Quản lý các dự án về công nghệ thông tin ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - 2


DANH MỤC HÌNH VẼ


Stt

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Cấu trúc bảng kê công việc chi tiết

21

2

Hình 2.1

Các bước thực hiện phương pháp phân tích tổng hợp

42

3

Hình 2.2

Các bước thực hiện nghiên cứu định tính

43

4

Hình 3.1

Hình 3.1. Mô hình quản trị của Vietinbank

47

5

Hình 3.2

Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Vietinbank

48

6

Hình 3.3

Mô hình khối Công Nghệ Thông Tin Vietinbank

49

7

Hình 3.4

Mô hình quản lý dự án tại Vietinbank.

51


8

Hình 3.5

Lịch trình triển khai các dự án trọng điểm CNTT tại

Vietinbank giai đoạn 2011 - 2015


59

9

Hình 3.6

Quy trình định nghĩa dự án ở Vietinbank

62

10

Hình 3.7

Quy trình lập kế hoạch dự án ở Vietinbank

63

11

Hình 3.8

Quy trình quản lý sản phẩm tại Vietinbank

69

12

Hình 3.9

Quy trình quản lý thay đổi tại Vietinbank

71

13

Hình 3.10

Lịch trình dự án Ngân hàng lõi (file Microsoft Project)

77

14

Hình 3.11

Quy trình quản lý chất lượng tại Vietinbank

83

15

Hình 3.12

Quy trình quản lý kiểm thử tại Vietinbank

85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý các dự án về công nghệ thông tin ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - 2


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:

Công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang đóng vai không thể thiếu trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Trong thực tế ở mọi ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp nào nắm trong tay thế mạnh về CNTT sẽ có được lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ. Vì vậy việc đẩy mạnh, nâng cao khả năng ứng dụng CNTT vào hoạt động, quản trị điều hành đang là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp thức thời tại Việt Nam.

Không nằm ngoài xu thế trên, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) với tư cách là một trong bốn Ngân hàng thương mại nhà nước lớn đang đứng trước nhiều thách thức về việc đổi mới, nâng cao năng lực toàn diện của hệ thống công nghệ thông tin xứng tầm là ngân hàng hiện đại hàng đầu Việt Nam cũng như vươn tầm thế giới nhằm khẳng định, nâng cao tầm vóc và thương hiệu của Vietinbank nói riêng cũng như ngành ngân hàng Việt Nam nói chung.

Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh việc đổi mới quy trình, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tối ưu hoá năng lực của các hệ thống đang có, trong giai đoạn 2010 – 2015,Vietinbank đã và đang tiếp tục triển khai 16 dự án Công Nghệ Thông Tin chiến lược trong nhiều mảng lĩnh vực từ ngân hàng lõi tới các mảng dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, quan hệ khách hàng, báo cáo quản trị điều hành ... Đây đều là các dự án lớn về quy mô, tầm vóc và chi phí của Vietinbank. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện triển khai do các nguyên nhân chủ quan và khách quan mà một số dự án bị chậm tiến độ, vượt chi phí dự toán , chất lượng sản phẩm của dự án không đạt yêu cầu,

...Vì vậy, với mong muốn nhanh chóng hoàn thiện triển khai các dự án chiến lượcCNTTđể đưa vào sử dụng tạo lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác cũng như tối ưu hoá, tiết kiệm các chi phí, phòng ngừa các rủi ro có thể phát


sinh trong quá trình thực hiện, triển khai dự án,Vietinbank đang đứng trước các bức xúc không thể tránh được trong công tác quản lý các dự án về công nghệ thông tin.

Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý các dự án về Công Nghệ Thông Tin ở Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam”.

Đề tài trên là phù hợp với chương trình đào tạo chuyên ngành quản lý kinh tế mà tôi đã học tại Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: “Làm thế nào để Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam có thể hoàn thiện công tác quản lý các dự án về công nghệ thông tin?”

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục Đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về quản lý dự án công nghệ thông tin cũng như thực trạng các dự án công nghệ thông tin tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, luận văn sẽ đề xuất các phương hướng và giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý các dự án công nghệ thông tin tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý dự án và quản lý dự án công nghệ thông tin.

- Nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý dự án công nghệ thông tin tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý dự án công nghệ thông tin tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu:

- Việc quản lý các dự án công nghệ thông tin tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.


Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

- Thời gian: Các nội dung nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 2010-2015

4. Kết cấu luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 4 chương:

Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý dự án công nghệ thông tin

Chương 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu luận văn

Chương 3. Thực trạng công tác quản lý dự án công nghệ thông tin ởngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Chương 4. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án công nghệ thông tin ở ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Có một số bài báo, đề tài viết về quản lý dự án công nghệ thông tin, tuy nhiên số lượng các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quản lý dự án CNTT không nhiều, chủ yếu mang tính định hướng, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ nêu một vài bài tiêu biểu:

(1) – Đàm Lê Anh, 2013, Quản trị dự án công nghệ thông tin.

Đề tài đã nêu được một số khái niệm cơ bản về quản lý dự án công nghệ thông tin: định nghĩadự án là nỗ lực nhằm tạo nên các sản phẩm mới hoặc các dịch vụ mới, duy nhất. Đề tài cũng nêu được một số đặc trưng của dự án, chủ thể của dự án, các quy trình quản lý dự án, các đặc điểm, mục tiêu của quản lý dự án trong đó quản lý dự án bao gồm hai cấu phần chính: Quản lý về kỹ thuật, bao gồm công việc, ngân sách, tiến độ, chất lượng kỹ thuật; Quản lý về con người, bao gồm con người và các tổ chức tham gia thực hiện dự án và sự trao đổi người. Vấn đề con người thường là vấn đề ảnh hưởng tới sự thành bại của dự án bên cạnh các kỹ năng kỹ thuật, cần phát triển các kỹ năng con người trên cơ sở các chuẩn kỹ năng như suy nghĩ, trao đổi, trình bày, giao tiếp, … Ngoài ra đề tài cũng đưa ra các ý tưởng về bản đồ tư duy (Mindmaps); phân tích chiến lược từ trên xuống(top-down), phân tích chi phí

– lợi ích (BCA hoặc CBA) và đưa ra các nhóm quy trình để thực hiện một dự án gồm quy trình khởi đầu, quy trình lập kế hoạch, quy trình thực hiện, quy trình kiểm soát, quy trình kết thúc. Đề tài đã xây dựng các chương trình hành động, lập kế hoạch, xây dựng mục tiêu để hoàn thành các công việc của dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đề tài đã đưa lên khung lý thuyết về các kiến thức cơ sở của người quản lý dự án, kiến thức về quản lý luồng công việc dự án:


xây dựng kế hoạch dự án, theo dõi dự án và kiểm soát thực hiện, quản lý thay đổi, kết thúc dự án, đánh giá hoàn thành dự án.

Kiến thức về kiểm soát tiến độ: Quản lý nguồn lực, quản lý tổ chức và nhân viên, quản lý mua sắm, quản lý chi phí, quản lý chất lượng, quản lý rủi ro.

(2) – Trương Vĩnh Hảo, 2011. Phương pháp Quản lý dự án Công nghệ thông tin.

Nội dung của đề tài bao gồm: Khái niệm về quản lý dự án công nghệ thông tin; Quy trình quản lý chi phí dự án, phần mềm quản lý chi phí dự án, mô hình COCOMO

Khái niệm về quản lý chi phí dự án bao gồm những quy trình yêu cầu đảm bảo cho dự án được hoàn tất trong sự cho phép của ngân sách. Chi phí là tài nguyên được hy sinh hay tính trước để đạt được một mục tiêu rõ ràng hay để trao đổi cái gì đó và thường được đo bằng đơn vị tiền tệ. Đề tài đã giải quyết được một số vấn đề khó khăn sẽ gặp khi thực hiện các công việc cụ thể trong dự án, xác định được phạm vi nhất định nào ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên phục vụ cho dự án, tổ chức thực hiện dự án.

(3) – Nguyễn Hữu Quốc, 2007, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông. Quản lý dự án.

Đề tài đã nêu lên các khái niệm cơ bản về dự án, dự án công nghệ thông tin, quản lý dự án. Tác giả đã xác định thuộc tính của các dự án, mục tiêu và tác dụng của quản lý dự án, các giai đoạn, vòng đời của dự án trong đó tác giả nêu lên một số trường hợp các dự án thất bại và nguyên nhân của nó. Các dự án công nghệ thông tin là riêng biệt, độc lập có điểm bắt đầu và điểm kết thúc, có sản phẩm cụ thể cuối cùng và duy nhất về sản phẩm hoặc về môi trường của nó. Quản lý dự án là để đưa ra một sản phẩm cuối cùng đúng hạn trong phạm vi ngân sách hay nguồn tài chính cho phép phù hợp theo các đặc tả với


một mức độ chất lượng để phục vụ các nhu cầu kinh doanh để đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn và kỳ vọng của công tác quản lý. Định nghĩa về dự án bị thất bại là không đạt được các mục tiêu của dự án hoặc bị vượt quá ngân sách ít nhất 30%, không rõ ràng các mục tiêu 18%, thiếu thông tin là 17%, quản lý dự án không tốt là 32%, lý do khác là 12%. Những nguyên nhân thất bại do nhà cung cấp phần cứng/phần mềm kém, nhân viên cao cấp trong nhóm làm việc không hiệu quả, lập kế hoạch các mục tiêu không được rõ ràng, đầy đủ, đáp ứng số liệu đầu vào không đạt yêu cầu. Tác giả đã nêu những sáng kiến về việc cải tổ trong công tác quản lý dự án công nghệ thông tin. Trong đó đặc biệt lưu ý trọng tâm là nắm chắc các thuộc tính đặc trưng của dự án công nghệ thông tin.

Bên cạnh các đề tài trên còn có một số bài báo, đề tài nghiên cứu về các dự án liên quan đến quản lý dự án công nghệ thông tin.

Như vậy, trong những năm qua đã có một vài công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý dự án nói chung và quản lý dự án công nghệ thông tin nói riêng. Nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện về quản lý dự án công nghệ thông tin tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam. Vì vậy, với đề tài luận văn “Quản lý các dự án về Công nghệ thông tin ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam” học viên mong muốn được góp một phần nhỏ vào khoảng trống nghiên cứu còn lại cho vấn đề quản lý dự án công nghệ thông tin qua đó hi vọng sẽ giúp ích cho mục tiêu giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa hệ thống, quy trình nhằm mục tiêu phát triển bền vững của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam.

1.2. Khái niệm về quản lý dự án

Quản lý dự án là lĩnh vực mang tính kinh nghiệm, có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ một nhà quản lý hay một cá nhân có tham vọng trở thành quản lý.


Để có thể hiểu rõ và làm chủ được những kiến thức, nội dung xung quanh nhiệm vụ, hoạt động của quản lý dự án (cụ thể là các dự án công nghệ thông tin), trước tiên chúng ta cần nắm rõ các kiến thức, khái niệm, thuật ngữ trong quản lý dự án.

1.2.1. Khái niệm dự án

Theo quan điểm chung, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải thực hiện theo một phương pháp riêng, trong khuôn khổ nguồn lực riêng, kế hoạch tiến độ cụ thể nhằm tạo ra một sản phẩm mới. Từ đó cho thấy dự án có tính cụ thể, mục tiêu rõ ràng xác định để tạo ra một sản phẩm mới.

Theo PMBOK® Guide 2000, trang 4, dự án là “một nỗ lực tạm thời được cam kết để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”.

Với cách định nghĩa này có thể hiểu hoạt động dự án tập trung vào hai đặc tính chính:

Thứ nhất là nỗ lực tạm thời: mọi dự án đều có điểm bắt đầu và kết thúc cụ thể. Dự án chỉ kết thúc khi đã đạt được mục tiêu dự án hoặc dự án thất bại.

Thứ hai là sản phẩm và dịch vụ của dự án là duy nhất: điều này thể hiện sự khác biệt so với những sản phẩm, dịch vụ tương tự đã có hoặc kết quả của dự án khác.

Tóm lại,dự án là một chuỗi các công việc (nhiệm vụ, hoạt động), được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện ràng buộc về phạm vi, thời gian và ngân sách.

1.2.2. Các thuộc tính của dự án

Dự án có mục đích và kết quả rõ ràng: Tất cả các dự án thành công đều phải có kết quả được xác định rõ ràng như một đoạn đường, một cây cầu, một khu đô thị, ... Mỗi dự án bao gồm tập hợp các nhiệm vụ cần thực hiện, mỗi nhiệm vụ cụ thể này khi thực hiện sẽ thu được kết quả độc lập và tập hợp các kết quả đó tạo thành kết quả chung của dự án. Các kết quả này có thể theo

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí