một số đơn vị, địa phương đã quan tâm và có những hoạt động phối hợp với doanh nghiệp lữ hành, thể nghiệm sản phẩm du lịch văn hóa mới, phù hợp thực tế.
Năm là, hoạt động QLDT đã tiếp cận với nhà tổ chức du lịch tại các di tích, hướng đến đáp ứng trải nghiệm cho du khách. Ví dụ như ở DTNĐC, khách được tạo cơ hội giao lưu với nghệ sĩ, nghệ nhân Đờn ca tài tử, nói thơ Vân Tiên, tiếp cận Hát Sắc bùa Phú Lễ, viết thư pháp, nấu ăn, làm bánh dân gian, tìm hiểu và bốc thuốc Nam. Ở DTĐK, du khách trải nghiệm đêm hội Hoa đăng tri ân anh hùng liệt sỹ, chương trình nghệ thuật và diễu hành tái hiện "Đội quân tóc dài", “Tết quân dân”.
Sáu là, quá trình phối hợp tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích, đơn vị QLDT đã ưu tiên quan tâm đến du khách là giới nghiên cứu, học sinh sinh viên, trẻ em, người cao tuổi, cựu chiến binh… đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nhất là ở các di tích sau khi được xếp hạng để kịp thời quảng bá, giới thiệu rộng rãi di tích.
Bảy là, không gian di tích được gìn giữ trang nghiêm nhưng sống động, môi trường sinh thái và nhân văn hài hòa, an ninh an toàn cho du khách được đảm bảo.
Nguyên nhân
- Bến Tre có lợi thế PTDL di sản và du lịch sinh thái văn hóa từ hệ thống DTLS-VH của tỉnh; lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm tạo điều kiện phát huy lợi thế này.
- Với thệ thống văn bản về QLDT ngày càng tiếp cận thực tiễn, nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH trong PTDL ở đội ngũ cán bộ QLDT và người dân Bến Tre từng bước được nâng lên khi di tích có tín hiệu đem lại lợi ích kinh tế.
- Trình độ năng lực các Tổ QLDT, các chủ sở hữu di tích, cộng đồng di sản ngày càng được nâng cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư, nâng cấp, nguồn nhân lực từng bước đáp ứng các yêu cầu cơ bản khi gắn kết giữa QLDT với PTDL.
- Mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành với các bên tham gia QLDT được xác lập và có điều kiện pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn để thúc đẩy phát triển.
Có thể bạn quan tâm!
- Du Lịch Bến Tre Trong Cụm Phía Đông Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Thực Trạng Quản Lý Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Ở Tỉnh Bến Tre
- Hoạt Động Kiểm Kê, Xếp Hạng Di Tích Lịch Sử - Văn Hoá Ở Bến Tre
- Giá Trị Của Di Tích Và Việc Quảng Bá, Tiếp Thị
- Hoạt Động Hợp Tác, Liên Kết, Tích Hợp Du Lịch Với Các Đơn Vị Khác
- Định Hướng Của Đảng Và Nhà Nước Ở Trung Ương Và Địa Phương Về Việc Gắn Kết Di Sản Văn Hoá Với Du Lịch
Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.
- Quản lý nhà nước về di tích và du lịch đã có chuyển biến tốt trong liên kết phát triển theo ngành và theo lãnh thổ. Sở VHTTDL đã phối hợp với các bên liên quan tháo gỡ khó khăn, chủ động thực hiện QLDT gắn với xúc tiến quảng bá du lịch, định hướng phát triển, tiếp thị sản phẩm, tạo cơ hội giới thiệu, mở rộng thị
trường du lịch gắn với đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực QLDT trong PTDL.
b) Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế
- Cách thức QLDT còn nghèo nàn, đơn điệu, thụ động và chưa có định hướng cụ thể cũng như nguồn lực để gắn kết với PTDL đặc thù như du lịch di sản.
- Thông tin về các hoạt động của di tích có hiệu ứng cho du lịch, các giá trị và trải nghiệm từ di tích có thể đem đến cho du khách chưa được phổ biến rộng rãi; đa phần khách biết đến di tích là do tự tìm đến qua bạn bè, mạng xã hội, các kênh thông tin di tích đến du khách khó truy cập, không cập nhật và tính tương tác thấp.
- Tỉnh chưa tổ chức khảo sát, điều tra xã hội học để thiết kế và xây dựng, triển khai các hoạt động QLDT theo định hướng PTDL ở điểm đến di tích, chưa xây dựng tiêu chí tổ chức hoạt động du lịch di sản theo hướng bền vững ở địa phương.
- Các hoạt động hiện nay ở di tích chưa thực sự khơi dậy tiềm năng và khai thác đúng giá trị của di tích, nhất là các giá trị văn hoá truyền thống, thành tố phi vật thể của cộng đồng bản địa và giá trị kinh tế; chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa hoạt động QLDT và du lịch tại di tích và sự liên kết với các điểm, tuyến du lịch khác.
- Hoạt động QLDT tổ chức chưa theo hướng đáp ứng nhu cầu trải nghiệm, giáo dục bảo tồn, phát huy giá trị di tích, giáo dục trách nhiệm cộng đồng ở khách du lịch, không huy động được sự tham gia của các bên liên quan trong tổ chức hoạt động của di tích nên chưa đảm bảo sự tiếp cận đa dạng, liên tục của du khách.
- Nguồn lực địa phương (cơ sở vật chất, nhân lực, sản phẩm..) chưa được ưu tiên sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích.
- Biện pháp cụ thể hạn chế tối đa sự tác động tiêu cực về môi trường sinh thái, văn hóa xã hội, nhất là biến đổi khí hậu đối với di tích và du lịch chưa được quan tâm, xác định và có giải pháp kịp thời.
- Đóng góp về kinh tế, tạo ra thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như các bên liên quan đến di tích chưa được ghi nhận, đo lường và đánh giá chính thức để đưa vào các chiến lược phát triển KTXH địa phương.
- Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ QLDT: thông tin, đăng ký dịch vụ,
quản lý khách, hướng dẫn tham quan, sức chứa khách. Trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện có về nội dung, hình thức chưa biểu hiện, liên kết giá trị di tích, văn hóa cộng đồng bản địa, điểm đến; cơ sở vật chất chưa sẵn sàng đáp ứng nhu cầu du khách.
- Chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm tra, giám sát chất lượng các hoạt động du lịch cũng như theo dõi, cập nhật khách đến và tương tác sau khi khách đến di tích.
- Các đơn vị QLDT chưa có cơ chế phối hợp với các bên tham gia, đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành khảo sát, thiết kế, truyền thông hoạt động du lịch di sản.
- Nhà cung cấp sản phẩm, tổ chức hoạt động du lịch chưa quan tâm đến giá trị đặc trưng của di tích; nguồn lực địa phương như: ưu tiên sử dụng dịch vụ, sản phẩm bản địa, nguồn lao động tại chỗ, sử dụng nguyên liệu thân thiện môi trường.
Nguyên nhân
- Về mặt văn bản QLDT tuy có cập nhật nhưng đến nay vẫn chưa xác lập được cơ chế quản lý đồng bộ từ các cơ quan quản lý nhà nước theo bộ tiêu chuẩn tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích ở Bến Tre. Kế hoạch QLDT hàng năm chưa xác định rõ chủ đề bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH thích ứng với xu thế phát triển của du lịch. Độ vênh giữa văn bản chỉ đạo và thực tiễn hoạt động di tích dẫn đến chưa định vị du lịch trong các chương trình, kế hoạch của Ban QLDT tỉnh.
- Về tổ chức bộ máy QLDT vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo lẫn những khoảng trống. Cơ cấu tổ chức của các Tổ QLDT chưa hợp lý, đội ngũ cán bộ chuyên môn tổ chức các hoạt động kết nối với du lịch vừa thiếu lại vừa yếu… cho thấy những điểm yếu trong quản lý, nhất là ở cơ sở do thiếu sáng tạo và quan tâm tiếp cận khai thác nguồn lực quản lý từ cộng đồng, huy động sự tham gia của các bên liên quan trong QLDT. Bến Tre có nhiều mô hình mới có tiềm năng gắn kết di tích và du lịch nhưng chậm được nghiên cứu, khai thác vận dụng QLDT như mô hình “Đồng quản lý”, mô hình du lịch tâm linh của Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên…
- Về đội ngũ cán bộ QLDT, nhận thức về mối tương quan kinh tế - văn hóa chưa đạt tới sự chuyển hóa thành hành động cụ thể nên các hoạt động chủ yếu do các Tổ QLDT tự tổ chức theo nhu cầu du khách và khả năng của di tích thông qua các công ty lữ hành. Chất lượng nguồn nhân lực ở các Tổ QLDT còn hạn chế về
chuyên môn nghiệp vụ và nhất là ngoại ngữ nên khách quốc tế đến các di tích Bến Tre rất khiêm tốn; Bên cạnh đó, khả năng phân tích thực tiễn, lập kế hoạch, nguồn lực, điều kiện tổ chức thực hiện, kiểm tra hoạt động của cán bộ QLDT theo hướng gắn với du lịch chưa đáp ứng yêu cầu thực tế nên dù di tích Bến Tre có giá trị, có lợi thế PTDP nhưng vẫn chưa khai thác được thành những sản phẩm du lịch di sản mới lạ, hấp dẫn thu hút du khách. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho khách du lịch đến di tích ở Bến Tre hiện nay vẫn ít, chưa như mong muốn.
- Về hoạt động nghiệp vụ QLDT, trên thực tế chưa có nhiều hoạt động cụ thể gắn kết với du lịch được 2 bên thỏa thuận xây dựng và cùng triển khai. Đa phần hoạt động gắn kết với du lịch ở các di tích hiện nay vẫn còn mang tính tự phát, hoặc gắn kết yếu ớt với doanh nghiệp du lịch, lữ hành và địa phương. Ngay trong mạng lưới di tích của tỉnh cũng thiếu sự gắn kết chia sẻ thông tin, hợp tác với nhau. Hoạt động nghiệp vụ vẫn triển khai theo “lối mòn”, chưa kịp thời thích ứng và có giải pháp kỹ thuật để ứng phó với các vấn đề đáng báo động hiện nay như biến đổi khí hậu, dịch bệnh COVID-19 và tình trạng một số di tích ở Bến Tre đang xuống cấp nghiêm trọng, bị phá vỡ cảnh quan, không gian kiến trúc vốn có, kéo giảm sức hấp dẫn, sự an toàn đối với du khách như Đình Phú Lễ, Đình Tiên Thủy, Đình Phú Tự...
- Về nguồn lực phục vụ hoạt động gắn kết di tích với du lịch, bên cạnh nguồn kinh phí rất hạn chế, nhân lực mỏng, đa số các di tích, kể cả 2 Di tích được khảo sát như DTĐK đều có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn đơn giản, chưa hấp dẫn du khách từ điểm dừng, bãi đậu xe, khu tập trung khách, lối đi, bảng biển chỉ dẫn, khu vệ sinh đến các trang thiết bị phục vụ, vệ sinh môi trường sinh thái và nhân văn chưa đáp ứng sự mong đợi của du khách, nhất là các di tích vùng ven biển đang phát triển theo du lịch biển ở Thạnh Phú. Trong khi đó, khả năng huy động nguồn lực tổ chức hoạt động di tích gắn với du lịch ở các di tích, kể cả 2 Di tích được khảo sát (với mong muốn xây dựng thí điểm) gắn kết với du lịch từ phương tiện, nhân lực, kinh phí đến các điều kiện cơ bản khác vừa chưa chủ động vừa thiếu linh hoạt, sáng tạo.
2.3. Hoạt động gắn kết với du lịch ở 2 Di tích quốc gia đặc biệt của Bến Tre
2.3.1. Di tích Nguyễn Đình Chiểu
2.3.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý di tích và Nguồn nhân lực
DTNĐC do Tổ QLDT Nguyễn Đình Chiểu trực thuộc Ban QLDT tỉnh quản lý trực tiếp gồm DTNĐC và kiêm nhiệm 3 di tích quốc gia khác (2 ở huyện Ba Tri, 1 ở huyện Thạnh Phú). Nhân lực QLDT gồm 13 người, (có 3 thuyết minh viên), Tổ có cơ chế quản lý chung dành cho 2 Di tích quốc gia đặc biệt của Bến Tre như sau:
Tổ chức bộ máy và nhân lực QLDT ở DTNĐC chỉ đảm bảo một số mặt cơ bản của công tác QLDT. Cán bộ hầu hết có chuyên ngành Bảo tàng, ngay cả một số kiến thức, kỹ năng gắn với đặc thù của DTNĐC cũng còn hạn chế như: Kiến thức và thực hành về Nói thơ Vân Tiên, về các bản chép tay chữ Nôm tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu… Đó là chưa kể cán bộ QLDT không được cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành Du lịch nên chỉ hoạt động theo kiểu truyền thống, thụ động gắn kết với du lịch. Hoạt động lễ hội do các nghệ nhân ở Câu lạc bộ Trơ Ba Tri thực hiện, DTNĐC chưa hình thành được một thiết chế cộng đồng do các nghệ nhân hay hậu duệ Nguyễn Đình Chiểu chủ trì thực hành nghi lễ, cúng viếng. Từ năm 2014 khi có sự quan tâm tiếp cận du lịch, hoạt động QLDT đã có sự chuyển biến nhưng chỉ ở những chừng mực nhất định theo điều kiện hoạt động có tính đặc thù của DTNĐC.
2.3.1.2. Đặc điểm Di tích - Môi trường và cảnh quang
DTNĐC có tính đặc thù, môi trường và cảnh quang khá lý tưởng luôn được bảo vệ, chăm sóc tốt từ cảnh quang bên ngoài, các yếu tố gốc của Di tích đến nội thất bên trong đền thờ… tất cả cơ bản đáp ứng hoạt động gắn kết với du lịch, tạo ra sản phẩm du lịch di sản đặc thù của một di tích lưu niệm danh nhân tầm cỡ trong khu vực và cả nước với các yếu tố gốc của di tích như: - Nơi ở của cụ Nguyễn Đình Chiểu và gia đình còn là di tích cấp tỉnh (công nhận 12/2017) tại Thị trấn Ba Tri có diện tích 68,6m2; đây là nơi Nguyễn Đình Chiểu sinh sống và dạy học, bốc thuốc, sáng tác thơ văn từ năm 1862 đến năm 1888. Di tích được nâng cấp sau khi xếp hạng cấp tỉnh gồm: cổng, bia lưu niệm, hòn non bộ, tường rào. Bia lưu niệm bằng đá granit ốp tường bê tông và ốp gạch xung quanh, nội dung bia được khắc bằng chữ Việt lẫn chữ Hán. Rất tiếc vì nhiều lý do khác nhau, sau khi xếp hạng cấp tỉnh, đến nay di tích này chưa gắn kết được với quần thể DTNĐC (một phần do sự phân cấp quản lý là di tích cấp tỉnh). - Khu mộ gia đình cụ Nguyễn Đình Chiểu: Tọa lạc tại xã An Đức, gồm mộ Cụ ông, mộ Cụ bà và mộ con gái Nguyễn Thị Ngọc Khuê, một nữ sĩ giỏi thơ phú, chủ bút tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam: Nữ giới chung. Khu mộ được trùng tu lần đầu vào năm 1943. Năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm tôn tạo ngôi mộ Cụ ông, Cụ bà, nâng nền mộ cao hơn và dựng chung một tấm bia mộ ở chính giữa phía trên đầu, năm 1959 mộ Nguyễn Thị Ngọc Khuê được cải táng về đây. Trong khu mộ còn có một số ngôi mộ hình tròn tương truyền của chủ đất và người giữ mộ Cụ Đồ không rõ danh tính, rất tiếc mộ thân mẫu cụ Đồ qua 3 lần cải táng lại không có ở khu mộ hiện nay [150].
Các hạng mục khác có tác động tích cực trong việc tạo ra cảnh quang, môi trường phục vụ du lịch di sản như: - Cổng lăng: Có dạng tam quan với phong cách kiến trúc truyền thống của các đình chùa Việt Nam, có hai mái chồng, hình thuyền, lợp ngói âm dương màu đỏ gạch giả cổ, trên nóc và những bao lam, xiên, xà có đắp hoa văn, phù điêu ước lệ. - Tòa nhà tiền đình: Là một nhà vuông to, gọn với hai mái chồng, lợp ngói âm dương xanh. Giữa tiền đình là tấm bia, mặt trước khắc văn bia
ca ngợi công đức, mặt sau khắc bảng tóm tắt tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu. Bài văn bia này đạt giải ba (không có giải nhất, nhì) trong cuộc thi viết văn bia do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức. - Chính điện: Là một công trình kiến trúc bề thế, hình khối lăng trụ với ba tầng lợp ngói âm dương. Tầng dưới trưng bày hình ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách nước ngoài, nhân dân trong nước viếng Di tích. Nội thất tầng trên có bàn thờ với tượng Nguyễn Đình Chiểu bằng đồng cao 1,6 m, nặng 1,2 tấn. Phía sau tượng là bức phù điêu chạm khắc hoa văn tứ linh và hoa lá cách điệu sống động và tinh tế. Chính điện Lăng Nguyễn Đình Chiểu có kiến trúc đặc biệt với tính tư tưởng văn hóa cao. Lăng hình tròn với 3 tầng mái tượng trưng cho “ba tầng trí thức”: dạy học, bốc thuốc, sáng tác thơ văn. Nhà bia với hai tầng mái tượng trưng cho hai công trạng nổi bật, là công đầu trong thơ văn yêu nước và bước nhảy vọt trong văn học dân gian. - Đền thờ cũ: xây dựng kiên cố năm 1972 hiện trưng bày một số hình ảnh, tư liệu về các vị thủ lĩnh nghĩa quân và một số phong trào kháng Pháp của nghĩa quân Nam kỳ cuối thế kỷ XIX. Trên hai cột cái đắp nổi hai câu thơ: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” theo kiểu thư pháp. - Trạm vệ tinh ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam do Bộ VHTTDL đầu tư xây dựng trên 3,5 tỷ đồng, hoạt động từ ngày 16/01/2010. Trạm vệ tinh ngân hàng dữ liệu có chức năng sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể của Việt Nam nói chung, Bến Tre nói riêng đến với công chúng trong và ngoài tỉnh, đây là 1 trong 2 trạm của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Rất tiếc Trạm chưa có nhiều hoạt động gắn kết với DTNĐC, nhiều du khách sau khi tham quan xong DTNĐC mới biết có địa chỉ văn hóa đặc biệt này.
2.3.1.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
DTNĐC có hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt và đồng bộ từ đường giao thông kết nối đến khu di tích, đường nội bộ, hệ thống cấp, thoát nước, hàng rào bảo vệ, chiếu sáng, nhà vệ sinh, nhà để xe, nhà chờ đón tiếp khách đến căng tin phục vụ giải khát, ăn nhẹ và bán hàng lưu niệm… tất cả được bảo quản, vận hành và duy tu thường xuyên, đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách. Tuy nhiên về quy mô, về nhà chờ, nhà xe, nhà vệ sinh… chưa thể đáp ứng khi cùng 1 lượt phục vụ trên 200
khách, khu vực di tích không có nhà nghỉ, khách sạn phục vụ khách lưu trú đêm, dịch vụ ăn trưa, ăn chiều chưa có… đã hạn chế phần nào khả năng thu hút du khách.
2.3.1.4. Tổ chức hoạt động du lịch
Tổ QLDT Nguyễn Đình Chiểu tiếp cận và gắn kết với hoạt động du lịch chính thức kể từ khi mở sổ theo dõi khách đến viếng Di tích từ đầu năm 2014: So với tổng lượng khách du lịch đến Bến Tre tăng vọt năm 2019 với 1882.025 lượt khách, lượng khách đến DTNĐC năm 2019 dù cao nhất từ trước đến nay (51.573) nhưng vẫn chỉ chiếm 2,74 %, [Phụ lục 8A; tr.202]. Trong tổng lượng khách đến DTNĐC khách ngoài tỉnh chiếm 60%, khách trong tỉnh chiếm 40%. Thành phần khách gồm đoàn cấp cao các nước, lãnh đạo Đảng, nhà nước và Quốc hội, bộ ngành trung ương; phần lớn khách còn lại là giới nghiên cứu, học sinh sinh viên đến tham quan, học tập, tín đồ đạo Cao Đài… Đến nay, mọi hoạt động của di tích chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu từ du khách, tiền công đức, bán hàng lưu niệm không đáng kể chỉ đủ chi cho nhang đèn và đưa vào quỹ công đoàn Tổ QLDT.
Các hoạt động phục vụ du lịch chủ yếu
a) Trưng bày hiện vật
Ở DTNĐC hiện vật trưng bày được bố trí theo ba không gian kiến trúc: nhà đón tiếp, tầng trệt Lăng thờ chính và Đền thờ cũ gần khu mộ. Hiện vật khá khiêm tốn, đặc biệt có 6 bản in, viết tay tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu (hiện nay các hiện vật này chưa được bảo tồn, phát huy hiệu quả); bút tích các vị nguyên thủ quốc tế, lãnh đạo cấp cao của Việt Nam… đến viếng DTNĐC. Du khách được tham quan tự do quan sát, chiêm ngưỡng, nghiên cứu, khảo sát, quay phim chụp ảnh các hiện vật trưng bày tại khu di tích chủ yếu là sách và tranh, ảnh. Đáng lưu ý 151 dữ liệu phim thô thực hiện 10 năm qua ở Trạm ngân hàng dữ liệu di sản phi vật thể Ba Tri [Phụ lục 15; tr.225] đến nay chưa được khai thác và kết nối hiệu quả với DTNĐC.
b) Hướng dẫn tham quan
Tại DTNĐC, hướng dẫn tham quan cho du khách là hướng dẫn viên Tổ QLDT hoặc hướng dẫn viên của đoàn khách. Có 90 % khách đến tham quan theo hướng dẫn của Tổ QLDT. Dịch vụ thuyết minh được cung cấp miễn phí, không quy