Các Nghiên Cứu Về Cán Bộ, Công Chức Trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh Và Trong Đường Lối Của Đảng, Chính Sách Của Nhà Nước


Tiếp cận giải pháp phòng, chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên có nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Văn Phúc và Ngô Văn Thạo (2014), Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên [132]. Từ nền tảng cơ sở lý luận cũng như thực trạng suy thoái và phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay, hai tác giả nêu lên một số giải pháp, gắn với điều kiện thực hiện đối với từng chủ thể tham gia của nội dung này. Trong đó, có một số giải pháp chính được nêu ra: (i) Giải pháp và điều kiện nâng cao công tác tuyên truyền;

(ii) Giải pháp và điều kiện nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát;

(iii) Giải pháp và điều kiện đối với các cấp ủy Đảng; (iv) Giải pháp và điều kiện đối với mỗi cán bộ, đảng viên.

Trong khi đó, tác giả Lê Văn Giảng (2014) ở nghiên cứu Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát cán bộ giai đoạn hiện nay [71] lại tiếp cận từ thực trạng suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, công chức đã chỉ ra một trong những nguyên nhân quan trọng của vấn đề này đó là sự xem nhẹ vai trò cũng như yêu cầu cấp thiết của việc tiến hành công tác kiểm tra, giám sát cán bộ của Đảng. Theo tác giả, quản lý, giám sát cán bộ là tiền đề và có vị trí trọng yếu trong công tác cán bộ. Với nhận thức đó, xuất phát từ thực trạng công tác kiểm tra, giám sát cán bộ qua các thời kỳ và yêu cầu đối với nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát cán bộ trong giai đoạn hiện nay, trong đó gắn liền với vai trò của các chủ thể: (i) Vai trò của các cấp ủy Đảng; (ii) Vai trò của của cơ quan kiểm tra, giám sát; (iii) Ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên.

Về giải pháp xây dựng đạo đức của đội ngũ cán bộ, viên chức nhà nước được nêu và phân tích trong các nghiên cứu của Nguyễn Đức Mạnh - Nguyễn Tiến Hiệp (2015), “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đạo đức cán bộ, công chức, viên chức nhà nước” [121]. Dù có những điểm khác trong giải pháp đưa ra, tuy nhiên, các tác giả đều thống nhất nhấn mạnh công tác xây dựng đạo đức cán bộ, công chức, viên chức không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, mà còn phụ thuộc vào sự hợp tác, sự nỗ lực và tự giác của mỗi cán bộ,


công chức, viên chức trong việc tu thân, rèn đức, không ngừng nâng cao nhận thức chính trị, xã hội cũng như trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.

Cùng hướng nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát cán bộ còn có các bài viết của Lê Quý Trịnh (2011), “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên” [182]; Nguyễn Thị Doan (2015), “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên” [46];...

Nghiên cứu về thực trạng cán bộ, công chức ở các cấp, có nghiên cứu của Cao Khoa Bảng (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (qua kinh nghiệm của Hà Nội) [25]. Mặc dù đối tượng nghiên cứu có tính chất khu biệt nhưng những nội dung mà nghiên cứu đề cập, đặc biệt là 8 giải pháp được đưa ra có ý nghĩa tham khảo hết sức bổ ích đối với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có đội ngũ cán bộ DTTS ở tỉnh/thành phố trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở được nhấn mạnh trong một số nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Duy Hùng (2007) có nghiên cứu Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay [111]; Trần Thị Hạnh (2015), “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từ sau Hội nghị Trung ương 5 khóa IX và một số kiến nghị” [78];... Các nghiên cứu làm rõ vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở địa phương của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đồng thời, bức tranh đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt sau khi thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX ngày 18-3-2002 “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” của Đảng được mô tả lại khá toàn diện với cả những mặt thành công và hạn chế. Đánh giá nguyên nhân của những thành công, hạn chế, các tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ này trong những năm tiếp theo.

Những nghiên cứu tìm hiểu về đội ngũ cán bộ, công chức và kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của một số quốc gia trên thế giới - ý

Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 - 3


nghĩa tham khảo cho đổi mới công tác này ở Việt Nam. Ở hướng nghiên cứu này có một số công trình tiêu biểu của nhóm tác giả Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức [131] đã giới thiệu và phân tích kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức của một số quốc gia trên thế giới, bao gồm hàng loạt các kinh nghiệm về tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, công chức; kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; kinh nghiệm về đánh giá công chức; kinh nghiệm thuyên chuyển, luân chuyển công chức; kinh nghiệm giáo dục các giá trị nhân cách và chuẩn mực đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức; kinh nghiệm về khen thưởng, kỷ luật; kinh nghiệm về chi trả tiền lương và các khoản phụ cấp; kinh nghiệm về tổ chức bộ máy và quản lý công chức. Nghiên cứu đã so sánh mô hình của một số quốc gia Pháp, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ailen, Anh, Mỹ, Trung Quốc, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới hai mô hình cơ bản “mô hình khép kín” (điển hình là Nhật Bản, các nước thuộc khối thịnh vượng chung) và “mô hình mở” (điển hình là Mỹ). Trên cơ sở đó, các tác giả nêu lên một số phương hướng vận dụng kinh nghiệm của các quốc gia vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta.

Các tác giả Trịnh Cư - Nguyễn Duy Hùng - Lê Văn Yên trong nghiên cứu (2009), Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc [43] đã dành riêng một chương đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh 5 nguyên tắc có ý nghĩa như 5 kinh nghiệm: nguyên tắc phục vụ đường lối chính trị của Đảng; nguyên tắc nhân dân công nhận; nguyên tắc dùng người vì hiền tài; nguyên tắc chú trọng bồi dưỡng, đào tạo; nguyên tắc chuyển giao tập thể. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đánh giá thực trạng và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống trường Đảng và đào tạo cán bộ là DTTS. Có nhiều đặc điểm tương đồng về cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của bộ máy cán bộ và tâm lý của đội ngũ cán bộ, những kinh nghiệm của Trung Quốc trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong hệ thống trường Đảng và đội ngũ cán bộ là DTTS mà nghiên cứu nêu ra có ý nghĩa tham khảo quan trọng đối với công tác này ở các tỉnh khu vực Tây Bắc.


Bên cạnh những nghiên cứu về kinh nghiệm chung thì cũng có nhiều nghiên cứu làm rõ một số kinh nghiệm trong từng nội dung công tác cụ thể. Tiêu biểu như kinh nghiệm trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được tác giả Ngô Thành Can (2014) nêu và phân tích ở chuyên khảo Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công [32]. Tác giả Trần Văn Khánh (2014) cũng tìm hiểu về nội dung công tác này, nhưng khu biệt ở “Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trẻ sau tuyển dụng ở một số nước trên thế giới và gợi ý vận dụng cho Việt Nam” [114]. Tác giả Trần Văn Ngợi (2015) trong bài viết “Kinh nghiệm đào tạo và phát triển công chức lãnh đạo cấp cao ở một số nước trên thế giới”

[127] lại chú trọng tìm hiểu kinh nghiệm trong vấn đề đào tạo, phát triển đội ngũ công chức lãnh đạo cấp cao của một số quốc gia trên thế giới (Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc);...

1.1.2. Các nghiên cứu về cán bộ, công chức trong tư tưởng Hồ Chí Minh và trong đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước

Nhóm các nghiên cứu về cán bộ, công chức trong tư tưởng Hồ Chí Minh có cuốn sách Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay [5] của các tác giả Trịnh Gia Ban, Phạm Văn Trường, Tô Văn Giai (1997). Công trình tập hợp nhiều tham luận làm rõ nhiều vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, bao gồm cả đối với đội ngũ cán bộ DTTS đã được luận giải như: tiêu chuẩn cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và chính sách cán bộ,...

Nghiên cứu của Ngô Vương Anh (2002), “Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ công chức Việt Nam” [2] đã khái quát hệ thống quan điểm của Người về cán bộ công chức của chế độ mới trên những vấn đề cơ bản sau: (i) Công chức phải phục vụ nhân dân, nhân dân có quyền giám sát, kiểm tra, phê bình các cơ quan và công chức nhà nước; (ii) công chức là những người có phẩm chất cách mạng cao đẹp, đạo đức trong sáng, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ; (iii) vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tốt đội ngũ cán bộ; (iv) yêu cầu quan trọng của việc tiến hành thường xuyên và kiên


quyết các hoạt động đấu tranh làm trong sạch bộ máy Nhà nước, loại bỏ những cán bộ không còn đủ phẩm chất.

Cùng chung quan điểm này, các nghiên cứu của Bùi Đình Phong (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ [130]; Mạch Quang Thắng (2009), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ” [151] đã khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa và thực tiễn sâu sắc. Đó là những quan điểm cơ bản chỉ đạo chung về công tác đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong tất cả các thời kỳ hoạt động của Đảng, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng hiện nay, thời kỳ Đảng tiếp tục cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp phát triển đất nước vì những mục tiêu của CNXH.

Ở một số công trình nghiên cứu khác, các tác giả lại đi sâu phân tích, làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công chức trên những nội dung cụ thể của công tác này. Tiêu biểu như: Theo lĩnh vực công tác của cán bộ, công chức có các nghiên cứu của: Nguyễn Quang Phát (2006), Quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về đức - tài trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội [128]; Trần Thu Truyền (2011), Bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ chính trị viên Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh [185]; Nguyễn Văn Khoa (2013), “Về năng lực, phẩm chất người cán bộ tư pháp theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [115];... Theo các nội dung của công tác cán bộ, tổ chức có các nghiên cứu của: Phạm Xuân Hoàng (2009), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất người cán bộ nhân dân” [85]; Vũ Quang Vinh (2015), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo” [213];...

Nghiên cứu các quan điểm của Đảng về cán bộ, công chức, tác giả Nguyễn Phú Trọng trong cuốn sách (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [183] đã cung cấp cách nhìn khách quan, khoa học và khá toàn diện về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở nước ta trong các giai đoạn lịch sử. Trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH, vấn đề này càng được đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ thực trạng đội ngũ cán bộ và những yêu cầu của thực tiễn thế giới, trong nước, tác giả đã đưa ra những luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, bao gồm đội ngũ cán


bộ ở cấp trung ương - địa phương (cấp tỉnh - huyện) và cấp cơ sở. Những giải pháp cũng được tác giả nêu ra, bao gồm những giải pháp lâu dài và trước mắt. Tác giả Vũ Văn Hiền (2007) đã dành riêng một chương trong cuốn sách

Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [81] để tập trung phân tích những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đồng thời, nhiều nét mới trong thực hiện công tác cán bộ của Đảng trong giai đoạn hiện nay được tác giả đánh giá và nêu bật, tiêu biểu là: việc xác định rõ vai trò, nội dung của việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; việc định hướng rõ hơn và sâu sắc hơn về công tác quản lý cán bộ; những đổi mới và cải tiến việc phân công, phân cấp quản lý cán bộ; những đổi mới trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Trần Đình Thắng (2013) trong chuyên khảo Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước [152] đã tổng kết quá trình lịch sử, phân tích, khái quát, hệ thống hoá chuyên sâu các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, đồng thời đánh giá kết quả, rút ra những kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình Đảng lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hoá, luật pháp hoá và triển khai tổ chức thực hiện cải cách nền công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Hai tác giả Nguyễn Quốc Phẩm - Nguyễn Thành Minh trong bài viết (2017), “Quan điểm của Đảng về phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số”

[129] đã nhất quán khẳng định từ khi thành lập đến nay, Đảng luôn quan tâm đến xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ DTTS. Đó là vận dụng và phát triển những luận điểm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và phát triển đội ngũ cán bộ DTTS đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn cách mạng Việt Nam. Hai tác giả đã hệ thống hoá các quan điểm này trên 5 nội dung cơ bản: (i) Phát triển đội ngũ cán bộ DTTS là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam; (ii) Phát triển đội ngũ cán bộ DTTS trên tinh thần bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; (iii) Phát triển đội ngũ cán bộ DTTS phải toàn diện, hài hòa, phù hợp đặc điểm tộc người và yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng; (iv) Phát triển giáo dục


đào tạo vùng DTTS làm cơ sở cho tạo nguồn cán bộ DTTS; (v) Phát triển đội ngũ cán bộ DTTS là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị trên cơ sở chủ động, tích cực của chính đồng bào DTTS.

1.1.3. Các nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Đây là nhóm nghiên cứu đông đảo, thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Ở nhóm nghiên cứu này, các công trình đề cập đến nhiều vấn đề của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức DTTS ở các tỉnh miền núi Việt Nam nói chung, trong đó có khu vực Tây Bắc. Tiêu biểu có nghiên cứu của tác giả Phạm Thành Dung (2004) “Tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở cấp huyện miền núi Việt Nam hiện nay” [49] đã làm rõ hơn vai trò của đội ngũ cán bộ DTTS ở phạm vi cấp huyện và công tác xây dựng đội ngũ này. Đồng thời, tác giả khẳng định ý nghĩa chiến lược của công tác này không chỉ trong hiện tại mà cả ở tương lai của dân tộc, đây là yêu cầu cấp bách mang tính chiến lược, là nhiệm vụ quan trọng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, nhất là ở vùng núi, đòi hỏi phải có những giải pháp tổng hợp, nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp.

Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở các vùng DTTS, nghiên cứu của Trịnh Quang Cảnh (2005), Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay [34] không chỉ phân tích đặc điểm và vai trò của đội ngũ trí thức DTTS ở nước ta mà còn đánh giá thực trạng và yêu cầu phát triển đội ngũ trí thức DTTS, đặc biệt gắn với mục tiêu tạo nguồn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở các tỉnh miền núi.

Đặc biệt, chuyên khảo (kết quả đề tài khoa học cấp Nhà nước) của nhóm tác giả Lê Phương Thảo - Nguyễn Cúc - Doãn Hùng (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá - luận cứ và giải pháp [147] đã tập hợp nhiều bài viết phản ánh khá toàn diện các vấn đề của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở nước ta. Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS được phân tích trên nhiều khía cạnh, phương diện: theo lĩnh vực công tác (đội ngũ cán bộ


DTTS ở các cơ quan lãnh đạo đảng và quản lý nhà nước; trong các cơ quan mặt trận và đoàn thể chính trị - xã hội); theo cấp độ công tác (đội ngũ cán bộ DTTS ở cấp tỉnh - huyện - cấp cơ sở); theo phạm vi khu vực công tác (các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên; duyên hải miền Trung; các tỉnh Nam Bộ; vùng đồng bằng sông Cửu Long;...); theo lĩnh vực chuyên môn (lĩnh vực quản lý kinh tế; lĩnh vực giáo dục đào tạo; lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật; ngành y tế; bộ đội biên phòng; trí thức khoa học - công nghệ;...). Trên nền cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất nhiều giải pháp, gắn với từng đặc thù đối tượng cán bộ DTTS ở từng vùng DTTS.

Tác giả Trịnh Quang Cảnh (2009), “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở vùng dân tộc thiểu số” [33] đã khẳng định đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là vấn đề khoa học. Theo đó, phải đặt nó trong từng điều kiện cụ thể để có quyết định sát đúng. Có như vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ cơ sở vùng DTTS mới đem lại hiệu quả. Trong bài viết của mình, sau khi khái quát thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS của Đảng thời kỳ đổi mới, tác giả đã nêu lên 5 biện pháp để nâng cao chất lượng công tác này. Bao gồm: (i) Đổi mới nhận thức của cán bộ chủ chốt các cấp về công tác cán bộ cơ sở vùng DTTS trong tình hình mới; (ii) Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với quy hoạch cán bộ. Đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy phù hợp đối tượng; (iii) Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với sử dụng cán bộ; (iv) Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với chế độ chính sách cán bộ; (v); Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn với quá trình tự rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu của mỗi cán bộ.

Tác giả Nguyễn Văn Chỉnh cũng nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề đổi mới hoạt động công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS, nhưng khu biệt lại phạm vi đối tượng nghiên cứu trong quân đội. Trong bài viết của mình (2011), “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số trong Quân đội - mấy vấn đề cần quan tâm” [40], tác giả khẳng định đội ngũ cán bộ cơ sở DTTS trong các đơn vị quân đội có vai trò quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ, nhất là trong giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa. Để khắc phục những hạn chế trong đội ngũ cán bộ, DTTS trong quân đội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đáp ứng yêu cầu,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023