Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Nhận thức của CBQL, GV các trường THCS thành phố Lào Cai về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách HS .. 44

Bảng 2.2: Nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của HĐTN 45

Bảng 2.3: Nhận thức của học sinh về tác dụng của HĐTN 46

Bảng 2.4: Đánh giá của CBQL, GV về nội dung HĐTN của học sinh các trường THCS thành phố Lào Cai 48

Bảng 2.5: Thực trạng các hình thức HĐTN của HS các trường THCS thành phố Lào Cai 49

Bảng 2.6: Đánh giá của CBGV về hiệu quả các hình thức HĐTN đã triển khai 50

Bảng 2.7: Thực trạng quảnlý HĐTNtại các trường THCS thành phố Lào Cai 53

Bảng 2.8: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch HĐTN của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Lào Cai 54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Bảng 2.9: Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN cho học sinh 56

Bảng 2.10: Thực trạng chỉ đạo tổ chức HĐTN cho học sinh 57

Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai - 2

Bảng 2.11: Yếu tố ảnh hưởng tới quản lýHĐTNcủa HS các trường THCS 60

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý HĐTN của

HS ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 83

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTN của HS

ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 83

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Hội nghị số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ ra rằng "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học"[14]. Trong đó các phẩm chất và năng lực của học sinh (bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt) sẽ dần được hình thành và phát triển thông qua các môn học và hoạt động giáo dục trải nghiệm.Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã đề cập: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”; “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập: đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông; giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”(dẫn theo [27]). Giáo dục phổ thông nhằm trang bị cho mỗi cá nhân kiến thức của nhiều lĩnh vực và các kỹ năng thái độ sống cần có để họ có thể bước vào cuộc sống xã hội sau này. Những nội dung giáo dục này được thực hiện thông qua các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp). Theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, các mục tiêu của hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) nói trên sẽ được thực hiện thông qua hoạt động trải nghiệm. Như vậy, HĐTN sẽ thực hiện tất cả các mục tiêu và nhiệm vụ của các HĐGDNGLL trước đây, hoạt động tập thể, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp…và thêm vào đó là những mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của giai đoạn mới.Giai đoạn giáo dục cơ bản kéo dài từ lớp 1 đến lớp 9. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình HĐTN tập trung vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách, những thói quen,

kỹ năng sống cơ bản: tích cực tham gia, kiến thiết và tổ chức các hoạt động; biết cách sống tích cực, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân; biết cách tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm. Khi học sinh được tự hoạt động, tự trải nghiệm khám phá các em sẽ tự chiếm lĩnh các kỹ năng sống hết sức quan trọng trong học tập và trong cuộc sống của bản thân học sinh. HĐTN đối với học sinh THCS có nhiều thú vị nhưng cũng không ít phức tạp, đòi hỏi phải có sự khéo léo, kịp thời, đúng đắn, lôi cuốn các em hoạt động, nhằm phát huy khuynh hướng tự lập, sáng tạo, tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật. Vì vậy, có thể nói HĐTN giữ vi ̣trí đặc biệt quan trọng trong quá trình rèn luyện nhân cách, hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh; HĐTN góp phần định hướng, điều chỉnh hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ thực tế hiện nay các trường THCS thành phố Lào Cai việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh cũng đã đượcdiễn ra khá phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Đa số các nhà trường đều thực hiện tổ chức trải nghiệm ngoài giờ học chính khóa, với việc lên kế hoạch, lịch trình và nội dung hoạt động cụ thể. Nhờ vậy, mỗi chuyến trải nghiệm đều diễn ra hiệu quả, nhanh gọn. Trước đây, để tổ chức trải nghiệm cho học sinh là một việc làm rất khó khăn đối với các nhà trường vì liên quan đến nhiều yếu tố như kinh phí, thời gian, lực lượng.Những năm gần đây, nhờ sự linh hoạt và mục đích trải nghiệm nên các nhà trường đã tổ chức khá hiệu quả. Các nhà trường kết hợp với phụ huynh tổ chức các chuyến trải nghiệm gắn với đặc thù vùng miền, nhằm đưa học sinh về với những giá trị thực tiễn ngay trên mảnh đất mà các em sống. Nhờ đó, mỗi chuyến trải nghiệm đã mang lại kết quả thiết thực, bổ ích. Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS là công việc không dễ thực hiện. Khi các trường học bắt tay vào thực hiện sẽ gặp phải không ít khó khăn. Cụ thể như sự khó khăn về thời gian tổ chức. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học hiện nay khá kín về thời lượng. Bên cạnh đó, phải kể đến yếu tố không gian, địa lí. Thông thường, các địa điểm như khu di tích, bảo tàng, các địa danh hay các khu công nghiệp, nông trại thường khá xa trường học. Đồng thời, yếu tố kinh phí thực hiện là khó khăn không nhỏ.

Một yếu tố quan trọng phải kể đến, khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm, nếu không có sự chuẩn bị về tâm lí và phương pháp, các em học sinh dễ bị rơi vào sự thụ động khi tiếp cận đối tượng trải nghiệm hoặc sẽ biến buổi học trải nghiệm thành một chuyến tham quan. Khi tổ chức, yếu tố về sự an toàn trong quá trình tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm là rất quan trọng. Do khoảng cách địa lí,phương tiện di chuyển và đối tượng trải nghiệm nên việc đảm bảo an toàn trong quá trình tổ chức cho số đông học sinh tham gia học tập sẽ gặp không ít khó khăn.

Để đạt được mục đích, yêu cầu và hiệu quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các nhà trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp giáo dục, mỗi nhà trường cần có một chương trình, kế hoạch và phương pháp tổ chức thật sự khoa học và phù hợp. Nhận thứcnhững điểm yếu của HĐGDNGLL hiện tại và hiểu được ý nghĩa, vai trò của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Xuất phát từ yêu cấu đó tôi đã chọn đề tài “Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường THCS thành phố Lào Cai” cho công trình nghiên cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động TN của học sinh các trường THCS thành phố Lào Cai. Đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý HĐTN của học sinh ở các trường THCS thuộc thành phố Lào Cai nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động trải nghiệm của học sinh ở trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường THCS thành phố Lào Cai.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường THCS thành phố Lào Cai trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên quá trình tổ chức còn tồn tại những bật cập, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu mục tiêu hình thành phẩm chất đạo đức cho từng cá nhân học sinh và chưa thực sự cho học sinh trải nghiệm. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý HĐTN một cách khoa học

đồng bộ, phù hợp với đặc điểm của học sinh, của nhà trường và huy động được sức mạnh của giáo viên, cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội… thì hiệu quả hoạt động này sẽ được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐTN của học sinh ở trường THCS

5.2. Thực trạng HĐTN và quản lý HĐTN của học sinh ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

5.3. Biện pháp quản lý HĐTN của học sinh ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

-Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý HĐTN (hoạt động giáo dục NGLL trước đây) của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai.

6.2. Giới hạn về phạm vi, đối tượng khảo sát

- Đối tượng khảo sát: 20 cán bộ quản lý, 85 giáo viên, 100học sinh các lớp 6, 7, 8,9 của 5 trường THCS thành phố Lào Cai.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luâṇ

Trên cơ sở sử dụng các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa để nghiên cứu các tài liệu liên quan nhằm hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh THCS.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát hoạt động của giáo viên, học sinh để tìm hiểu thực trạng, cách tiến hành, tác dụng của hoạt động trải nghiệm, hứng thú học tập của học sinh trong giờ học có sử dụng hoạt động rải nghiệm, từ đó đưa ra nguyên nhân của thực trạng.

- Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với những câu hỏi đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các lớp 6, 7, 8, 9 nhằm thu thập những thông

tin về thực trạng việc quản lý HĐTN tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai trong giai đoạn hiện nay.

- Phương pháp phỏng vấn: Trò chuyện với cán bộ, quản lýgiáo viên, học sinh để tìm hiểu hiệu quả của phương pháp nhóm và những khó khăn khi sử dụng hoạt động trải nghiệm. Việc thực hiện những yêu cầu khi sử dụng hoạt động trải nghiệm, những điều kiện cần thiết để phát huy tối đa hiệu quả của khi sử dụng hoạt động dạy này.

- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của hội đồng tư vấn đề cương luận văn, chỉnh sửa thông qua giáo viên trực tiếp hướng dẫn; Đặc biệt, được sử dụng để xin ý kiến các chuyên gia (khảo nghiệm) về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTN do luận văn đề xuất.

7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin

- Sử dụng toán thống kê, các phần mềm tin học để xử ký kết quả điều tra.

8. Cấu trúc luận văn

Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục phần nội dung chính gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý HĐTN của học sinh các trường trung học

cơ sở.

- Chương 2: Thực trạng HĐTN và quản lý HĐTN của học sinh các trường THCS

thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

- Chương 3: Biện pháp quản lý HĐTN của học sinh các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm

Vấn đề học tập qua trải nghiệm không phải là vấn đề mới với nhiều nước trên thế giới, nhưng với Việt Nam vấn đề này còn khá mới. Đặc biệt chưa có tài liệu nghiên cứu, tác phẩm, luận văn, luận án nào trình bày cụ thể, chi tiết đến tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tham khảo, tiếp cận các lợi tài liệu đề cập đến những vấn đề chung của hoạt động trải nghiệm như sau:

Ở nước ngoài:

Lý luận về giáo dục đã được nhiều các nhà tâm lí học, giáo dục học quan tâm nghiên cứu và hoàn thiện từ khá sớm. Hệ thống lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo tuy có nhiều nghiên cứu khác nhau song được trình bày thống nhất với hệ thống lí luận về hoạt động dạy học. Đầu tiên phải kể đến Lý thuyết hoạt động nghiên cứu về bản chất quá trình hình thành con người. Luận điểm cơ bản của Lý thuyết hoạt động, đã trở thành nguyên tắc nghiên cứu bản chất người và quá trình hình thành con người, đó là “Tâm lí hình thành thông qua hoạt động”. Điều này có nghĩa là, chỉ thông qua hoạt động của chính bản thân con người, thì bản chất người, nhân cách người đó mới được hình thành và phát triển. Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Không có hoạt động, không có con người, do vậy cũng không có xã hội loài người. Nguyên tắc “Tâm lí hình thành thông qua hoạt động” có ý nghĩa chỉ đạo, tổ chức các hoạt động giáo dục con người trong nhà trường trong học tập và giáo dục, rèn luyện, việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo…là hoạt động của chính người học. Con người có tự lực hoạt động mới biến kiến thức, kinh nghiệm mà xã hội tích lũy được thành tri thức của bản thân.

Cùng với Lý thuyết Hoạt động, Lý thuyết tương tác xã hội đã chỉ ra rằng môi trường xã hội - lịch sử không chỉ là đối tượng, là điều kiện, phương tiện mà còn là môi

trường hình thành tâm lý mỗi cá nhân. Con người tương tác với những người xung quanh, tương tác trong môi trường xã hội, đã giúp hình thành tâm lý người. Vận dụng nguyên lý trên trong giáo dục, L.X. Vưgôtxki, nhà Tâm lí học Hoạt động nổi tiếng trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng trong giáo dục, trong một lớp học, cần coi trọng sự khám phá có trợ giúp (assisted discovery) hơn là sự tự khám phá. Ông cho rằng sự khuyến khích bằng ngôn ngữ của giáo viên và sự cộng tác của các bạn cùng tuổi trong học tập là rất quan trọng. Điều này cho thấy để hình thành tri thức, kỹ năng, kĩxảo có hiệu quả cao, không chỉ coi trọng sự chỉ dẫn, hướng dẫn của giáo viên mà phải coi trọng hoạt động cùng nhau, coi trọng sự hợp tác, làm việc cùng nhau giữa những người học.

Trong những năm 80 - 90 của thế kỉ XX Lý thuyết Kiến tạo ra đời và phát triển, các tác giả của Lý thuyết Kiến tạo quan niệm hoạt động học là quá trình người học tự kiến tạo, tự xây dựng tri thức cho chính mình. Người học tự xây dựng những cấu trúc trí tuệ riêng về nội dung học, lựa chọn những thông tin phù hợp, giải nghĩa thông tin trên cơ sở vốn kinh nghiệm (tri thức đã có) và nhu cầu hiện tại, bổ sung những thông tin mới để tìm ra ý nghĩa của tài liệu mới. Như vậy, hoạt động học là quá trình người học tự kiến tạo tri thức cho chính mình chứ không phải giáo viên mang sẵn lời giải đến cho họ, ngoài ra, Lý thuyết Kiến tạo còn cho rằng: hoạt động học được hiểu không phải là hoạt động nhận thức cá nhân thuần túy mà là hoạt động cá nhân trong sự tương tác, giao lưu với các cá nhân khác, chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh cụ thể. Từ quan niệm trên về hoạt động học, Lý thuyết Kiến tạo quan niệm hoạt động dạy là hoạt động của giáo viên nhằm tổ chức và hướng dẫn hoạt động học người học. Người học là chủ thể tích cực của hoạt động dạy học. Một trong những lý thuyết nghiên cứu trực tiếp đến hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học là lý thuyết học từ trải nghiệm của David A Kolb. Trong lý thuyết học từ trải nghiệm, Kolb cũng chỉ ra rằng “Học từ trải nghiệm là quá trình học theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm. Học từ trải nghiệm gần giống với học thông qua làm những khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân”. Lý thuyết “Học từ trải nghiệm” là cách tiếp cận về phương pháp học đối với các lĩnh vực nhận thức. Nếu như mục đích của việc dạy học chủ yếu là hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí