Định Hướng Của Đảng Và Nhà Nước Ở Trung Ương Và Địa Phương Về Việc Gắn Kết Di Sản Văn Hoá Với Du Lịch


Tre đại diện về mặt loại hình di tích, giá trị di tích, về không gian địa lý, về khả năng liên kết tuyến điểm. Hiện tại, 2 Di tích này đã phối hợp tổ chức các hoạt động như trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, tổ chức lễ hội, tổ chức dâng hương, tổ chức bán hàng lưu niệm. Tại DTĐK, các hoạt động du lịch tổ chức bao gồm: trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, Mít tinh, họp mặt kể chuyện Đồng Khởi, “Tết quân dân” cùng nhiều hoạt động vui chơi, văn hóa văn nghệ… Ở DTNĐC, hoạt động điển hình nhất là tổ chức Ngày hội Truyền thống Văn hóa hàng năm đã trở thành nét đẹp truyền thống ở Bến Tre. Tuy nhiên, thực tiễn QLDT ở Bến Tre bộc lộ nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết. Sau 5 năm xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, đến nay cả 2 Di tích đều chưa có Quy hoạch và đồ án Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích sau khi được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Do đó, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần quan tâm thúc đẩy xây dựng các chính sách về bảo tốn di tích; sớm có quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị 2 Di tích quốc gia đặc biệt nói riêng và hệ thống DTLS-VH của tỉnh nói chung, giải quyết hài hòa mối quan hệ kinh tế trong văn hóa và văn hóa trong phát triển kinh tế. Qua tìm hiểu thực trạng đã đánh giá, phân tích kết quả điều tra khách du lịch,

kết quả phỏng vấn các tổ chức, cá nhân về một số hoạt động du lịch ở từng Di tích, so sánh kết quả đánh giá của du khách về hoạt động du lịch ở 2 Di tích; rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. Những hạn chế chủ yếu trong tổ chức hoạt động tại 2 Di tích theo hướng QLDT gắn với PTDL gồm: Tổ chức bộ máy và nhân lực; Nguồn lực đáp ứng yêu cầu hoạt động du lịch của Di tích; Việc xây dựng các tiêu chí và tổ chức hoạt động du lịch theo hướng cùng bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với PTDL; Công tác quảng bá, tiếp thị; Sự phối hợp giữa các bên tham gia trong tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích, đặc biệt là sự phối hợp giữa doanh nghiệp lữ hành, đơn vị QLDT và cộng đồng ở 2 Di tích phát triển sản phẩm du lịch còn sơ khai, chưa đủ sức vận hành theo mô hình du lịch di sản dù tiềm năng kinh tế đã có nhưng để biến thành khả năng trong PTDL là cả một quá trình cần sự quan tâm, nghiên cứu và đầu tư đồng bộ từ nhận thức đến hành động cụ thể của ngành chủ quản, chính quyền địa phương và cộng đồng, doanh nghiệp, người dân.


CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE

3.1. Cơ sở của đề xuất

3.1.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương về việc gắn kết di sản văn hoá với du lịch

Bám sát định hướng của Đảng và Nhà nước xác định trong đường lối xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; trong đó bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH là nhiệm vụ rất quan trọng, được nhấn mạnh trong Nghị quyết 33 của BCH TƯ Đảng khóa XI và Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH, đồng thời gắn với phát triển KTXH địa phương theo tinh thần Nghị quyết 33, cụ thể là: “Xây dựng cơ chế giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển KTXH. Bảo tồn, tôn tạo các DTLS-VH tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với PTDL”.

Định hướng bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH gắn kết với du lịch ở địa phương vừa là 1 bước cụ thể hóa, làm sâu sắc và phong phú đường lối phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước, vừa đảm bảo thực hiện đúng các nội dung quy định tại Luật Di sản văn hóa sửa đổi (2009), Luật Du lịch (2017) về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH, về quản lý và PTDL Việt Nam trở thành nền kinh tế mũi nhọn. Ở Bến Tre, đó là sự định hướng căn cứ từ các cơ chế, chính sách của tỉnh Bến Tre về bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH được thể hiện thông qua các Chiến lược, Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh trong những năm tới trên tinh thần chung là: - Phát triển sự nghiệp văn hoá phải tương xứng với phát triển kinh tế; phát triển đồng bộ văn hoá vật thể và phi vật thể, xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đồng thời phải giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá truyền thống; gắn phát triển văn hoá với xúc tiến du lịch, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Tầm nhìn chiến lược phát triển KTXH tỉnh Bến Tre đến năm 2030 và năm 2045 cũng như Nghị Quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Bến Tre lần thứ XI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.


(2020- 2025) đã nhấn mạnh tài nguyên phát triển KTXH của Bến Tre có tài nguyên du lịch văn hóa và chủ trương “hướng về phía Đông”. Trong nguồn tài nguyên này DTLS-VH được xem là tài nguyên quan trọng hàng đầu và định hướng PTDL từ tiềm năng, lợi thế trong đó có PTDL gắn với bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH là xuyên suốt; thu hút đầu tư hạ tầng PTDL gắn với khai thác, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tự nhiên, di sản văn hóa, liên kết hình thành các tuyến du lịch giữa Bến Tre với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành phố trong nước.

Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 16

3.1.2. Quan điểm quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch

3.1.2.1. Quan điểm vừa bảo tồn vừa khai thác bền vững di tích

Trên nền tảng lý thuyết Kinh tế học văn hóa cho thấy, bảo tồn di tích là hướng đến giữ gìn giá trị, tạo ra sản phẩm du lịch. Khai thác để phát huy giá trị, trong đó quan tâm đến giá trị kinh tế của di tích, tạo ra nguồn lực đầu tư trở lại bảo tồn DTLS-VH thông qua các nguồn thu từ khách du lịch là một xu thế của xã hội. Yêu cầu quán triệt quan điểm vừa bảo tồn, vừa khai thác bền vững di tích bao gồm:

Một là, bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH Bến Tre, nhất là giá trị kinh tế phải đảm bảo tính trung thực của lịch sử hình thành di tích, không làm sai lệch các giá trị và đặc điểm vốn có của di tích, giữ gìn nguyên vẹn, không làm biến đổi những yếu tố cấu thành di tích, đảm bảo tính nguyên gốc của di tích.

Hai là, khai thác DTLS-VH hướng đến phát huy những giá trị tổng hợp cả văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích trong phát triển sinh kế của người dân, góp phần phát triển KTXH ở địa phương; Các ngành VHTTDL, Giao thông, Xây dựng... khi xây dựng quy hoạch tổng thể phải đặt lên hàng đầu yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH, đảm bảo tôn trọng cơ sở pháp lý và khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện bằng các kế hoạch cụ thể gắn bảo tồn DTLS-VH với chiến lược phát triển KTXH trong đó có du lịch của địa phương và các ngành.

Ba là, tạo lập và duy trì mối quan hệ hài hoà giữa phát triển KTXH với bảo vệ DTLS-VH, trong đó phải coi trọng bảo tồn di tích; ngăn chặn lấn chiếm đất đai và xây dựng các công trình không phù hợp ở các khu vực bảo vệ DTLS-VH.

Bốn là, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong xã hội hóa hoạt động


bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của toàn xã hội trong quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị DTLS-VH. Trước hết là huy động nguồn lực, tham khảo kinh nghiệm mô hình “Đồng quản lý” nghề cá [Phụ lục 24; tr.267] vận dụng, kết nối các bên liên quan và cộng đồng di sản thực hiện “Đồng quản lý” di tích [60; tr.144].

3.1.2.2. Quan điểm hợp tác phát triển bền vững trong bảo tồn di tích

Quan điểm hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp lữ hành và các đơn vị QLDT tổ chức hoạt động du lịch tại điểm đến DTLS-VH. Quan điểm này bắt nguồn từ mối quan hệ bản chất của kinh tế và văn hóa thể hiện cụ thể ở hoạt động du lịch với nội dung chương trình du lịch, nhu cầu của khách du lịch. Nội dung hoạt động du lịch từ chủ đề, thời điểm, thời lượng, chi phí, qui định thực hiện… liên quan đến mục đích, hành vi, khả năng thanh toán của du khách; hoạt động du lịch tại DTLS-VH phải tạo nên sản phẩm mới, tôn vinh giá trị và bảo tồn bền vững di tích, đem lại sự lựa chọn sản phẩm du lịch cho du khách. Theo nghiên cứu sinh có 3 quan điểm tổ chức hoạt động QLDT gắn với du lịch gồm:

Thứ nhất, quan điểm xuyên suốt trong QLDT ở Bến Tre là bất cứ hoạt động nào của di tích gắn kết với du lịch cũng phải hướng vào cân bằng ba mục tiêu kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Từ quan điểm này lựa chọn phương pháp quản lý thích hợp: Quản lý sức chứa; Xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn hoạt động tại di tích của du lịch theo hướng phát triển bền vững. Tổ chức hoạt động du lịch tại DTLS-VH gắn liền với phát huy giá trị di tích, trong đó đặc biệt lưu ý đến giá trị kinh tế; Đảm bảo trước khi tổ chức hoạt động du lịch có khảo sát đối tượng, địa bàn, thiết kế hoạt động du lịch, sản phẩm, nhà cung cấp, nguồn lực đơn vị tổ chức…

Thứ hai, đơn vị QLDT khi phối hợp tổ chức các hoạt động du lịch có tính đặc thù phục vụ du khách của doanh nghiệp lữ hành như: tổ chức hội nghị khách hàng, tiệc chiêu đãi trong không gian di sản phải làm nổi bật giá trị của DTLS-VH; tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân liên quan đến giá trị của DTLS-VH; tổ chức các chương trình du lịch trải nghiệm cho cho học sinh sinh viên, phát triển quan hệ với các doanh nghiệp lữ hành, giới nghiên cứu, chức sắc các tôn giáo…


Thứ ba, đơn vị QLDT chủ động phối hợp thiết kế sản phẩm du lịch di sản ở di tích mình quản lý theo mô hình du lịch tích hợp và kết nối các di tích khác một cách đa dạng, đủ sức cho du khách lựa chọn sản phẩm du lịch; phối hợp công ty du lịch nghiên cứu nhu cầu du khách, thiết kế hoạt động du lịch phù hợp, xác định thời điểm, thời lượng tổ chức, chi phí và hình thức thu phí hợp lý.

3.1.3. Bối cảnh kinh tế, văn hóa – xã hội và sự phát triển của khoa học công nghệ

Từ định hướng của Đảng và Nhà nước đến quan điểm QLDT gắn với du lịch đều được xác định trong bối cảnh cuộc sống ngày nay chịu tác động sâu sắc và toàn diện của kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học và công nghệ. Trong bối cảnh mới, khi yêu cầu tăng trưởng kinh tế được coi là một chỉ số phát triển, du lịch được quan tâm đến trước tiên bởi công nghiệp du lịch tạo ra nguồn lợi kinh tế to lớn cho địa phương. Mặt khác, khi kinh tế tăng trưởng sẽ tạo điều kiện PTDL, khi cảnh quan thiên nhiên được khai thác cho du lịch vẫn có giới hạn và không thể đáp ứng sự trải nghiệm nhiều lần của du khách, thì chính tài nguyên văn hóa nhân văn từ các DTLS-VH là nguồn tài nguyên vô tận cho du lịch khai thác, đem lại những trải nghiệm luôn luôn mới lạ, đầy hấp dẫn du khách. Tác động có tính nền tảng và bao trùm từ sự phát triển của kinh tế là nguồn gốc cơ bản sâu xa dẫn đến các tác động khác, từ đó dẫn đến sự biến đổi từ nhận thức đến hành vi của người dân ở cộng đồng du lịch lẫn du khách. Đây chính là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý DTLS-VH gắn với du lịch.

Kinh tế tăng trưởng không chỉ góp phần phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch mà còn đem đến những tác động tích cực cho văn hóa - xã hội, tạo ra môi trường đưa du lịch trở thành mối quan tâm của xã hội. Bối cảnh văn hóa – xã hội hiện nay ở Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng với cách tiếp cận mới về du lịch đã mở ra khả năng mới đáp ứng nhu cầu đa dạng ở du khách muốn được tìm hiểu kỹ càng hơn, có nhiều trải nghiệm mới hơn khi đến với di tích. Di tích, danh thắng Bến Tre ngày nay là vùng đất màu mỡ tạo ra những sản phẩm du lịch mới có


tính khác biệt không chỉ ở di tích đã xếp hạng mà cả các di tích chưa xếp hạng có liên quan đến Trương Vĩnh Ký, Phan Thanh Giản, nhà cổ thời Pháp, Đạo Dừa…

Mặt khác, sự phát triển của khoa học và công nghệ, bối cảnh kỷ nguyên số cũng đã tạo ra những đòn bẩy giúp Bến Tre có thể khai thác thế mạnh của di tích để gắn kết và phát triển bền vững với du lịch: hệ cơ sở dữ liệu số đang được hình thành từ các phòng Danh nhân Bến Tre, kết quả thí điển quét mã QR code ở các di tích trọng điểm phục vụ du khách là những cứ liệu quan trọng để nghiên cứu sinh đưa ra các giải pháp mang tính đột phá khi tăng cường QLDT gắn với du lịch ở Bến Tre.

3.2. Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre

Từ thực trạng quản lý DTLS-VH Bến Tre gắn với PTDL qua 2 trường hợp khảo sát, căn cứ định hướng, quan điểm của Đảng và Nhà nước ở trung ương và địa phương, trong bối cảnh mới của sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học công nghệ; để tăng cường hiệu quả quản lý DTLS-VH một cách bền vững và gắn kết với du lịch, trên cơ sở thu thập ý kiến qua phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu của luận án [Các Phụ lục 7, tr.197; Phụ lục 24, tr.267; Phụ lục 25, tr.271] nghiên cứu sinh đề xuất 8 nhóm giải pháp chính sau đây.

3.2.1. Nhóm giải pháp về bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa

3.2.1.1. Về văn bản quản lý

Yêu cầu đặt ra đối với QLDT ở Bến Tre là công tác này cần được tổ chức, quản lý bài bản bao gồm các bước chặt chẽ từ nghiên cứu, vận dụng văn bản quản lý đến tổ chức thực hiện qua các khâu kiểm kê đến xếp hạng, quy hoạch bảo tồn di tích. Trong QLDT, các văn bản của Trung ương, của tỉnh, của các cấp quản lý văn hóa, có một vai trò quan trọng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo tồn di tích, việc đầu tiên cần tập trung là rà soát xây dựng các hướng dẫn thực hiện văn bản pháp quy có tính hiệu lực cao ở cấp địa phương trong quá trình thực thi Luật Di sản văn hóa, các nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ, Bộ VHTTDL và các ngành liên quan đến di tích thông suốt xuống địa phương, cơ sở, cộng đồng sở hữu di tích và người dân. Sự tồn tại của DTLS-VH luôn cần đến con người bởi con


người chính là chủ thể nắm giữ những câu chuyện, những sinh hoạt văn hóa liên quan đến di tích, chủ thể của bảo tồn di tích chính là con người. Việc xây dựng, vận hành văn bản pháp quy bảo tồn DTLS-VH phải được thể hiện trên một hệ thống văn bản có tính ứng dụng cao, giúp chủ thể QLDT nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm đưa các văn bản pháp luật về di tích vào cuộc sống, đến với các đối tượng, các cấp, cộng đồng có liên quan đến di tích.

Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật, bảo tồn di tích khi kết nối với du lịch. Xây dựng và ban hành hướng dẫn qui định gắn xây dựng Nông thôn mới với PTDL, phấn đấu mỗi huyện, mỗi xã Nông thôn mới là 1 điểm đến du lịch của Bến Tre.

Truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch, nâng cao trách nhiệm của người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị của DTLS- VH, bảo vệ môi trường, giá trị văn hóa cộng đồng. Có các chương trình vận hành văn bản QLDT theo hướng nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tại các điểm di tích nhận thức được những lợi ích lâu dài của di tích và du lịch, của bảo tồn và phát huy các giá trị của DTLS-VH. Đối với những hộ dân cư trú ở khu vực có di tích, cần giáo dục ý thức bảo vệ DTLS-VH cho họ bằng cách truyền thông, tạo điều kiện cho người dân trong cộng đồng di tích hưởng lợi từ du lịch khi gắn với di tích, nâng cấp cơ sở hạ tầng cầu đường, cấp điện, cấp nước sạch, các trung tâm chăm sóc y tế... Trường hợp sinh hoạt của hộ dân gần khu vực di tích gây ảnh hưởng đến di tích, kịp thời có những dự án di dời nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của họ, không làm ảnh hưởng đến không gian, tuổi thọ của di tích.

3.2.1.2. Về tổ chức bộ máy

Xuất phát từ tình hình thực trạng hoạt động của bộ máy QLDT đã phân tích ở chương 2, nghiên cứu sinh đề xuất một số giải pháp sau:

Trước hết, giữ nguyên mô hình quản lý như hiện có, nhất là hệ thống quản lý nhà nước các cấp, củng cố và kiện toàn Ban QLDT tỉnh Bến Tre thuộc Sở VH TTDL đủ mạnh gồm Ban lãnh đạo, các phòng, ban chức năng như phòng Bảo quản tu bổ, phòng Nghiên cứu sưu tầm… với định hướng gắn di tích với PTDL nên cần


có thêm phòng Tuyên truyền giáo dục, phòng Nghiên cứu và phát huy giá trị di tích.

Tạo cơ chế thông thoáng để QLDT gắn với du lịch, đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong quản lý du lịch di sản. Làm rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý theo ngành, lãnh thổ trên cơ sở xây dựng và vận hành chính quyền điện tử, kinh tế số, xã hội số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ, khởi nghiệp trong QLDT, tạo đòn bẩy liên kết nội tỉnh, nội vùng, liên vùng và quốc tế, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm du lịch, tạo không gian cho du lịch phát triển.

Ban QLDT là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở VHTTDL cần được phân cấp mạnh để đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động, tránh chồng chéo về chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; đảm bảo giữ vai trò nòng cốt phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội chung tay bảo tồn di tích.

BQLDT tỉnh Bến Tre vận hành theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu, có cơ chế giúp Ban QLDT tỉnh chủ động tổ chức khai thác hoạt động của di tích để tăng nguồn thu, tránh tình trạng chỉ là đơn vị sự nghiệp như hiện nay. Khi là đơn vị sự nghiệp có thu không chỉ tạo ra sự năng động của đơn vị cũng như mỗi cá nhân trong đơn vị mà còn góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương và cũng là nguồn tái tạo lại di tích mang tính chủ động.

Sớm xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ trên cơ sở tham khảo, kế thừa mô hình “Đồng quản lý” nghề cá, huy động sự tham gia QLDT của các cấp, ngành và cộng đồng cư dân nơi di tích tọa lạc, tạo điều kiện bảo vệ sử dụng, khai thác giá trị di tích hợp lý, tạo sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa BQLDT tỉnh Bến Tre với Hội Di sản văn hóa tỉnh, các Phòng VH&TT các huyện, thành phố, chính quyền địa phương và doanh nghiệp, các chủ sở hữu di sản trong quá trình phát huy vai trò của cộng đồng trong QLDT. Trước hết là “chính danh hóa” các Ban khánh tiết đình làng, Ban liên lạc các dòng họ, đồng hương. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương xã hội hóa với tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm huy động nguồn nhân lực cũng như vật chất và tài chính của cộng đồng, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Để nâng cao chất lượng tham gia của các bên liên quan và cộng đồng trong bảo vệ, phát huy giá trị di

Xem tất cả 298 trang.

Ngày đăng: 06/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí