Tre.
2. Phỏng vấn bác Bảy Hoàng - Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến
3. Lễ khánh thành Di tích Cây Da Đôi và khánh thành ngôi nhà làm việc của nữ
tướng Nguyễn Thị Định (Ngày 16/5/2020).
4. Phối hợp với TTVH& Điện ảnh tỉnh làm phim về Đại hội Đảng bộ Sở.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 28
- Danh Mục Các Điểm Di Tích Tại 2 Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt Của Bến Tre
- Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 30
- Danh Mục Hiện Vật Ở Di Tích Đồng Khởi Bến Tre
- Danh Mục Nhà Cổ Ở Thành Phố Bến Tre
- Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 34
Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.
5. Lễ giỗ Cụ Phan Thanh Giản mùng 5/9 âl 2020
6. Hỏa táng, gửi tro cốt các hài cốt mang quốc tịch Cam Pu Chia bị Pol Pot sát hại hiện bảo quản tại Bảo tàng tỉnh về chùa Ang, tỉnh Trà Vinh.
7. Ghi hình tư liệu ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương viêng Khu Lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định.
8. Lễ khởi công công trình lắp đặt bộ đàn đá do nghệ nhân Trương Đình Chiếu hiến tặng tại Khu Lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định 10/2020
9. Lễ Kỷ niệm Ngày Di sản Việt Nam - 23/11.
10. Khánh thành Khu lưu niệm Nguyễn Sinh Sắc tại xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam và Hội thảo Khoa học “Họat động và ảnh hưởng của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại Bến Tre”, 15/12/2020.
Tổng cộng: 151 phim tư liệu và phim quay thô chưa dựng.
+ Phim tư liệu hoàn chỉnh trong tỉnh: 15
+ Phim tư liệu hoàn chỉnh ngoài tỉnh: 11
+ Phim tư liệu thô trong tỉnh: 125.
Nguồn: Tổ QLDT Nguyễn Đình Chiểu - Nghiên cứu sinh tổng hợp tháng 1/2021.
PHỤ LỤC 16. TƯ LIỆU VỀ CÁC BẢN IN VÀ VIẾT TAY CHỮ NÔM TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
DO NHÀ NGHIÊN CỨU CHÂU ANH PHỤNG SƯU TẬP HƠN 60 NĂM QUA
Nghiên cứu sinh sưu tầm, điền dã từ tháng 8/2018 tại nhà ông Nguyễn Đình Phước (Hai Phước- ấp Hữu Nhơn, xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre- nơi hiện đang có mộ thân mẫu Nguyễn Đình Chiểu) cháu cố 5 đời của Nguyễn Đình Chiểu, sau đó có đối chiếu, thẩm định với văn bản lưu của Bảo tàng, sở VHTT &DL Bến Tre qua bà Nguyễn Thị Thu Thảo - Cán bộ Bảo tàng đã nghỉ hưu và ngày 25/7/2020 đã gặp nhà nghiên cứu Châu Anh Phụng tại 321/24, Phan Đình Phùng, phường 15, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19/8/2020 đã cùng gặp nhà nghiên cứu Châu Anh Phụng và TS. Olivier Tessier - GĐ Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại 113, Hai Bà Trưng, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, trao đổi, thẩm định, đối chiếu.
Bà Châu Anh Phụng dành cả đời nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu theo sở nguyện của người cha và sở thích cá nhân của bà. Đến nay bà đã sưu tập trên 200 đầu sách, tạp chí, bài nghiên cứu, bài báo về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu.
Trong số đó đáng kể nhất là các bản in, bản chép tay tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Cụ thể như sau:
A. SÁCH LỤC VÂN TIÊN BẰNG CHỮ NÔM: 05 quyển
-1/ Quyển Lục Vân Tiên truyện in bản gỗ do ông Duy Minh Thị sao lục: a/ Bìa sách: bản in Phật Sơn - Quảng Đông
b/ Bên trong:
-Bên mặt: Thiền Phước Lộc đại nhai
-Giữa: Lục Vân Tiên truyện
-Bên trái: Bửu Hoa Các phát hành
-2/ Bản sao quyển Lục Vân Tiên, viết tay của ông Trần Ngươn Hạnh (thầy dạy tiếng Việt tại Pháp do Abel des Micheld xuất bản năm 1883 tại Paris).
-3/ Quyển Lục Vân Tiên viết tay của Hòa Thượng Thích Đạt Hảo.
-4/ Quyển Lục Vân Tiên của Lạc Thiên biên khảo (dựa theo Abel des Micheld xuất bản năm 1883).
-5/ Quyển thơ Vân Tiên lục hồi, in bản gỗ (theo nhà nghiên cứu Hán Nôm Lan Đình – Nguyễn Đình Thái cho là quyển thơ Vân Tiên xưa nhất).
B/ CÁC BẢN CHỮ NÔM VIẾT TAY CỦA CỤ LÊ CÔNG CẨN, BÚT HIỆU LÊ
MINH ĐƯỜNG (1854-1939), người Cần Giuộc –Long An gồm: 1/ Bài “Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc” của cụ Đồ Chiểu.
2/ Quyển Dương Từ - Hà Mậu của cụ Đồ Chiểu (cổ nhất). Bìa 1: Dương Từ - Hà Mậu; Bìa 4: Hà Mậu tích.
Tổng cộng 07 quyển chữ Nôm (trong đó có 05 quyển Lục Vân Tiên).
Ngày 25 tháng 6 năm 2007, Sở Văn hóa –Thông tin Bến Tre có công văn gửi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Văn hóa nêu rõ:
“Theo tinh thần Công văn số 326/DS VH-DT ngày 5 tháng 4 năm 2007 của Cục Di sản Văn hóa. Sở phân công đồng chí Phạm Thị Lan- Phó Giám đốc Bảo tàng đến gặp Bà Nguyễn Thị Kim Anh bút danh Châu Anh Phụng để tìm hiểu tư liệu, hiện vật liên quan đến thơ văn của cụ Nguyễn Đình Chiểu.
Qua trao đổi và làm việc với bà Nguyễn Thị Kim Anh vào lúc 14 giờ ngày 18 tháng 5 năm 2007, được thông tin Bà còn đang lưu giữ một số tác phẩm Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc do các tác giả in hoặc viết tay ở thế kỷ XIX và XX như trên và công văn cũng đã đề nghị:
Qua mấy lần tiếp xúc với bà Kim Anh tại Tp. Hồ Chí Minh, mỗi lần gặp là mỗi địa điểm khác nhau, lần mới đây ngày 18 tháng 05 năm 2007 là ở số 336/1 A đường Vĩnh Viễn, phường 8, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.
Tất cả những quyển sách trên Bà hứa sẽ để lại cho Bảo tàng Bến Tre gìn giữ và phát huy nhưng vì tuổi cao sức khỏe ngày càng giảm, neo đơn và khó khăn về nhà ở, bản thân bà không tự khắc phục được nên bà yêu cầu Bảo tàng Bến Tre cấp cho bà 01 ngôi nhà ở Tp Hồ Chí Minh để ở và một số tiền để dưỡng già. Với yêu cầu của Bà, Bảo tàng không đủ kinh phí để thực hiện.
Sở Văn hóa - Thông tin Bến Tre đã chuyển đề nghị này đến Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Văn hóa xem xét và có ý kiến chỉ đạo. Tuy nhiên sau đó Bộ không trả lời chính thức và sự việc kéo dài cho đến nay 13 năm, khả năng các tác phẩm trên đã thất lạc. Theo ông Nguyễn Đình Phước thì bà Kim Anh có thể đã bán hoặc hiện không còn đầy đủ (?).
Theo ông Vương Lê Minh, quận 2, Tp. Hồ Chí Minh, cháu gọi bà Châu Anh Phụng là bà (chị của bà ngoại ông Minh) cung cấp cho nghiên cứu sinh ngày 12/9/2020; Bà Châu Anh Phụng hiện đã già, lẫn không còn đủ sức khỏe nhưng khi nói về Nguyễn Đình Chiểu thì rất sáng suốt và có thể nói 1 ngày không dừng. Do bà không có con cháu, không có nhà cửa nên các tài liệu về Nguyễn Đình Chiểu phần bị thất lạc, phần bị kẻ xấu dòm ngó, hiện cháu bà con chia nhau giữ một phần, riêng 5 cuốn được cho là bản viết tay, bản in các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu (nêu trên) hiện đang gửi tại Ngân hàng
Sacombank Tp. Hồ Chí Minh với chi phí mỗi tháng 10 triệu đồng, các tài liệu hiện con cháu lưu giữ có thuê Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II thực hiện các biện pháp nghiệp vụ lưu trữ định kỳ.
Hậu duệ Nguyễn Đình Chiểu (ông Nguyễn Đình Phước bìa trái) - những người đã cải táng mộ thân mẫu Cụ Đồ từ Ba Tri về Châu Thành (Ảnh: Nghiên cứu sinh chụp 8/2019)
Nhà nghiên cứu Châu Anh Phụng (trái) và TS. Olivier Tessier – GĐ Viễn Đông Bác Cổ Pháp trong cuộc gặp ngày 19/8/2020 tại Văn phòng Viễn Đông
Bến Tre, ngày 15/9/2020, Nguồn Nghiên cứu sinh
PHỤ LỤC 17.
ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH CỦA MỘT THUYẾT MINH VIÊN KỲ CỰU DI TÍCH MỘ VÀ KHU LƯU NIỆM NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Nguyễn Đình Chiểu nhà văn, nhà thơ yêu nước lỗi lạc của dân tộc, lá cờ đầu của nền văn tế Việt Nam, người để lại cho con cháu đời sau tấm gương yêu nước sáng chói thông qua những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của mình.
Nói đến cụ Chiểu thì không ai mà không biết về nhà văn, nhà thơ yêu nước nổi tiếng này, nhất là người dân Bến Tre, thông qua nhiều tác phẩm mà cụ đã sáng tác đã phản ánh trung thực cuộc sống và quan điểm của người dân dưới thời phong kiến, đặc biệt là tác phẩm Lục Vân Tiên đã cho ta thấy rõ nét nhất về cuộc đời và quan điểm sống của cụ, một nhà thơ mù lòa nhưng mang nhiều tâm tư và giàu lòng yêu nước. Nói theo Bách Khoa Toàn Thư để lại, khi triều đình nhà Nguyễn đã buông ngọn cờ khởi nghĩa thì lúc bấy giờ nhân dân miền Nam liền đứng lên kháng chiến chống lại thực dân Pháp, kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta về những vũ khí tối tân; lúc đó, ông bà ta chỉ có thể dùng tầm vông vạt nhọn, dao phay, mác vót để chiến đấu chống lại kẻ thù, nhưng riêng cụ Chiểu thì cụ lại dùng ngòi bút chính khí của mình để chống lại bọn thực dân Pháp. Với ngòi bút sắc bén, cụ đã viết nên nhiều tác phẩm kêu gọi người dân nêu cao tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm; thông qua nhiều tác phẩm, nhiều bài văn, thơ của cụ sáng tác lúc bấy giờ mà người dân như được tiếp thêm sức mạnh để chiến đấu với kẻ thù xâm lược, người này ngã xuống thì có người khác tiếp tục đứng lên, mọi người ai cũng đều đồng lòng đánh giặc. Với ngòi bút của mình Cụ Chiểu đúng là một nhà thơ lớn, cụ còn là một người thầy thuốc của nhân dân, đồng thời cụ cũng là một nhà giáo mẫu mực.
Cụ sinh vào ngày 01/07/1822, tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Nay thuộc khu vực Cầu Kho, quận 1, Tp Hồ Chí Minh.
Thân sinh của cụ là ông Nguyễn Đình Huy, làm thơ lại trong Văn Hàn Ty ở Huế. Ông đã có một vợ và hai con. Nhưng sau đó, ông theo tả quân Lê Văn Duyệt vào Gia Định, gặp bà Trương Thị Thiệt cưới làm vợ thứ và sinh ra cụ Nguyễn Đình Chiểu là người con đầu lòng. Cụ có bảy anh em, 4 trai và 3 gái.
Thuở nhỏ cho đến năm 10 tuổi, cụ sinh sống ở Gia Định cùng với mẹ. Sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, cụ theo cha chạy ra Huế ở nhờ nhà ông thầy ngự y (thầy thuốc chuyên trị bệnh cho vua) để học 8 năm. Trong 8 năm đó cụ học chữ và học nghề thuốc
rồi trở về Gia Định thi đậu tú tài năm 1843; sang năm 1846, cụ quyết định trở ra Huế để chuẩn bị cho khoa thi Hội vào năm 1849. Trong thời gian chờ đợi khoa thi Hội thì năm 1848, cụ đột ngột có tin mẹ mất, cụ đành bỏ dở khoa thi để trở về quê cùng với người em là Nguyễn Đình Tựu chịu tang mẹ.
Trên đường về, vì khóc thương mẹ quá độ, khóc đến nỗi cụ lâm bệnh nặng và sau đó bị mù cả hai mắt. Chính vì thế cụ đành phải dừng chân ở Quảng Nam để trị bệnh tại nhà một ông thầy thuộc dòng ngự y tên là Trung. Tại đây, cụ đã học luôn nghề thuốc của ông thầy Trung; ngày xưa, những người học Hán văn như cụ thì đa phần đều làm được nghề thuốc. Nhưng riêng cụ lại được học cả hai ông thầy giỏi, nên nghề thuốc của cụ nhanh chóng được nhân dân truyền tụng khắp nơi.
Sau khi trị bệnh đã ổn định, mặc dù đôi mắt không khỏi mù loà, nhưng cụ vẫn quyết định trở về Gia Định chịu tang mẹ. Khi mãn tang, cụ mở trường dạy học, bắt đầu làm nghề thuốc và sáng tác thơ văn. Cũng chính trong khoảng thời gian này, cụ đã sáng tác nên truyện thơ đầu tiên – đó là truyện “Lục Vân Tiên”. Tác phẩm này được viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ lục bát của dân tộc, dài 2.082 câu.
Nhân chuyến thăm Pháp năm 2011, GS Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam) tiếp xúc với tác phẩm này tại Viện Pháp, Paris. Ông kể: “Giữa kho sách bạt ngàn, giám đốc thư viện đã chuẩn bị sẵn những tác phẩm liên quan tới Việt Nam để giới thiệu. Khi thấy Lục Vân Tiên, tôi giật mình vì không tưởng tượng nổi lại có ấn phẩm độc đáo như vậy…”.
Ấn phẩm “độc nhất vô nhị”. Tác phẩm viết bằng chữ Nôm một bên có tranh minh họa được đại úy pháo binh Eugene Gibert người Pháp tặng cho Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp vào năm 1899. Đến năm 2016, tác phẩm này được dịch ra 3 thứ tiếng: (Anh, Pháp, Tiếng Việt).
Truyện kể về cuộc đời cụ vào khoảng thời gian năm 1843, sau khi cụ thi đậu tú tài thì có một gia đình giàu có ở Gia Định đã hứa gả con gái cho cụ. Nhưng, gia đình này liền bội ước khi nghe tin cụ bị mù loà. Qua tác phẩm này, cuộc đời của cụ nhanh chóng được nhân dân biết đến. Sau một thời gian, có người bạn thơ của cụ là ông Lê Tăng Quýnh (ông Lê Tăng Quýnh ngang tuổi với cụ, vừa là thầy giáo, vừa là Cai tổng), vì cảm phục tài năng, đức độ; đồng thời cũng cảm thương cho hoàn cảnh khó khăn của cụ nên đã xin với gia đình đem người em gái của ông là bà Lê Thị Điền gả cho cụ Chiểu.
Đến ngày 17/02/1859, sau khi thực dân Pháp chiếm thành Gia Định cụ đã cùng với gia đình xuôi thuyền về quê vợ, ở làng Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Nơi đây. Cụ đã hoàn thành tác phẩm Lục Vân Tiên và cũng tại nơi này sáng tác
nên áng văn bất hủ: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” và tác phẩm “Dương Từ Hà Mậu” với hai câu thơ nổi tiếng:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Ngày 05/06/1862, sau khi triều đình nhà Nguyễn ký hòa ước Nhâm Tuất, nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho thực dân Pháp thì một lần nữa, cụ lại cùng với vợ con rời quê hương Cần Giuộc xuôi thuyền về tị địa tại vùng đất Ba Tri này. Mãi cho đến tận bây giờ, vẫn không ai hiểu vì sao cụ lại chọn Ba Tri làm nơi gắn bó trong suốt quãng đời còn lại của mình. Có người thì cho rằng:” vì nơi đây là nơi đầm lầy xa giặc”; cũng có người cho rằng:” vì Ba Tri là mảnh đất đã sinh ra vị tiến sĩ đầu tiên của Nam kỳ lục tỉnh”, đó là tiến sĩ Phan Thanh Giản. Có lẽ vì tất cả những yếu tố trên nên cụ mới quyết định về đất Ba Tri.
Lúc đầu, cụ sinh sống tại nhà một người bạn thân là ông Nghè Long. Sau đó, cụ đã dựng được một ngôi nhà bằng lá tại làng An Bình Đông, nay thuộc khu phố 2, thị trấn Ba Tri (cách di tích Nguyễn Đình Chiểu 2,5km). Và cụ đã sinh sống trong khoảng thời gian 26 năm cuối đời tại đây. Trong khoảng thời gian 26 năm này, cụ đã để lại cho nhân dân Ba Tri và cả nước một tác phẩm lớn nữa, đó là tác phẩm “Ngư tiều y thuật vấn đáp”, trong đó có 2 câu thơ:
“Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ”
Sau khi sáu tỉnh Nam kỳ rơi hết vào tay giặc Pháp, cụ lại tiếp tục sáng tác nên bài văn tế thứ hai:“Tế lục tỉnh sĩ dân trận vong”; cùng với các bài điếu như: “Điếu Phan Tòng”; “Điếu Trương Định”; “Điếu Phan Thanh Giản”;…
Ngày 03/07/1888, sau một cơn đau nặng, cụ qua đời, hưởng thọ 66 tuổi. Sự ra đi của cụ đã để lại trong lòng những người dân nơi đây một niềm xót thương vô hạn. Lớp lớp học trò, con cháu, bà con gần xa và những người đã được cụ chữa khỏi bệnh…, đều đến để tang cụ với một niềm thương tiếc vô bờ. Ngày đưa linh cửu cụ về nơi an nghỉ cuối cùng, cả cánh đồng làng An Bình Đông.
trắng xóa một màu khăn tang.
Có thể thấy nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là một người sống thanh cao, giản dị. Cụ là một nhà thơ, một người thầy thuốc, nhưng đồng thời cụ cũng là một nhà giáo mẫu mực để lớp lớp thế hệ trẻ hôm nay phải noi theo. Trong cụ, lúc nào cũng dạt dào một tình
yêu thương đối với Tổ quốc, đối với đồng bào. Cụ căm thù bọn thực dân cướp nước, căm thù cái xấu, cái ác và tất cả điều đó đã được bộc lộ qua hầu hết các tác phẩm của cụ.
Nói đến sự nghiệp văn chương của cụ Đồ Chiểu thì phải nói đến công lao của cụ bà Lê Thị Điền, bởi bà Lê Thị Điền là một người con gái sống trong xã hội phong kiến nhưng bà có một quan niệm hết sức đặc biệt. Bà sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho giáo, giàu có, là em của ông Lê Tăng Quýnh (cai tổng ở làng Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), ông vừa làm cai tổng cũng vừa làm thầy giáo (như đã nêu trên); bà Lê Thị Điền sống trong gia đình có nề nếp như thế nên bà rất giỏi chữ nghĩa và đặc biệt là bà cũng rất đẹp, đẹp đến độ nhiều người giàu có, có chức quyền đều muốn đến hỏi cưới bà (thời phong kiến thì chỉ những người giàu có, có chức mới dám đến hỏi cưới em gái của Cai tổng), vậy mà bà không ưng ai hết. Ông Lê Tăng Quýnh thấy vậy mới hỏi bà: “Anh thấy nhiều người đến hỏi cưới em như vậy mà em có chọn ai không?”. Bà phản đối ngay và bà còn nói rằng: “Nếu sau này em lấy chồng, người đó dù có đui mù mà em tôn sùng, hợp với ý em, thì điều đó cũng nên”. Nghe vậy, ông Lê Tăng Quýnh mới giới thiệu về cuộc đời cụ Nguyễn Đình Chiểu cho bà nghe. Vì sao ông Lê Tăng Quýnh lại biết cụ Chiểu? Bởi trong thời gian cụ Chiểu dạy học, sáng tác thơ ở đất Gia Định, tình cờ ông Lê Tăng Quýnh có đọc được tác phẩm chép tay của cụ Chiểu, qua tác phẩm này ông rất cảm phục cụ Chiểu mới tìm đến nhà để làm “bạn thơ” với nhau. Trong thời gian tới lui nhà cụ Chiểu, ông thấy cụ là người tài đức nhưng sống trong hoàn cảnh mù lòa, khó khăn như vậy nên rất cảm thương và có ý muốn nói với cha mẹ để gả em gái của mình cho cụ Chiểu nhưng không có cơ hội. Nhân cơ hội bà Lê Thị Điền nói như vậy, ông mới kể về cuộc đời cụ Chiểu cho bà nghe, nghe qua bà rất xúc động và chấp nhận theo ý của anh mình là cải nam trang lên Gia Định để học, nhằm tìm hiểu về cụ Chiểu, (ngày xưa con gái không được đi học như bây giờ, nên phải cải nam trang là giả làm con trai mới được đi học). Sau thời gian học và tìm hiểu về cụ, bà thấy đúng như những gì anh mình nói và bà chấp nhận tiến tới hôn nhân. Đây là một quan niệm rất mới ở thời phong kiến, cũng chính vì quan niệm đó cho nên khi về sống ở bên cụ, lúc nào bà cũng hỗ trợ tích cực cho chồng, đặc biệt trong việc sáng tác thơ văn, bà là người có công ghi lại và phổ biến văn thơ yêu nước của cụ. Bà là một người vợ đảm đang, cần mẫn, hết lòng lo cho chồng, cho con; bà quả là người phụ nữ tuyệt vời mà không phải ai cũng làm được như vậy.Và có lẽ đây cũng chính là điều mà nữ sĩ Sương Nguyệt Anh đã được thừa hưởng từ người mẹ vĩ đại của mình (bà sinh được bảy người con, bốn trai ba gái, nữ sỹ Sương Nguyệt Anh là người con thứ năm của bà).
Nói đến nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, bà tên Nguyễn Thị Ngọc Khuê, tự Nguyệt Anh (tự Nguyệt Anh là do cụ Chiểu đặt cho bà; khi chồng bà mất, bà mới thêm chữ Sương trước tự). Bà sinh năm 1864, mất 1922; được thừa hưởng nhiều tố chất của cụ Đồ Chiểu,