Hoạt Động Hợp Tác, Liên Kết, Tích Hợp Du Lịch Với Các Đơn Vị Khác


2.3.2.4. Tổ chức hoạt động du lịch

Hiện nay, ngoài phần lớn du khách ngoài tỉnh, các đối tượng khách về nguồn, học sinh sinh viên, DTĐK thường đón các đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao cả trong và ngoài nước mỗi khi đến Bến Tre. Tuy còn khiêm tốn về qui mô, cơ cấu khách, so với tổng lượng khách cao nhất đến Bến Tre năm 2019 với 1882.025 lượt khách, lượng khách đến DTĐK trong năm này dù khá cao (15.004) nhưng vẫn chỉ chiếm 0,79 %, [Phụ lục 8A; tr.202]. Trong tổng lượng khách đến DTNĐC khách ngoài tỉnh chiếm xấp xỉ 80%, khách trong tỉnh chiếm 20% . Tuy có nhừng khó khăn nhưng cán bộ DTĐK đã biết khai thác giá trị “Nôi Đồng Khởi” - điểm son truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng, “địa chỉ đỏ” để khơi dậy có tiềm năng thu hút khách du lịch học tập. DTĐK nhưng đã nỗ lực tiếp cận gắn kết với du lịch, từng bước đưa Di tích trở thành 1 điểm đến độc đáo thu hút du khách đến với Bến Tre.

Tuy lực lượng cán bộ mỏng, nhưng với giá trị ý nghĩa và tầm quan trọng của DTĐK, trong bối cảnh PTDL tiềm năng kinh tế của di tích đã được các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân quan tâm. Đã có nhiều doanh nghiệp từ thị trấn Mỏ Cày quan tâm tiếp cận, chủ động kết nối đầu tư phát triển đặc sản địa phương các loại bánh dân gian gắn với địa danh Mỏ Cày – Đồng Khởi Bến Tre phục vụ du khách như: Mứt dừa sấy giòn; Bánh tét, Kẹo dừa Mỏ Cày… Từ đó đem lại sinh kế, nhà cửa của người dân quanh khu DTĐK đã bắt đầu sầm uất.

Các hoạt động phục vụ du lịch chủ yếu

a) Trưng bày hiện vật

Hiện vật trưng bày tại DTĐK bố trí bên trong tầng trệt và tầng lầu nhà trưng bày với 46 hiện vật, nhóm hiện vật [Phụ lục 19; tr.251], hình ảnh, tư liệu của phong trào Đồng Khởi. Sảnh giữa có một bức tường cách điệu đắp nổi dòng chữ “Anh dũng Đồng Khởi, thắng Mỹ diệt Ngụy”, bên cạnh là sa bàn Đồng Khởi 1960. Hiện vật trưng bày tại DTĐK chưa phong phú và chưa thật sự hấp dẫn du khách vì được thiết kế theo lối trưng bày cách nay trên 15 năm, do đó việc tỉnh có chủ trương xây dựng “Làng du kích Định Thủy” để tái hiện cuộc Đồng Khởi 1960 là rất cần thiết để khắc phục hạn chế trong trưng bày hiện vật hiện nay ở Di tích này.


b) Hướng dẫn tham quan

Hiện nay, tại DTĐK hướng dẫn du khách tham quan thường là do cán bộ Tổ QLDT Đồng Khởi hoặc hướng dẫn viên đi cùng đoàn khách đảm nhiệm. Dịch vụ thuyết minh được cung cấp miễn phí, theo quy mô, thời điểm, đoàn khách có quy mô lớn nên đăng ký trước dịch vụ thuyết minh qua điện thoại.

Dịch vụ thuyết minh chủ yếu được thực hiện trong 30 phút, với quy mô đoàn dưới 50 khách. Tại DTĐK, lộ trình tham quan từ: - Nhà đón tiếp khách đến sảnh Nhà trưng bày - Lầu nhà trưng bày - Bia Đồng Khởi và sau cùng là đình Rắn. Thuyết minh viên tại di tích chủ yếu phục vụ các đoàn khách du lịch nội địa. Khách du lịch quốc tế thường sử dụng hướng dẫn viên theo đoàn. Đánh giá về hoạt động hướng dẫn tham quan trong số 277 khách được khảo sát tại DTĐK có 243 khách tham quan cùng với hướng dẫn viên của Tổ QLDT cho biết cơ bản hài lòng vì được cung cấp thông tin khá đầy đủ, tuy nhiên việc hướng dẫn đến đình Rắn chưa được thỏa mãn do không được hướng dẫn viên Tổ QLDT chỉ dẫn, đây là vấn đề cần được quan tâm khắc phục, ít nhất là kết nối hướng dẫn trong dịp lễ hội tại đình Rắn, bởi với lịch sử và giai thoại của Đình, nhiều du khách rất tò mò và muốn trải nghiệm.

c) Lễ hội

Tại DTĐK hoạt động lễ hội được tổ chức định kỳ hàng năm vào Ngày hội Truyền thống Cách mạng (17/1). Tuy nhiên với tính chất của lễ hội mới, do tỉnh (năm chẵn) hoặc huyện (năm lẻ) tổ chức theo dạng nghi thức mít ting chính trị - xã hội, nên chưa được đông đảo du khách tiếp cận tham gia. Theo kết quả kết quả khảo sát, thứ tự các hoạt động lễ hội khách mong muốn được tham gia từ cao xuống thấp tại DTĐK gồm: Đêm hội Hoa đăng tưởng nhớ anh hùng liệt sỹ, chương trình nghệ thuật và diễu binh của Đội quân tóc dài, Tết quân dân, các lễ hội từ Đình Rắn. Đáng tiếc lễ hội Đình Rắn chưa được quan tâm kết nối với hoạt động DTĐK để trở thành 1 thành tố văn hóa của quần thể di tích này.

d) Bán hàng lưu niệm

Tại DTĐK không có tổ chức bán hàng lưu niệm, chỉ có hộ dân xung quanh bày bán hàng quán ở sạp hàng quà bánh, nước uống, hoa quả, sản vật địa phương,...


Việc bán hàng tuy không tạo ra nguồn thu cho khu di tích nhưng đã tạo sinh kế cho người dân và phát triển theo nhu cầu, qui mô khách đến tham quan khu. Kết quả khảo sát cho thấy hàng lưu niệm bán ở DTĐK còn hạn chế, không đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu du khách, nhất là kết nối với các sản vật và ẩm thực đặc trưng của xứ dừa Mỏ Cày như mứt dừa, dừa sấy giòn, kẹo dừa [42], bánh tét, giấy dừa…nên chưa thể hiện dấu ấn di tích Đồng Khởi, quê hương Mỏ Cày Nam v.v... Chính vì vậy trong 277 du khách được khảo sát, khách có nhu cầu mua hàng lưu niệm còn ít (31,8%), khách không muốn mua chiếm 68,2%. Trong số 193 khách không muốn mua, gồm 10,9% không có nhu cầu và 89,1% khách không thích hàng quán nơi đây.

2.3.2.5. Giá trị của Di tích và việc quảng bá, tiếp thị

Quảng bá, tiếp thị là hoạt động có hiệu ứng tích cực từ DTĐK Bến Tre dù chưa được đầu tư đúng mức bởi DTĐK là di tích mang đậm dấu ấn của lịch sử, trở thành biểu tượng của Bến Tre với nhiều giá trị đặc sắc tiêu biểu nhất là giá trị lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt một dấu ấn không thể không nhắc đến khi nói về Đồng Khởi là “Đội quân tóc dài”, đây là lực lượng quan trọng trong đấu tranh chính trị và binh vận dưới sự chỉ huy tài tình, thông minh của nữ tướng Nguyễn Thị Định. Đây là nguồn cảm hứng của nhiều tác phẩm nghệ thuật về phụ nữ như ca khúc “Dáng đứng Bến Tre” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, dàn hợp xướng Syphony Đồng Khởi của Võ Đăng Tín ở Boston, Hoa Kỳ [81]. "Đội quân tóc dài" minh chứng của sáng tạo nghệ thuật "chiến tranh nhân dân", hình ảnh đại diện của phụ nữ Việt Nam "kiên trung, bất khuất" trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Dù đã trải qua 60 năm, nhưng thành công vang dội của phong trào Đồng Khởi Bến Tre vẫn còn nguyên giá trị, ghi dấu một giai đoạn hào hùng của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, là niềm tự hào, là bài học lịch sử về truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng của người dân Bến Tre. DTĐK là biểu tượng của tinh thần yêu nước, sức mạnh đoàn kết, kiên cường, quật khởi có ý nghĩa rất to lớn trong giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần sáng tạo cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Đồng Khởi là một hình thức đấu tranh độc đáo, sáng tạo của cách mạng Việt Nam, thể hiện tài trí linh hoạt của người Bến Tre [Phụ lục 7L; tr.201], là nguồn tài


nguyên du lịch văn hóa đặc thù về truyền thống lịch sử cách mạng cùng với văn hóa dừa đậm nét, là điều kiện để sáng tạo xây dựng sản phẩm và quảng bá du lịch xứ Dừa. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch phát biểu ngày 30/8/2018 tại Hội thảo Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bến Tre:

Đồng Khởi Bến Tre đã đi vào tâm thức mọi thế hệ. Xứng đáng là một địa danh để giới thiệu với đồng bào, với đất nước, là cái mà Bến Tre có, không ở đâu có, chạm vào cảm xúc tự hào của người Việt Nam, chạm vào khát vọng khám phá, muốn biết điều gì đã diễn ra ở đây. Cần có một bảo tàng, những người thuyết minh giỏi, thông minh để khơi nguồn cảm xúc đối với du khách khi đến tham quan. Đây là một trong ba thế mạnh của du lịch Bến Tre: Dòng sông, Rặng dừa xanh và Di tích Đồng Khởi.

2.3.2.6. Hoạt động hợp tác, liên kết, tích hợp du lịch với các đơn vị khác

Với đặc thù của 1 Di tích lịch sử cách mạng có qui mô nhỏ, điều kiện hạ tầng dịch vụ du lịch rất hạn chế, nhân lực quá khiêm tốn… trong bối cảnh PTDL mạnh mẽ DTĐK gặp nhiều khó khăn khi xúc tiến các hoạt động hợp tác, liên kết, tích hợp du lịch. Cho đến nay DTĐK chỉ mới có sự phối hợp với một số trường học trong tỉnh để thực hiện các loại hình du lịch tích hợp học tập, về nguồn mang tính thời vụ; chưa gắn kết được với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành. Ngoài ra, DTĐK chưa xây dựng được một kế hoạch hoạt động có trọng tâm gắn kết với du lịch thể hiện sự hợp tác bền vững với 1 doanh nghiệp nào, đây là hạn chế lớn so với DTNĐC. Tổ QLDT vừa ít người, vừa ở xa Ban QLDT tỉnh nên chưa chủ động tiếp cận và làm việc với đối tác. Với những hạn chế này, Ban QLDT tỉnh cần quan tâm có giải pháp tháo gỡ, hình thành mạng lưới cộng tác viên du lịch di sản lấy Ban Khánh tiết Đình Rắn làm nòng cốt, bên cạnh đó cần tạo ra cơ chế thông thoáng để Tổ QLDT có thể sáng tạo nhiều mô hình hợp tác nhằm đổi mới hoạt động của khu DTĐK khi gắn với du lịch.

2.3.2.7. Đánh giá thực trạng, nguyên nhân

Là 1 trong 2 điểm đến đặc biệt của du lịch di sản Bến Tre, tuy còn nhiều khó khăn của một di tích mới, cán bộ quản lý mỏng nhưng Tổ QLDT Đồng Khởi đã có những cố gắng tiếp cận, gắn kết với du lịch trong hoạt động của Di tích. Hoạt động


du lịch dù chưa như mong muốn, nhưng đã khẳng định tiềm năng phát triển và bước đầu góp phần thúc đẩy các hoạt động tiếp cận du lịch ở DTĐK. Thời gian tới Tổ QLDT Đồng Khởi cần phối hợp với các ngành hữu quan và địa phương nghiên cứu cải tiến, tăng cường QLDT theo định hướng kết nối với du lịch, có như vậy du lịch mới bổ sung thêm nguồn lực đáp ứng nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị DTĐK.

Hoạt động tiếp cận và phục vụ khách du lịch tại DTĐK thể hiện ở Bảng 2.4, điểm đánh giá trung bình hoạt động của DTĐK đáp ứng nhu cầu khách du lịch qua 14 tiêu chí khảo sát là 3,2 điểm (mức khá) nhưng thấp hơn nhiều so với DTNĐC, lặp lại nhiều nhất trong đánh giá của du khách đều từ 3 đến 3,6 điểm; Điểm đánh giá về môi trường sinh thái an lành, thái độ của cư dân địa phương thân thiện, hiếu khách là cao nhất 4.5 điểm, ở mức điểm tốt nhất đã cho thấy môi trường sinh thái, tình người nơi điểm đến là di tích là một tài nguyên du lịch cần được quan tâm kết nối với di tích để bổ sung cho những tiêu chí còn được đánh giá thấp. Đánh giá thấp nhất của khách quốc tế ở DTĐK vẫn là về trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên 1,5 điểm, thấp hơn DTNĐC ở tiêu chí này do Tổ QLDT Đồng Khởi chỉ 2 thuyết minh viên nên không thể thu xếp thời gian đi học ngoại ngữ. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những hạn chế về ngoại ngữ của hướng dẫn viên đã đặt ra yêu cầu bức xúc: Ban QLDT tỉnh cần sớm có kế hoạch đột phá để khắc phục nhược điểm này, bởi bản thân Tổ QLDT Đồng Khởi không tự giải quyết được.

Bảng 2.4. Điểm đánh giá của du khách ở Di tích Đồng Khởi (N= 277)


Du khách


Nội dung đánh giá

Quốc tế

Ngoài tỉnh

Trong tỉnh

Tỷ lệ trung

bình

Số lượng

1. Những thông tin hướng dẫn viên cung cấp đầy đủ, chính xác

2,0

4,1

4,2

3,4

257

2. Trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên đủ để thể hiện, diễn tả

1,5

-

-

1,5

22

3. Hoạt động lễ hội diễn ra hấp dẫn, nghi lễ

diễn ra trang trọng

3,2

3,3

3,5

3,3

123

4. Hiện vật trưng bày thể hiện được giá trị của di tích, hấp dẫn

3,8

3,6

3,8

3,7

257

5. Thái độ của cư dân địa, phương thân thiện, hợp tác, hiếu khách

4,4

4,5

4,4

4,4

275

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.

Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 15



6. Dịch vụ cung cấp cho du khách đáp ứng đầy đủ

2,5

3,0

3,4

2,9

277

7. Hiện vật trưng bày phong phú

2,4

3,6

3,4

2,1

275

8. Giá cả sản phẩm lưu niệm hợp lý

3,8

3,7

3,9

3,8

252

9. Điểm di tích có tính kết nối du khách

3,4

3,9

4,3

3,8

275

10. Hài lòng về hoạt động du lịch

2,9

3,3

3,7

3,3

274

11. Đã có những trải nghiệm tốt đẹp

3,1

3,0

3,5

3,2

272

12. Có ấn tượng

3,5

4,3

3,5

3,7

271

13. Sẽ thông tin cho người thân, bạn bè

2,2

4,1

4,4

3,5

272

14. Sẽ trở lại lần nữa

2,1

3,3

3,8

3,0

273

* Thang điểm 5 cấp độ từ 1 là rất không đồng ý, 2 là không đồng ý, 3 là trung dung, không có ý kiến, 4 là đồng ý và 5 là rất đồng ý. (Nguồn: Nghiên cứu sinh thực hiện, 2020)


2.3.3. Đánh giá thực trạng quản lý hai Di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Bến Tre gắn với phát triển du lịch

2.3.3.1. So sánh hoạt động gắn kết với du lịch của 2 Di tích quốc gia đặc biệt

Theo kết quả đánh giá ở Bảng 2.5 tại 2 Di tích, điểm đánh giá của khách phần lớn ở mức 3 chiếm 79 %, ở mức 1 và 2 chiếm 14 %, mức 4 chỉ có 7 %. Cả 2 Di tích đều có điểm đánh giá lặp lại nhiều nhất là 3 (mốt là 3), điểm đánh giá nhỏ nhất của hai di tích đều ở mức 1 lý giải vì sao khách quốc tế đến 2 Di tích quốc gia đặc biệt của Bến Tre chưa nhiều (nếu có, phần lớn là giới nghiên cứu hoặc được kết nối từ các chương trình, dự án của một số tổ chức, cá nhân chủ yếu do trường Cao đẳng Bến Tre và nhóm Sáng tạo Trẻ Bến Tre kết nối từ năm 2013 đến nay), điểm đánh giá cao nhất đều là 4 cho thấy hai Di tích quốc gia đặc biệt ở Bến Tre có tiềm năng du lịch lớn và đang chuyển thành khả năng PTDL; 7 năm qua tuy chưa có sự quan tâm đầu tư cho các hoạt động phục vụ du lịch 1 cách bài bản, nhưng cả 2 Di tích đã chuyển mình và có những hoạt động tiếp cận, phục vụ du lịch đáng ghi nhận.

Nhìn chung, DTNĐC có phần nổi trội hơn DTĐK ở mọi phương diện từ tiếp cận đến tổ chức hoạt động gắn kết với du lịch và hiệu quả, số lượng khách [Phụ lục 8B; tr.203] do đây là khu di tích có tiềm năng du lịch lớn, nhân lực Tổ QLDT đảm bảo, các dịch vụ du lịch cơ bản đáp ứng… Trong khi đó ở DTĐK từ qui mô đến nhân lực, cơ sở hạ tầng, dịch vụ cơ bản đón khách du lịch còn rất hạn chế, đặc biệt sự gắn kết với tour, tuyến du lịch của các lữ hành gặp nhiều khó khăn. Những tồn


tại chung của hai Di tích lớn nhất là trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên, sự phong phú của hiện vật được trưng bày, cung cấp dịch vụ du lịch (đều ở mức kém và trung bình thấp trong thang điểm 5) dẫn đến khả năng quay lại di tích của du khách thấp, xếp thứ 2 sau điểm yếu về ngoại ngữ.

Bảng 2.5. Điểm đánh giá của du khách về 2 Di tích (N= 560)



Nội dung đánh giá

Di tích Nguyễn Đình Chiểu

Di tích Đồng Khởi

Trung bình của 2

Di tích

1. Những thông tin hướng dẫn viên cung cấp đầy đủ, chính xác

3,5

3,4

3,45

2. Trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên đủ để thể hiện, diễn tả

1,8

1,5

1,65

3. Hoạt động lễ hội diễn ra hấp dẫn, nghi lễ diễn ra

trang trọng

3,5

3,3

3,40

4. Hiện vật trưng bày thể hiện được giá trị của di tích, hấp dẫn

3,6

3,7

3,65

5. Thái độ của cư dân địa, phương thân thiện, hợp tác, hiếu khách

3,0

4,4

3,70

6. Dịch vụ cung cấp cho du khách đáp ứng đầy đủ

3,4

2,9

3,15

7. Hiện vật trưng bày phong phú

3,2

2,1

2,65

8. Giá cả sản phẩm lưu niệm hợp lý

4,6

3,8

4,20

9. Điểm di tích có tính kết nối du khách

3,9

3,8

3,85

10. Hài lòng về hoạt động du lịch

3,8

3,3

3,55

11. Đã có những trải nghiệm tốt đẹp

3,6

3,2

3,40

12. Có ấn tượng

3,5

3,7

3,60

13. Sẽ thông tin cho người thân, bạn bè

3,5

3,5

3,50

14. Sẽ trở lại lần nữa

3,2

3,0

3,10

* Thang điểm 5 cấp độ từ 1 là rất không đồng ý, 2 là không đồng ý, 3 là trung dung, không có ý kiến, 4 là đồng ý và 5 là rất đồng ý. (Nguồn: Nghiên cứu sinh thực hiện, 2020)

2.3.3.2. Sự phối hợp giữa lữ hành với các đơn vị quản lý di tích trong hoạt động du lịch ở 2 Di tích quốc gia đặc biệt

Sự phối hợp giữa lữ hành, doanh nghiệp du lịch và đơn vị QLDT phản ánh mối tương quan giữa kinh tế và văn hóa trong quản lý DTLS-VH gắn với du lịch. Qua phỏng vấn sâu (56/59) người được hỏi, nghiên cứu sinh nhận định về sự phối hợp giữa lữ hành, doanh nghiệp du lịch và 2 Tổ quản lý DTNĐC và DTĐK có những hạn chế sau:


Sự phối hợp thu hút khách đến với di tích còn hạn chế, thông tin, điểm nhấn du lịch ở di tích còn sơ lược, chỉ khái quát vài nét điểm đến trong tuyến du lịch của chương trình du lịch. Hiện nay chỉ mới có DTNĐC và DTĐK là điểm đến ưu tiên trong tour du lịch Bến Tre của nhiều doanh nghiệp lữ hành. Trong chương trình du lịch, nội dung thông tin tuyến điểm cần cụ thể hóa, gia tăng tính tương tác hơn nữa.

Chưa phối hợp khảo sát khả năng đáp ứng và nhu cầu của khách; do chức năng nhiệm vụ chính là bảo tồn, do nguồn lực của mỗi di tích hạn chế nên gặp khó khăn và không tự triển khai được hoạt động nghiên cứu nhu cầu du khách khi đến di tích; vấn đề nghiên cứu nhu cầu du khách được đề cập gần đây, tuy nhiên chưa có một nội dung cụ thể nào được triển khai. 2 Tổ QLDT mới chỉ dựa trên đặc điểm, chức năng của di tích để đáp ứng nhu cầu chủ yếu của du khách: hướng dẫn tham quan, bán hàng lưu niệm, hoạt động lễ hội theo định kỳ.

Sự phối hợp tổ chức hoạt động du lịch giữa doanh nghiệp lữ hành với 2 Tổ QLDT trong thiết kế hoạt động đặc thù cho từng đối tượng khách, hoạt động thường xuyên, quy mô, loại hình, thời lượng, chi phí...đặc biệt là xây dựng các quy định điều kiện đảm bảo giao tiếp với khách quốc tế, an toàn, vệ sinh môi trường chưa tốt.

Chưa có sự phối hợp lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp về di tích.

Chưa phối hợp tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích như: đăng ký đoàn khách, loại hình hoạt động, đánh giá kết quả, trưng cầu ý kiến du khách; phối hợp xây dựng phương án xử lý phát sinh tại di tích; phối hợp thống kê, quản lý hồ sơ du khách sử dụng dịch vụ tại di tích; phối hợp tổ chức hoạt động và dịch vụ bổ trợ.

Chưa có sự phối hợp chuẩn bị nguồn lực trong quản lý, phối hợp tổ chức các hoạt động du lịch tại các 2 di tích như: đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực thực hiện: hướng dẫn viên, quy trình đăng ký đón tiếp, phục vụ khách du lịch.v.v....

Tiểu kết

Chương 2, qua đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động quản lý DTLS-VH Bến Tre trong PTDL, với khảo sát hai trường hợp Di tích quốc gia đặc biệt, cho thấy:

Hệ thống DTLS-VH Bến Tre với các loại hình di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh phong phú, trong đó có các di tích nổi tiếng, giàu giá trị như: DTNĐC và DTĐK… là hai di tích tiêu biểu của Bến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/01/2024