HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ TUẤN VINH
QUÁ TRÌNH CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH KHU VỰC MIỀN NÚI TÂY BẮC LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2016
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2021
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ TUẤN VINH
QUÁ TRÌNH CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH KHU VỰC MIỀN NÚI TÂY BẮC LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2016
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số : 922 90 15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS NGUYỄN XUÂN TÚ
2. TS NGUYỄN THỊ MAI
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Lê Tuấn Vinh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7
1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến đề tài luận án đã công bố và những nội dung luận án tập trung
nghiên cứu 24
Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN
TỘC THIỂU SỐ (2006-2010)29
2.1. Những yếu tố tác động đến công tác xây dựng cán bộ người
dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Bắc 29
2.2. Chủ trương của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc về xây
dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số 44
2.3. Các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc chỉ đạo xây dựng đội
ngũ cán bộ dân tộc thiểu số 51
Chương 3: CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ
(2010-2016) 70
3.1. Những yếu tố mới tác động và yêu cầu đẩy mạnh xây dựng
đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Bắc 70
3.2. Chủ trương đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu
số của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc 79
3.3. Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc chỉ đạo đẩy
mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số 85
111 | ||
4.1. | Nhận xét | 111 |
4.2. | Một số kinh nghiệm | 136 |
KẾT LUẬN | 154 | |
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN | 158 | |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 159 | |
PHỤ LỤC | 180 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 - 2
- Các Nghiên Cứu Về Cán Bộ, Công Chức Trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh Và Trong Đường Lối Của Đảng, Chính Sách Của Nhà Nước
- Nhóm Nghiên Cứu Về Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số Ở Các Tỉnh Tây Bắc
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá | |
CNXH | Chủ nghĩa xã hội |
DTTS | Dân tộc thiểu số |
HĐND | Hội đồng nhân dân |
MTTQ | Mặt trận Tổ quốc |
TBCN | Tư bản chủ nghĩa |
THCS | Trung học cơ sở |
THPT | Trung học phổ thông |
UBND | Uỷ ban nhân dân |
XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được” [89, tr.68].
Quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ, xuất phát từ nhận thức vị trí chiến lược của khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS và đặc điểm của vấn đề DTTS nước ta, trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ DTTS. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, một trong những quan điểm chỉ đạo của Đảng là phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; giải phóng mọi tiềm năng của con người; thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng trí lực, thể lực, sử dụng nhân tài; nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và thực hiện công bằng xã hội. Đối với địa bàn miền núi, vùng DTTS, nơi trình độ dân trí còn thấp, đời sống người dân còn khó khăn về nhiều mặt thì việc phát triển nguồn nhân lực nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS nói riêng càng có ý nghĩa quan trọng. Mục tiêu nhằm xây dựng đội ngũ này ngày càng phát triển về số lượng và trưởng thành về bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu và nhiệm vụ công tác.
Vùng Tây Bắc là một khu vực lịch sử - dân tộc học; gồm đa dạng hệ sinh thái rẻo cao, rẻo giữa và rẻo thấp; có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú; giàu bản sắc văn hoá; là địa bàn cư trú của hàng chục DTTS (Mường,
Hmông, Dao, Tày, Thái, Nùng, Giáy, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô,...). Tây Bắc còn là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, chính trị, quốc phòng và quan hệ lân bang với đường biên giới dài hàng nghìn kilômét với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS là cơ sở đảm bảo giữ vững an ninh, quốc phòng của đất nước. Vì vậy, việc xây dựng chính sách quản lý và phát triển ở những địa bàn này luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng.
Để thực hiện tốt vấn đề quản lý xã hội ở Tây Bắc, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, trong đó có xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS phát triển. Nhận thức điều này, qua thực tiễn nhiều năm, nhất là trong những năm 2006-2016, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã quan tâm lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS đạt nhiều thành công. Nhận thức về ý nghĩa của công tác ngày càng được nâng cao trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền. Các nội dung của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS như: Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ DTTS; Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS; Công tác tuyển dụng và sử dụng cán bộ DTTS; Công tác thực hiện các chính sách đối với cán bộ DTTS;... nhìn chung được thực hiện tốt. Điều này đã góp phần quan trọng vào phát triển đội ngũ cán bộ DTTS về số lượng, đảm bảo yêu cầu cơ bản về trình độ lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ và cơ cấu. Vai trò của đội ngũ cán bộ DTTS trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý xã hội tại các địa phương vùng Tây Bắc ngày càng được nâng lên. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS vẫn còn tồn tại không ít mâu thuẫn: giữa yêu cầu gia tăng về số lượng với đảm bảo chất lượng, giữa đào tạo và sử dụng, giữa sử dụng nguồn nhân lực người DTTS tại chỗ với thu hút cán bộ từ nơi khác đến,... Trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH, đội ngũ cán bộ DTTS ở một số nơi, tại một số cấp, trong một số cơ quan, đơn vị