần đây.


Từ nội hàm này, luận án mô hình hóa thành sơ đồ sau:


Nhận diện

Tiêu chí

Nguyên tắc

Tham gia


Sơ đồ 3.1. Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch


3.3.2. Nguyên tắc quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch

Để quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch cần đảm bảo 3 nguyên tắc sau:

1) Mỗi lễ hội truyền thống cần phải là một sản phẩm văn hóa độc đáo;

2) Lễ hội truyền thống cần được tổ chức gắn với sản phẩm du lịch trọn gói; và

3) Cộng đồng địa phương có năng lực quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch.

3 nguyên tắc này được cụ thể hóa trong bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Nguyên tắc quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch

Nguyên tắc

Chi tiết

1) Mỗi lễ hội truyền thống cần phải là một sản phẩm văn hóa độc đáo

(1) đối tượng thờ tự và không gian văn hóa diễn ra lễ hội đặc sắc

(2) nội dung lễ hội: phần lễ độc đáo, linh thiêng, phần hội hấp dẫn, dễ tham dự

(3) lễ hội có thể đáp ứng được nhu cầu đặc biệt của du khách


2) Lễ hội truyền thống cần được tổ chức gắn với sản phẩm du lịch trọn gói

(1) thiết kế tour, tuyến

(2) dịch vụ vận chuyển, ngủ, nghỉ

(3) ẩm thực và văn hóa ẩm thực

(4) quà lưu niệm

(5) dịch vụ giải trí


3) Cộng đồng địa phương có năng lực quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch

(1) năng lực tổ chức vận hành lễ hội.

(2) năng lực huy động và phân bổ nguồn lực (gây quỹ) phục vụ lễ hội truyền thống

(3) năng lực sáng tạo văn hóa

(4) năng lực marketing & truyền thông (từ chất lượng lễ hội đến tổ chức sự kiện đến báo chí truyên truyền)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 16


3.3.2.1. Mỗi lễ hội truyền thống cần phải là một sản phẩm văn hóa độc đáo

Thứ nhất, du khách sẽ quan tâm đến lễ hội truyền thống đó thờ ai và ở đâu(?) Rõ ràng, tầm tác động của đối tượng thờ tự trong lễ hội có ý nghĩa rất quan trọng đến việc xem lễ hội đó có được sự quan tâm của công chúng hay không? Vì thế, hẳn nhiên, đối với các lễ hội truyền thống thờ các vị vua, các vị anh hùng dân tộc hiển thánh như Hùng Vương, Vua Trần, Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Vua Lê… sẽ có tầm ảnh hưởng lớn và thu hút nhiều khách hành lễ. Ngoài ra, không gian lễ hội cũng rất quan trọng. Cũng là các vị vua, các anh hùng hiển thánh song nếu lễ hội đó diễn ra ở không gian văn hóa nơi các vị tiên hiền sinh ra, hoặc là nơi diễn ra các trận chiến đấu lẫy lừng sử sách… thì càng có ý nghĩa và tầm tác động to lớn. Chính vì thế, lễ vua Hùng phải ở Phú Thọ, lễ đức thánh Trần lớn nhất, hấp dẫn nhất là ở quê hương Nam Định, lễ hội về vua Quang Trung đương nhiên là ở Bình Định… Rõ ràng, đối tượng thờ tự và không gian văn hóa diễn ra lễ hội có yếu tố rất quan trọng quyết định đến tính đặc sắc của lễ hội truyền thống và xét về yếu tố kinh tế du lịch, đó là vấn đề then chốt để có thể biến các lễ hội đó trở thành sản phẩm du lịch hay không.

Thứ hai, là nội dung lễ hội. Có thể dùng quan điểm lễ hội bao gồm phần lễ và phần hội để tiện biểu đạt các vấn đề khoa học. Đối với cộng đồng, người ta sẽ chú ý đến phần lễ có độc đáo hay không. Cụ thể, đó là tính thiêng, tục hèm, diễn xướng dân gian... Ví dụ các lễ hội nổi tiếng xưa như câu "Bơi đăm rước giá chùa Thầy, vui thì vui vậy chẳng tày Dã La" hoặc những lễ hội cấp vùng nổi tiếng như Gióng, Ông Đùng Bà Đà (làng Quang Lang, Thái Bình), cướp Phết ở Vĩnh Phúc, ở Phú Thọ, lễ hội Xuân Phả (Thanh Hóa, Vật cầu bùn ở làng Vân, Bắc Ninh, Trò thiêng như "linh tinh tình phộc" ở Tứ Xã (Phú Thọ), các lễ nghi đặc biệt của việc hành lễ Vua Lý Nam Đế ở làng Giang (Hoài Đức, Hà Nội), thờ Vua Mai Thúc Loan (xã Mai Phụ, Lộc Hà, Hà Tĩnh)…

Trong khi đó, phần hội của các lễ hội truyền thống ngày càng nhận được sự quan tâm của du khách, đặc biệt là người trẻ tuổi. Có một thực tế là, các lễ hội truyền thống của Việt Nam nặng về việc tế lễ và diễn các tục hèm trong khi ít quan tâm tới

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí