Đối Với Các Trường Thpt Tại Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng

Kết luận chương 3


Dựa trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTSTHPT trên địa bàn bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. các nguyên tắc đã đảm bảo tính kế thừa, tính thực tiễn, tính hiệu quả, tính khả thi, tính đồng bộ. Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau bổ sung cho nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Giữa các biện pháp có sự hỗ trợ lẫn nhau, nó không tồn tại độc lập mà bổ sung kết quả cho nhau. Muốn hình thành, phát triển kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho HS DTTS đòi hỏi phải liến hành đồng bộ các biện pháp và thực hiện theo quy trình xác định.

Trong các biện pháp đề xuất biện pháp trọng tâm là: Giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS qua hoạt động ngoài giờ, xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS, Tích hợp giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS qua các môn học, giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS qua giờ sinh hoạt lớp, Giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS bằng cách mở rộng môi trường giao tiếp bằng Tiếng Việt ở gia đình và cộng đồng. Để sử dụng có hiệu quả các biện pháp này đòi hỏi người quản lý giáo dục cần phải căn cứ vào đặc điểm điều kiện của trường mình để từ đó vận dụng sáng tạo trong công tác quản lý các hoạt động dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS trong giáo dục là điều tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục và để người học có thể đáp ứng những thách thức của cuộc sống. Những nội dung nào hàm chứa kỹ năng giao tiếp thì cần xây dựng những chủ đề có nội dung và phương pháp hướng tới hình thành giáo dục những kỹ năng giao tiếp chuyên biệt đó. Đồng thời, quá trình giáo dục trong nhà trường cần phải được tổ chức theo hướng tiếp cận kỹ năng giáo tiếp đảm bảo sự tương tác giữa người dạy - người học và người học với nhau theo phương thức cùng tham gia, đảm bảo đạt được kết quả tổng hợp, toàn diện của cả kiến thức, thái độ, giá trị và kỹ năng, đảm bảo cho người học Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình, Học để chung sống với mọi người,… Quá trình giáo dục bao giờ cũng được quản lý dựa trên 4 chức năng cơ bản sau: * Xây dựng kế hoạch; * Công tác tổ chức; * Công tác chỉ đạo; * Công tác kiểm tra, đánh giá. Với các trường THPT, hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp đang được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Để đạt được mục tiêu giáo dục của Việt Nam là chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng kịp thời sự phát triển của đất nước cần phải có những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh để đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay.

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An, Cao Bằng cho thấy kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt của học sinh DTTS ở các trường THPT huyên Thạch An, Cao Bằng đã đạt được ở những mức độ nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An đã được quan tâm và được tiến hành thông qua nhiều hình thức, con đường khác nhau tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định để tổ chức GD kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS chưa được thực hiện thường xuyên. Những hạn chế về kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt của học sinh DTTS trường THPT huyện Thạch An, Cao Bằng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Học

sinh DTTS có tính nhút nhát thụ động, thiếu tính tích cực, chủ động trong mọi hoạt động, có nhiều giáo viên cũng chưa quan tâm đến hoạt động kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS, thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường.

Khắc phục thực trạng về quản lý hoạt động kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT huyên Thạch An, Cao Bằng cần thực hiện các biện pháp sau đây:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

- Tích hợp giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS qua các môn học

- Tổ chức hoạt động Giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS qua giờ sinh hoạt lớp.

- Tổ chức hoạt động Giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS qua hoạt động trải nghiệm

- Mở rộng môi trường giao tiếp bằng Tiếng Việt ở gia đình và cộng đồng

2. Khuyến nghị

2.1. Đối Sở Giáo dục và đào tạo Cao Bằng

Về vấn đề xây dựng chương trình hoạt động, rèn luyện, phát triển

KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh: Việc áp dụng chương trình khung của bộ Giáo dục và đào tạo là một trở ngại rất lớn đối với các trường phổ thông trong việc xây dựng nội dung chương trình giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay. Các trường hầu như không đủ quỹ thời gian và thiếu yếu tố nhân lực, vật lực để tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục cho học sinh tham gia. Chúng tôi kiến nghị với Sở Giáo dục & Đào tạo Cao Bằng xem xét tạo điều kiện cho trường THPT Canh Tân được chủ động xây dựng chương trình HĐGDNGLL riêng, phù hợp với đặc thù của nhà trường, phù hợp với điều kiện ăn ở tập trung của học sinh. Từ đó tích hợp, lồng ghép nội dung phát triển KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh một cách thích hợp, hiệu quả.

2.2. Đối với các Trường THPT tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

Nhà trường cần có những kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho HSDTTS trong nhà trường, tạo điều kiện mọi mặt cho giáo viên, các tổ chức Đoàn Thể; Đưa ra những quy định

chung về giao tiếp bằng Tiếng Việt có văn hóa trong trường học, tạo môi trường giao tiếp thân thiện, lịch thiệp trong nhà trường, điều này sẽ tạo cho học sinh có ý thức hơn trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt. Nhà trường nên có những hoạt động gắn kết với gia đình với già làng, trưởng bản, chính quyền địa phương để GDKNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS.

Các trường giao quyền chủ động cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học: Điều chỉnh, tích hợp hoặc tăng thời lượng; phân luồng đối tượng học sinh, tổ chức dạy học theo hướng cá thể hóa, chấp nhận sự khác biệt trong lớp học. Chỉ đạo giáo viên rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa (SGK), tài liệu học tập đề xuất với tổ chuyên môn chủ động, linh hoạt điều chỉnh, tinh giảm, lược bớt những nội dung trùng lặp về giảng dạy KNGT bằng Tiếng Việt. Thay đổi ngữ liệu cho phù hợp với vùng miền và học sinh DTTS, trên nguyên tắc đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh.

2.3. Đối với các giáo viên trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

Về phía giáo viên: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Thường xuyên tương tác với học sinh, thân thiện, tích cực trao đổi, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh. Giáo viên quan tâm đến việc phát triển kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh thông qua tích hợp các nội dung trong tổ chức bài học. GV cần thay đổi cách dạy từ chỗ chỉ chú trọng đến nội dung chuyên môn trong các giờ dạy thay vào đó nên lồng ghép nội dung GD KNGT bằng Tiếng Việt cho HS người DTTS vào các bài giảng.

2.4. Đối với học sinh DTTS tại trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

Có thái độ tích cực trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt, tích cực chủ động trong thiết lập các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè. Trong quá trình giao tiếp bằng Tiếng Việt luôn ý thức và rút ra các bài học thực tiễn về giao tiếp để hoàn thành kỹ năng giao tiếp cho bản thân. Đặt ra các mục tiêu, kế hoạch hoạt động, học tập phù hợp, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao, học hỏi thầy cô, bạn bè có kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt tốt để hoàn thiện bản thân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hoàng Anh (2001), "Vấn đề giao tiếp sư phạm trong cấu trúc năng lực sư phạm", Tạp chí tâm lý học.

2. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008), 300 tình huống giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Thanh Bình (1997), Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp sư phạm,

Luận án tiến sĩ.

4. Các - Mac (1854), Luận cương về Phoi - Ơ - Bắc tuyển tập.

5. Nguyễn Liên Châu (2000), Đặc điểm giao tiếp của hiệu trưởng tiểu học, Luận án tiến sĩ.

6. Nguyễn Văn Đồng (2006), Một số đặc điểm giao tiếp ngoài giảng đường của sinh viên, Luận án tiến sĩ, (2009) Tâm lý học giao tiếp, NXB Chính trị - Hành chính.

7. Hoàng Thị Lệ Hà (2010), Văn hóa giao tiếp trong hoạt động tiếp dân của cán bộ, công chức, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

8. Phùng Thị Hằng (2007), Một số đặc điểm giao tiếp của học sinh trung học phổ thông dân tộc Tày, Nùng, Luận án tiến sĩ.

9. Ngô Công Hoàn (1992), Một số vấn đề tâm lý học về giao tiếp sư phạm, Hà Nội.

10. Đặng Quang Hoàng (2006), Giao tiếp ngôn ngữ, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

11. Lê Xuân Hồng (1996), Một số đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo trong nhóm chơi không cùng độ tuổi.

12. Nguyễn Thị Huệ (2012), Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở, Luận án Tiến sỹ Tâm lý học, Trường ĐH SP Hà Nội.

13. Kak - Hai - NơDích (1990), Dạy trẻ học nói như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Bùi Thị Luyến, Phát triển năng lực sử dụng tiếng việt cho học sinh khmer cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh - tính cấp thiết, thực trạng và giải pháp.

15. Nguyễn Bá Minh (2008), Giáo trình nhập môn khoa học giao tiếp, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

16. Ngô Giang Nam (2015), Phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên dân tộc thiểu số, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

17. Nguyễn Thị Oanh (1993), Tâm lý học truyền thống và giao tiếp, Đại học Mở - bán công thành phố Hồ Chí Minh

18. Nguyễn Quang Sáng (2001), Đặc điểm giao tiếp của học sinh trung học cơ sở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Sơn La, Luận văn thạc sĩ.

19. Nguyễn Văn Thăng (2005), Một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học sinh đầu tuổi học người dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sĩ.

20. Đoàn Thị Thoa (2010), Văn hóa giao tiếp của người Việt ở miền Tây Nam Bộ,

Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

21. Phan Thái Bích Thủy, Năng lực Tiếng Việt của học sinh dân tộc Chăm huyện An Phú, tỉnh An Giang.

22. Trần Trọng Thủy (1985), Đặc điểm giao tiếp sư phạm, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Tính (2009), Giáo trình phương pháp dạy học đạo đức ở trường tiểu học, NXB Đại học Thái Nguyên

24. VOV báo cáo UBDT Quốc hội (23/10/2018)

25. Phạm Viết Vượng (Chủ biên), (2006), Quản lý hành chính nhà nước và quản lý Giáo dục & đào tạo, NXB Đại học sư phạm.


Tài liệu nước ngoài

26. Albert J. Petitpas, "A Life Skills Development Program for High School Student- Athletes".

27. Beth D. Slazak (2013), “Improving Students: Teaching Improvisation to High School Students to Increase Creative and Critical Thinking”.

28. N.D. Lêvitov: " Nghệ thuật đứng ở vị trí người khác”

29. Schubert Foo, Shaheen Maijd, "Information Literacy Skills of Secondary School Students in Singapore".

30. Tri Suminar, Titi Prihatin, and Muhammad Ibnan Syarif, "Model of learning Development on Program Life Skills Educcation for Rural Communities".

31. Vũ Thị Hoàng Yến (2000), Đặc điểm ấn tượng ban đầu khi giao tiếp của học sinh trung học dạy nghề có kiểu nhân cách khác nhau, Luân văn thạc sĩ.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Phiếu khảo sát dành cho CBQL và giáo viên


Để đánh giá được thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An để đề ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, mong Thầy (cô) vui lòng trả lời những câu hỏi trong phiếu khảo sát sau.


Câu 1: Theo Thầy (cô) việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh THPT là người Dân tộc thiểu số có cần thiết không?

□ 1. Rất cần thiết

□ 2. Cần thiết

□ 3. Không cần thiết

Câu 2: Theo Thầy (cô) việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An có ý nghĩa gì?

□ 1. Giúp học sinh DTTS khắc phục những hạn chế, xóa bỏ rào cản về ngôn ngữ, biết cách thiết lập các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè những người xung quanh.

□ 2. Giúp học sinh có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng Tiếng Việt, tự tin trong quá trình học tập, tích cực tham gia các hoạt động từ đó phát triển thêm nhiều kỹ năng cho bản thân.

□ 3. Giúp học sinh phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cần thiết, đáp ứng những yêu cầu cần có của học sinh DTTS.

□ 4. Giúp các em học sinh tự tin hơn, ứng xử có văn hóa, ý thức chung sống trong cộng đồng và thực hiện hoạt động giao tiếp bằng Tiếng Việt có hiệu quả trong học tập và cuộc sống thường ngày.

□ 5. Ý kiến khác:……………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Câu 3: Thầy (cô) đánh giá kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt của học sinh là người Dân tộc thiểu số của trường mình

Stt

Kỹ năng

Tốt

Khá

TB

Yếu

1

Kĩ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp





2

Kĩ năng cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng

giao tiếp





3

Kĩ năng lắng nghe đối tượng giao tiếp





4

Kĩ năng tự chủ cảm xúc hành vi trong giao tiếp





5

Kĩ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu





6

Kĩ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp





7

Kĩ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp





8

Kĩ năng điều khiển quá trình giao tiếp





9

Kĩ năng thương lượng





10

Kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ





11

Kĩ năng nhận biết cảm xúc trong giao tiếp





12

Kĩ năng tiếp nhận và xử lý thông tin





13

Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ (Tiếng Việt)





14

Kĩ năng định vị





15

Kĩ năng thuyết trình trước đám đông





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - 14


Câu 4: Trong quá trình giảng dạy trên lớp Thầy (cô) có quan tâm đến phát triển kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh là người DTTS không?

□ 1. Thường xuyên

□ 2. Không thường xuyên

□ 3. Không bao giờ

Câu 5: Các hình thức đã được Thầy (cô) tổ chức giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại trường mình


Hình thức tổ chức

Mức độ thức hiện

Chưa TH

Không TH

Thường xuyên

Tích hợp nội dung về giáo dục kỹ

năng giao tiếp bằng Tiếng Việt trong các giờ tên lớp




Tạo môi trường luyện tập giao tiếp

bằng Tiếng Việt




Tổ chức các cuộc thi, giao lưu câu

lạc bộ, hoạt động tình nguyện, văn nghệ thể dục thể thao




Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí