Danh Mục Hiện Vật Ở Di Tích Đồng Khởi Bến Tre


nhiều thiên bẩm từ người mẹ tuyệt vời nên bà rất thông thái và trông rất xinh đẹp. Vì thế, có nhiều người ái mộ bà, trong đó có ông tri phủ Xuyên, học trò của ông Phan Đình Lượng (người dạy học ở làng An Bình Đông), ông Lượng đã gây không ít khó khăn cho cụ Chiểu lúc ban đầu, bởi ông này nghe tài cụ Chiểu từ ở đất Gia Định đến Cần Giuộc; ông ta sợ nếu cho cụ Chiểu dạy học, ông sẽ không có học trò để dạy.Vì lẽ đó mà ông ta luôn gây khó khăn cho cụ Chiểu. Lúc bấy giờ, cụ Chiểu phải nhờ ông Hương giáo Phan Ngọc Tòng ở làng An Bình Đông (thuộc thị trấn Ba Tri ngày nay), giúp cho cụ dạy học, (ông Phan Ngọc Tòng là người đầu tiên khởi xướng đánh Pháp ở tỉnh Bến Tre). Trong thời gian cụ Chiểu dạy học, người học trò của ông Lượng tên Xuyên, thường lui tới nhà để làm quen bà Sương Nguyệt Anh. Khi lớn lên ông Xuyên làm tri phủ, có vợ đẹp, vợ giàu, nhưng cũng không quên được bà Sương Nguyệt Anh. Lúc bấy giờ, ông Xuyên cho người mời bà Sương Nguyệt Anh đến phủ những ba lần, nhưng bà không đến; mời bà không được, ông ta bèn quay sang mời ông anh thứ ba của bà là ông Nguyễn Đình Chúc, mời rất nhiều lần để gây sức ép, buộc ông Chúc gả em gái cho ông ta. Lúc này, cụ Chiểu thấy vậy mới chuyển bà Sương Nguyệt Anh về Tiền Giang sinh sống, vì cụ biết nếu ở đất Ba Tri này không sớm thì muộn cũng gặp ông chủ tỉnh và ông tri phủ Xuyên gây rắc rối. Khi bà Sương Nguyệt Anh về sống ở Tiền Giang một thời gian thì ông tri phủ Xuyên tìm được chỗ ở, liền tìm cách cho người cùng ông đón bắt cóc bà Sương Nguyệt Anh, (bởi ông biết bà thường đi chợ Giồng Nhỏ Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang mỗi sáng). Trên đường đưa bà đi chưa khỏi đất Tiền giang thì gặp ông phó tổng Nguyễn Văn Tính, ông này văn võ song toàn, gặp chuyện bất bình giữa đường nên ông đã ra tay cứu giúp bà. Vì ơn nghĩa đó và vì ông Tính lại là thầy giáo cũng là thầy thuốc, nên rất hợp ý với bà và bà chấp nhận lấy làm chồng, mặc dù ông Tính đã có một đời vợ để lại một đứa con. Khi bà về sống với ông Tính, bà đã tận tâm nuôi người con này khôn lớn và ăn học đến nơi đến chốn, chớ không phải cảnh mẹ ghẻ con chồng như ta thường thấy, điều này làm tôn thêm đức tính tốt đẹp ở bà. Một thời gian sau, bà sinh được một người con gái đặt tên là Nguyễn Thị Vinh. Khi bà Vinh được 2 tuổi, ông tri phủ Xuyên lúc này vẫn không từ bỏ ý định đen tối của mình (mặc dù bà Sương Nguyệt Anh đã có chồng và là gái một con), lại một lần nữa, ông ta tiếp tục cho người đến để thực hiện âm mưu giết chồng bà Sương Nguyệt Anh và quăng mất xác. Bà không dám sống ở Tiền Giang nữa mà phải về làng Tân Thạch, Bến Tre để chịu tang chồng; trong thời gian chịu tang cũng không yên ổn với các chàng trai nhà nho lúc bấy giờ, trong số đó có một nhà nho ở huyện Mõ Cày, ông này ái mộ bà từ lâu, nhưng lúc bà chưa chồng ông không dám tỏ tình, (chắc bà Sương Nguyệt Anh đẹp mà lại giỏi thơ văn nữa nên ông ta ngại chăng?). Ngay cơ hội chồng bà mất chưa mãn tang, ông viết bốn câu thơ tỏ tình như sau:

“Ai về nhắn với Nguyệt Anh cô.


Chẳng biết lòng cô tính thể mô. Nào phải vãi chùa toang đóng cửa. Đây lòng gấm ghé bắt Cầu Ô”.

Khi nhận được bốn câu thơ này bà rất bực mình, vì bà đã lấy chữ “sương” đặt trước tự, (Sương có ý nghĩa là quả phụ), bà có ý muốn cho mọi người biết là bà ở góa thờ chồng, nuôi con, vậy mà ông Bảy Nguyện lại gửi thơ. Ngay lúc bực mình, bà lại gặp ông cử nhân Phạm Đình Chi, ông này không viết thơ mà đi thẳng tới nhà luôn và nói chuyện rất dai khiến bà khó từ chối, nên bà đành ra điều kiện: “Nếu tôi ra vế đối mà anh đối được thì chúng ta hễ nói chuyện”. Đường đường là một cử nhân ông đâu dễ chịu thua nên bèn chấp nhận, bà liền ra vế đối: “Đình làng tôi chẳng phạm. Thưa ông, ông Phạm Đình Chi?”. Khi ra câu đối, bà biết chắc ông này không thể đối được nhưng bà còn dặn một câu trước khi vào nhà sau: “Chừng nào anh có vế đối mới gọi tôi lên đó nghe!” Chờ một lúc lâu, bà thấy ông ta không thể đối được và phải rút dù ra về, bà bước lên nhìn dáng đi ủ rủ của ông ta thấy tội nghiệp, nhưng bà cũng không quên được thái độ ban đầu vênh váo ra kiểu ta đây là cử nhân đâu sợ gì ai, nào ngờ gặp phải con gái cụ Đồ vác dù chạy không dám quay đầu nhìn lại. Sau khi ông Phạm Đình Chi rời khỏi nhà, bà mới nhủ thầm: “Bây giờ mình phải đối lại như thế nào để các chàng trai đừng quấy rối mình nữa”. Bà liền ra câu đối:

“Chẳng phải tiên cô cũng đạo cô. Tuồng đời dâu bể biết là mô.

Lọng sườn dù rách còn kêu lọng.

Năm 1959, khi cải táng mộ bà Sương Nguyệt Anh từ xã Mỹ Nhơn (thuộc huyện Ba Tri-Bến Tre ngày nay) về nằm cạnh mộ cụ Chiểu và bà Lê Thị Điền; những người làm bia mộ cho nữ sỹ Sương Nguyệt Anh, lấy hai câu thơ cuối khắc trên bia mộ của bà, đó là câu: “Lọng sườn dầu rách còn kêu lọng. Ô bịt vàng rồng cũng tiếng ô”. Người dân đã chuyển thành bài hát ru: “Lọng che sương dù sườn cũng lọng. Ô bịt vàng dù trọng cũng ô”. /.


Nguồn: Trần Văn Nghĩa – Thuyết minh viên Di tích Nguyễn Đình Chiểu đã nghỉ hưu, Nghiên cứu sinh ghi chép và biên tập, Tháng 7/2020.


PHỤ LỤC 18. TƯỞNG NHỚ CỤ ĐỒ CHIỂU TỪ GÓC NHÌN GIA PHẢ

Năm nay, 2020, kỷ niệm 198 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu, hướng tới 200 năm sinh của cụ Đồ vào năm 2022, với tấm lòng thành kính tưởng nhớ về một nhà thơ – nhà giáo - một thầy thuốc yêu nước, thương dân mẫu mực, sau quá trình cất công sưu khảo, trao đổi với các bận cao niên, hậu duệ Nguyễn Đình Chiểu trong và ngoài tỉnh chúng tôi xin được chia sẻ một số thông tin, tư liệu xoay quanh gia phả Nguyễn Đình Chiểu với mong muốn làm sâu sắc và phong phú cuộc đời “sáng như sao Khuê” càng nhìn càng sáng của Nguyễn Đình Chiểu- một nhân cách lớn xứng đáng được vinh danh và kỷ niệm ở tầm thế giới nhân 200 năm sinh Nguyễn Đình Chiểu.

Theo bảng Tóm tắt gia phả cụ Nguyễn Đình Chiểu của Chi hội văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu, huyện Ba Tri, tháng 6/2001 thì Nguyễn Đình Tộc Phổ ghi năm 1811 ở làng Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên có hai họ Nguyễn: Họ Nguyễn Chánh và Nguyễn Đình, cùng chung một thỉ tổ là Nguyễn Thế Lại. Đến đời Nguyễn Đình Thế, họ Nguyễn mới chia làm hai: Nguyễn Chánh Nghĩa là anh, Nguyễn Đình Thế là em. Nguyễn Đình Đế trở thành Cao Cao Cao Tổ Khảo của họ Nguyễn Đình mà

Nguyễn Đình Chiểu là đời thứ chín. Như vậy:

Thỉ tổ: Nguyễn Thế Lại

Đời thứ 1: Nguyễn Đình Thế (Cao Cao Cao Tổ)

Đời thứ 2: Nguyễn Đình Đế (Cao Cao Cao Tổ Khảo) Đời thứ 3: Nguyễn Đình Thảo.

Đời thứ 4: Nguyễn Đình Hiên (húy là Hoa). Vợ là Hồ Thị Liệt, ở làng Phù Ninh (Thừa Thiên) sinh 5 người con trai, 1 người con gái.

Đời thứ 5: Nguyễn Đình Thung, vợ là Nguyễn Thị Kỳ, ở làng Gia Miêu, Tống Sơn, Thanh Hóa. Sinh 3 trai, 2 gái. Kỵ cơm ngày rằm tháng 7 âm lịch.

Đời thứ 6: Ông cố Nguyễn Đình Vân, Đình Vân lĩnh chức Đội trưởng thuộc Long võ vệ, tước than cận hầu vua. Có 3 vợ: Vợ trước thất truyền. Vợ sau là Trần Thị Phan và Trần Thị Thanh ở làng Tượng An (Thừa Thiên). Ba bà này là chị em ruột người Thượng An cùng tổng. Sinh 4 trai, 1 gái. Kỵ cơm 11 tháng 9 âm lịch.

Đời thứ 7: Nguyễn Đình Ánh (con Trần Thị Thanh). Vợ là Phạm Thị Ngoan, ở làng Thượng An (Thừa Thiên). Sinh 3 trai, 3 gái. Kỵ cơm mồng 8 tháng Giêng.

Đời thứ 8: Nguyễn Đình Huy (viết tiếp Nguyễn Chi Thế Phổ từ đời cha của ông sơ Nguyễn Đình Chiểu trở về sau (từ đời thứ tư đến đời thứ 9).

Ông Nguyễn Đình Huy, (Đời 1) hiệu Dương Minh Phủ, làm thư lại ở Văn hàn ty (Tương tự như Trung tâm lưu trữ) của Tổng trấn Lê Văn Duyệt, được triều đình nhà Nguyễn cấp đất tại xã Tân Thới-tỉnh Gia Định (nay thuộc phường Cầu Kho, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh). Khi Pháp vào đất Gia Định chiếm lấy đất này. Về sau Tỉnh trưởng Bến Tre (người Pháp) đích thân xuống tận Ba Tri gọi ông trả lại.


Đời thứ 9: Cụ Nguyễn Đình Chiểu (Đời 2) nói: “Đất vua không ai trả thì đất riêng của tôi có sá gì”, ông cương quyết không nhận lại.

Đời thứ 10: Ông Nguyễn Đình Chúc ((Đời 3) Đình Sáng, sinh 1858-1904 giỏi chữ nho, chữ Pháp, quốc ngữ làm thầy giáo dạy học tại ngã ba Trung Lương, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Năm 1904, cơn bão “Năm Thìn-Bão Lụt” dữ dội (năm Giáp Thìn), nước lụt cuốn trôi người thầy giáo 46 tuổi, nhờ bà con nơi đây tìm kiếm chôn cất. Một thời gian sau do chiến tranh chống Pháp, gia đình ly tán, nghèo khó nên bị thất lạc, người con trai Nguyễn Đình Ninh em ruột ông Nguyễn Đình Trưng con trai ông Nguyễn Đình Chúc có vợ, nhà ở chợ Tân Thạch đi tìm, bà con chỉ rằng có ngôi mộ người thầy giáo quê ở Bến Tre, còn có mộ bia đá xanh nên ông Nguyễn Đình Ninh dễ dàng tìm mộ ra được.

Đời thứ 11: Ông Nguyễn Đình Trưng (1882-1959 (Đời 4)), khi lớn lập gia đình ở xóm Cầu Đình, thị trấn Mỏ Cày, làm thợ hồ, nhà nghèo, khi mất an táng tại Mỏ Cày, sinh các con: Nguyễn Thị Nhự, Nguyễn Đình Phi (1911-1943 ở Mỏ Cày), Nguyễn Đình Cao.

Đời thứ 10: Ông Nguyễn Đình Chiêm (1869-1935 (Đời 3)), tự Trọng Vĩnh, hiệu Sơn Đẩu, là nhà soạn tuồng, sáng tác văn chương, thầy thuốc Đông y và cũng là thầy giáo dạy cùng trường thầy Trần Văn Trọng ở xã Mỹ Chánh, huyện Ba Tri. Đầu thập niên 1930, thầy Trần Văn Trọng làm mai bà Nguyễn Ngọc Mỹ con gái út của ông Nguyễn Đình Chiêm cho ông Lê Văn Minh. Ông Lê Văn Minh (1908-1983) làm thư ký Tòa Bố tỉnh Bến Tre thường gọi Ký Minh là con trai của Ông Cả Lê Văn Nhứt trong làng Hữu Định. Thập niên 1940, ông Lê Văn Minh có mua 5,0 ha đất ruộng của ông Mười Chánh tại ấp Hữu Nhơn, xã Hữu Định, trên cánh đồng rộng bao la, thấp trũng, nhiễm phèn có nhiều năng lác, chỉ trồng lúa mùa một vụ. Thập niên 1940-1950, nhiều nông dân nơi đây bắt đầu lên bờ trồng bông, khi thu hoạch mang về vùng Ba Tri tiêu thụ để dệt vải.

Đời thứ 12: Sau năm 1975, ông Nguyễn Đình Cao (Đời 5) – (1926-2004) con của ông Nguyễn Đình Trưng, cháu nội ông Nguyễn Đình Chúc, cháu cố cụ Nguyễn Đình Chiểu từ Sài Gòn về xã Hữu Định, huyện Châu Thành mua lại đất của bà Nguyễn Ngọc Mỹ và ông Lê Văn Minh (chị em chú-bác ruột ông Nguyễn Đình Trưng-cha ông Đình Cao) gần 1, 0 ha, mặt tiền 30 m quay ra hướng Đường Huyện 173 mà ông Lê Văn Minh đã sử dụng.

Đời thứ 13: Năm 2004, ông Nguyễn Đình Phước (Đời 6) cùng bà Lê Thị Cúc, Lê Thị Nữ, ông Lê Văn Ty (Đời 5) con của bà Nguyễn Thị Mỹ nhận thấy hàng năm mỗi khi tảo mộ thân tộc, gia đình phải tổ chức đi nhiều nơi xa xôi và các phần mộ bị ẩm thấp, không người chăm sóc có nguy cơ lạn mất nên quyết định làm đơn xin các cơ quan cức năng và chính quyền địa phương lần lượt qui tập cốt di dời về vuông mộ nằm cuối dãy


đất của gia đình, trong đó có thân mẫu cụ Nguyễn Đình Chiểu là bà Trương Thị Thiệt và con cháu dòng họ cụ Nguyễn Đình Chiểu cũng được tập hợp hài cốt từ nhiều nơi về đây trên mảnh đất 400 m2, cách Huyện lộ 173 khoảng 500 m, cách chợ Hữu Định khoảng 500 m vị trí về phía Tây Nam.

Ngày 6/4/2004 nhằm ngày 17/02 năm Giáp Thân, ông Nguyễn Đình Phước (Hai Phước, sinh 1947, nếu tính từ đời cụ Nguyễn Đình Chiểu là hậu duệ đời thứ 6) tiếp tục cải táng mộ cụ Nguyễn Đình Chúc từ ngã ba Cầu Cống, xã Đạo Thạnh, (Trung Lương), Tp. Mỹ Tho về đất nhà tại ấp Hữu Nhơn, xã Hữu Định. Ngày 6/4/2008, nhằm 1/3 năm Mậu Tý cải táng thêm 4 ngôi mộ từ ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Hòa và từ xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri về đất nhà ở ấp Hữu Nhơn, xã Hữu Định, huyện Châu Thành (giáp ranh Tp. Bến Tre), như vậy trong nền mộ tại đây hiện có:

1. Cụ bà Trương Thị Thiệt, thân mẫu cụ Nguyễn Đình Chiểu

2. Bà Nguyễn Thị Thành, em gái của cụ Nguyễn Đình Chiểu

3. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hương, con gái cụ Nguyễn Đình Chiểu

4. Ông Nguyễn Đình Ngưỡng, con trai Út của cụ Nguyễn Đình Chiểu.

5. Ông Nguyễn Đình Phước kể: “mộ phần cụ bà Trương Thị Thiệt năm 1848 tại quê Tân Triêm, làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (Nay là phường Cầu Kho, Quận 1, Tp. HCM). Sau đó, Pháp chiếm, cụ Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình về làng Thanh Ba, Cần Giuộc thì cụ Nguyễn Đình Chiểu di hài cốt bà Trương Thị Thiệt về làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc, rồi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây nên cụ tiếp tục về sinh sống tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Cụ Nguyễn Đình Chiểu tiếp tục di hài cốt mẹ mình về xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri.

Ngày 6/4/2008 (ngày 1-3 năm Mậu Tý) ông Nguyễn Đình Phước một lần nữa di dời hài cốt bà Trương Thị Thiệt từ xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri về xã Hữu Định, huyện Châu Thành. Như vậy, hài cốt bà Trương Thị Thiệt đã được con cháu di dời hài cốt 3 lần, 4 nơi an nghỉ”.

Năm 1968, bà Lê Thị Cúc cũng được các con cháu dòng họ của cụ ông Nguyễn Đình Lân và cụ bà Nguyễn Thị Phu, anh chị cùng cha khác mẹ với cụ Nguyễn Đình Chiểu rước từ Sài Gòn đi phi cơ đáp xuống phi trường Phú Bài, ông Nguyễn Đình Danh (sinh năm 1943) trong dòng họ đón rước. Về đến quê hương cụ Nguyễn Đình Huy, ấp Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên có ngôi Tổ Đình bằng gỗ đen, lợp ngói. Khi cúng giỗ Chạp, trước sân đình có tấm thớt đường kính gần 1,0 m dày 0,1 m và một con dao to. Ông Trưởng tộc cúng vái, cầu nguyện dòng họ mạnh giỏi, bình an… đoạn cuối ông nói lớn: “Ngày giỗ Tổ, từ lâu mi nói mi về mà mi không về do thất lạc… nay mi về mi phải quỳ xuống tạ lỗi Tổ tiên”. Xong, ông cầm dao chém vào thớt một cái, thể hiện sự răn dạy “Cây có cội, nước có nguồn, con cháu họ hàng luôn phải biết hướng về cội nguồn dòng họ”.

Năm 1969, đoàn Văn nghệ sĩ ở Sài Gòn do ông Mai Thọ Truyền dẫn đầu có nhà văn Sơn Nam, họa sĩ và các phóng viên đến huyện Ba Tri để khánh thành khu lưu niệm nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, gặp bà Nguyễn Thị Long (Thoại Long, 1904-


1973) người họa sĩ hỏi xin bà tấm hình của cụ Đồ Chiểu để họa ra nhiều hình khác, bà nói: “Ông Nội tôi ghét Tây nên không có chụp hình”.

Ngày 2/12/1972, đoàn sưu tầm tài liệu về Nguyễn Đình Chiểu do Hồ Hữu Tường dẫn đầu đến Ba Tri chọn nơi đặt bia kỷ niệm cụ Đồ.

Bà Lê Thị Cúc (sinh năm 1934) con của ông Lê Văn Minh và bà Nguyễn Ngọc Mỹ kể: Ngày 11/10/1973, ông Hồ Hữu Tường là nhà văn, nhà báo, chở ông Nguyễn Đình Cao cùng các con cháu trong gia đình như: bà Lê Thị Cúc, ông Lê Văn Ty, bà Lê Thị Bông, bà Nguyễn Thị Kim Phụng…từ Sài Gòn đến chùa Tôn Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An để dự lễ khánh thành bia kỷ niệm cụ Nguyễn Đình Chiểu.

Đời thứ 13: Năm 2002, ông Nguyễn Đình Phước (cháu Sơ đích tôn dòng nội, đời thứ 6 của cụ Nguyễn Đình Chiểu) cùng gia đình có làm đơn gửi đến các cơ quan hữu quan để xin di dời hài cốt các người thân của cụ Đồ Chiểu tập hợp về khu di tích đền thờ mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu, ấp 3 xã An Đức, huyện Ba Tri nhưng vì nhiều lý do khác nhau không được chấp thuận… Ông Nguyễn Đình Phước quyết định tập hợp chuyển hài cốt về ấp Hữu Nhơn, xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre với sự đồng ý bằng văn bản của Bảo tàng Bến Tre và chính quyền xã Hữu Định, huyện Châu Thành.

Cụ Nguyễn Đình Chiểu đã để lại một kho tàng văn chương vô giá, đó là bằng chữ viết thơ văn “đâm” thẳng vào thực dân Pháp cùng những người xua nịnh, mãi quốc cầu dinh, trước cảnh nước mất nhà tan, dân tình bị ngu hóa, biến dại để chúng ra sức bốc lột, vơ vét tài nguyên làm cho đời sống xã hội vô cùng khốn khổ, thật một lối văn chương “Văn dĩ tải đạo”.

"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

Căm lấy lòng nhơ mong thói bạc,Trời gần chẳng gánh gánh trời xa".

Tuy nhiên, cuộc đời trong sạch, tấm lòng thanh cao, không tài sản đất đai, không nhà cửa để lại đình huỳnh, thời thế loạn lạc, đa số con cháu cũng theo cụ một tấm gương:

“Sự đời thà khuất đôi tròng thịt, Lòng đạo xin tròn một tấm gương”

Sau đó, tiếp tục bằng sự nghiệp văn chương nhưng không được đến bến bờ, chỉ lấy cương mắng giặc, lấy nhu dạy đời cho những học trò bằng tinh thần yêu nước thương dân và hiện nay nhiều thế hệ đã đi tứ tán mưu sinh lập nghiệp trong cảnh nghèo khó, có người lâm vào túng thiếu.

Hiện nay, con cháu nội tộc cụ Đồ Chiểu chỉ còn tập trung khoảng 10 gia đình gọi cụ Đồ là ông Sơ ở ấp Hữu Nhơn, xã Hữu Định. Còn lại các cháu dòng ngoại đã có gia đình lập nghiệp nhiều nơi khác nhau. Rất ít người giàu có, thành đạt.


Nhìn chung, con cháu trong dòng họ của cụ Nguyễn Đình Chiểu hiền lành, chất phát, lam lũ làm ăn, không đua đòi, ganh tỵ, sống chan hòa giữa tình làng nghĩa xóm, được nhiều người chan chứa mến thương.

Hàng năm, thiết nghĩ cơ quan chức năng cùng địa phương nên mời đại diện dòng họ, cháu đích tôn cùng các con cháu của cụ Nguyễn Đình Chiểu đến tham dự Ngày hội Truyền thống Văn hóa tỉnh Bến Tre, kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của cụ tại Lăng Nguyễn Đình Chiểu xã An Đức, huyện Ba Tri. Đồng thời nên có phương án quy tập mộ thân mẫu Nguyễn Đình Chiểu về khu Di tích Nguyễn Đình Chiểu hiện nay hoặc kiểm kê khu mộ, đưa vào danh mục di tích được bảo tồn như 1 di tích vệ tinh của quần thể Di tích Nguyễn Đình Chiểu, từ đó xây khu đền thờ bà Trương Thị Thiệt - thân mẫu cụ Nguyễn Đình Chiểu hiện đang yên nghỉ vĩnh hằng tại ấp Hữu Nhơn, xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách đường Nguyễn Thị Định 1,0 km giáp ranh Tp. Bến Tre (theo như ý nguyện hiện nay của hậu duệ Nguyễn Đình Chiểu). Việc làm này phản ảnh một cách thuyết phục và là bài học thực tế về truyền thống hiếu thảo với đấng sinh thành mà Nguyễn Đình Chiểu đã từng thể hiện khi mẹ mình là bà Trương Thị Thiệt mất, ông đã khóc đến mù mắt!


Nghiên cứu sinh thực hiện, tháng 5 năm 2020.


PHỤ LỤC 19. DANH MỤC HIỆN VẬT Ở DI TÍCH ĐỒNG KHỞI BẾN TRE


TT

Mã số

Tên hiện vật

Niên đại

Kích thước

Chất liệu

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

01

NTTĐK.TT.01

Trống chầu

TK XX

Đường kính mặt trống 54cm

Gỗ + da thuộc

02

NTTĐK.TT.02

Mỏ

TK XX

105 cm x 19cm

Gỗ

03

NTTĐK.TT.03

Cái lu

TK XX

59cm x 48cm

Đất nung+ xi măng

04

NTTĐK.TT.04

Viên gạch tàu

TK XX

25cm x 25cm

Đất nun

05

NTTĐK.TL.01

Súng cây

TK XX

Dài 76cm

Gỗ

06

NTTĐK.TL.02

Súng cây

TK XX

Dài 53cm

Gỗ

07

NTTĐK.TL.03

Súng cây

TK XX

Dài 90 cm

Gỗ

08

NTTĐK.TL.04

Súng cây

TK XX

Dài 117cm

Gỗ

09

NTTĐK.TL.05

Súng cây

TK XX

Dài 106cm

Gỗ

10

NTTĐK.TL.06

Súng cây

TK XX

Dài 103cm

Gỗ

11

NTTĐK.TL.07

Chông bàn

TK XX

13cm x 05cm

Gỗ

12

NTTĐK.TL.08

Chông bàn

TK XX

19cm x 20cm

Gỗ

13

NTTĐK.TL.09

Chông đòn

TK XX

Dài 70cm

Gỗ

14

NTTĐK.TL.10

Chông đòn

TK XX

Dài 68cm

Gỗ

15

NTTĐK.TL.11

Chông đòn

TK XX

Dài 115cm

Gỗ

16

NTTĐK.TL.12

Mỏ

TK XX

Cao 20cm, đường kính 48cm

Gỗ

17

NTTĐK.TL.13

Mỏ

TK XX

Dài 55cm

Gỗ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.

Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 32

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/01/2024