2.2.5.2. Thực trạng thanh tra, kiểm toán
Thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Viêng Chăn, hàng năm theo chứ năng, nhiệm vụ và quyền hạn, các cơ quan Thanh tra nhà nước của tỉnh, Thanh tra Sở Tài chính, thanh tra các sở, ngành tiến hành xây dựng kế hoạch thanh tra lĩnh vực quản lý và sử dụng NS, trong đó có nội dung thanh tra tình hình CTX trong tỉnh Viêng Chăn.
Thanh tra giai đoạn 2016 - 2020 được tỉnh Viêng Chăn thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, sát yêu cầu quản lý của các cấp lãnh đạo và chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ. Giai đoạn 2016 – 2020, các cơ quan, vụ việc được thanh tra đã kịp thời phát hiện nhiều tồn tại, hạn chế, yếu kém trong quản lý chi NSNN ở từng lĩnh vực và đã kiến nghị xử lý đối với nhiều tập thể và cá nhân có hành vi sai phạm, kiến nghị các cấp, các ngành có liên quan khắc phục các hạn chế, yếu kém và chấn chỉnh, sửa đổi bổ sung một số cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn địa phương trên toàn tỉnh Viêng Chăn.
Tổng hợp kết quả thanh tra CTX ngân sách nhà nước trên địa bản tỉnh Viêng Chăn được thể hiện trong bảng 2.9. Bảng số 2.9 cho thấy, từ năm 2016 đến 2020, các cơ quan thanh tra đã triển khai, hoàn thành 155 cuộc thanh tra hành chính, trung bình đạt 31 cuộc/năm, phát hiện sai phạm 143,283 triệu kip, trong đó kiến nghị thu hồi nộp NSNN 49,972 triệu kip và kiến nghị xử lý khác 91,260 triệu kip.
Bảng 2.9. Kết quả thanh tra CTX NSNN tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Tổng | |
Số đợt Thanh tra | Đợt | 20 | 45 | 30 | 30 | 30 | 155 |
Tổng số tiền sai phạm | Triệu kip | 26,756 | 27,474 | 27,895 | 25,790 | 35,368 | 143,283 |
Kiến nghị thu hồi nộp NSNN | Triệu kip | 8,586 | 9,325 | 9,495 | 12,447 | 10,119 | 49,972 |
Kiến nghị xử lý khác | Triệu kip | 16,768 | 17,500 | 18,400 | 13,343 | 25,249 | 91,26 |
Có thể bạn quan tâm!
- Dự Toán Chi Đtpt Tỉnh Viêng Chăn Giai Đoạn 2016 - 2020
- Chấp Hành Ctx Nsnn Giai Đoạn 2016 - 2020 Ở Một Số Lĩnh Vực Chính
- Thực Trạng Quyết Toán Chi Ngân Sách Tỉnh Viêng Chăn
- Đánh Giá Của Cán Bộ Trong Các Cơ Quan Quản Lý Ngân Sách Về Lập Dự Toán Chi Đtpt Ngân Sách Tỉnh Viêng Chăn Giai Đoạn 2016 - 2020
- Về Kiểm Soát, Thanh Tra, Kiểm Toán Chi Ngân Sách Nhà Nước Tỉnh Viêng Chăn
- Định Hướng Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh Viêng Chăn Đến Năm 2025, Tầm Nhìn 2030
Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Tài chính - Quyết toán thu, chi tỉnh Viêng Chăn các năm2016, 2017, 2018, 2019, 2020.
Tổng hợp kết quả thanh tra chi ĐTPT ngân sách tỉnh Viêng Chăn được tổng
hợp trong bảng 3.10.
Bảng 2.10. Kết quả thanh tra chi ĐTPT NSNN tỉnh Viêng Chăn 2016 - 2020
Đơn vị | Tổng | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
Số dự án thanh tra | Dự án | 129 | 25 | 25 | 29 | 25 | 25 |
Giá trị kiến nghị thu hồi | Tỷ kip | 40.279,3 | 7.479,4 | 7.576,7 | 8.732,9 | 7.891,7 | 8.598,6 |
Nguồn: Sở Tài chính - Quyết toán thu, chi tỉnh Viêng Chăn các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020.
Hàng năm, cơ quan Kiểm toán Nhà nước Lào đã tiến hành kiểm toán NS, tiền và tài sản nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực chi đầu tư XDCB, phát hiện nhiều dự án đầu tư chi không đúng chế độ, chính sách với giá trị sai phạm có xu hướng tăng trong các năm gần đây, kiến nghị thu hồi nộp NSNN số tiền khá lớn từ các dự án chi sai.
Năm 2020, KTNN đã lựa chọn mẫu 8 dự án đối trừ tiền sử dụng đất để kiểm tra, kiểm toán, qua đó phát hiện nhiều bất cập trong công tác thẩm định, phê duyệt chi phí đầu tư xây dựng. Cụ thể, phê duyệt sai chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng đối trừ tiền sử dụng đất số tiền gần 10 tỷ kip.
Trong năm 2019, UBND tỉnh Viêng Chăn chưa giải quyết dứt điểm đối với các trường hợp ưu đãi vượt khung, chưa ban hành các văn bản bãi bỏ ưu đãi không đúng quy định. Số tiền ưu đãi, hỗ trợ sai quy định là hơn 13 tỷ kip. Công tác thu hồi sau thanh tra cũng chưa được thực hiện với số tiền hơn 62 tỷ kip.
Từ kết quả kiểm toán nêu trên, KTNN kiến nghị UBND tỉnh Viêng Chăn chỉ đạo Sở Tài chính, các đơn vị được kiểm toán xử lý tài chính số tiền hơn 143,5 tỷ kip.
Theo cơ quan kiểm toán, tổng số vốn đầu tư trong kế hoạch năm 2017 thuộc ngân sách tỉnh Viêng Chăn là hơn 4.222 tỷ kip. Năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 25 dự án được thẩm định và duyệt chủ trương đầu tư. KTNN phát hiện quyết định phê duyệt một số dự án đầu tư không ghi rõ nguồn vốn, không rõ thời gian thực hiện dự án, dẫn đến khó chủ động trong thực hiện, kiểm soát.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Viêng Chăn, năm 2018 thực hiện 1.152 gói thầu với tổng giá trị gói thầu hơn 1.299 tỷ kip, tổng giá trị trúng thầu là hơn 1.242 tỷ kip. Tuy nhiên, cơ quan kiểm toán chỉ rõ việc lựa chọn nhà thầu chưa tuân thủ Luật Đấu thầu. Trong giai đoạn 2016 - 2020, đã thanh tra 112 đơn vị, qua đó đã phát hiện nhiều đơn vị sai phạm, đã kiến nghị thu hồi NSNN số tiền là 22.602 triệu kip.
Tổng hợp kết quả kết luận thanh tra, kiểm toán kiến nghị xử lý giai đoạn 2016 - 2020 ở tỉnh Viêng Chăn như sau:
- Tỷ lệ số đơn vị lập dự toán đúng thời hạn trong tổng số các đơn vị dự toán: Trong tổng số 150 đơn vị thụ hưởng NSNN, hàng năm số đơn vị gửi dự toán chi NSNN đúng thời hạn đến cơ quan quản lý chi NSNN tỉnh thường từ 110 đến 130 đơn vị, đạt tỷ lệ từ 73 đến 86%. Tỷ lệ các đơn vị lập dự toán chi ngân sách đúng thời hạn biến động theo năm, có năm đơn vị này chậm, năm sau đơn vị khác chậm, cá biệt có đơn vị chậm 2 đến 3 năm.
- Tỷ lệ các đơn vị bị phát hiện chi sai mục đích trên tổng số đơn vị được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán (CTX/chi ĐTPT) không cao. Điều này có được là do khâu lập dự toán được hướng dẫn, kiểm tra kỹ, do vậy, số đơn vị chi sai mực đích đã được hạn chế. Tuy vậy, số đơn vị chi sai mục đích vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể. Số đơn vị chi sai mục đích hàng năm chiếm từ 9% đến 13% trong tổng số các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn.
- Tỷ lệ các đơn vị bị phát hiện chi không đúng định mức trên tổng số đơn vị được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán: Trong CTX, số đơn vị được thanh tra, kiểm tra đã phát hiện chi chưa đúng với định mức quy định hàng năm chiếm khoảng 3% - 5%, chủ yếu chi vượt định mức. Trong chi ĐTPT, số dự án trong xây dựng cơ sở hạ tầng được phát hiện sai so với hồ sơ thiết kế về mặt số lượng chiếm từ 12% đến 19%, các dự án thường có khối lượng thi công, nắp đặt thấp hơn so với mức dự toán được duyệt thi công và nắp đặt.
- Số vụ sai phạm làm thất thoát ngân sách nhà nước trong năm: Hàng năm, số vụ được phát hiện có sai phạm, làm thất thoát ngân sách nhà nước hàng năm có khác nhau, thông thường trong một năm tỉnh Viêng Chăn thường phát hiện được 3 - 5 vụ làm thất thoát vốn ngân sách nhà nước.
- Tỷ lệ số đơn vị quyết toán thuế đúng nội dung và thời hạn quy định trên tổng số đơn vị dự toán: Số đơn vụ quyết toán thiếu đúng nội dung và thời hạn đặt tỷ lệ khá cao, hàng năn đạt từ 85 đến 96%. Tỷ lệ các đơn vị cũng phụ thuộc theo năm, những năm có điều kiện tương đối thuận lợi, các đơn vị làm quyết toán thuế đúng nội dung và thời hạn thường đạt tỷ lệ cao hơn.
- Số lượng ý kiến phản ánh của người dân về quản lý chi ngân sách nhà nước trong một năm: Trong giai đoạn 2016 - 2020, số lượng người dân trong tỷ có đóng góp ý kiến về công tác quản lý chi ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, hàng năm có khoảng 3 - 5 ý kiến đóng góp và phản ánh về quản lý vốn đầu tư về ĐTPT như đầu tư xây dựng còn kéo dài, công trình chậm đưa vào khai thác sử dụng công năng dẫn đến lãng phí.
2.3. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH VIÊNG CHĂN GIAI ĐOẠN 2016 -2020
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Về tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý chi ngân sách
Phân cấp quản lý chi ngân sách tỉnh Viêng Chăn được phân cấp ngày càng nhiều hơn về nguồn thu và nhiệm vụ chi, HĐND của tỉnh được giao quyền quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương, việc quản lý đầu tư XDCB và tăng thêm nhiệm vụ CTX đã được phân cấp mạnh hơn quyền tự quyết, giúp cho việc phân bổ tốt hơn nguồn lực công để cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho nhân dân địa phương.
Thứ nhất, phân cấp quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh đã làm tăng tính chủ động tích cực của CQĐP của tỉnh, cấp huyện hơn trước.
Việc quy định cụ thể nhiệm vụ chi đã tạo điều kiện cho các địa phương chủ động hơn trong việc xác định và phân bổ, sử dụng các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chi đã được phân cấp, hạn chế một phần tư tưởng trông chờ hay phụ thuộc vào NS cấp trên. Việc quản lý điều hành NS đã có nhiều tiến bộ, sử dụng NSĐP đã đi vào nề nếp, chủ động và hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng cấp trên can thiệp vào công việc của cấp dưới. Đây là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển KTXH, giữ vững quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị của tỉnh.
Thứ hai, đã phân cấp nhiều hơn cho tỉnh Viêng Chăn về nhiệm vụ chi NS Quy mô thu NS huyện tăng dần qua các năm. Cấp huyện đã chủ động hơn, hạn chế tình trạng trông chờ vào số thu bổ sung của NS của tỉnh. NS cấp huyện đã có dự toán thu chi thực sự và điều hành theo dự toán, giảm dần tình trạng lập dự toán hình thức. Các khoản thu, chi NS huyện được quản lý qua KBNN theo đúng trình tự và thủ tục quy định. Nhờ đó, đã góp phần hạn chế và ngăn ngừa được những tiêu cực trong quản lý NS cấp huyện. Vì vậy, hàng năm số thu nội địa của NSNN trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn năm sau cao hơn năm trước và đều vượt dự toán do Bộ Tài chính giao. Số thu nội địa là nguồn quyết định số thu của NSĐP (chỉ một phần nhỏ số thu nội địa trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn thuộc về NSTW, thu từ khâu xuất khẩu, nhập khẩu và khoản thu phần lớn từ khai thác mỏ khoáng sản là khoản thu 100% của NSTW). Tốc độ tăng thu từ thuế, phí và lệ phí của NS cao hơn tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn.
Thứ ba, phân cấp quản lý NSĐP góp phần tăng cường trách nhiệm của CQĐP các cấp từ tỉnh xuống cơ sở. Việc quy định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi và chỉ của tỉnh mới có thẩm quyền ban hành một số các chính sách chế độ thu, chi (trong giới hạn được Trung ương phân cấp) đã góp phần hạn chế và đi đến xóa bỏ tình trạng các địa phương cấp dưới quy định các khoản thu, chi trái với quy định pháp luật.
Thứ tư, việc trao quyền nhiều hơn cho CQĐP trong quyết định các vấn đề về NS đòi hỏi địa phương phải tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện NS. Các cấp CQĐP tỉnh Viêng Chăn đã thực hiện tốt hơn tính công khai minh bạch trong quản lý, điều hành NS, hạn chế một bước tình trạng “xin - cho” trong phân bổ dự toán NS.
Nhìn chung, cơ chế phân cấp quản lý NSNN trường hợp tỉnh Viêng Chăn, thời kỳ 2016 - 2020, đã từng bước bám sát lý thuyết về phân cấp quản lý NSNN, bám sát Luật NSNN, đặc điểm về tự nhiên, KTXH của địa phương và được đặt trong tổng thể điều kiện chung của cả nước. CQĐP đã bước đầu chủ động trong việc xây dựng và phân bổ NS cấp mình, chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương và bố trí chi tiêu NS hiệu quả hơn.
2.3.1.2. Về lập dự toán chi ngân sách
Một là, về lập dự toán chi thường xuyên ngân sách.
Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách của tỉnh Viêng Chăn thời gian qua cơ bản đã được tỉnh Viêng Chăn tăng cường và đạt được một số kết quả quan trọng sau:
- Định mức, chế độ, chính sách chi NSNN đã phù hợp hơn với nhu cầu, đặc điểm của địa phương. Tỉnh Viêng Chăn đã xây dựng được hệ thống định mức phân bổ NS khá cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, phản ánh nhu cầu thực tiễn và phù hợp với nhu cầu của địa phương. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, định mức chi đặc thù bên cạnh định mức phân bổ CTX làm cơ sở để phân bổ dự toán NS cho các đơn vị, các cấp trên địa bàn tỉnh, trong giai đoạn 2016 -2020.
- Định mức phân bổ NS CTX giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh đã cơ bản phù hợp với tình hình thực tế về nguồn thu NS, gắn bó hơn với kế hoạch phát triển KTXH, an ninh, quốc phòng của tỉnh, phù hợp với khả năng cân đối từ NSTW.
Kết quả điều tra, phỏng vấn các cán bộ tham gia trực tiếp quản lý CTX NSNN trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn đánh giá mức độ phù hợp về định mức, chế độ, chính sách CTX NSNN trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020 được tổng hợp trong bảng 2.11.
Kết quả điều tra phỏng vấn trong bảng trên cho thấy, trong tổng số 50 cán bộ phục trách quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn thì: (i) Định mức CTX NSNN tỉnh Viêng Chăn có 3 người cho là rất không phù hợp và không phù hợp, chiếm 6%. Định mức CTX được số cán bộ quản lý chi cho ở mức trung bình (không hẳn đã phù hợp hay không phù hợp) có 12 người đánh giá, chiếm 24%. Định mức CTX được đánh giá từ phù hợp đến rất phù hợp trên địa bản tỉnh, đạt 35/50 cán bộ, chiếm 70%. Định mức chi khác cũng được các cán bộ quản lý chi đánh giá tương tự. Tỉnh Viêng Chăn đã tích cực thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát huy trách nhiệm của tất cả các tầng lớp dân cư trong phát triển giáo dục, mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân tài vật lực trong xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục. Chủ trương này, xét trên một góc độ nhất định đã góp phần giảm áp lực CTX NSNN cho sự nghiệp giáo dục và thể thao, tạo điều kiện để
tỉnh có vốn thực hiện những chương trình trọng điểm của ngành giáo dục như: Xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, mở rộng giáo dục miền núi… tăng quy mô chi về đào tạo và huấn luyện cán bộ ngành giáo dục, cải cách chính sách lương bổng.
Bảng 2.11. Đánh giá của cán bộ trong các cơ quan quản lý ngân sách về lập dự toán CTX ngân sách tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2016 - 2020
ĐVT: Người phỏng vấn
Nội dung điều tra, phỏng vấn | Tổng số | Mức độ đánh giá (Likert 5 điểm) | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
1 | Định mức CTX NSNN tỉnh Viêng Chăn | 50 | 1 | 2 | 12 | 12 | 23 |
2 | Định mức chi khác | 50 | 2 | 2 | 9 | 22 | 15 |
Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của nghiên cứu sinh Khamla, 2020.
Các khoản chi giáo dục và y tế được phân bổ công bằng hơn giữa các huyện. Chi sự nghiệp giáo dục và thể thao đảm bảo thực hiện các yêu cầu về chi trả lương, phụ cấp giáo viên, chi thực hiện một số mục tiêu như phổ cập giáo dục đảm bảo tiêu chí biên chế sự nghiệp giáo dục, chi nâng cao chất lượng giáo dục như thay sách giáo khoa và thiết bị dạy học.
Chủ trương tăng quyền tự chủ cùng với sự tăng trưởng về quy mô và tỷ trọng chi sự nghiệp giáo dục và thể thao trong thời gian qua đã góp phần đem lại một số thành tựu nhất định trong hệ thống giáo dục đào tạo của tỉnh, cụ thể là: Tăng tỷ lệ trẻ em đến trường; chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là các trường phổ thông được cải thiện; đời sống của giáo viên được quan tâm hơn qua các bước cải cách chế độ tiền lương. Tỉnh đã thực hiện chính sách đãi ngộ cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và hoàn thành chương trình xóa mù chữ theo đúng mục tiêu Nghị quyết Trung ương 3, khóa VIII của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đề ra đồng thời đang thực hiện triển khai chương trình phổ cập tiểu học trong cả nước.
Các khoản chi NSĐP khác đã góp phần nâng cao mức sống hộ gia đình, mức độ cung cấp dinh dưỡng được cải thiện.
Hai là, về lập dự toán chi đầu tư phát triển ngân sách.
Lập dự toán chi ĐTPT ngân sách của tỉnh Viêng Chăn thời gian qua cơ bản đã được Tỉnh tăng cường và đạt được một số kết quản quan trọng sau:
- Chất lượng dự toán đã được cải thiện một bước, tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB đã được điều chỉnh hợp lý hơn trong tỉnh. Việc lập dự toán ĐTPT tại tỉnh Viêng Chăn ngoài việc chấp hành Luật NSNN, các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính, của UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn lập dự toán hàng năm, đã bước đầu thích nghi với NS trung hạn, ổn định trong 03 năm, cho phép chuyển nguồn chi qua năm sau.
- Vốn đầu tư cho các chương trình trọng điểm của ngành y tế, ngành giáo dục và thể thao, an ninh, quốc phòng, xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường đầu ra cho nông sản... cũng được ưu tiên phân bổ trong dự toán. Đặc biệt, việc cấp vốn triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Viêng Chăn được người dân ủng hộ rất lớn cả vật chất lẫn tinh thần. Tỉnh đã chú trọng nhiều hơn vào giám sát khâu khảo sát thiết kế, áp định mức, đơn giá thẩm định và chuẩn bị tốt khâu đấu thầu do dự toán XDCB phức tạp, nhờ đó chất lượng lập, thẩm định dự án đã có chuyển biến tích cực, chất lượng hồ sơ dự án được nâng cao, rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư của dự án. Sự phối hợp giữa các ngành và các địa phương trong chu trình quản lý dự án đầu tư đã tốt hơn, từ khâu xác lập chủ trương đầu tư, tổ chức lập và thẩm định dự án đến nghiệm thu công trình và thanh, quyết toán.
- Chế độ tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu đã được thực hiện nghiêm túc, để tạo điều kiện cho nhà thầu triển khai thi công. Trong giai đoạn 2016 -2020, vốn đầu tư XDCB NS tỉnh Viêng Chăn đã được giải ngân tương đối tốt (bình quân đạt 81% so với kế hoạch) UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, xác định điểm dừng kỹ thuật hợp lý và đình chỉ, hoãn, cắt giảm phần khối lượng chưa thực hiện để giảm áp lực bố trí vốn cho các dự án dở dang nhưng chưa thực sự cấp thiết. Trong giai đoạn 2016 - 2020 đã dừng 05 dự án; tạm dừng, giãn tiến độ 21 dự án với số vốn 756.861 triệu kip để giảm áp lực bố trí vốn đầu tư. Đồng thời, kế hoạch đầu tư hàng năm được xây dựng trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc ưu tiên tập trung trả nợ vốn XDCB, chỉ mở mới đối với một số nguồn vốn đã cơ bản hoàn thành việc trả nợ và đảm bảo nhu cầu vốn cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ.
Kết quả giải ngân vốn đầu tư NS tỉnh giai đoạn 2016 -2020 đạt khá cao so