Giá Trị Của Di Tích Và Việc Quảng Bá, Tiếp Thị


định bắt buộc phải đăng ký trước, tuy nhiên, đoàn khách lớn nên đăng ký trước qua điện thoại. Dịch vụ thuyết minh được thực hiện 45 – 50 phút với quy mô đoàn dưới 50 khách. Lộ trình tham quan: Nhà đón tiếp (ở cổng chính) - Nhà bia - Lăng - Nhà trưng bày tầng trệt Lăng - Đền thờ cũ - Khu mộ - Phòng bốc thuốc Nam - Trạm Ngân hàng dữ liệu di sản phi vật thể. Hướng dẫn viên di tích chủ yếu phục vụ khách nội địa, khách quốc tế sử dụng hướng dẫn viên và phiên dịch theo đoàn. Hướng dẫn viên theo đoàn cung cấp thông tin về di tích, thời gian và nội dung thuyết minh ít hơn so với hướng dẫn viên của di tích, chủ yếu dành thời gian cho khách xem video ở Trạm Ngân hàng dữ liệu di sản phi vật thể, viếng mộ, mua hàng lưu niệm… Hạn chế lớn nhất khi hướng dẫn tham quan là trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên ở DTNĐC chưa đảm bảo khi giới thiệu di tích với khách quốc tế, vấn đề này rất cần được cải thiện để DTNĐC có thể thu hút khách nước ngoài nhiều hơn.

c) Lễ hội

Tại DTNĐC lễ hội tổ chức vào dịp Ngày hội Truyền thống Văn hóa tỉnh Bến Tre 1/7 (từ 30/6-3/7 hàng năm). Hoạt động lễ hội diễn ra ở phía trước sân chính của Lăng. Sân khấu bài trí đơn giản, linh hoạt, phía ngoài khu vực diễn ra lễ hội là các quầy hàng giới thiệu sản vật, hàng lưu niệm. Chương trình lễ hội, dâng hương, viếng mộ, biểu diễn nhạc dân tộc diễn ra 90 phút; Riêng liên hoan Nói thơ Vân Tiên, Đờn ca tài tử kéo dài 3 đêm. Hiện nay Bến Tre đang nỗ lực phát triển nói thơ Vân Tiên [45] làm sâu sắc và phong phú hoạt động du lịch di sản tại khu DTNĐC.

Các hoạt động lễ hội du khách mong muốn tham gia: Theo kết quả khảo sát 283 du khách đến DTNĐC có 179 khách tham gia lễ hội (63,3 %). Kết quả đánh giá của khách về lễ hội, cũng như các hoạt động lễ hội du khách (chủ yếu là khách trong nước) mong muốn tham gia tại DTNĐC theo thứ tự từ cao xuống thấp là: Lễ Dâng hương, Viếng mộ, Liên hoan nói thơ Vân Tiên, Đờn ca tài tử, Thư pháp, Thi làm bánh dân gian, Nấu mâm cơm gia đình…

Ngoài ra liên quan đến Lễ Dâng hương, Viếng mộ Nguyễn Đình Chiểu có đến 89,6 % người dân được hỏi mong muốn qui tập mộ bà Trương Thị Thiệt - thân mẫu Nguyễn Đình Chiểu từ xã Hữu Định, huyện Châu Thành về khu mộ tại


DTNĐC hoặc tổ chức tôn tạo và xác định khu mộ bà Trương Thị Thiệt hiện nay là một vệ tinh trong quần thể các di tích về Nguyễn Đình Chiểu bởi tình mẫu tử của Nguyễn Đình Chiểu rất thiêng liêng, nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Liên quan đến lễ hội ở DTNĐC, một vấn đề được các tín đồ đạo Cao Đài quan tâm đặc biệt khi họ trân trọng cho rằng “Nguyễn Đình Chiểu là người đã tiên đoán về sự ra đời của Đạo Cao Đài” thể hiện qua cứ liệu từ bài thơ U Yên sấm thi. Đây là một câu chuyện thú vị cần được giới nghiên cứu quan tâm để có thể nhận ra nhiều ánh sáng mới từ các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, tạo hiệu ứng cho du lịch tâm linh - Định vị “lõi” tín ngưỡng dân gian, tri thức bản địa, văn hóa tâm linh trong không gian kết nối DTNĐC với Trạm vệ tinh ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể Ba Tri và phòng bốc thuốc Nam qua đường dẫn là lời tiên tri của Nguyễn Đình Chiểu từ 40 năm trước khi đạo Cao Đài ra đời để kết nối bảo tồn DTLS-VH Bến Tre với PTDL tâm linh từ 2 Trung ương đạo Cao Đài Ban chỉnh (Di tích cấp tỉnh) và Cao Đài Tiên thiên tại Bến Tre - nơi hành hương hàng năm của trên dưới 2,5 triệu tín đồ đạo Cao Đài trong và ngoài nước.

d) Bán hàng lưu niệm

Tại DTNĐC, hàng lưu niệm được bày bán ở gian hàng cạnh nhà đón tiếp khách và gian hàng cạnh phòng bốc thuốc Nam. Hàng hóa chủ yếu là quà bánh, sản vật địa phương, tranh, ảnh, vật dụng, đồ chơi... chất liệu (gốm, kim loại, gỗ, nhựa, giấy, dừa, tre,…). Giá cả được niêm yết trên các mặt hàng, khách hàng có thể tự chọn, thanh toán phổ biến là trực tiếp bằng tiền mặt. Nhân viên bán hàng phần lớn là cộng tác viên, người dân quanh khu di tích. Bên cạnh quày bán hàng ở khu đền cũ còn có phòng bốc thuốc Nam miễn phí của Hội Đông y huyện, tuy không tạo ra nguồn thu nhưng hoạt động bốc thuốc Nam là nơi “mô phỏng” thực tế 1 trong ba nghề cao quý mà Nguyễn Đình Chiểu được người dân tôn vinh là “ông Tổ”.

Qua khảo sát cho thấy DTNĐC hàng lưu niệm còn hạn chế, mặt hàng chưa thể hiện dấu ấn di tích, chưa đa dạng, chưa kết nối với phòng thuốc Nam v.v... Chính vì vậy trong 283 du khách khảo sát, khách có nhu cầu mua hàng lưu niệm còn ít 107 (37,8%), khách không muốn mua chiếm 62,2%. Trong số 176 khách


không muốn mua, khách không có nhu cầu chiếm 13% và 87% khách không thích.

2.3.1.5. Giá trị của Di tích và việc quảng bá, tiếp thị

DTNĐC là khu lưu niệm danh nhân có nhiều lợi thế trong quảng bá, tiếp thị khi gắn với du lịch. Nguyễn Đình Chiểu là một hiện tượng văn hóa của Việt Nam thế kỷ XIX, sáng tác thơ văn của Cụ đã ảnh hưởng sâu sắc và có sức sống kỳ lạ trong lòng nhân dân. Cụ không chỉ là một trong những người khai sáng dòng văn học yêu nước chống Pháp ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX mà còn là tác gia tiêu biểu cho dòng văn học này. Hiện tượng tư tưởng và văn chương Nguyễn Đình Chiểu trong văn hóa Việt Nam có ý nghĩa quan trọng và đặc biệt trên nhiều phương diện, tỉnh Bến Tre từng có thời kỳ mang tên là tỉnh Đồ Chiểu. Cụ là người đã biến văn tế vốn mang âm hưởng tang thương, đau buồn du nhập từ Trung Quốc trở thành những lời hịch mạnh mẽ, hiệu triệu lòng yêu nước của người dân Nam bộ. Tư tưởng nhân nghĩa, đạo đức của Cụ là sự tiếp nối truyền thống dân chủ và nhân đạo của dân tộc trong một bối cảnh đặc biệt. Đặc điểm này góp phần xác lập giá trị thẩm mỹ - văn học trong các sáng tác của Cụ với sự ra đời của Lục Vân Tiên - sản phẩm mang dấu ấn cộng đồng. Ảnh hưởng trong nước của Lục Vân Tiên rất sâu rộng: Truyện thơ trở thành một thể loại văn học ổn định, Nói thơ Vân Tiên - loại hình diễn xướng dân gian mới được hình thành, duy trì đến nay ở Bến Tre; Từ Lục Vân Tiên có “Hậu Vân Tiên”; truyện thơ Nguyệt Nga, điển cố Vân Tiên, Nguyệt Nga, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm trong văn học. Đặc biệt trong sân khấu truyền thống, bài ca “Bùi Kiệm thi rớt” là bản “Tứ Đại oán” mở đầu cho hình thức ca có diễn “Ca ra bộ”, đánh dấu sự phát triển của Ca cổ nhạc Nam bộ nay là Đờn ca Tài tử, tiền thân của sân khấu Cải lương. Lục Vân Tiên còn được chuyển thể thành các loại hình nghệ thuật: Tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống Lục Vân Tiên, tuồng Lục Vân Tiên, múa rối nước Vân Tiên, vở Cải lương đầu tiên ở Nam bộ cũng từ Lục Vân Tiên… hiện nay còn nhiều người dành cả đời nghiên cứu, sưu tầm văn thơ, học tập đạo lý Đồ Chiểu như ThS. Lữ Minh Châu, nhà nghiên cứu Châu Anh Phụng…. Điều mà ngoài Truyện Kiều chỉ Lục Vân Tiên có được. Ở nước ngoài, Lục Vân Tiên được dịch ra 3 thứ tiếng Pháp, Nhật, Anh và là tác phẩm được dịch ở nước ngoài nhiều thứ ba


sau Truyện Kiều và Nhật ký trong tù… Xét về ảnh hưởng ở nước ngoài, trừ Truyện Kiều không có tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam nào sánh với Lục Vân Tiên. Ở Bộ môn tiếng Việt, khoa Ngôn ngữ và Văn hoá, ĐH Osaka, Nhật Bản GS.TS. Shimizu Masaaki đã phân tích chữ Nôm trong Lục Vân Tiên từ góc độ văn tự học khi giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên. Đây là một trong những cơ sở cho thấy Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng được UNESCO tôn vinh nhân kỷ niệm 200 năm sinh vào năm 2022 [62; tr.94]. DTNĐC vì vậy có giá trị đặc biệt, biểu tượng của tư tưởng, nhân cách, đạo đức nhà giáo, nhà thơ yêu nước, thầy thuốc được người dân suy tôn là “ông Tổ nghề bốc thuốc Nam” [Phụ lục 7K; tr.201]. Ngày sinh, ngày mất của Cụ được Bến Tre chọn là Ngày hội truyền thống văn hóa Bến Tre từ năm 1992 đến nay. Tuy có lợi thế rất lớn, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau đến nay những giá trị có tính khác biệt của DTNĐC chưa được khai thác, phát huy cho mục tiêu quảng bá, tiếp thị cả về di tích lẫn du lịch. Hiện DTNĐC chỉ mới có phát hành tờ rơi giới thiệu chung, chưa có website riêng hiện chỉ được thể hiện lồng ghép chung trong cổng thông tin điện tử tỉnh, website của sở VHTTDL.

2.3.1.6. Hoạt động hợp tác, liên kết, tích hợp du lịch với các đơn vị khác

Khi bắt đầu tiếp cận du lịch, hoạt động hợp tác, liên kết, tích hợp du lịch với các đơn vị khác như các sở, ngành, đoàn thể, các trường học, doanh nghiệp du lịch, lữ hành trong và ngoài tỉnh…đã được xác lập tuy nhiên chỉ dừng lại ở từng chuyến viếng thăm, du lịch mang tính thời vụ. Hợp tác tích hợp du lịch tốt nhất cho đến nay của DTNĐC là sự gắn kết với Nông trại Hải Vân sân chim Vàm Hồ, xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri thông qua nhóm Sáng tạo Trẻ và Hội Di sản văn hóa tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, chưa có một chương trình hợp tác bài bản, lâu dài với 1 đơn vị nào được ký kết. Tổ QLDT rất bị động khi trao đổi với đối tác vì thực quyền là ở Ban QLDT tỉnh nên tất cả phải trông chờ vào cơ chế hành chính rất khô cứng, Tổ không thể linh hoạt, mềm dẻo để có thể hợp tác được với đối tác đáp ứng hoạt động du lịch.

2.3.1.7 Đánh giá thực trạng, nguyên nhân

Là 1 điểm đến đặc biệt của du lịch di sản Bến Tre, với những nỗ lực sớm tiếp cận hoạt động du lịch DTNĐC có tiềm năng và bước đầu được đưa vào khai thác


phục vụ du lịch, đây là hướng phát triển mới phù hợp thực tế và có triển vọng tốt. Tuy kết quả còn khiêm tốn nhưng qua gắn kết với du lịch giá trị di tích được lan tỏa, cho thấy tín hiệu tốt của quá trình vận dụng kết quả bảo tồn, phát huy giá trị, nhất là quan tâm đến giá trị kinh tế của DTNĐC trong PTDL, chính sự tham gia của du khách đã kết nối phát hiện ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu đem lại lợi ích cả cho du lịch và cả cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Điều này thể hiện qua kết quả đánh giá tại Bảng 2.3 điểm đánh giá trung bình hoạt động của DTNĐC đáp ứng nhu cầu của khách du lịch với 14 tiêu chí khảo sát là 3,39 điểm (mức khá tốt), lặp lại nhiều nhất trong đánh giá của du khách đều từ 3 đến 3,6 điểm; Điểm đánh giá thái độ của cư dân địa phương thân thiện, hiếu khách được đánh giá cao nhất 4.6 điểm; đánh giá thấp nhất của khách quốc tế là về trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên 1,8 điểm. Vấn đề này rất cần cải thiện bởi khách nước ngoài đến DTNĐC đều phải sử dụng thuyết minh theo đoàn, hướng dẫn viên của DTNĐC chỉ có thể giao tiếp thông thường, nội dung giới thiệu di tích thuyết minh theo đoàn không thể đáp ứng, hạn chế lớn nhất là khi khách có nhu cầu tương tác về di tích.

Bảng 2.3. Điểm đánh giá của du khách ở Di tích Nguyễn Đình Chiểu (N= 283)



Tiêu chí đánh giá

Quốc tế

Ngoài tỉnh

Trong tỉnh

Tỷ lệ trung

bình

Số lượng

1. Những thông tin hướng dẫn viên cung cấp đầy đủ, chính xác

2,1

4,2

4,4

3,5

283

2. Trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên đủ để thể hiện, diễn tả

1,8

-

-

1,8

37

3. Hoạt động lễ hội diễn ra hấp dẫn, nghi lễ diễn ra trang trọng

3,4

3,5

3,7

3,5

283

4. Hiện vật trưng bày thể hiện được giá trị của di tích, hấp dẫn

3,5

3,6

3,8

3,6

179

5. Thái độ của cư dân địa phương thân thiện, hợp tác, hiếu khách

2,7

3,4

3,1

3,0

278

6. Dịch vụ cung cấp cho du khách đáp ứng đầy đủ

3,3

3,4

3,7

3,4

255

7. Hiện vật trưng bày phong phú

2,9

3,2

3,6

3,2

283

8. Giá cả sản phẩm lưu niệm hợp lý

4,7

4,8

4,3

4,6

283

9. Điểm di tích có tính kết nối du khách

3,8

4,5

3,6

3,9

273

10. Hài lòng về hoạt động du lịch

3,7

3,8

4,1

3,8

275

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.

Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 14



11. Đã có những trải nghiệm tốt đẹp

3,1

3,9

4,0

3,6

274

12. Có ấn tượng

3,4

3,5

3,7

3,5

272

13. Sẽ thông tin cho người thân, bạn bè

2,4

4,5

4,7

3,5

274

14. Sẽ trở lại lần nữa

2,2

3,5

3,9

3,2

275

* Thang điểm 5 cấp độ từ 1 là rất không đồng ý, 2 là không đồng ý, 3 là trung dung, không có ý kiến, 4 là đồng ý và 5 là rất đồng ý. (Nguồn: Nghiên cứu sinh thực hiện, 2020)


2.3.2. Di tích Đồng Khởi

2.3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý di tích và Nguồn nhân lực

DTĐK được quản lý bởi 1 Tổ QLDT gồm 4 nhân sự: 2 thuyết minh chuyên ngành Bảo tồn bảo tàng và 2 hợp đồng lao động; hoạt động khu di tích theo mô hình và cơ chế chung như ở DTNĐC (Sơ đồ 2.3) nhưng do qui mô di tích nên nhân lực ít hơn nên hoạt động còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, ở Đình Rắn có 1 Ban Khánh tiết quản lý riêng theo mô hình cộng đồng tự quản không có sự gắn kết và phối hợp với Tổ QLDT Đồng Khởi do cơ chế phối hợp chưa xác lập và ít có khách đến tham quan Đình nên dù trên danh nghĩa là thuộc DTĐK chưa được quan tâm đúng mức. Trong những dịp cao điểm lễ hội và phục vụ các đoàn khách lớn, quan trọng Ban QLDT tỉnh phải điều động cán bộ về hỗ trợ Tổ QLDT và sự chi viện của cán bộ từ phòng VHTT huyện Mỏ Cày Nam, Công chức Văn hóa xã hội của xã Định Thủy...

2.3.2.2. Đặc điểm Di tích - Môi trường và cảnh quang

DTĐK là một di tích mới nhưng có điểm khác biệt so với các di tích lịch sử cách mạng trong cả nước hiện nay; với qui mô nhỏ và có lịch sử hình thành khá ngắn trên dưới 20 năm, môi trường và cảnh quang ở DTĐK hiện còn khá khiêm tốn. Do nhỏ, gọn nên DTĐK được bảo vệ, chăm sóc khá tốt từ các yếu tốc gốc của di tích đến cảnh quang môi trường, nội thất Nhà Truyền thống Đồng Khởi. DTĐK bước đầu đáp ứng phần nào hoạt động gắn kết với du lịch ở một di tích lịch sử cách mạng với các yếu tố gốc của di tích ở 3 điểm “Nôi Đồng Khởi”.

- Điểm Đồng Khởi xã Định Thủy, ngay khi có chủ trương Đồng Khởi, quần chúng chuẩn bị thực lực, cơ sở bên ngoài và bên trong chờ giờ nổi dậy. 11 giờ trưa 12/01/1960, tại nhà ông Huỳnh Văn Định, chi bộ xã Định Thủy họp triển khai Nghị quyết 15 bàn kế hoạch Đồng Khởi. Cuộc họp nhất trí phát động Đồng Khởi, nổi dậy


đồng loạt, tiến công liên tục. Là nơi mở màn cuộc Đồng Khởi 1960, theo nguyện vọng của nhân dân, xã Định Thủy được chọn xây dựng quần thể di tích gồm: - Nhà Truyền thống Đồng Khởi: tọa lạc ở ấp Định Nhơn, trung tâm xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam, gần chợ và UBND xã Định Thủy, diện tích 5.029,3m2. Nhà Truyền thống có kiến trúc là một thể khối chắc chắn, thể hiện ý chí bất khuất của nhân dân trong phong trào Đồng Khởi. Ngôi nhà có một tầng trệt diện tích sử dụng 196m2 và một tầng lầu cao 24m, dài 24,5m, rộng 26m. Trên nóc là biểu tượng ngọn đuốc Đồng Khởi cao 12m, đường kính 4,5m gồm 3 cánh tượng trưng 3 mũi giáp công: chính trị, binh vận, võ trang và sự nổi dậy của nhân dân 3 dải cù lao. Nội thất tầng trệt trưng bày hình ảnh, tư liệu và hiện vật phong trào đấu tranh chính trị từ tháng 7/1954 đến cuối năm 1959. Nội thất tầng lầu trưng bày hình ảnh, tư liệu và hiện vật phong trào Đồng Khởi. Từ khi xây dựng đến nay, Nhà Truyền thống không có sửa chữa lớn, thay đổi kiến trúc công trình, chỉ tu bổ hàng năm. Năm 2010 được nâng cấp trưng bày theo thiết kế mỹ thuật hướng đến hiện đại, hệ thống cây xanh, sân, lối đi nội bộ hài hòa, tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp dù trong một khuôn viên khá hẹp và việc nâng cấp chưa được đồng bộ. - Nhà đón tiếp: Bằng bê tông cốt thép, nền lát gạch men màu hồng, mái lợp ngói đỏ. Nhà có ba cửa ra vào cao 2,5m, rộng 1,2m bằng khung sắt sơn màu xám, lọng kính, cửa chính quay về hướng Đông, hai cửa phụ quay về hướng Nam. - Bia chiến thắng: Được xây dựng phía bên phải của khu di tích, cách cột cờ 17.5m, cách nhà truyền thống 44m, bệ văn bia cao 1.05m gồm bảy bậc tròn đồng tâm ốp đá mài xanh lam. Bia chiến thắng là một khối đá granite hình dáng tự nhiên cao 3.2m tượng trưng cho sự vĩnh hằng. Tổng thể bia thể hiện sự vươn lên trong tư thế bền vững, trường tồn với thời gian. Mặt trước bia quay về hướng Nam khắc tám chữ vàng “Anh dũng Đồng Khởi, thắng Mỹ diệt Ngụy”. Mặt sau khắc văn bia Ngọn lửa thần kỳ ca ngợi cuộc Đồng Khởi năm 1960, tổng hợp của 3 bài thi văn bia đồng giải 3 (không có giải nhất, nhì) ca ngợi Đồng Khởi Bến Tre.

- Điểm Đồng Khởi xã Phước Hiệp: Đêm 17/01/1960, được lệnh nổi dậy, nhân dân Phước Hiệp nhất tề đổ ra đường biểu dương sức mạnh hỗ trợ các tổ hành động bao vây đồn dân vệ và tề xã. Dựa vào khí thế khởi nghĩa của quần chúng, các


tổ hành động nổ súng, đốt ống lói uy hiếp tinh thần, phát loa kêu gọi đầu hàng nhưng địch vẫn ngoan cố bám bót, không ra hàng. Nhân dân Phước Hiệp đã đập tan bộ máy kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ toàn xã, sáng 19/01/1960 cuộc Đồng Khởi ở xã Phước Hiệp hoàn toàn thắng lợi.

- Điểm Đồng Khởi xã Bình Khánh: Trước khí thế nổi dậy ở xã Định Thủy và Phước Hiệp, xã Bình Khánh đã lên kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền. Cả xã náo động trong tiếng mõ, tiếng reo hò của quần chúng vây bắt gián điệp, do thám, tề ấp, địa chủ. Trong ngày 17/01/1960, tất cả tề ấp, xã buộc phải từ chức, địa chủ phải thoái tô;đến ngày 19/01/1960, tỉnh bổ sung cán bộ lãnh đạo và một tổ vũ trang hỗ trợ bao vây đồn địch, đến 12 giờ đêm 20/01/1960 Bình Khánh hoàn toàn giải phóng. Kết nối với các yếu tố gốc của DTĐK còn có: - Tiệm bà Năm Thiểu: Nơi Đội

Tý – Chỉ huy Tổng đoàn dân vệ khét tiếng ác ôn tiêu diệt rạng sáng ngày 17/01/1960, nổ ra phát súng hiệu khai hỏa Đồng Khởi. - Đình Định Nhơn (đình Rắn): Nơi diễn ra cuộc nổi dậy, nhân dân dùng dao găm, mã tấu đánh tan Tổng đoàn dân vệ thu được 10 súng. - Đồn Vàm Nước Trong: Cùng lúc tiêu diệt Đội Tý và bao vây đình Rắn, lực lượng cách mạng đã đánh chiếm đồn Vàm Nước Trong, làm chủ tình hình, bọn tề ngụy binh lính của đồn tan rã.

2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

DTĐK có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ do không gian không lớn, từ cầu, đường giao thông kết nối đến khu di tích. Hiện nay cầu, đường vào DTĐK đã được xây mới, mở rộng phục vụ các đoàn xe lớn; đường nội bộ, hệ thống cấp, nước, chiếu sáng, nhà vệ sinh, nhà chờ tiếp khách được bảo quản khá tốt đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách với qui mô nhỏ dưới 100 khách/lần. Tuy nhiên hiện DTĐK không có nhà xe, căng tin phục vụ giải quày và bán hàng lưu niệm đây là hạn chế lớn nhất của DTĐK khi phục vụ du khách. Cũng như DTNĐC, khu vực DTĐK không có nhà nghỉ, khách sạn phục vụ khách lưu trú đêm, dịch vụ giải khát, ăn trưa, ăn chiều, hàng lưu niệm do người dân bên ngoài di tích phục vụ dạng hàng quán thôn quê, đây là nguyên nhân làm cho DTĐK chưa thể thu hút mạnh du khách.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/01/2024